Thỏa thuận này được đưa ra khi các nhà ngoại giao nhóm họp ở thủ đô Nairobi - Kenya để ký kết một hiệp ước toàn cầu về ô nhiễm nhựa. Theo báo Guardian (Anh), bà Pernille Weiss - thành viên Đan Mạch tại Nghị viện châu Âu, người phụ trách đề xuất nói trên - cho biết châu Âu sẽ chịu trách nhiệm về chất thải nhựa của mình bằng cách cấm xuất khẩu sang các nước không thuộc OECD. "Một lần nữa, chúng tôi thực hiện tầm nhìn rằng chất thải là một tài nguyên, cần quản lý hợp lý và trong mọi trường hợp sẽ không gây hại cho môi trường hoặc sức khỏe con người" - bà Weiss nhấn mạnh.
Các quy định sẽ phải được Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu chính thức phê chuẩn trước khi có hiệu lực, từ đó đặt ra các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn. Sau 5 năm, các quốc gia muốn nhập khẩu rác thải nhựa của châu Âu có thể yêu cầu dỡ bỏ lệnh cấm nếu chứng minh được rằng họ sẽ xử lý tốt rác thải nhựa.
Hầu hết nhựa được thải ra ở châu Âu đều bị phân hủy và chưa đến một 1/3 trong số đó được tái chế. Các nhà hoạt động vì môi trường đã nêu lên mối lo ngại rằng một số rác thải nhựa được vận chuyển ra nước ngoài để tái chế cuối cùng lại được đưa đến các bãi chôn lấp và tuyến đường thủy.
Tuy vậy, lệnh cấm cũng có thể dẫn đến sự gia tăng lượng rác thải được chuyển đến các nước OECD. Ông Sedat Gündoğdu, nhà nghiên cứu vi nhựa tại Trường ĐH Çukurova (Thổ Nhĩ Kỳ), đánh giá lệnh cấm là một quyết định quan trọng nhưng cũng bày tỏ thất vọng vì không có quy định cấm chuyển chất thải nhựa hỗn hợp và nguy hiểm chuyển sang Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia vừa là nước nhập khẩu chất thải nhựa lớn nhất ở châu Âu vừa là thành viên OECD.
Dien Dan Rao Vat
0 nhận xét:
Post a Comment