July 2022 ~ DIỄN ĐÀN RAO VẶT

Sunday, July 31, 2022

Thực hư việc người dùng Zalo phải trả phí từ 2.800 - 55.000 đồng/ngày?

Cụ thể, bắt đầu từ ngày 1-8, Zalo sẽ bắt đầu hạn chế một số tính năng của người dùng phổ thông. Để có thể sử dụng thoải mái, người dùng cần phải mua 1 trong 3 gói trả phí, gồm Standard (2.800 đồng/ngày), Pro (5.500 đồng/ngày) và Elite (55.000 đồng/ngày).

Nếu không sử dụng bản trả phí, người dùng sẽ bị giới hạn danh bạ tối đa 1.000 liên hệ. Cùng với đó, tài khoản không trả phí còn gặp một số hạn chế, gồm: mỗi tài khoản chỉ được trả lời tin nhắn từ người lạ 40 tin/tháng; sẽ không sử dụng được username; chỉ có 5 tin nhắn nhanh… Người lạ cũng sẽ không thể xem hoặc bình luận trên nhật ký, số lượng tìm kiếm người khác qua số điện thoại cũng giới hạn còn 40 lần.

Từ khi công bố sẽ tiến hành thu phí và vấp phải làn sóng phản ứng của một bộ phận người dùng Việt Nam, đến nay, Zalo không có động thái cập nhật lộ trình thực hiện hay thông tin liên quan nào khác. Đến cuối giờ sáng 1-8, các câu hỏi liệu Zalo đã chính thức áp dụng hay chưa, ứng dụng thu phí sẽ có thêm tính năng nào nổi trội đáng để khách hàng bỏ tiền ra mua... vẫn chưa được những người có thẩm quyền cung cấp thông tin thuộc Zalo giải đáp. 

Thực hư việc người dùng Zalo phải trả phí từ 2.800 - 55.000 đồng/ngày? - Ảnh 1.

Zalo sẽ "bóp" lại một số quyền lợi của khách hàng dùng bản không trả phí

Trở lại với việc Zalo quyết định thu phí người dùng, đến giờ, động thái này vẫn gây tranh cãi. Một bộ phận khách hàng ủng hộ thu phí, trả tiền thuê bao tháng để duy trì các quyền lợi hiện có nhưng cũng không ít người cho biết sẽ xoá app, sử dụng ứng dụng khác thay thế nếu buộc phải trả tiền sử dụng app hằng ngày. 

Ủng hộ phương án thu phí người dùng nhưng một chuyên gia công nghệ thông tin tại TP HCM cho rằng Zalo không nên thu phí trên những dịch vụ, tính năng mà khách hàng đang được dùng miễn phí, vì sẽ gây tâm lý bức xúc, thậm chí sẽ bị quay lưng. "Thay vì vậy, Zalo nên mở rộng dịch vụ, tính năng mới và tiến hành thu phí đối với những thuê bao muốn sử dụng các dịch vụ, tính năng này. Như vậy, người dùng sẽ dễ chấp nhận hơn" – chuyên gia này nhận xét.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Lê Thanh Dũng, giám đốc 1 công ty về công nghệ có trụ sở tại TP HCM, ủng hộ việc thu phí. Theo ông Dũng, có nhiều nhóm khách hàng dùng Zalo. Hầu hết người bình thường chỉ có tối đa vài trăm liên hệ; tần suất tìm kiếm, nhận tin nhắn từ người lạ cũng không nhiều nên gần như không ảnh hưởng lớn từ chính sách "bóp" lại quyền lợi khách hàng không thu phí của Zalo. Nhóm người có trên 1.000 liên hệ, mỗi tháng có trên 40 tin nhắn từ người lạ… chủ yếu là những người kinh doanh đang sử dụng Zalo để giao dịch bán hàng online. Nhóm này có phát sinh doanh thu, lợi nhuận nhờ tận dụng kênh liên lạc bán hàng này thì việc trả phí để sử dụng dịch vụ là hợp lý. 

"Zalo áp dụng thu phí thì mất đi tính cộng đồng. Tuy nhiên, bất cứ người kinh doanh nào cũng phải tìm cách để thu lợi nhuận. Hiện tại, Zalo chỉ có nguồn thu là chạy quảng cáo và ZaloPay. Hiệu quả thu hút quảng cáo trên Zalo không bằng Facebook nên nguồn thu từ đây cũng không bằng, khả năng không đủ đáp ứng mục tiêu lợi nhuận nên phải tìm thêm nguồn thu mới. Tâm lý người dùng luôn muốn được miễn phí nhưng doanh nghiệp cần có lợi nhuận để tái đầu tư, phát triển. Vấn đề là khi tiến hành thu phí thì đòi hỏi Zalo phải có giải pháp tăng tính bảo mật, đem lại nhiều giá trị gia tăng cho người dùng" – anh Dũng phân tích.

Số liệu vào tháng 2-2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, Zalo hiện là nền tảng tin nhắn miễn phí có lượng người dùng thường xuyên lớn nhất Việt Nam với 74,7 triệu. Zalo chính thức giữ ngôi đầu bảng vào năm 2021 khi chuyển đi 620 tỉ tin nhắn, 52 tỉ phút gọi video và 14 tỉ thông báo khẩn về Covid-19.

Nếu áp dụng thu phí, Zalo sẽ thu về một khoản không nhỏ. 

Tin: Thanh Nhân - Ành: Hồng Duyên

Dien Dan Rao Vat

Saturday, July 30, 2022

Thu phí đọc báo điện tử - xu hướng tất yếu

Báo Người Lao Động đã trở thành tờ báo mới nhất và hiếm hoi ở Việt Nam hiện nay áp dụng thu phí đọc báo điện tử. Chỉ với 100.000 đồng, độc giả được quyền truy cập không giới hạn chuyên mục này suốt 30 ngày. Có nhiều gói khác nhau để độc giả tùy chọn, kể cả trả phí theo từng bài. Độc giả không đăng ký thuê bao vẫn tiếp tục được đọc miễn phí tin - bài trên nld.vn, trừ chuyên mục "Dành cho bạn đọc VIP". Cách thức đăng ký và thanh toán rất đơn giản, an toàn thông qua sự hợp tác kỹ thuật với VCCorp, NAPAS và MoMo.

Thu phí đọc báo điện tử - xu hướng tất yếu - Ảnh 1.

Báo Người Lao Động vừa kích hoạt cổng thu phí đọc báo điện tử.Ảnh: TẤN THẠNH

Trước đó, báo điện tử VietnamPlus của Thông Tấn Xã Việt Nam đã thử nghiệm từ năm 2012 và chính thức thu phí kể từ tháng 11-2018. Theo giới thiệu, các bài viết thu phí của VietnamPlus có nội dung phân tích chuyên sâu, phỏng vấn độc quyền… do tòa soạn tự sản xuất hoặc dịch lại theo nhượng quyền của các đơn vị báo chí lớn trên thế giới. Báo điện tử VietnamPlus cũng là cơ quan báo chí đầu tiên của Việt Nam thu phí đọc nội dung trên nền tảng online.

Tiếp đó, vào ngày 29-3-2021, Ngày Nay cũng đã trở thành tạp chí điện tử đầu tiên ở Việt Nam thu phí người đọc. Để có thể đọc và lưu trữ những bài báo trong chuyên mục "Special Today" trên Tạp chí điện tử Ngày Nay, bạn đọc trả phí với các gói thấp nhất là 10.000 đồng/tuần hay 25.000 đồng/tháng.

Có thể nói rằng việc thu phí đọc báo điện tử là một xu hướng của thế giới trong thời kỹ thuật số và online. Ngày càng có thêm nhiều cơ quan báo chí trên thế giới, từ những tờ báo địa phương đến các tờ báo có quy mô toàn cầu, áp dụng việc thu phí người đọc.

Việc thu phí đọc báo điện tử đã diễn ra từ lâu. Tờ báo kinh doanh Wall Street Journal (Mỹ) bắt đầu thu phí đọc báo điện tử vào năm 1997. Báo The New York Times (Mỹ) bắt đầu thu phí online từ tháng 9-2005 nhưng đến tháng 9-2007 phải tạm dừng hình thức này do yếu tố kinh doanh. Mãi tới tháng 3-2011, The New York Times mới áp dụng trở lại việc thu phí đọc báo điện tử nhưng có những điều chỉnh cho phù hợp hơn.

Có nhiều hình thức áp dụng việc thu phí đọc báo điện tử. Nhiều báo cho người ta đọc miễn phí thời gian đầu hay một số lượng tin - bài nhất định trước khi chuyển sang thu phí. Áp dụng nhiều nhất là cho đọc miễn phí các nội dung cơ bản, chỉ thu phí những bài hay chuyên mục đặc biệt. Có những tờ báo cho phép bạn đọc đọc đoạn đầu của bài báo rồi ẩn nội dung dành cho người trả phí. Báo Mỹ USA Today từng áp dụng hình thức chỉ cho đọc miễn phí thông tin trong ngày, còn muốn đọc các bài cũ thì phải trả 1 USD/bài.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy để có thể thu phí người đọc online thành công, tờ báo phải đáp ứng 2 vấn đề quan trọng: Có mức phí phù hợp với các gói linh hoạt và có nội dung đặc biệt mang tính độc quyền. Với thực tế ở Việt Nam, các tờ báo chỉ nên thu phí với những nội dung chuyên biệt. Để có thể duy trì hình thức đọc báo thu phí này, các báo phải đầu tư những tuyến nội dung đặc biệt và độc quyền, có sức thu hút bạn đọc cao.

Tới thời điểm này, có lẽ không cần phải giải thích nhiều về việc vì sao phải thu phí đọc báo online. Đó là chuyện tất yếu. Vấn đề là các báo áp dụng ra sao để làm hài lòng bạn đọc. Tất nhiên, các tờ báo đi đầu ắt gặp khó khăn nhưng đó là sứ mạng mở đường cho một xu hướng mới về truyền thông.

Anh Phúc

Dien Dan Rao Vat

Xóa rào cản ngôn ngữ cho du khách

Giao tiếp suôn sẻ với người bản địa là một trong những thách thức đối với nhiều người khi du lịch nước ngoài. Ngay cả những người thông thạo nhiều ngoại ngữ cũng lúng túng do không biết tiếng địa phương khi phải giao tiếp với người bản xứ không biết ngoại ngữ. Công nghệ dịch thuật di động đã giúp du khách vượt qua rào cản này.

Cài đặt "trợ lý ngôn ngữ"

Một doanh nhân kinh doanh máy tính vào cuối thập niên 1990 - đầu những năm 2000 đã liên tục sang Trung Quốc, Úc và một số nước Đông Nam Á để tìm kiếm cơ hội làm ăn. Doanh nhân này chỉ biết lõm bõm tiếng Anh và tiếng Hoa. "Người phiên dịch" cho ông trong các chuyến đi nước ngoài này chính là thiết bị học và dịch ngoại ngữ cầm tay Kim Từ Điển vốn thịnh hành lúc bấy giờ.

Xóa rào cản ngôn ngữ cho du khách - Ảnh 1.

Du khách nước ngoài đi chợ đêm ở TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang .Ảnh: TẤN THẠNH

Khi giao tiếp với người nước ngoài, doanh nhân này sử dụng các mẫu câu có sẵn trong cuốn Kim Từ Điển điện tử. Hai bên cũng thay phiên gõ tiếng mẹ đẻ của mình vào Kim Từ Điển để chuyển ngữ. Vì vậy, dù không thạo ngoại ngữ, doanh nhân này vẫn có thể giao tiếp suôn sẻ để mang về cho công ty những hợp đồng lớn.

Đầu tháng 7-2022, chủ kênh YouTube "Xe đầu kéo vlog" đã thực hiện một chuyến "ngao du balô" bằng xe khách từ Việt Nam sang Campuchia, Lào, Thái Lan. Trong 12 ngày ở nước ngoài, do không biết tiếng Anh và tiếng địa phương, anh này và bạn đồng hành đã giao tiếp với người dân bản địa bằng công cụ Google Dịch trên smartphone.

Là một YouTuber nút bạc với hơn 300.000 người đăng ký theo dõi, chủ kênh "Xe đầu kéo vlog" đã tận dụng mối quan hệ rộng là những bạn bè người Việt sống ở các nước đó để hỗ trợ giao tiếp hay sử dụng công cụ Google Tìm kiếm và Google Maps để tìm hiểu thông tin về nơi đến. Trong những clip du lịch quay từ các chuyến ngao du Đông Nam Á, anh đã giới thiệu rành mạch về từng nơi đến để phục vụ hàng trăm ngàn thành viên trên kênh của mình.

Trước đó, vào tháng 6-2022, một người đàn ông Mỹ và ông bố vợ người Việt ở Hải Dương đã có cả buổi "trò chuyện" rôm rả qua… Google Dịch. Cô vợ - một YouTuber người Việt ở Mỹ có hơn 240.000 người đăng ký theo dõi - đã rất thích thú kể lại chuyện này khi cha mình không biết tiếng Anh, còn người chồng chỉ lõm bõm vài câu tiếng Việt...

Ngày nay, có rất nhiều ứng dụng dịch thuật như một "trợ lý ngôn ngữ", kể cả miễn phí, mà người dùng có thể cài đặt vào thiết bị di động của mình để được hỗ trợ khi giao tiếp với người nước ngoài. Khả năng của các ứng dụng này càng thông minh hơn khi được tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo - AI.

Dịch thuật đa ngôn ngữ

Trong một lần đến thăm trụ sở của Tập đoàn Microsoft ở TP Redmond, bang Washington - Mỹ cách đây ít năm, chúng tôi đã được trực tiếp trải nghiệm ứng dụng AI Microsoft dành cho khách sạn. Chatbot đóng vai trò như một lễ tân khách sạn. Khi chúng tôi gọi điện thoại tới, "nhân viên lễ tân" trả lời bằng tiếng Anh nhưng khi nghe hỏi bằng tiếng Việt, "cô ta" đã chuyển sang giao tiếp bằng tiếng Việt.

Khả năng dịch thuật đa ngôn ngữ lúc đó cũng được Microsoft tích hợp vào ứng dụng giao tiếp, liên lạc, hội họp bằng video và công cụ nổi tiếng của mình là Skype. Chúng tôi đã được tham dự một cuộc họp quốc tế giữa giám đốc một công ty ở Mỹ với nhân viên các chi nhánh tại nhiều nước trên thế giới. Các thành viên dự họp phát biểu bằng tiếng nước mình và được phiên dịch sang ngôn ngữ của từng người nghe.

Các rào cản về ngôn ngữ được gỡ bỏ bởi ứng dụng dịch thuật. Thậm chí, trong tình huống người dùng thông thạo kỹ năng đọc nhưng yếu kỹ năng nghe ngoại ngữ vẫn có thể sử dụng ứng dụng Live Transcribe (Google) để "tốc ký" ghi các câu thoại rồi chuyển thành văn bản (text) đọc hiểu dễ dàng.

Đến nay, ứng dụng Google Dịch đã được Google cập nhật nhiều tính năng đa dạng. Khi gặp những bản thông tin hay văn bản bằng tiếng nước ngoài, người dùng có thể sử dụng chức năng camera quét văn bản để dịch ra tiếng Việt. Cách này rất hữu dụng cho du khách khi muốn đọc thực đơn bằng tiếng bản địa.

Khi giao tiếp với người nước ngoài, người dùng Google Dịch có thể sử dụng chức năng dịch tiếng nói. Chẳng hạn, khi gặp một người Nhật Bản thì cài đặt 2 ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Nhật để chuyển ngữ.

Ngoài ra, các ứng dụng dịch thuật còn hỗ trợ đắc lực cho những người muốn học thêm ngoại ngữ nào đó. Ví dụ, cần biết từ hay câu nào đó, ta chỉ việc đọc để máy dịch sang ngôn ngữ muốn học. 

Trang bị ít nhất một ứng dụng dịch cho du khách

Hiện nay, các tour du lịch nước ngoài đều có hướng dẫn viên theo đoàn nhưng không phải lúc nào họ cũng có thể hỗ trợ được cho từng du khách. Vì vậy, các công ty tổ chức tour cần hướng dẫn du khách trong đoàn sử dụng một ứng dụng dịch ngôn ngữ để họ được trợ giúp khi cần thiết.

PHẠM HỒNG PHƯỚC

Dien Dan Rao Vat

Friday, July 29, 2022

VNPT - đơn vị đầu tiên tích hợp thanh toán bằng Mobile Money

VNPT - đơn vị đầu tiên tích hợp thanh toán bằng Mobile Money - Ảnh 1.

Mobile Money của VNPT thanh toán trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia

Bên cạnh các hình thức thanh toán hiện tại như: ví điện tử/tài khoản ngân hàng, giờ đây người dùng Cổng Dịch vụ công Quốc gia có thêm một kênh thanh toán mới Đơn giản - An toàn - Tiện lợi là Mobile Money - VNPT Pay. Đây là nỗ lực của VNPT trong việc đa dạng các hình thức thanh toán, góp phần tối ưu trải nghiệm người dùng cũng như từng bước nâng cao hiệu quả thanh toán điện tử, hướng tới xây dựng nền kinh tế số cũng như Chính phủ số. Với những giá trị to lớn mà Payment Platform mang lại cho xã hội, ngày 11-12, nền tảng thanh toán Payment Platform vinh dự đạt Top 10 Nền tảng số xuất sắc tại Lễ công bố và trao giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam 2021.

Nền tảng thanh toán Payment Platform được tích hợp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia cung cấp dịch vụ công cấp độ 4 giúp người dân, doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức trong việc thực hiện thanh toán online toàn trình cho các dịch vụ hành chính công; mặt khác, giúp các cơ quan quản lý Nhà nước xử lý nhanh chóng, tự động các thủ tục, hồ sơ giấy tờ, từ đó giảm tải áp lực công việc, góp phần đơn giản thủ tục thanh toán và minh bạch hóa việc quản lý ngân sách Nhà nước.

Theo số liệu thống kê từ Văn phòng Chính phủ, trong hơn 11 tháng đầu năm 2021, có 248 triệu lượt truy cập với 1.2 triệu tài khoản đăng ký; 2,4 triệu hồ sơ thực hiện qua Cổng; trên 200 nghìn giao dịch thanh toán qua Payment Platform với tổng số tiền thanh toán lên đến 520 tỷ đồng. Đây là những số liệu minh chứng rõ nét cho việc nền tảng thanh toán Payment Platform đã và đang góp phần không nhỏ trong quá trình chuyển đổi số (CĐS) thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước và tạo sự thuận tiện cho người dân.

VNPT - đơn vị đầu tiên tích hợp thanh toán bằng Mobile Money - Ảnh 2.

Mobile Money-VNPT Pay có thể sử dụng trên máy tính

Nền tảng Payment Platform trên Cổng được tích hợp phương thức thanh toán Mobile Money tạo nên những giá trị to lớn cho công cuộc CĐS nền kinh tế của quốc gia. Với dịch vụ Mobile Money, VNPT mang đến cho khách hàng một trải nghiệm tài chính Đơn giản - An toàn - Tiện lợi và dễ tiếp cận, xóa bỏ những rào cản vốn có trong lĩnh vực dịch vụ tài chính số.

Khách hàng có thể sử dụng thuê bao VinaPhone của mình như một tài khoản ngân hàng, với đầy đủ chức năng: Nạp, rút, chuyển tiền và thanh toán mọi dịch vụ. Mobile Money phù hợp với mọi tầng lớp người dân trên khắp mọi miền đất nước.

Việc nhanh chóng, gấp rút triển khai kết nối và cung cấp hình thức thanh toán qua Mobile Money trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia của VNPT có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với người dân ở thành phố mà còn cả những người dân ở khu vực nông thôn, biên giới, hải đảo... Thông qua tài khoản Mobile Money trên ứng dụng VNPT Pay, người dùng có thể dễ dàng thanh toán từ các dịch vụ thiết yếu như điện, nước, học phí… cho đến các dịch vụ công như thuế, phí, lệ phí… đơn giản, nhanh chóng mà không cần đến tài khoản ngân hàng.

Mobile Money-VNPT Pay được nhanh chóng cung cấp trên nền tảng thanh toán Payment Platform của Cổng Dịch vụ công Quốc gia hứa hẹn một tương lai tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính được "bình dân hóa" và trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, đó là điều mà Chính phủ, doanh nghiệp cũng như người dân đang mong muốn.

Được tích hợp các công nghệ hàng đầu của ngành ngân hàng và viễn thông như định danh điện tử eKYC, AI/Bigdata, Machine Learning, QR code; các giải pháp thanh toán không tiếp xúc như NFC, sóng âm… Mobile Money được đánh giá là giải pháp thanh toán an toàn, tiện lợi hàng đầu cho khách hàng hiện nay.

Để sử dụng Mobile Money - VNPT Pay, khách hàng cần là thuê bao VinaPhone chính chủ, có thời gian kích hoạt và sử dụng liên tục trong tối thiểu 03 tháng tính tới thời điểm đăng ký sử dụng tài khoản Mobile Money.

Các cách đăng ký tài khoản MM-VNPT Pay (miễn phí):

- Soạn DK gửi 9191

- Bấm gọi tới *9191#

- Qua ứng dụng VNPT PAY

- Ra các điểm giao dịch VinaPhone trên toàn quốc.

Phụng Đài

Dien Dan Rao Vat

Monday, July 25, 2022

Khách hàng phàn nàn, Zoom nâng cấp dịch vụ hội họp

Mục đích của Zoom nhằm bảo mật hơn nữa quyền riêng tư của người dùng cho cả dịch vụ hội họp lẫn đàm thoại trực tuyến.

Đầu tiên với nền tảng đàm thoại đám mây Zoom Phone, người dùng có thể kích hoạt E2EE trong các cuộc gọi 2 người. Khi bật, E2EE sẽ bảo đảm toàn bộ nội dung cuộc gọi được mã hóa với khóa mật mã mà chỉ thiết bị nhận và gọi mới có thể truy xuất. Người dùng có thể xác nhận trạng thái E2EE bằng mã bảo mật mà họ chia sẻ với người đang đàm thoại.

Lưu ý rằng Zoom Phone hiện mới chỉ cho phép kích hoạt E2EE đối với những người dùng chung một thuê bao công ty Zoom. Họ đồng thời cần phải sử dụng ứng dụng di động hoặc máy tính để bàn Zoom và tắt tính năng ghi âm cuộc gọi. Chủ tài khoản hoặc quản trị viên tài khoản cuộc họp cũng phải kích hoạt E2EE trước khi người dùng có thể sử dụng.

Ngoài Zoom Phone, E2EE còn hỗ trợ các "phòng họp kín" (breakout room), vốn là nơi thành viên các cuộc họp chia sẻ thông tin riêng. Mỗi phòng này sẽ có mã khóa riêng và tương tự như với Zoom Phone, việc kích hoạt E2EE trong trường hợp này cũng phải có sự cho phép của quản trị hệ thống.

Khách hàng phàn nàn, Zoom nâng cấp dịch vụ hội họp - Ảnh 1.

Các cuộc gọi trong Zoom đã được mã hóa đầu - cuối tuyệt đối. Ảnh: Engadget

Zoom bắt đầu triển khai cơ chế bảo mật mã hóa đầu-cuối cho các dịch vụ cuộc họp vào 10-2020, tức chỉ vài tháng sau xảy ra đại dịch Covid-19. Do ảnh hưởng bởi đại dịch khiến nhiều cơ quan, tổ chức, công ty, trường học… phải sử dụng dịch vụ Zoom. Tuy nhiên, có nhiều người dùng phản ánh việc xuất hiện các vị khách không mời mà đến "zoombing" làm ảnh hưởng đến các cuộc họp trực tuyến.

Ban đầu, Zoom dự định giới hạn E2EE trong các tài khoản trả phí nhưng sau phản ứng dữ dội của người dùng họ đã cung cấp cho tất cả mọi tài khoản.

"Việc bổ sung E2EE trên diện rộng là nỗ lực mới nhất của Zoom nhằm nâng cao tính bảo mật, sau hàng loạt chỉ trích liên quan tới những sơ hở khiến các cuộc họp bị xâm nhập, phá hoại" - chuyên trang công nghệ Engadget đánh giá.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Saturday, July 23, 2022

Xóa sóng 2G, dành tài nguyên cho mạng mới

Số lượng người dùng ngày càng giảm mạnh nhưng vẫn chiếm dụng tài nguyên tần số vô tuyến. Công nghệ quá lạc hậu đồng thời gây ra nhiều bất cập, thậm chí trở thành nguy cơ an ninh, an toàn thông tin. Đó là hiện trạng của công nghệ mạng di động 2G ở Việt Nam và trên cả thế giới.

Chỉ còn 5% người dùng điện thoại 2G

Ra đời từ năm 1991 với tốc độ khoảng 0,1Mbps, công nghệ mạng 2G chỉ phục vụ thoại và tin nhắn SMS. Nó đã được kế thừa bằng công nghệ mạng 3G được thương mại hóa từ năm 2001 với tốc độ tới 42Mbps hỗ trợ truyền dữ liệu (data) mở ra thời internet di động.

Xóa sóng 2G, dành tài nguyên cho mạng mới - Ảnh 1.

Nhiều điện thoại cho người dùng phổ thông giá rẻ giờ cũng có tính năng kết nối mạng 3G và 4G. (Ảnh: Tech Advisor/internet)

Đến thời điểm giữa năm 2022, 2G chỉ còn chạy trên các điện thoại di động đời cũ. Từ cách đây ít năm, ngay cả các mẫu điện thoại chức năng dành cho người dùng phổ thông cũng đã được các hãng tích hợp chức năng 3G rồi sau này nâng lên 4G. Theo một báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường GfK, trung bình mỗi năm thị trường Việt Nam tiêu thụ trên 20 triệu điện thoại. Trong đó, smartphone chiếm khoảng 60% và đang tăng nhanh; còn điện thoại chức năng ( "điện thoại cục gạch") chỉ chiếm 40% và đang giảm mạnh.

Theo số liệu của Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT), cuối năm 2021, Việt Nam đã có 91,3 triệu thuê bao smartphone. Đến tháng 3-2022, tổng số thuê bao dùng smartphone tại Việt Nam đã tăng lên 93,5 triệu. Ước tính tỉ lệ người trưởng thành sử dụng smartphone đạt khoảng 73,5%. Hiện chỉ còn khoảng 10 triệu thuê bao đang sử dụng điện thoại phổ thông. Đây là đối tượng đã được Bộ TT-TT đưa vào các kế hoạch chuyển đổi lên smartphone trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia. Bộ này cũng đặt mục tiêu đến tháng 12-2022, chỉ còn 5% người dân dùng điện thoại 2G, giảm 20% so với thời điểm năm 2021.

Hồi cuối năm 2021, kế hoạch tắt sóng 2G từng được Bộ TT-TT đề cập, đề xuất phương án dừng công nghệ di động mặt đất cũ (2G, 3G) sớm nhất là từ năm 2022 với một lộ trình phù hợp. Theo dự kiến vào năm 2023, khi lượng thuê bao di động sử dụng mạng 2G tại Việt Nam giảm còn khoảng 5% là thời điểm thích hợp để tắt sóng 2G. Đến tháng 9-2024, khi các giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông di động và các giấy phép tần số để triển khai mạng di động hết hạn, bộ này sẽ không tiếp tục gia hạn giấy phép sử dụng băng tần số vô tuyến điện sử dụng cho công nghệ 2G/3G.

Tốc độ 4G tăng thêm khoảng 25%

Theo Thông tư số 43/2020/TT-BTTTT ngày 31-12-2020 của Bộ TT-TT, từ ngày 1-7-2021, các điện thoại di động sản xuất, nhập khẩu vào Việt Nam phải hỗ trợ công nghệ 4G trở lên.

Việc tắt sóng 2G sẽ giải phóng băng tần cho các công nghệ mạng tiên tiến. Mạng 2G sử dụng các băng tần từ 900MHz đến 1.800MHz. Hiện nay, băng tần 1.800MHz đang được mạng 4G xài chung với 2G. Theo giới chuyên môn, đây là một trong những lý do khiến công nghệ 4G ở Việt Nam chưa thể đạt tốc độ thiết kế. Vì thế, nếu được sử dụng toàn bộ băng tần 1.800MHz, tốc độ mạng 4G dự kiến tăng thêm khoảng 25% so với hiện nay.

Với khả năng của mình, điện thoại 2G phải đứng bên lề công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Nó không thể tham gia các dịch vụ công online, các dịch vụ online như mua sắm, giao dịch, khám bệnh… Vì vậy, công cuộc chuyển đổi số quốc gia sẽ không thể trọn vẹn khi không thể tiếp cận các dịch vụ tới các thuê bao 2G. Đó là lý do mà một trong những mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính là phổ cập mạng di động 4G/5G và điện thoại thông minh tới từng người dân. Rõ ràng, việc tắt sóng 2G sẽ nâng tỉ lệ người dân sử dụng smartphone và thúc đẩy tiến trình phổ cập các dịch vụ số online.

Chính vì công nghệ lạc hậu kết hợp với đối tượng người dùng "cực kỳ phổ thông", mạng 2G hiện trở thành một nguy cơ về an ninh thông tin. Ba nhà mạng di động lớn tại Việt Nam (Viettel, VNPT và MobiFone) đã khẳng định rằng tin nhắn giả mạo ngân hàng không phải do lỗi của các nhà mạng mà do thiết bị phát sóng giả mạo của tội phạm mạng. Do các điện thoại, kể cả smartphone, tại Việt Nam hiện vẫn chấp nhận cả giao thức công nghệ mạng 2G có độ bảo mật thấp, tội phạm mạng dễ xâm nhập và lấy cắp thông tin. Thậm chí, do các smartphone tự động kết nối với các mạng từ nhanh xuống chậm dần (thí dụ nếu không kết nối được với mạng 4G sẽ tự động chuyển xuống 3G rồi tương tự là 2G), kẻ xấu có thể dùng chiêu trò để ép điện thoại của nạn nhân phải kết nối với mạng 2G cho chúng dễ xâm nhập.

Việc cho mạng 2G "nghỉ hưu" thực tế cũng là một vấn nạn toàn cầu. Châu Á đang tiên phong tắt sóng 2G. Một số quốc gia, vùng lãnh thổ như Nhật Bản (từ năm 2011), Macao, Singapore (năm 2017), Hàn Quốc… giờ đã "nghỉ chơi" với 2G. Đài Loan và Thái Lan cũng đã thông báo về kế hoạch sớm dừng mạng 2G. Tại Ấn Độ, nhà mạng Rcom không còn cung cấp mạng 2G/3G từ năm 2017. Nhà mạng China Unicom (Trung Quốc) thông báo tắt 2G vào tháng 12-2021. Thực tế hiện nay ở Việt Nam, số lượng điện thoại phổ thông chỉ hỗ trợ mạng 2G chủ yếu là ở vùng nông thôn và với đối tượng người dùng có thu nhập thấp hay người già. Trong khi đó, điện thoại hỗ trợ 3G trở lên đang ngày càng rẻ và phổ cập. Việc duy trì sóng 2G giờ đây không có lợi về kinh tế, kỹ thuật và cả về an ninh mạng.

Theo nhiều chuyên gia, Việt Nam không nên luyến tiếc 2G. Tuy nhiên, việc tắt sóng 2G phải bảo đảm hài hòa các lợi ích của nhà nước, nhà mạng và người dùng. Nếu được thì có thêm cả lợi ích cho nhà kinh doanh và các nhà sản xuất (chủ yếu là hàng tồn kho do từ tháng 7-2021 đã không được phép sản xuất và nhập khẩu điện thoại thấp hơn công nghệ 4G). 

Hỗ trợ người dân chuyển đổi

Ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel, nhấn mạnh quyết định tắt sóng 2G phụ thuộc vào chiến lược của Bộ TT-TT, nhu cầu khách hàng cũng như chiến lược của doanh nghiệp, đặc biệt là lợi ích của người dùng. Nhà nước có thể liên kết với các nhà mạng để có những chương trình hỗ trợ người dân có khó khăn chuyển đổi từ điện thoại chức năng (2G) lên điện thoại thông minh (từ 3G trở lên).

PHẠM HỒNG PHƯỚC

Dien Dan Rao Vat

Gỡ vướng để tăng tốc chuyển đổi số

Nhiều người cho rằng trong thời đại vạn vật kết nối mạng và công nghệ 4.0, người đi làm CCCD hay nhiều dịch vụ công khác hoàn toàn không biết tiến trình xử lý đang ở đâu, gặp vướng mắc nào cần giải quyết? Bên cạnh đó, sắp đến hạn năm 2023, các cơ sở khám, chữa bệnh hạng I trở lên phải ứng dụng hồ sơ bệnh án điện tử theo quy định ở Thông tư số 46/2018/TT-BYT của Bộ Y tế (giai đoạn đầu 2019-2023). Và trong giai đoạn 2 từ 2024 đến 2028, tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử. Thế nhưng, đến giữa năm 2022, hầu như các bệnh viện - ngay cả bệnh viện quy mô quốc gia - vẫn còn "kiên trì" với sổ khám bệnh giấy và các kết quả chẩn đoán, xét nghiệm mang tính cục bộ. Đi khám bệnh ở bệnh viện nào, người bệnh phải có cuốn sổ khám bệnh của bệnh viện đó (nếu làm mất hay chưa có thì phải mua), bệnh nhân phải ôm theo cả đống kết quả xét nghiệm bằng giấy, phim.

Chưa kể rất nhiều ứng dụng tốn không ít ngân sách nhà nước được tạo ra trong cao điểm dịch Covid-19 nhưng bị chồng chéo, trùng lặp và hoạt động chập cheng. Ngay cả những ứng dụng quốc gia như Sổ Sức khỏe Điện tử, PC-Covid… cũng vẫn còn nhiều lỗi, bất cập. Điều đáng nói là dù được cơ quan chủ quản quan tâm cập nhật, sửa lỗi (như ứng dụng Sổ Sức khỏe Điện tử của Văn phòng Bộ Y tế được cập nhật lần mới nhất là ngày 3-6; ứng dụng PC-Covid của Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông hiện có phiên bản mới nhất là 4.2.8 cập nhật ngày 12-4) nhưng chúng vẫn chưa thể hiện được tối ưu chức năng. Đơn cử như ở phần "tự khai" thông tin, người dùng lúng túng không biết phải làm sao để có thể cập nhật mũi tiêm thứ 4.

Thật ra sự bất cập này đang vướng ở khâu cơ sở dữ liệu và tính liên thông. Sự bất cập và không khả dụng của cả hai vấn đề này gây khó cho cả cơ quan cung cấp dịch vụ lẫn người dân. Đây là vấn đề hoàn toàn thuộc trách nhiệm của phía cơ quan cung cấp dịch vụ. Ngày nay với đường truyền dữ liệu đã phủ toàn quốc; kết nối mạng rộng khắp; công nghệ dữ liệu lớn, máy học, trí tuệ nhân tạo đã được ứng dụng rộng rãi, sự bất cập hoàn toàn có thể giải quyết được trong tầm tay. Điều cần thiết là các cơ quan chức năng phải luôn quan tâm giữ cho tiến trình chuyển đổi số toàn diện quốc gia tiếp tục đạt tốc độ nhanh nhất và hữu hiệu.

Anh Phúc

Dien Dan Rao Vat

Friday, July 22, 2022

Facebook bất ngờ thay đổi, sắp trở thành “TikTok thứ hai”

Nguồn cấp dữ liệu chính trên Facebook giờ đây được gọi là "Home", nó đồng thời là nơi người dùng "khám phá những nội dung mới" phù hợp với sở thích, chuyên trang công nghệ The Verge dẫn tuyên bố của Meta hôm 21-7 cho hay.

Meta cũng thay đổi cách hiển thị các bài đăng và video trên Facebook nhằm thu hút người dùng xem những nội dung mà họ chưa theo dõi.

Hình ảnh và video theo đó sẽ được chọn bởi thuật toán phần mềm và chỉ hiển thị những nội dung dựa trên sở thích, từ cả tài khoản người dùng theo dõi và không theo dõi. Meta cho biết sẽ cải thiện thuật toán và tăng nội dung hiển thị dần dần theo thời gian.

"Facebook sẽ chia phần bảng tin của mình thành 2 mục (tab) là Feeds và Home" - chuyên trang công nghệ The Verge dẫn bài viết đăng trên blog của Meta cho biết.

Mục "Feeds" sẽ chỉ hiển thị các bài đăng từ bạn bè, gia đình, trang và hội nhóm mà người dùng chọn theo dõi và với giao diện mới những nội dung vừa cập nhật sẽ xuất hiện ở trên cùng.

Facebook bất ngờ thay đổi, sắp trở thành “TikTok thứ hai” - Ảnh 1.

Mục "Feeds" hiển thị trên trên Facebook gần đây. Ảnh: Meta

Mục "Home’’ sẽ được cá nhân hóa duy nhất cho chính chủ tài khoản. Hệ thống này dựa trên hàng nghìn tín hiệu, sẽ giúp loại bỏ những nội dung không liên quan và xếp chúng theo thứ tự phù hợp’’.

Việc Meta phải "làm mới mình" diễn ra trong bối cảnh đà tăng trưởng người dùng Facebook đã chậm lại trong những năm gần đây tại thị trường Mỹ và Châu Âu. Ngược lại, đối thủ TikTok gần như thâu tóm toàn bộ người dùng trẻ, lại chứng kiến sự phình to đáng kể trong số lượng người dùng và thời gian dành cho ứng dụng. Facebook theo đó buộc phải thích ứng để một lần nữa thu hút nhóm đối tượng mình từng bỏ quên.

Facebook bất ngờ thay đổi, sắp trở thành “TikTok thứ hai” - Ảnh 2.

Giao diện mới của màn hình chính ứng dụng Facebook. Ảnh: Meta.

TikTok có nguồn cấp dữ liệu chính mang tên "For You", chuyên hiển thị các video dạng ngắn cho người dùng dựa trên lượt thích của họ trên nền tảng. 

Thông thường, những video này đến từ các tài khoản mà người dùng không trực tiếp theo dõi nhưng có nội dung phù hợp với sở thích của họ. Ngoài ra, người dùng cũng có một nguồn cấp dữ liệu khác để chỉ xem những video từ tài khoản đang theo dõi.

Cách tiếp cận khôn ngoan của TikTok giúp họ sở hữu tới 1 tỉ người dùng hàng tháng chỉ trong 4 năm. Dù số tài khoản người dùng chỉ bằng khoảng ⅓ so với Facebook (khoảng 2,9 tỉ người). Tuy nhiên, theo thống kê số người dùng tại Mỹ lại dành ra trung bình tới 29 giờ/tháng để theo dõi TikTok, tức gần gấp đôi thời gian mà họ dành cho Facebook.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Thursday, July 21, 2022

Thất thoát hàng triệu USD vì vi phạm bản quyền trực tuyến

Hội thảo chuyên đề "Vi phạm bản quyền trực tuyến và các biện pháp ngăn chặn tại Việt Nam" đã được Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông và Liên minh Giải trí và Sáng tạo ACE (Hiệp hội Điện ảnh Mỹ - MPA) tổ chức ngày 21-7 tại Hà Nội.

Thất thoát hàng triệu USD vì vi phạm bản quyền trực tuyến - Ảnh 1.

Mỗi năm Việt Nam thất thoát hàng triệu USD vì vi phạm bản quyền trực tuyến

Theo ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử, trên môi trường Internet có hàng ngàn trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội đang hoạt động.Trong đó, có các mạng xã hội xuyên biên giới như Facebook, YouTube, các trang thông tin và mạng xã hội này hàng ngày truyền tải lượng thông tin báo chí, nội dung số, video clip khổng lồ tới hàng triệu người dùng Internet.

Đáng chú ý, có nhiều nội dung thông tin được lưu trữ, đăng tải trái phép, không thực hiện đúng quy định về trao đổi bản quyền với các chủ sở hữu bản quyền nội dung, gây thiệt hại tới quyền lợi và uy tín của các đơn vị chủ sở hữu nội dung.

Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử thời gian qua đã nhận được rất nhiều yêu cầu xử lý vi phạm bản quyền nội dung, đa số là các nội dung về giải trí như bóng đá, phim, gameshow, ca nhạc… Theo đánh giá của ông Lê Quang Tự Do, các hình thức, phương pháp vi phạm bản quyền hết sức tinh vi và biến đổi liên tục, luôn che dấu thông tin chi tiết và thực hiện xuyên biên giới từ nước ngoài cung cấp dịch vụ vào Việt Nam.

Ông Phạm Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Bản quyền nội dung số Việt Nam, nhận định hiện nay việc vi phạm bản quyền trên môi trường số diễn ra công khai trên nhiều nền tảng, nội dung bị vi phạm thuộc sở hữu của các đơn vị sản xuất nội dung số được phát sóng và đăng tải trên các nền tảng truyền thông, gây thiệt hại cho chủ sở hữu. Tính đến tháng 6-2022, Trung tâm Bản quyền nội dung số Việt Nam đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng, chặn truy cập của người dùng tại Việt Nam đến trên 500 website vi phạm bản quyền.

Theo báo cáo của Media Partners Asia, ngành công video trực tuyến của Việt Nam được dự báo là sẽ tạo ra doanh thu 249 triệu USD vào năm 2022, trong đó doanh thu từ lượng thuê bao chiếm 15% và video theo yêu cầu (AVOD) chiếm 85%. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm bản quyền video trực tuyến đang ngày càng phổ biến, số lượng người dùng trái phép tăng lên 15,5 triệu năm 2022, làm thất thoát 348 triệu USD, chiếm 18% doanh thu của toàn ngành video hợp pháp. Nếu không kiểm soát được tình hình này, đến năm 2027, số người dùng vi phạm bản quyền có thể tăng tới 19,5 triệu, dẫn tới lượng doanh thu bị thất thoát ở mức 456 triệu USD.

Theo ông Jan van Voorn, Phó Chủ tịch điều hành kiêm Giám đốc Bảo vệ Nội dung toàn cầu của ACE, nhận định Việt Nam có tiềm năng lớn trở thành một thị trường phát triển của các nội dung hợp pháp. Tuy nhiên, với những trang web và dịch vụ vi phạm bản quyền, như Phimmoi, được vận hành từ bên ngoài Việt Nam, Việt Nam cũng đang trở thành tâm điểm quốc tế của vi phạm bản quyền số.

Các trang web vi phạm bản quyền phát trực tuyến và các dịch vụ vi phạm bản quyền IPTV khiến người tiêu dùng Việt Nam có nguy cơ nhiễm phần mềm độc hại, làm suy giảm nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, giảm mức đóng góp thuế cho chính phủ và kìm hãm sự sáng tạo

Media Partners Asia nhận định việc Kiểm soát tình trạng vi phạm bản quyền sẽ giúp gia tăng giá trị nhờ vào việc tăng lượng khách hàng hợp pháp và tăng doanh thu của lĩnh vực video trực tuyến cao cấp, có thể tăng gấp đôi giá trị đầu tư cho các nội dung video trực tuyến trong nước lên mức 150 triệu USD vào năm 2027 so với con số hiện tại ước tính là 75 triệu USD. Kiểm soát được tình trạng vi phạm bản quyền cũng sẽ tạo thêm 4.870 việc làm mới cho thị trường lao động nhờ sản lượng lao động trong lĩnh vực video tăng lên 351 triệu USD vào năm 2027, một mức tăng đáng kể so với con số 134 triệu USD hiện nay.

"Tại Pháp, tất cả các trang web lậu có thể truy cập được từ Pháp, bất kể nguồn phát là ở Pháp hay ở các nước khác" - bà Celine Boyer, Trưởng phòng An ninh mạng của Tập đoàn Canal+, cho hay. Chuyên gia này cũng nêu quan điểm cần phải rút ngắn thời gian tiến hành chặn qua việc thiết lập một công cụ để kết nối giữa đơn vị phát sóng/chủ sở hữu quyền, vừa để thu thập các trang web cần phải chặn cùng với các bằng chứng, và kết nối với các ISP để việc chặn truy cập có thể được thực thi một cách gần như tự động bởi các ISP.

Ông Nguyễn Ngọc Hân, Tổng giám đốc Thủ Đô Multimedia, đưa ra giải pháp sử dụng Sigma DRM để khóa mã các nội dung có bản quyền khi phân phối trên môi trường Internet kết hợp với Finger Print để loại bỏ ngay lập tức các luồng phát lậu trực tiếp.

Yến Anh

Dien Dan Rao Vat

Wednesday, July 20, 2022

GPS xuất xứ Trung Quốc lỗi bảo mật, các phương tiện quân sự bị tiết lộ vị trí

Thông tin trên được chuyên trang công nghệ Tech Crunch dẫn kết quả nghiên cứu mới của công ty an ninh mạng BitSight có trụ sở tại Boston - Mỹ.

BitSight khẳng định họ đã phát hiện 6 lỗ hổng trong MV720 - một thiết bị GPS có dây cứng được phát triển bởi MiCODUS - nhà sản xuất thiết bị điện tử có trụ sở tại Thâm Quyến của Trung Quốc.

"Hiện có khoảng 1,5 triệu thiết bị GPS của MiCODUS đang được hơn 420.000 khách hàng trên toàn thế giới sử dụng, bao gồm cả các công ty vận tải, cơ quan thực thi pháp luật, quân đội, chính phủ quốc gia và thậm chí cả một nhà máy điện hạt nhân" - BitSight quả quyết.

Các lỗ hổng bảo mật này có thể được khai thác từ xa và dễ dàng để theo dõi bất kỳ phương tiện nào trong thời gian thực, truy cập lịch sử di chuyển. Nguy hiểm hơn nữa, nó có thể ngắt động cơ của các phương tiện đang di chuyển. "Hoàn toàn không khó để khai thác các lỗ hổng bảo mật đó" - chuyên gia Pedro Umbelino, tác giả chính của nghiên cứu tại BitSight, nhấn mạnh.

Do mức độ nghiêm trọng của các lỗi và không có cách khắc phục. Do đó, cả BitSight và Cơ quan tư vấn an ninh mạng của chính phủ Mỹ (CISA), đều đưa ra cảnh báo các chủ phương tiện nên gỡ bỏ thiết bị "càng sớm càng tốt để giảm thiểu rủi ro".

Sáu lỗ hổng bảo mật khác nhau về mức độ nghiêm trọng và khả năng khai thác nhưng tất cả đều xếp ở mức độ nghiêm trọng "cao" hoặc "rất cao". Một số lỗi nằm trong chính trình GPS, trong khi những lỗi khác nằm trong bảng điều khiển web mà khách hàng sử dụng để theo dõi phương tiện của họ.

Lỗ hổng nghiêm trọng nhất là một mật khẩu được mã hóa cứng có thể được sử dụng để kiểm soát hoàn toàn bất kỳ thiết bị theo dõi GPS nào, truy cập vào vị trí thời gian thực của phương tiện và lịch sử di chuyển của phương tiện, đồng thời có thể "tắt máy phương tiện từ xa". Vì mật khẩu được nhúng trực tiếp vào mã của ứng dụng Android nên không khó để tìm ra chúng.

Nghiên cứu còn chỉ ra GPS đi kèm với mật khẩu mặc định là "123456", cho phép bất kỳ ai truy cập vào hệ thống mà không thay đổi mật khẩu thiết bị. BitSight nhận thấy 95% mẫu trong số 1.000 thiết bị mà họ thử nghiệm có thể truy cập được bằng mật khẩu mặc định không thay đổi, có thể là do chủ sở hữu thiết bị không được nhắc thay đổi mật khẩu khi thiết lập.

GPS xuất xứ Trung Quốc lỗi bảo mật, các phương tiện quân sự bị tiết lộ vị trí - Ảnh 1.

Hàng triệu phương tiện đã bị tiết lộ vị trí do lỗ hổng thiết bị GPS. Ảnh: Techcrunch

BitSight nhấn mạnh các thiết bị GPS của MiCODUS đang bị tấn công trên khắp thế giới, đặc biệt ở Ukraine, Nga, Uzbekistan và Brazil, cũng như trên khắp châu Âu, bao gồm cả Tây Ban Nha, Ba Lan, Đức và Pháp. "Con số ở Mỹ nhỏ hơn nhưng cũng có thể lên tới hàng nghìn thiết bị" - Kevin Long, người phát ngôn của BitSight, nói với Tech Crunch.

Giám đốc điều hành BitSight Stephen Harvey cho biết các lỗ hổng này có khả năng gây ra "hậu quả tai hại" cho các chủ phương tiện bị theo dõi.

"BitSight đã liên hệ lần đầu với MiCODUS vào tháng 9 năm ngoái nhưng không có nỗ lực nào được thực hiện để khắc phục các lỗ hổng trước khi báo cáo được công bố" - Tech Crunch nói và cho rằng MiCODUS tới nay vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận nào liên quan đến vụ việc.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Tuesday, July 19, 2022

Samsung “bắt tay” Microsoft, Google để tăng cường bảo mật cho điện thoại

Samsung lên kế hoạch hợp tác với cả Microsoft lẫn Google nhằm tăng cường bảo mật cho điện thoại thông minh Galaxy trước nguy cơ bị tin tặc xâm nhập, trang Giz China dẫn tuyên bố của Samsung mới đây cho biết. 

Các mẫu điện thoại thông minh Samsung Galaxy hiện được tích hợp biện pháp bảo vệ như Samsung Knox và Secure Folder.

Samsung Knox được mô tả như "kho" phần cứng chứa các thông tin quan trọng của người dùng, bao gồm cả mã PIN và mật khẩu. Nó cũng cung cấp Wi-Fi và hệ thống phân giải tên miền (DNS) an toàn, tin cậy.

"Thế nhưng, những phần mềm gián điệp tinh vi hơn có thể xâm nhập trực tiếp vào thiết bị điện thoại Samsung mà không cần người dùng thực hiện bất kỳ hành động nào" - Giz China tiếp tục thông tin.

Apple gần đây đã giới thiệu chế độ Lockdown cho iPhone, iPad và Mac để ngăn chặn các cuộc tấn công như vậy. 

Có thể Samsung sẽ hợp tác với Google và Microsoft để phát triển các biện pháp ngăn chặn các cuộc tấn công mạng, tương tự những gì Apple làm. 

Samsung “bắt tay” Microsoft, Google để tăng cường bảo mật cho điện thoại - Ảnh 1.

Thời gian tới Samsung sẽ hợp tác với Microsoft và Google để bảo mật cho điện thoại thông minh. Ảnh: Giz China

"Tuy nhiên, không rõ liệu Samsung có phát triển một tính năng giống như chế độ Lockdown của Apple hay không. Trước đây, họ đã tuyên bố đang tìm cách đưa công nghệ nhận dạng trực tuyến (FIDO) tiên tiến nhất vào các thiết bị càng sớm càng tốt" - Giz China cho biết thêm.

Tiêu chuẩn FIDO mới nhất cho phép người dùng đăng nhập vào các ứng dụng và trang web bằng cùng một dữ liệu đăng nhập (được lưu trữ cục bộ trên thiết bị) trên nhiều nền tảng, bao gồm ChromeOS, Windows và thậm chí cả MacOS.

Động thái trên diễn ra trong cảnh có thông tin nhóm tin tặc LAPSUS $ đã tấn công Samsung và phát tán một phần thông tin mã nguồn từ các máy chủ của công ty.

Samsung khẳng định đã "thắt chặt hệ thống an ninh" ngay sau khi phát hiện ra vụ việc. Tuy nhiên, phân tích sơ bộ cho thấy nó vẫn làm rò rỉ một số thông tin nhưng không bao gồm thông tin cá nhân của người dùng hoặc nhân viên của hãng.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Monday, July 18, 2022

Hơn 80 ứng dụng gian lận âm thầm “móc túi” người dùng iPhone

Avast hồi 3-2021 đã phát hiện và tiết lộ với Apple về 133 ứng dụng gian lận nhưng tới nay VPN Check vẫn ghi nhận 84 ứng dụng trong số đó vẫn tồn tại. 

Các ứng dụng này bao gồm: trình chỉnh sửa ảnh và video, ứng dụng hình nền, ứng dụng xem tử vi, trình dọn dẹp điện thoại và ứng dụng chống virus giả mạo cùng các sản phẩm tương tự.

Các ứng dụng không nhất phải là phần mềm độc hại hoặc virus. Chúng cũng không cố gắng ăn cắp dữ liệu, làm hỏng hoặc phá hủy các thiết bị nhiễm virus. Thay vào đó, nó sẽ "móc túi" người dùng bằng cách gian lận cước phí. 

Thực tế, các ứng dụng đó tính phí âm thầm, tự đăng ký trả phí hoặc cơ chế tương tự khác nhưng khó loại bỏ khỏi thiết bị. VPN Check cho biết các ứng dụng này đang lừa đảo người dùng ít nhất 100 triệu USD mỗi năm.

Hơn 80 ứng dụng gian lận âm thầm “móc túi” người dùng iPhone - Ảnh 1.

VPN Check cho biết hàng chục ứng dụng gian lận cước phí vẫn còn trên hệ điều hành iOS. Ảnh: Techradar

Trong bối cảnh đó, VPN Check dường như đã đổ lỗi cho Apple hành động chậm chạp không xóa các ứng dụng độc hại khỏi cửa hàng. VPN Check cho rằng Apple sợ bị cắt giảm thu nhập từ các hoạt động gian lận với nguồn doanh thu khá lớn.

"Việc giải xoá các phần mềm gian lận có thể không có lợi cho Apple. Với thị trường điện thoại di động đang bão hòa, công ty đang kiếm được khoản tiền lớn từ App Store. Rõ ràng là các ứng dụng lừa đảo kiếm được rất nhiều tiền thông qua các trò gian lận của mình và Apple được hưởng một phần lợi nhuận. Thực tế, các nhà phát triển ứng dụng chi rất nhiều tiền để chạy quảng cáo trên App Store" - VPN Check nhấn mạnh.

Hiện Apple, nhà sản xuất điện thoại iPhone vẫn chưa đưa ra phản hồi đối với nội dung từ VPN.

Chuyên gia bảo mật Maxime Ingrao vừa phát đi cảnh báo ít nhất 8 ứng dụng Android có chứa phần mềm gian lận cước phí mà người dùng cần sớm gỡ bỏ. "Phần mềm độc hại mang tên Autolycos có khả năng truy cập vào tin nhắn và đang đe dọa tới hơn 3 triệu người dùng Android " - chuyên trang công nghệ Tech Unwrapper dẫn lời chuyên gia của Evina cho biết.

Mục đích của Autolycos nhằm buộc người dùng đăng ký các dịch vụ cao cấp. Microsoft gần đây cảnh báo rằng mục tiêu chính của chúng là hệ điều hành Android của Google. "Chiêu thức" quen thuộc của chúng thường sử dụng một thiết bị đã nhiễm virus để kết nối với các trang thanh toán của dịch vụ trả phí và buộc người dùng đăng ký nội dung trả phí dẫn đến việc họ mất một khoản tiền lớn.

Trong số 8 ứng dụng chứa phần mềm độc hại Autolycos, hiện 2 ứng dụng vẫn có sẵn trên Play Store, bao gồm Razer Keyboard & Theme của xcheldiolola và Funny Camera của KellyTech. Cả hai đều đã được tải xuống tổng cộng 550.000 lần.

Ngoài ra, các ứng dụng độc hại khác được phát hiện bao gồm: Vlog Star Video Editor (com.vlog.star.video.editor) - 1 triệu lượt cài đặt. Creative 3D Launcher (app.launcher.creative3d) - 1 triệu lượt cài đặtWow Beauty Camera (com.wowbeauty.camera) - 100.000 lượt cài đặt. Gif Emoji Keyboard (com.gif.emoji.keyboard) - 100.000 lượt cài đặt. Freeglow Camera 1.0.0 (com.glow.camera.open) - 5.000 lượt cài đặt. Coco Camera v1.1 (com.toomore.cool.camera) - 1.000 lượt cài đặt.

84 ứng dụng gian lận cước phí mà VPN Check liệt kê, gồm:

Frames - Picture Collage Maker, Facelab - Face Editor & Beauty, TeasEar: ASMR Slime Antistress, Nebula: Horoscope & Astrology, Astroline: The Daily Horoscope, FLMX - Video Editor, Stickerfy: Sticker Maker, Pixomatic - Background eraser, SpeedPro Slow speed video edit, Music Zen - Relaxing Sounds, Sticker Maker - BeSticky, Photo To Sketch - Drawing book, Mood Balance: Self Care Tracker, Presets for Lightroom - Vidl, Jigsaw Puzzle - Brain Games, Lift: Story Maker, Dazzle - Insta stories editor, Baby Sticker- Track Milestones, Life Palmistry - AI Palm & Tag, Photoly Remove Object & Editor, Facetory: Face Yoga & Exercise, VOCHI Video Effects Editor, Lucky Life - Future Seer, Dazz Cam- D3D Photo Effect, Beat.ly Music Video Maker, UltraFX - Effect Video Maker, Girl Games: Unicorn Slime, Impresso - Insta Story Editor, PDF Scanner: Document Scan, Dizzi - Photo & Video Effects, Hyper Cleaner: Clean Phone, Highlight Story Cover Maker!, Cartoons Me - Photo Art Editor, Sweet Pics - Baby Photo Edito, Slimy: Anxiety Relief Slime 3D, Frame - Slideshow Video Maker, Auto Sticker Maker Studio, iCons - Icon Changer App+, ToonApp Cartoon Photo Editor, MagicFX - Magic Video Effects, Horoscope 2019 and Palm Reader, Handset - Second Phone Number, SlidePic - Slideshow Maker, Astro+ Horoscope & Astrology, FaceMe◊Fun Personality Tests, Widget PLUS+ - Photo & Weather, aipic - Magic Photo Editor, Path - Horoscope & Astrology, Photo Collage - Collageable, Hub - Story Templates Maker, iWidget Pro : Custom widgets, Video Puzzles - Magic Puzzle, Menu Maker!, edjing Mix - dj, Guitar - Chords, Tabs & Games, Piano - Lessons & Tiles Games, WeDrum: Drums, Real Drum Games, Metronome - Tap Tempo & Rhythm, Guitar Tuner - Ukulele & Bass, Guitar - real games & lessons, Drums: Play Beats & Drum Games, Beat maker pro - DJ Drum Pad, Karaoke Songs - Voice Singing, Piano Crush - Keyboard Games, edjing Pro - music remix maker, DJ it! - Music Mixer Pad, Jambl: DJ Band & Beat Maker, Guitar Play - Games & Songs, Memoristo: Brain Test, IQ Game, Loop Maker Pro - Music Maker, Metronome Pro - Beat & Tempo, Equalizer+ HD music player, Bass Booster Volume Power Amp, Equalizer Fx: Bass Booster App, ScanGuru: PDF Document Scanner, Drink Water ∙ Daily Reminder, Password Manager - Lock Apps, Live Wallpaper Maker: 4K Theme, RECOLLECT: Color by Number, Avatar Maker Character Creator, Translator Guru: Voice & Text, Ringtones HD ∙ Ringtone Maker, Scanner App ∙ Scan & Sign PDF và Translate Camera - Speak On.

Bằng Hưng (Theo Techradar)

Dien Dan Rao Vat

Saturday, July 16, 2022

Pin năng lượng mặt trời chi phí thấp, dễ dùng

Ở các vùng sâu, vùng xa, khi nguồn điện lưới chưa phủ tới thì các bộ pin năng lượng mặt trời (NLMT) rất hữu dụng để phục vụ sinh hoạt của người dân.

Đưa ánh sáng về vùng sâu, vùng xa

Một chiếc ghe tạp hóa bán hàng rong ở Đồng Tháp với những tấm pin NLMT phủ rộng trên mui rong ruổi khắp vùng sông nước miền Tây tạo nên hình ảnh lạ, thú vị trong thời công nghệ.

Chủ ghe này sinh năm 1988, là chủ một tài khoản YouTube đạt được nút bạc (có từ 100.000 người theo dõi) chuyên về đời sống bán hàng rong trên sông. Anh cho biết đã bổ sung những tấm pin NLMT trên ghe để có điện phục vụ nhu cầu sạc thiết bị quay dựng video, thiết bị di động, quạt và chiếu sáng, thậm chí cả chiếc tủ lạnh nhỏ bảo quản thực phẩm.

Trong khi đó, bạn Thò Mí Súng, người H’Mông ở Hà Giang - một YouTuber chuyên hoạt động thiện nguyện - đã nhận được tài trợ của một nhà hảo tâm để trang bị 2 bộ đèn NLMT cho 2 gia đình sống tại khu vực cheo leo trên núi cao. Thò Mí Súng cho hay: "Loại đèn này có nhiều loại, giá từ 800.000-900.000 đồng đến 6-7 triệu đồng. Sau khi tham khảo, tôi chọn loại có giá 1,55 triệu đồng với đèn LED 100 W, có thể điều khiển từ xa". Thò Mí Súng đã tự tay lắp đặt một bộ đèn cho căn chòi của 3 mẹ con nằm chênh vênh trên vách núi. Lần đầu tiên trong đời, vào ban đêm, căn chòi của họ có ánh đèn.

Năm 2019, tiếp nối dự án "Mặt trời mơ ước - Thắp sáng hy vọng và tương lai cho Tri Lễ" tặng 1.000 chiếc đèn NLMT cho bà con dân tộc H’Mông ở vùng cao tỉnh Nghệ An, Công ty Điện tử Samsung Vina đã tổ chức chương trình trao 1.000 đèn NLMT cho người dân các bản Huổi Do, Nà Phặng, Pá Hốc của tỉnh Sơn La và 2 xã Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc, đảo Hòn Chuối của tỉnh Cà Mau. Đây là các bản, xã vùng sâu, vùng xa, địa hình chia cắt, khó tiếp cận lưới điện quốc gia, nguồn sáng không đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các hộ gia đình.

"1.000 chiếc đèn tựa như "ngàn mặt trời mơ ước" trong đêm tối, không chỉ giúp thắp sáng từng góc học tập, gian bếp hay khu vực sinh hoạt chung trong nhà mà còn sẻ chia ánh sáng hy vọng, kiến tạo ước mơ cho trẻ nhỏ, người dân ở bản làng, thôn xóm" - đại diện Samsung Vina bày tỏ.

Những chiếc đèn NLMT được thiết kế gọn nhẹ, xinh xắn; một mặt lắp pin NLMT bằng chất liệu không bám bẩn và không thấm nước, mặt còn lại lắp đèn chiếu sáng. Chỉ cần sạc pin dưới ánh sáng mặt trời vào ban ngày, đèn có thể thắp sáng suốt 8 giờ, hoàn toàn linh động, dễ di chuyển và chiếu sáng mọi góc trong nhà.

Pin năng lượng mặt trời chi phí thấp, dễ dùng - Ảnh 1.

Một chiếc ghe gắn những tấm pin năng lượng mặt trời trên mui. (Ảnh chụp từ clip YouTube)

Cẩn trọng tránh hàng giả

Việc phủ rộng pin NLMT khắp nơi và trong nhiều lĩnh vực cuộc sống là tín hiệu tích cực, có lợi cho môi trường sống.

Trước đây, nhiều học sinh đã được dùng những chiếc máy tính Casio năng lượng kép, chạy bằng pin, bằng năng lượng thu từ ánh sáng mặt trời hay bóng đèn điện. Gần đây, hãng Garmin đã cho ra đời những chiếc đồng hồ GPS dành cho người thám hiểm có thể sạc bằng NLMT.

Việc tìm mua các bộ pin NLMT là khá dễ dàng, từ hầu hết những tiệm bán đồ điện tới các trang bán hàng online. Đa số là sản phẩm từ Trung Quốc, cả loại có thương hiệu kèm xuất xứ "Made in China" lẫn loại "không tên". Người dùng nên cẩn trọng khi mua để tránh hàng kém chất lượng. Giá các loại pin NLMT ở mức phù hợp với người dùng có thu nhập thấp. Hiện một bộ sản phẩm NLMT thương hiệu Việt Nam (gồm 1 tấm pin, 1 quạt bàn và 1 đèn LED) bán online có đăng ký nhãn hiệu giá chỉ 850.000 đồng.

Bộ phận độc hại với người và môi trường là pin tích điện (một dạng bình ắc quy). Còn tấm pin NLMT chỉ hấp thu năng lượng từ ánh sáng mặt trời và chuyển hóa thành điện năng, khác về tính chất với các loại pin, ắc quy tích điện. Do vậy, trong bộ pin NLMT, tấm thu năng lượng không thuộc các loại pin, ắc quy thải được quy định tại Thông tư 36/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (về quản lý chất thải nguy hại); không thuộc danh mục sản phẩm thải bỏ quy định tại Quyết định 16/2015/QĐ-TTg.

Tuy nhiên, việc sử dụng tràn lan các bộ pin này đặt ra yêu cầu xử lý rác thải điện tử khi thiết bị hết hạn dùng, trở thành phế liệu. Cử tri tỉnh Bình Thuận từng đề nghị các ngành chức năng nên có báo cáo đánh giá tác động môi trường và biện pháp xử lý đối với các tấm pin NLMT sau khi hết hạn sử dụng. Họ lo lắng là có lý do bởi thời gian qua, nhiều dự án điện NLMT quy mô lớn đã được triển khai tại khu vực miền Trung và miền Nam.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, về tổng thể, pin NLMT phế thải nếu chôn lấp không đúng quy định có khả năng gây ô nhiễm môi trường đất và nước do phát sinh kim loại nặng. Trong trường hợp xảy ra cháy, pin NLMT có thể thải ra khí độc hại, có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. 

Chủ nguồn thải pin phải chịu trách nhiệm

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết các tổ chức, cá nhân sản xuất, sử dụng pin NLMT phải tuân thủ quy định về trách nhiệm của chủ nguồn thải theo Nghị định 38/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu. Cụ thể, các chủ nguồn thải pin phải thực hiện phân định và phân loại tấm pin NLMT theo quy định tại mục 3 của QCVN 07:2009/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại) để quản lý như tái sử dụng, tái chế, xử lý hoặc chuyển giao cho các cơ sở có chức năng phù hợp để tái chế, xử lý theo đúng quy định.

Anh Phúc

Dien Dan Rao Vat

Người dùng trẻ nghiện TikTok hơn YouTube

Dữ liệu này được hãng phần mềm kiểm soát dành cho phụ huynh Qustodio thu thập từ hơn 400.000 gia đình có trẻ em và thanh thiếu niên sử dụng dịch vụ của công ty theo yêu cầu của chuyên trang công nghệ TechCrunch.

Dữ liệu nêu trên thể hiện thực tế về số phút xem trung bình mỗi ngày của người dùng từ 4 - 18 tuổi trên TikTok và YouTube. Qustodio nhấn mạnh đây là số liệu từ mức sử dụng thực tế chứ không phải sự ước tính đơn thuần.

Thống kê của Qustodio cho thấy YouTube vẫn dẫn đầu trong năm 2019 khi trẻ em và thanh thiếu niên toàn cầu dành trung bình 48 phút/ngày trên nền tảng này so với 38 phút trên TikTok. Tuy nhiên, kể từ tháng 6-2020, TikTok đã vượt lên với trung bình trẻ em và thanh thiếu niên dành 75 phút so với 64 phút/ngày xem YouTube. Đến cuối năm 2021, con số trung bình là 91 phút TikTok mỗi ngày so với chỉ 56 phút trên YouTube. Hiện trẻ em và thanh thiếu niên toàn cầu dành trung bình 82 phút/ngày trên TikTok so với trung bình 75 phút/ngày trên YouTube.

"Những số liệu thống kê đã được tinh chỉnh để cung cấp bức tranh rõ ràng hơn về sự thay đổi hằng năm trong xu hướng xem video của những người dùng trẻ tuổi. Dù chỉ là những số liệu trung bình nhưng điều này cho thấy nền tảng video lớn nhất thế giới YouTube có thể đang mất dần sức hút đối với thế hệ người dùng trẻ" - chuyên trang công nghệ Techcrunch nhận định.

Thống kê của Qustodio tại các quốc gia như Mỹ, Anh cũng cho thấy sự thay đổi đáng kinh ngạc ở quy mô khu vực so với xu hướng toàn cầu. Trẻ em và thanh thiếu niên ở Mỹ dành trung bình 99 phút/ngày trên TikTok so với 61 phút trên YouTube vào năm ngoái. Tại Anh, thời gian trẻ em và thanh thiếu niên sử dụng TikTok lên đến 102 phút/ngày so với chỉ 53 phút trên YouTube.

YouTube dù thua TikTok nhưng vẫn dẫn trước các dịch vụ phát video trực tuyến khác về thời gian sử dụng. Trẻ em và thanh thiếu niên toàn cầu đã dành 56 phút/ngày trên YouTube vào năm ngoái, vượt Disney+ (47 phút), Netflix (45 phút), Amazon Prime (40 phút), Hulu (38 phút) hay Twitch (20 phút).

B.Hưng

Dien Dan Rao Vat

Công nghệ số tạo cơ hội việc làm, khởi nghiệp

Các chương trình này được công bố tại sự kiện "Cùng nhau làm chủ tương lai" diễn ra ở TP Hà Nội ngày 15-7. Chương trình sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của Việt Nam qua việc cung cấp khóa đào tạo các kỹ năng số nhằm gia tăng cơ hội việc làm trong ngành công nghệ và giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) Việt Nam phát triển.

GCC là chương trình đào tạo số linh hoạt, trực tuyến trên nền tảng Coursera hỗ trợ học viên không có kinh nghiệm hoặc đã có kiến thức cơ bản ứng tuyển công việc với 5 khóa học chuyên sâu. Google sẽ hợp tác với NIC trao tặng 20.000 suất học bổng cho học viên của hơn 40 trường đại học và trường nghề tại Việt Nam có niềm đam mê công nghệ thông tin nhưng gặp khó khăn trong việc tiếp cận. Trong đó, chương trình dành khoảng 3.000 suất học bổng cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có nhu cầu thông qua đăng ký trực tiếp tại website nhantaiso.nic.gov.vn.

Chương trình SA sẽ cung cấp khóa đào tạo chuyên sâu và một mạng lưới cố vấn rộng lớn dành cho 50 doanh nghiệp khởi nghiệp được dẫn dắt bởi các chuyên gia từ Google, những nhà lãnh đạo hàng đầu trong hệ sinh thái khu vực và trong nước. 

N.Lê

Dien Dan Rao Vat

Friday, July 15, 2022

TikTok giới hạn độ tuổi người xem video

Tính năng mới sắp được TikTok giới thiệu có tên "Cấp độ nội dung". Nó tương tự với hệ thống xếp hạng được sử dụng bởi ngành công nghiệp phim và trò chơi điện tử để lọc ra các video có chủ đề "dành cho người lớn" từ nguồn cấp dữ liệu của người dùng là trẻ em.

Tính năng mới sẽ áp dụng cho những video không vi phạm các quy tắc của TikTok nhưng có thể không phù hợp với người vị thành niên. Theo đó, người dùng trong độ tuổi từ 13 đến 17 mỗi khi gặp một video có "chủ đề người lớn hoặc chủ đề phức tạp", họ sẽ nhận được thông báo "video bị giới hạn độ tuổi".

"Khi phát hiện ra một video chứa các chủ đề người lớn hoặc phức tạp, bao gồm cả các cảnh hư cấu có thể khiến khán giả nhỏ tuổi sợ hãi. Lập tức, điểm số trưởng thành sẽ được đánh giá cho video để giúp ngăn những người dưới 18 tuổi xem video đó" - TikTok giải thích trong một bài đăng trên blog.

TikTok giới hạn độ tuổi người xem video - Ảnh 1.

Tài khoản trẻ vị thành niên sẽ không thể xem được các video "dành cho người lớn" trên TikTok. Ảnh: TikTok

TikTok không chia sẻ cách xác định những điểm số trưởng thành này hoặc tiêu chí mà công ty sẽ sử dụng để phân loại video. Tuy nhiên, công ty lưu ý rằng tính năng này mới là "phiên bản đầu tiên" và họ có kế hoạch bổ sung trong tương lai.

Tính năng "giới hạn độ tuổi xem video nhằm bảo vệ trẻ em" dự kiến sẽ được TikTok ra mắt "trong vài tuần tới". Trong thời gian chờ đợi, họ cũng đang bổ sung một cách mới để lọc ra các chủ đề không mong muốn khỏi trang "Dành cho bạn".

Bản cập nhật sẽ cho phép người dùng tắt tiếng một số từ hoặc thẻ bắt đầu bằng dấu # mà họ không muốn xem video nữa.

"Đây là nỗ lực của mạng xã hội khổng lồ TikTok nhằm tăng cường các tính năng an toàn cho thanh thiếu niên" - chuyên trang công nghệ Engadget đánh giá.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Bí mật động trời do cựu lập trình viên CIA tiết lộ

Theo hồ sơ tòa án, Joshua Schulte, 33 tuổi, làm việc cho đơn vị tin tặc tinh nhuệ của CIA. Tuy nhiên, do bất mãn nên người này đã âm thầm lấy bộ công cụ "Vault 7" mà CIA chuyên sử dụng để đột nhập vào các hệ thống máy tính và công nghệ mục tiêu rồi gửi chúng đến trang WikiLeaks sau khi nghỉ việc vào tháng 11-2016.

Vault 7 là một bộ sưu tập các phần mềm độc hại và phần mềm khai thác lỗi "zero day". Sau khi bị rò rỉ, bộ phần mềm này đã được các nhóm tình báo nước ngoài, tin tặc và tống tiền qua mạng trên toàn thế giới sử dụng.

Vault 7 được WikiLeaks công bố vào tháng 3-2017, trong đó lần đầu tiên tiết lộ các công cụ của CIA nhằm xâm nhập điện thoại thông minh Apple và Android trong các hoạt động gián điệp ở nước ngoài, bên cạnh công cụ biến tivi có kết nối internet thành thiết bị nghe lén.

Các công tố viên cho biết Schulte đã làm rò rỉ 8.761 tài liệu để làm hại CIA. Cựu lập trình viên này bị điều tra 9 cáo buộc liên quan đến gián điệp và cản trở công lý.

"Schulte cho rằng CIA không tôn trọng mình khi bỏ qua những phàn nàn về môi trường làm việc nên muốn hủy họai những gì mà ông đã giúp CIA xây dựng lên" - kênh CNN dẫn nguồn tin từ các công tố viên cho biết.

Bí mật động trời do cựu lập trình viên CIA tiết lộ - Ảnh 1.

Lực lượng an ninh tại trụ sở CIA ở Langley, bang Virginia, Mỹ. Ảnh: Reuters

Schulte đã tự bào chữa cho mình trong phiên xét xử kéo dài cả tháng qua mà không cần luật sư. Cựu nhân viên CIA cho rằng cơ quan cũ và Cục Điều tra liên bang (FBI) đã biến ông thành vật tế thần cho vụ rò rỉ bí mật của CIA.

Schulte cho biết chỉ mình bị kết án dù hàng trăm người khác cũng tiếp cận được những hồ sơ đó và có thể đánh cắp chúng.

Chưởng lý Chưởng lý Damian Williams tuyên bố ông Schulte đã bị cáo buộc một trong những hành động gián điệp trắng trợn và gây tổn hại nhất trong lịch sử Mỹ.

Ngoài những tội danh trên, ông Schulte còn bị cáo buộc sở hữu và vận chuyển nội dung khiêu dâm trẻ em và đang chờ xét xử.

Tới thời điểm hiện tại, cựu nhân viên CIA vẫn không nhận tội và Tòa án liên bang cũng chưa đưa ra mức án liên quan đến các tội danh mà Schulte đang bị truy tố.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Thursday, July 14, 2022

Độc đáo máy xử lý phân gà bằng năng lượng sinh học

Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch vừa nghiên cứu, chế tạo thành công "Máy ủ phân gà dạng bồn đứng năng suất 2 m3/ngày", thạc sĩ Đào Vĩnh Hưng chủ nhiệm đề tài nghiên cứu này cho biết: "Máy ủ phân gà được thiết kế sử dụng nguyên lý lên men tự nhiên theo phương thẳng đứng, máy ủ chỉ sử dụng phân gà tươi nguyên chất 100%, không cần dùng thêm men vi sinh và phế phụ phẩm".

Cũng theo lời đại diện Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, thì máy ủ phân gà có 2 ưu điểm về môi trường và kinh tế. Đã xử lý môi trường ngay trong khuôn viên trang trại, bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh. Giúp nâng cao chất lượng của phân hữu cơ từ phân gà.

Độc đáo máy xử lý phân gà bằng năng lượng sinh học - Ảnh 1.

“Máy ủ phân gà dạng bồn đứng năng suất 2 m3/ngày” do Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch nghiên cứu, chế tạo (Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp)

Đặc biệt như đã nói ở trên là máy rất tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường, vì nguồn năng lượng dùng cho máy ủ hoạt động gồm 80% là năng lượng sinh học, sinh ra từ quá trình lên men tự nhiên bên trong máy ủ, và 20% còn lại từ năng lượng mặt trời. Nguồn khí thải cũng được xử lý khử mùi, giúp an toàn cho môi trường.

Theo thạc sĩ Đào Vĩnh Hưng hiện nay các trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng trên cả nước phát triển nhiều về quy mô và số lượng. Tuy nhiên, việc xử lý phân gà đang gặp nhiều khó khăn như một số loại phân (thực hiện bằng phương pháp ủ hở) có bổ sung men vi sinh, phụ gia được ghi nhận rất khó bán; nguồn năng lượng sinh học được tạo ra từ khối ủ bị thất thoát ra môi trường; một số địa phương không cho phép vận chuyển phân từ nguồn động vật nếu chưa chưa qua xử lý, sơ chế.

Trong khi đó, trên thị trường ghi nhận sự góp mặt của nhiều hệ thống máy ủ phân gà dạng bồn đúc được nhập từ Nhật, Đức, Trung Quốc với ưu điểm công suất cao, thời gian cho ra sản phẩm nhanh, song giá thành của trọn bộ các giải pháp này thường rất cao, cũng như phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu men vi sinh độc quyền từ đối tác.

Với giải pháp "Máy ủ phân gà dạng bồn đứng" của Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch chế tạo đã giúp khắc phục những hạn chế vừa kể trên. Sau khi xử lý phân gà thành phẩm đạt tiêu chuẩn của phân hữu cơ và phân hữu cơ vi sinh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

"Máy ủ phân gà dạng bồn đứng" của Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch bước đầu đã được ứng dụng tại Trang trại gà Hải Anh ECO thuộc Công ty TNHH Hải Anh ECO (Khánh Hòa).

Đức Huy

Dien Dan Rao Vat

Wednesday, July 13, 2022

Youtube triển khai chế độ “hình trong hình”cho người dùng iPhone, iPad

YouTube đã bắt đầu triển khai chế độ “hình trong hình” (PiP) cho tất cả người dùng iPhone và iPad trên toàn thế giới.

"Chế độ ‘hình trong hình’ của YouTube đã có sẵn cho hệ điều hành iOS và iPadOS. Chế độ này cho phép bạn có thể xem video trong khi sử dụng các ứng dụng khác. Chế độ sẽ kích hoạt trong vài ngày tới" - chuyên trang công nghệ The Verge dẫn thông báo của Google cho hay.

Google tiết lộ những người đăng ký YouTube Premium (trả phí) sẽ có quyền truy cập vào tính năng này ở bất cứ nơi đâu, miễn khu vực có thể tải YouTube Premium và sử dụng ứng dụng này để xem nội dung video.

"Đối với người dùng YouTube miễn phí, chế độ ‘hình trong hình’ mới chỉ khả dụng ở Mỹ. Ngoài ra, người dùng iPhone và iPad vẫn có thể sử dụng được tính nay năng này, trừ nội dung âm nhạc" - thông báo cho biết thêm.

Youtube triển khai chế độ “hình trong hình”cho người dùng iPhone, iPad - Ảnh 1.

Chế độ "hình trong hình" của YouTube đã có sẵn cho iPhone và iPad. Ảnh: Google

Google hồi tháng 6-2021 từng tuyên bố tung ra tính năng "PiP" nhưng chỉ cho người dùng đăng ký YouTube Premium

Để xem liệu bạn có quyền truy cập vào tính năng "PiP" hay không, hãy truy cập ứng dụng YouTube. Tiếp đến vào mục Thử phát video, sau đó rời ứng dụng YouTube để chuyển đến màn hình chính của bạn hoặc một ứng dụng khác.

Nếu chế độ "hình trong hình" được bật cho tài khoản của bạn, video sẽ tự động xuất hiện trong một cửa sổ nổi.

Ta cũng có thể kiểm tra tính năng "PiP" bằng cách nhấn vào Ảnh hồ sơ cá nhân ở trên cùng bên phải của ứng dụng YouTube, đi tới Cài đặt chung và kiểm tra nút bật/tắt có ghi chú "Picture in Picture" hay không.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Elon Musk “bỏ của chạy lấy người”, Twitter đâm đơn kiện

Đơn kiện được Twitter gửi đến Tòa án bang Delaware hôm 12-7. Nội dung đơn kiện buộc tỉ phú người Mỹ phải hoàn thành việc sáp nhập với mức đã thỏa thuận 54,20 USD trên mỗi cổ phiếu của Twitter.

"Elon Musk không thể tự do thay đổi quyết định, gây ảnh hưởng và làm gián đoạn hoạt động Twitter, phá hủy giá trị cổ phiếu và sau đó dễ dàng bỏ đi" - nội dung đơn kiện có đoạn.

Trong một hồ sơ riêng, mạng xã hội khổng lồ này đã yêu cầu Tòa án bang Delaware lên lịch xét xử 4 ngày vào giữa tháng 9.

"Twitter dường như sẽ chiếm ưu thế khi công khai những thông tin về vụ kiện. Hồ sơ của Twitter nhấn mạnh Musk đã hối hận với thương vụ và đó là lý do ông quyết định từ bỏ thỏa thuận" - GS Brian Quinn thuộc Đại học Luật Boston - Mỹ nhận định.

Các chuyên gia cũng nhận định rằng vụ kiện có thể sẽ trở thành một trong những cuộc đấu tố pháp lý lớn nhất trong lịch sử Phố Wall, liên quan đến một trong những doanh nhân giàu có nhất thế giới.

Elon Musk “bỏ của chạy lấy người”, Twitter đâm đơn kiện - Ảnh 1.

Tỉ phú Elon Musk từng "mơ mộng" biến Twitter thành cỗ máy kiếm tiền. Ảnh: TNW

Đơn kiện diễn ra trong bối cảnh tỉ phú người Mỹ hôm 8-7, tuyên bố chấm dứt thương vụ thâu tóm Twitter với giá 44 tỉ USD. Lý do được Musk đưa ra là Twitter "vi phạm thỏa thuận khi không phản hồi các yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản giả mạo trên nền tảng ứng dụng".

Twitter gọi những lý do mà Musk nêu ra là cái cớ thiếu công bằng và cho rằng quyết định "bỏ của chạy lấy người" của ông có liên quan đến kế hoạch tác động vào thị trường chứng khoán, đặc biệt là đối với cổ phiếu công nghệ.

Twitter cũng cáo buộc Musk bí mật tích lũy cổ phiếu trong công ty từ tháng 1 đến tháng 3 mà không tiết lộ chính xác các giao dịch mua đáng kể của mình cho các nhà quản lý.

Cổ phiếu của Twitter đã đóng cửa ở mức 34,06 USD vào ngày 12-7, tăng 4,3% nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với mức trên 50 USD đạt được khi thỏa thuận được hội đồng quản trị của Twitter chấp nhận vào cuối tháng 4.

Tỉ phú Elon Musk đã đạt được thỏa thuận mua lại mạng xã hội khổng lồ Twitter với giá 44 tỉ USD vào hồi cuối tháng 4. Vị doanh nhân nổi tiếng này có hơn 80 triệu người theo dõi trên Twitter kể từ khi tham gia vào năm 2009.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Thực hư thông tin rao bán dữ liệu của 30 triệu hồ sơ người dùng từ website về giáo dục

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT),  ngày 8-7, trên một diễn đàn trực tuyến, có thông tin rao bán dữ liệu của 30 triệu hồ sơ người dùng, được thu thập từ website về giáo dục, kèm theo mẫu dữ liệu là thông tin của một số giáo viên và học sinh ở Việt Nam.

Thực hư thông tin rao bán dữ liệu của 30 triệu hồ sơ người dùng từ website về giáo dục - Ảnh 1.

Bộ GD-ĐT lên tiếng về nghi vấn rao bán dữ liệu của 30 triệu hồ sơ người dùng từ website về giáo dục

Ngay sau khi nhận được thông tin về nghi vấn trên, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, rà soát. Kết quả kiểm tra, xác minh ban đầu từ các mẫu dữ liệu (do người rao bán chia sẻ) thông qua dung lượng dữ liệu, cấu trúc dữ liệu, trường dữ liệu, độ chính xác dữ liệu và logic sắp xếp dữ liệu cho thấy, nguồn dữ liệu này khác với hệ thống cơ sở dữ liệu ngành giáo dục do Bộ GD-ĐT quản lý. 

Hiện nay, Bộ GD-ĐT đã, đang phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Công an để tiếp tục xác minh, đồng thời tiếp tục rà quét, kiểm tra các hệ thống bảo mật để đảm bảo an toàn thông tin. 

Bộ GD-ĐT lưu ý các doanh nghiệp, các tổ chức cung cấp dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin cho ngành giáo dục như: hệ thống học trực tuyến, hệ thống thi trực tuyến, hệ thống quản lý trực tuyến chủ động rà quét, kiểm tra và khắc phục các lỗ hổng về bảo mật (nếu có) để đảm bảo an toàn cho các hệ thống dịch vụ. Trong trường hợp phát hiện nghi vấn không đảm bảo an toàn thông tin, đề nghị các doanh nghiệp, tổ chức liên hệ với các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Công an, Bộ GD-ĐT (qua Cục Công nghệ thông tin) để phối hợp giải quyết.

Yến Anh

Dien Dan Rao Vat

Tuesday, July 12, 2022

Bất ngờ về niềm tin của nhà đầu tư với Bitcoin

Thị trường tiền điện tử thời gian qua gặp nhiều biến động khi giá trị đồng Bitcoin có thời điểm đã giảm tới 70% so với lúc đỉnh cao vào tháng 11-2021.

Không chỉ Bitcoin mà nhiều đồng tiền điện tử khác cũng sụt giảm cùng với đà suy thoái chung của nền kinh tế thế giới. Do đó, những tưởng có rất ít lý do thúc đẩy người đầu tư nắm giữ Bitcoin và các loại tiền mã hóa nói chung ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, dữ liệu cuộc khảo sát về niềm tin và xu hướng của nhà đầu tư tiền điện tử do Appinio (công ty chuyên nghiên cứu khảo sát thị trường của Đức) thực hiện lại cho kết quả hết sức bất ngờ.

Theo đó, hơn 55% nhà đầu tư tiền điện tử tham gia khảo sát cho biết vẫn đang nắm giữ các loại tiền mã hóa. Chỉ 8% số người được hỏi cho hay đã cắt lỗ bằng cách bán tháo lượng tiền mã hóa mà mình đang sở hữu ra thị trường.

Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy một bộ phận lớn các nhà đầu tư vẫn còn niềm tin vào sự tăng trưởng của Bitcoin nói riêng và các loại tiền mã hóa khác nói chung. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 33% các nhà đầu tư tại Mỹ có tham gia thị trường tiền số. Chưa hết, 40% nhà đầu tư tin rằng Bitcoin là cơ hội đầu tư tốt nhất trong 3 tháng tới.

Bất ngờ về niềm tin của nhà đầu tư với Bitcoin - Ảnh 1.

Nhiều nhà đầu tư vẫn đặt niềm tin vào Bitcoin. Ảnh: Cointelegraph

Đánh giá riêng về các nhà đầu tư Mỹ, Appinio nhận thấy 65% số người Mỹ được hỏi vẫn giữ các khoản đầu tư tiền điện tử và tự tin với lựa chọn của mình.

Dữ liệu mới đây của LookIntoBitcoin đánh giá giai đoạn hiện nay là thời kỳ Bitcoin đang được định giá thấp so với giá trị hợp lý của nó. Đây cũng chính là cơ hội tốt cho những người muốn mua và sở hữu Bitcoin. Việc mua Bitcoin vào lúc này có thể tạo ra mức lợi nhuận vượt trội.

Thông tin trên diễn ra trong bối cảnh giá Bitcoin đang duy trì quanh mốc 20.000 USD. Theo Cointelegraph, hiện chỉ còn 26.284 địa chỉ ví đang nắm giữ lượng Bitcoin có trị giá lớn hơn 1 triệu USD. Điều này đồng nghĩa, 75% số lượng triệu phú Bitcoin đã biến mất chỉ trong vòng chưa đầy 9 tháng qua.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Hai gã khổng lồ công nghệ Alibaba, Tencent bị phạt

"Cơ quan quản lý thị trường Trung Quốc vừa phạt hàng loạt công ty, bao gồm 2 gã khổng lồ Alibaba và Tencent, do không tuân thủ quy tắc chống độc quyền liên quan đến việc báo cáo các giao dịch trong quá khứ" - thông tin từ hãng Reuters cho hay.

Trong danh sách Cục Quản lý thị trường Trung Quốc (SAMR) vừa công bố có tổng cộng 28 thương vụ vi phạm quy định chống độc quyền. Trong đó, có tới 5 thương vụ liên quan đến Alibaba, bao gồm cả thương vụ mua cổ phần công ty con Youku Tudou, nền tảng phát trực tuyến vào năm 2021. Còn với Tencent tham gia vào 12 thương vụ nêu trong danh sách của SAMR.

Mức phạt cũng được SAMR công bố. Theo đó, Alibaba bị phạt khoảng 2,5 triệu nhân dân tệ (372.761 USD), trong khi Tencent bị phạt 6 triệu nhân dân tệ (896.245 USD).

Hai gã khổng lồ công nghệ Alibaba, Tencent bị phạt - Ảnh 1.

Thời gian qua, nhiều hãng công nghệ Trung Quốc bị phạt nặng do vi phạm chống độc quyền. Ảnh: CNBC.

Ngành công nghệ là một trong các mục tiêu chính trong việc trấn áp chống độc quyền được giới chức Trung Quốc khởi xướng từ cuối năm 2020. Theo Luật chống độc quyền, mức phạt tối đa trong mỗi vụ là 500.000 nhân dân tệ, tương đương 74.688 USD.

Đây là cú đánh thứ hai liên tiếp nhà chức trách Trung Quốc nhắm vào Alibaba do vi phạm chống độc quyền, lần gần nhất vào đầu năm 2021.

SAMR tuyên bố sẽ tiếp tục đẩy nhanh xử lý các trường hợp vi phạm và hỗ trợ đầy đủ cho sự phát triển của những công ty liên quan.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Saturday, July 9, 2022

Tính năng "siêu bảo mật" cùa iPhone dành cho các chính trị gia, nhà báo

Theo hãng tin Bloomberg dẫn thông báo của Apple, Lockdown Mode là cấp độ bảo mật cực đoan và có tính tùy chọn. Nếu kích hoạt, nó sẽ chặn các tệp đính kèm trong tin nhắn, tắt xem trước liên kết, vô hiệu hóa một số công nghệ duyệt web mặc định. Tính năng này còn chặn lời mời và cuộc gọi FaceTime từ các nguồn không xác định, tắt chức năng thêm hồ sơ cấu hình mới hoặc đăng ký quản lý thiết bị di động....

Tính năng siêu bảo mật cùa iPhone dành cho các chính trị gia, nhà báo - Ảnh 1.

Lockdown Mode là tính năng tuỳ chọn giúp bảo mật iPhone tốt hơn. Ảnh: Apple

Lockdown Mode sẽ có mặt trên iOS 16, iPadOS 16 và macOS Ventura. Apple dự kiến sẽ tung ra chế độ ‘siêu bảo mật’ Lockdown Mode vào nửa cuối năm 2022.

Tính năng này được đánh giá sẽ tăng khả năng bảo mật của iPhone, iPad và MacBook cho những người dùng như nhà báo, nhà hoạt động xã hội và chính trị gia. Chuyên gia Mark Gurman của Bloomberg nhận định tính năng Lockdown Mode không dành cho số đông. Do đó, người dùng được khuyến cáo nên cân nhắc kích hoạt vì có thể khiến trải nghiệm thiết bị không liền mạch.

Apple quyết định bổ sung tính năng Lockdown Mode trong bối cảnh sau khi phần mềm gián điệp Pegasus bị phát hiện có thể theo dõi người dùng một cách tinh vi. Phần mềm này khai thác lỗ hổng zero-day trên iPhone, tạo điều kiện mã độc âm thầm xâm nhập vào điện thoại và đọc dữ liệu trên đó, bao gồm cả tin nhắn và các thông tin liên lạc khác.

Cuối năm 2021, Apple đã khẩn cấp vá lỗ hổng và khuyến cáo người dùng nên cập nhật phiên bản hệ điều hành mới nhất. Họ cũng khởi kiện NSO Group, công ty Israel phát triển Pegasus. Sau đó, NSO Group đã bán phần mềm này cho các cơ quan chính phủ, giúp họ cài chương trình gián điệp vào iPhone.

Liên minh 17 tổ chức truyền thông quốc tế hồi tháng 7-2021 đã cáo buộc Pegasus được sử dụng để đánh cắp dữ liệu từ các nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền và lãnh đạo, quan chức cấp cao của một số quốc gia.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã từng là nạn nhân của một vụ tấn công điện thoại cá nhân và ông phải đổi điện thoại, thay số liên lạc.

Như Yên

Dien Dan Rao Vat

“Có biến” trong thương vụ tỉ phú Elon Musk mua lại Twitter?

Tờ Washington Post mới đây tiết lộ thương vụ mua lại Twitter trị giá 44 tỉ USD "đang gặp nguy hiểm" do tỉ phú Elon Musk yêu cầu Twitter cung cấp thêm thông tin về tỷ lệ tài khoản giả mạo trên nền tảng.

Tỉ phú Elon Musk đã đạt được thỏa thuận mua lại mạng xã hội khổng lồ Twitter với giá 44 tỉ USD vào hồi cuối tháng 4. Vị doanh nhân nổi tiếng này có hơn 80 triệu người theo dõi trên Twitter kể từ khi tham gia vào năm 2009.

"Hiện tại, nhóm của Elon Musk đã ngừng tham gia vào các cuộc thảo luận với mạng xã hội khổng lồ. Họ cho rằng không thể xác minh số liệu tài khoản giả mạo của Twitter và chuẩn bị thay đổi định hướng" - Washington Post cho hay.

Nguồn tin cũng tiết lộ ngay cả khi từ bỏ thương vụ đình đám thâu tóm Twitter thì Elon Musk cũng không phải trả khoản phí bồi thường 1 tỉ USD. Do đó, Twitter có thể sẽ cố gắng tìm cách giữ chân vị tỉ phú này với các điều khoản ban đầu bằng cách tuyên bố lý do rút lui của Musk không liên quan đến hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty.

“Có biến” trong thương vụ tỉ phú Elon Musk mua lại Twitter? - Ảnh 1.

Tỉ phú Elon Musk từng dự định biến Twitter thành cỗ máy kiếm tiền. Ảnh: TNW

Tiết lộ "động trời" của báo Mỹ diễn ra trong bối cảnh tuần trước Twitter đã tổ chức một cuộc họp để giải thích về cách mà họ xác định số lượng tài khoản giả mạo trên nền tảng của mình. Công ty cho biết các nhân viên đã được đào tạo sử dụng dữ liệu và tín hiệu nội bộ để đưa ra con số dưới 5% người dùng là tài khoản giả mạo.

Chưa biết chắc chắn liệu tỉ phú Elon Musk có "quay xe" với Twitter hay không nhưng giá trị cổ phiếu của mạng xã hội này đã giảm 4%. Hiện vẫn chưa thấy vị doanh nhân người Mỹ đưa ra bất cứ bình luận gì liên quan đến vụ việc.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Dồn sức phát triển trung tâm số

Trong xu hướng tất cả các lĩnh vực công nghệ trở thành dịch vụ, dịch vụ cung cấp internet trở thành một nguồn lợi to lớn trong nền kinh tế số. Một nước dù không phải là một trung tâm công nghệ nhưng vẫn có thể trở thành một trung tâm kết nối số. Việt Nam có tiềm lực để phát triển dịch vụ này.

Vị trí đắc địa là lợi thế

Trên thế giới hiện nay có khá nhiều thành phố là những trung tâm internet (internet hub-IH) quốc tế. Theo trang Capacitymedia.com, hiện một số nước đã phát triển những IH hàng đầu thế giới như Frankfurt (Đức), London (Anh), Amsterdam (Hà Lan), Paris (Pháp), Stockholm (Thụy Điển), Marseille (Pháp), Hồng Kông (Trung Quốc), New York (Mỹ)…

Dồn sức phát triển trung tâm số - Ảnh 1.

Chuyên viên kỹ thuật kiểm tra hệ thống máy chủ tại một trung tâm dữ liệu của VNPT .Ảnh: MINH TRÍ

Vị trí đắc địa rất quan trọng để phát triển IH. Thành phố Marseille chỉ trong vòng 5 năm đã trở thành một IH hàng đầu thế giới cũng có phần ở lợi thế vị trí địa lý độc đáo. Nằm ở ngã tư giữa châu Âu, châu Phi và Trung Đông và có cảng hàng hải lịch sử, Marseille có một di sản đáng kinh ngạc: tập hợp 14 cáp viễn thông quốc tế ngầm, bao gồm cả các tuyến cáp mới như AAE-1 và SEA-ME-WE 5, kết nối châu Âu, châu Phi, Trung Đông và châu Á. Đến năm 2025, số lượng tuyến cáp internet quốc tế dự kiến sẽ tăng lên hơn 20 và dung lượng tối đa trên các cáp này dự kiến sẽ tăng gấp 4 lần từ 160Tbps vào năm 2019 lên 640Tbps. Theo Capacitymedia.com, trong thế giới mạng, vị trí tốt có nghĩa là độ trễ tốt. Với lợi thế về địa lý, Marseille cung cấp các kết nối có độ trễ thấp với các mạng ở Trung Đông, Bắc Phi hoặc Trung Phi. Sự gần gũi của Marseille với các khu vực này có thể tiết kiệm chi phí băng thông lên đến 75%.

Tương tự Marseille, Việt Nam có vị trí địa lý đặc biệt nằm trên bờ Thái Bình Dương, gần trung tâm khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC); trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. Với lợi thế "mặt tiền" trông ra Thái Bình Dương, Việt Nam đóng vai trò then chốt về kinh tế và cung ứng dịch vụ logistics cho các quốc gia trong và ngoài khu vực. Vì vậy, mục tiêu của Việt Nam không chỉ xây dựng một IH mà còn là trung tâm số (digital hub-DH), làm dịch vụ số trên nền internet.

Ngay trong dự thảo Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đã đặt ra các yêu cầu phát triển internet Việt Nam trong giai đoạn tới, trong đó Việt Nam sẽ trở thành một DH - trung chuyển, kết nối, lưu trữ và xử lý dữ liệu của khu vực và thế giới.

Doanh nghiệp chung tay

Cơ sở hạ tầng internet - viễn thông chính là nền tảng cho chuyển đổi số toàn diện quốc gia, cho chính phủ số và kinh tế số.

Ngay sau lễ khai trương mạng internet ở Việt Nam ngày 19-11-1997, Việt Nam đã kết nối với xa lộ thông tin của thế giới và hiện cơ sở hạ tầng internet đã có bước phát triển đột phá. Năm 2021, Việt Nam đạt con số 71 triệu người sử dụng internet (chiếm 2/3 dân số cả nước) và có tốc độ tăng trưởng lưu lượng internet hơn 40%. Hạ tầng internet Việt Nam trong năm 2022 sẽ được đầu tư lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng.

Về trung tâm dữ liệu (DC), trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp lớn đã đầu tư mạnh vào DC để sẵn sàng vươn ra khu vực và thế giới. Nhiều hệ thống DC hiện đại đã được xây dựng để góp phần đồng bộ, hoàn thiện hạ tầng số quốc gia. Đơn cử, tháng 5-2022, Tập đoàn Công nghệ CMC đưa vào vận hành DC Tân Thuận (TP HCM) hiện đại, an toàn hàng đầu Việt Nam và khu vực APAC. DC Tân Thuận có khả năng kết nối và cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp với hệ thống 1.200 tủ mạng (rack) công suất cao lên tới 20 KW/rack trong khu vực rộng 10.000 m². Đặc biệt, DC Tân Thuận là DC đầu tiên và duy nhất hiện nay của Việt Nam được cấp chứng chỉ Uptime Tier III cho cả thiết kế và xây dựng. Hiện CMC sở hữu 3 DC trung lập.

Tập đoàn Viettel có 4 DC tại Hà Nội, TP HCM và Bình Dương với 3.000 rack tiêu chuẩn 42U, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế Tier III. Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã đầu tư cho hệ thống hạ tầng cơ sở internet và DC đủ tiềm lực để phục vụ công cuộc chuyển đổi số toàn diện quốc gia, lưu trữ các cơ sở dữ liệu quốc gia, trục liên thông văn bản quốc gia, trục truyền dẫn quốc gia… VNPT đang vận hành và khai thác hệ thống IDC quy mô lớn ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM. VNPT cũng hợp tác với Amazon Web Service và các doanh nghiệp lớn nước ngoài nhằm bổ trợ cho hạ tầng hiện có của mình.

Công ty FPT hiện sở hữu 2 DC tại Hà Nội và TP HCM để phục vụ khách hàng cùng với băng thông kết nối trong nước với các ISP khác lớn hơn 500Gbps, tổng băng thông kết nối đi quốc tế lên đến 380 Gbps qua các hướng Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore. Công ty VNG là nhà cung cấp điện toán đám mây với 2 DC chuẩn quốc tế đặt tại Việt Nam.

Để thực hiện được chiến lược trên, các chuyên gia đều thống nhất rằng cộng đồng internet Việt Nam, các tổ chức, doanh nghiệp cần chung tay, hợp tác phát triển đưa Việt Nam trở thành trung tâm kết nối số. 

Hạ tầng số là điều kiện tiên quyết

Tại Hội nghị Internet Việt Nam 2022 với chủ đề "Tương lai của internet" do Trung tâm Internet Việt Nam VNNIC (Bộ TT-TT) tổ chức cuối tháng 6-2022, các chuyên gia Việt Nam và quốc tế nhận định Việt Nam đang có cơ hội lớn để trở thành điểm kết nối và lưu trữ dữ liệu của khu vực ASEAN và APAC. Tại hội nghị, ông Đặng Tùng Sơn, Phó Tổng Giám đốc CMC Telecom (CMC), nhấn mạnh: "Để bắt kịp con tàu 4.0 và trở thành trung tâm thì điều kiện tiên quyết chính là hạ tầng số". Chiến lược của CMC trong lĩnh vực viễn thông là hợp tác với những hãng công nghệ hàng đầu thế giới nhằm đưa Việt Nam thành một trung tâm số trung chuyển trong khu vực, bên cạnh Hồng Kông hay Singapore".

Phạm Hồng Phước

Dien Dan Rao Vat