Mới đây, tại lễ kỷ niệm 3 năm thành lập dự án Chống lừa đảo do ông Nguyễn Minh Hiếu (Hiếu PC) cùng các cộng sự sáng lập, chuyên gia tại Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) và các chuyên gia an ninh mạng đã có nhiều thảo luận và cảnh báo đối với tình trạng lừa đảo qua mạng tại Việt Nam.
Theo ông Hiếu PC, khảo sát hơn 1.000 người dùng cho thấy tình trạng lừa đảo trên không gian mạng 2023 tại Việt Nam đang ở mức đáng báo động và rất phức tạp,
Trong tháng 7-2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra 24 hình thức lừa đảo qua mạng. Trong đó, hình thức phổ biến nhất dưới dạng cộng tác viên, đầu tư tài chính và tình cảm.
"Các đối tượng lừa đảo thường sẽ tiếp cận nạn nhân và dẫn dụ họ tải Telegram và hướng dẫn trên ứng dụng này. Đến bước này, khả năng bị lừa khoảng 95%"-ông Hiếu thông tin.
Tương tự, ông Võ Văn Khang, Phó Chủ tịch Chi hội phía Nam của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (Vnisa) lưu ý tội phạm mạng tại Việt Nam đang ngày càng phình to. Hiện nay, lừa đảo được xem là một ngành công nghiệp bởi vì không còn đơn giản xuất phát từ một cá nhân hay nhóm nhỏ.
Ngành này hình thành và bùng phát 5 năm qua song song trong thời buổi phát triển tiến bộ của khoa học công nghệ. Những đối tượng lừa đảo có các giáo trình, phương pháp tâm lý học, công cụ hiện đại để tiếp cận các nạn nhân.
Phó Chủ tịch Vnsia đánh giá tỉ lệ người dùng Việt Nam sử dụng công nghệ luôn luôn đứng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, mức độ hiểu biết về internet chỉ ở mức trung bình trên thế giới. Đó là điều kiện để các đối tượng xấu khai thác.
"Đối tượng lừa đảo sử dụng các phương thức có sẵn, có các nhánh tiếp cận theo hình phễu, hiểu rõ các nạn nhân tiềm năng và tỉ lệ lừa thành công rất cao. Những người thường được hướng đến là người có đồng tiền nhàn rỗi hoặc muốn làm việc nhẹ lương cao"- ông Khang chia sẻ.
ThS Philip Hùng Cao, Chiến lược gia và Nhà truyền bá về Zero Trust cho biết có gần 16 tỉ USD do người Việt Nam bị lừa đảo qua mạng trong tổng số 53 tỉ USD toàn cầu.
Đó là con số rất lớn để thấy rằng Việt Nam là vùng trũng trong khả năng nhận thức thông tin và sử dụng mạng. Ngành công nghiệp, lừa đảo qua mạng có tỉ suất lợi nhuận 2.500% trong năm qua, dự đoán năm 2024 tỉ suất lợi nhuận càng tăng.
Để tránh các rủi ro, người dùng cần chậm lại bằng cách nín thở 7 giây trước khi click chuột; hoặc tắt hết các kết nối khi không cần dùng đến như WiFi, bluetooth…
Theo báo cáo Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (GASA) về thực trạng lừa đảo tại Việt Nam, cuộc khảo sát rộng rãi với sự tham gia của 1.063 người Việt Nam cho thấy có 55% bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng nhận biết lừa đảo của họ, trong khi chỉ có 14% khiêm tốn thừa nhận hoàn toàn thiếu tự tin.
Báo cáo GASA cho hay, người dân Việt Nam đang phải vật lộn với các vụ lừa đảo với tần suất đáng báo động, với con số đáng kinh ngạc là 70% cho biết họ gặp phải các vụ lừa đảo ít nhất mỗi tháng một lần.
Mức độ nghiêm trọng của tình hình càng được nhấn mạnh bởi số liệu thống kê đáng lo ngại: 49% đã trải qua sự gia tăng các vụ lừa đảo trong 12 tháng qua, nhấn mạnh tính chất lan rộng và ngày càng phát triển của vấn đề này.
Không có gì ngạc nhiên khi Facebook và Gmail nổi lên như những kênh lừa đảo chính, với 71% số người được hỏi gặp phải các vụ lừa đảo thông qua các nền tảng được sử dụng rộng rãi này.
Theo sát là Telegram (28%), Google (13%) và TikTok (13%) chiếm vị trí thứ 3 đến thứ 5 là các kênh được khai thác nhiều nhất.
Lừa đảo đầu tư được cho là phổ biến nhất, khi 13% người tham gia báo cáo về hình thức này. Nghịch lý thay, giữa sự phổ biến của các vụ lừa đảo, có tới 56% cho rằng không xảy ra trong 12 tháng qua, báo cáo trung bình 0,8 vụ lừa đảo cho mỗi người tham gia.
Dien Dan Rao Vat
0 nhận xét:
Post a Comment