January 2023 ~ DIỄN ĐÀN RAO VẶT

Tuesday, January 31, 2023

Xu hướng công nghệ nào được đầu tư mạnh nhất năm 2023?

Công ty Tư vấn và Phân tích dữ liệu toàn cầu GlobalData (Anh) vừa có báo cáo xu hướng công nghệ được đầu tư mạnh trong năm 2023.

Theo đó, AI ước tính có mức đầu tư trị giá 93 tỉ USD, tăng 12% so với năm trước đó. Dành khoản ngân sách lớn vào AI, các nhà đầu tư mong đợi nó có khả năng tăng tốc và tăng cường đáng kể các công nghệ khác bao gồm robot, điện toán lượng tử và internet vạn vật (IoT).

Trong một cuộc thăm dò ý kiến ​​về công nghệ do GlobalData thực hiện vào Quý III/2022, 57% số người được hỏi trả lời rằng AI sẽ thực hiện đúng mọi lời hứa nó đã đưa ra.

Xu hướng công nghệ nào được đầu tư mạnh nhất năm 2023? - Ảnh 1.

Trí tuệ nhân tạo tiếp tục là xu hướng công nghệ chủ đạo và được đầu tư lớn trong năm 2023. Ảnh: Investment Monitor

Thị trường điện toán đám mây toàn cầu sẽ trị giá 734 tỉ USD vào cuối năm 2023, tăng 15% so với năm 2022.

Cùng với tầm quan trọng ngày càng tăng đối với hoạt động của doanh nghiệp, điện toán đám mây sẽ là động lực quan trọng, cùng với trí tuệ nhân tạo, cho các công nghệ mới nổi như robot và IoT, vốn yêu cầu quyền truy cập liên tục vào các dải dữ liệu lớn.

Metaverse là nơi người dùng chia sẻ trải nghiệm và tương tác trong thời gian thực trên một hệ thống thế giới ảo được thiết kế tinh vi. Giá trị đầu tư vào Metaverse trong năm nay có thể lên đến 800 tỉ USD. Thực tế, tỉ phú Mark Zuckerberg (CEO Meta) đã đầu tư hàng tỉ USD để phát triển Metaverse và xem đây là hướng đi của tương lai.

Xu hướng công nghệ nào được đầu tư mạnh nhất năm 2023? - Ảnh 2.

Tỉ phú công nghệ Mark Zuckerberg nói chuyện với hình đại diện của chính mình trong sự kiện đổi tên thương hiệu Facebook thành Meta. Ảnh: Reuters

Thị trường ngành an ninh mạng toàn cầu ước tính sẽ tăng từ 125,5 tỉ USD năm 2020 lên 198 tỉ USD vào năm 2025 với tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm khoảng 9,5%. Dự báo dù 2023 sẽ là một năm đầy thách thức với tội phạm mạng gia tăng và sự phụ thuộc ngày càng tăng vào các chuyên gia an ninh mạng, trong khi tình trạng thiếu hụt kỹ năng vẫn tiếp diễn. Năm 2023 cũng sẽ chứng kiến ​​AI ngày càng góp mặt trong cuộc chiến chống lại các cuộc tấn công mạng cũng như đưa ra lời khuyên chặt chẽ hơn cho các bên bị ảnh hưởng.

Ngành công nghiệp robot được định giá 45,3 tỉ USD vào năm 2020 và dự kiến ​​sẽ tăng trưởng gộp hàng năm khoảng khoảng 29% lên 568 tỉ USD vào năm 2030. Dữ liệu và phân tích của GlobalData chỉ ra rằng lạm phát gia tăng, gián đoạn chuỗi cung ứng… đang thúc đẩy cuộc cách mạng tự động hóa. Thị trường robot dịch vụ sẽ tạo ra doanh thu 55,2 tỉ USD, thị trường máy bay không người lái toàn cầu sẽ đạt 24,5 tỉ USD vào năm 2023. Sở dĩ ngành robot tăng trưởng mạnh bởi thừa hưởng sự tiến bộ của công nghệ AI và sự gia tăng các hoạt động ngoài tầm nhìn trực quan. Tuy nhiên, thách thức đối với ngành robot sẽ bao gồm chi phí năng lượng gia tăng và sự mong manh của chuỗi cung ứng, ngay khi các mục tiêu sản xuất bắt đầu tăng lên.

Thị trường IoT dành cho doanh nghiệp toàn cầu sẽ tăng lên 650 USD vào năm 2023, trong đó 315 tỉ USD đến từ các thành phố thông minh và 335 tỉ USD đến từ Internet công nghiệp. Internet vạn vật sẽ tiếp tục phát triển vào năm 2023 bất chấp tình hình kinh tế buộc các doanh nghiệp phải hợp lý hóa chi tiêu.

Sự sụp đổ của nền tảng FTX vào tháng 11-2022 đã kết thúc một năm đầy thách thức đối với ngành công nghiệp tiền điện tử trị giá 840 tỉ USD và gây ra làn sóng chấn động khắp hệ thống tài chính toàn cầu. Song chính sự cố FTX lại có khả năng thúc đẩy tiến bộ đáng kể vào năm 2023 đối với khung pháp lý của Mỹ và họ sẽ bắt kịp thị trường EU trong quy định về Tài sản tiền điện tử.

Năm nay, trọng tâm sẽ là điều chỉnh tiền điện tử để bảo vệ tốt hơn nhà đầu tư, bằng cách yêu cầu họ báo cáo bằng chứng về khoản dự trữ và không trộn lẫn tài sản. Với quy định mới, thị trường tiền điện tử sẽ chứng kiến ​​​​sự tăng trưởng ngày càng tăng.

Bằng Hưng (Theo Investment Monitor)

Dien Dan Rao Vat

"Cha đẻ" ChatGPT ra mắt công cụ xác định văn bản do AI tạo ra hay con người viết

Công cụ mới được OpenAI đặt tên "Trình phân loại văn bản AI", ra mắt hôm 31-1 (giờ Mỹ). Công ty có trụ sở tại San Francisco - Mỹ mô tả đây là "mô hình GPT được tinh chỉnh để xác định khả năng một đoạn văn bản được tạo bởi AI hay bởi con người".

Sau khi xem xét văn bản, công cụ mới của OpenAI sẽ đánh giá theo các mức độ khác nhau để kết luận văn bản đó có phải do AI tạo ra hay không.

"Mục đích sử dụng của chúng tôi khi tạo ra ‘Trình phân loại văn bản AI’ là để phân biệt sự khác nhau giữa nội dung do con người viết ra và nội dung do AI tạo ra" - Công ty OpenAI cho biết - "Kết quả có thể hữu ích nhưng không phải là bằng chứng duy nhất khi quyết định liệu một văn bản có phải được tạo bằng AI hay không".

OpenAI ra mắt công cụ xác định văn bản do AI tạo ra hay con người viết - Ảnh 1.

ChatGPT ra mắt ngày 30-11-2022, là một chương trình kết hợp với trí tuệ nhân tạo để tương tác với con người. Chương trình sử dụng thuật toán chọn từ dựa trên bài học rút ra từ việc quét hàng tỉ đoạn văn bản trên internet. Từ đó, cho phép máy tính trò chuyện và đáp ứng những câu hỏi từ phía người dùng trong thời gian thực.

Do đó, người có thể yêu cầu ChatGPT thực hiện loạt nhiệm vụ, chẳng hạn như thu thập thông tin, sửa mã máy tính bị hỏng, tạo lời rap theo phong cách Snoop Dogg, soạn kịch bản cho các cảnh giả định, viết các bài luận hay yêu cầu "trích cho tôi một câu thơ trong Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du …

Khả năng của ChatGPT đã gây lo ngại cho nhiều nhà giáo dục. Thậm chí, Cơ quan Giáo dục Thành phố New York _Mỹ đã cấm ChatGPT khỏi các thiết bị và mạng của trường học vào đầu tháng 1, với lý do lo ngại về "tác động tiêu cực đến việc học tập của học sinh".

Chính điều đó cũng đã thúc đẩy nỗ lực tạo ra các cụ phát hiện văn bản do AI tạo ra của OpenAI.

Tuy nhiên, "Trình phân loại văn bản AI" của OpenAI vẫn có một số hạn chế. Viết mẫu phải có ít nhất 1.000 ký tự, hoặc khoảng 150-250 từ. OpenAI cũng thừa nhận rằng công cụ này không phải lúc nào cũng chính xác — văn bản do AI tạo ra có thể được chỉnh sửa để tránh các công cụ phát hiện và trình phân loại văn bản có thể xác định sai cả mẫu do AI tạo ra và mẫu do con người viết.

Bằng Hưng (Theo NBC)

Dien Dan Rao Vat

Monday, January 30, 2023

Trang bị năng lực kiểm soát để sống chung với ChatGPT

Chính Elon Musk, một trong những nhà sáng lập của OpenAI, đã phải đánh giá về ChatGPT là "đáng sợ" bởi sức mạnh trí tuệ "khủng khiếp" của nó. ChatGPT là một cỗ máy phản hồi thông minh gọi là chatbot, nhưng mạnh hơn tất cả các chatbot hiện có nhờ kho dữ liệu tri thức khổng lồ mà nó được "dạy" cho. Giáo sư Michael Wooldridge, chuyên về AI tại Viện Alan Turing (Anh), cho rằng phải mất 1.000 đời người mới có thể đọc hết khối lượng kiến thức mà ChatGPT hiện có được. Trong khi đó, với công nghệ Máy học (Machine Learning), Học sâu (Deep Learning), Dữ liệu lớn (Big data)… cỗ máy ChatGPT sẽ không ngừng tự học, bổ sung tri thức cho mình.

Mặc dù hiện nay chỉ một số ít nước là có thể đăng ký tài khoản OpenAI để sử dụng ChatGPT, nhưng ngày càng có thêm nhiều người ở Việt Nam đã có thể truy cập được siêu chatbot này (bằng cách sử dụng số điện thoại ở nước ngoài, dùng công nghệ VPN…). Vào thời điểm này, ChatGPT đã hiểu và thông thạo tiếng Việt, thậm chí đã có thể viết bài, làm thơ bằng tiếng Việt.

Nhà báo Anh Henry Williams đã đặt ChatGPT viết một bài về cổng thanh toán. Chỉ 30 giây sau, ông đã nhận được một bài viết với chất lượng nội dung đạt yêu cầu của ông, mà nếu ông viết được như vậy thì cũng phải mất hàng giờ. Sau khi kiểm chứng và chỉnh sửa lại cho hoàn thiện, nhà báo Henry Williams đã gửi bài báo tới tòa soạn và được xuất bản với mức nhuận bút 615 USD.

Một số giảng viên đại học ở nước ngoài cho biết đã nhận được những bài luận do sinh viên nhờ ChatGPT viết mà chất lượng thì "đáng khen ngợi".

Tất nhiên, ChatGPT vẫn chỉ là một cỗ máy do con người phát triển và huấn luyện. Nó vẫn chưa thể hoàn hảo và vẫn là một trí tuệ nhân tạo - một trí thông minh máy móc, đòi hỏi người dùng phải có năng lực để kiểm chứng và hiệu chỉnh những gì nó tạo ra.

Bất luận thế nào, các siêu AI như ChatGPT chính là những thành tựu của công nghệ tiên tiến hiện đại. Con người phải chấp nhận chung sống với chúng. ChatGPT là một công cụ công nghệ nên việc sử dụng nó tốt xấu ra sao vẫn tùy thuộc vào người dùng. Vì vậy, với sức mạnh đặc biệt của ChatGPT, người ta cần phải cụ thể hóa những luật lệ để có thể tận dụng tối đa những cái tích cực của nó phục vụ con người. Trong khi không thể và cũng không nên, cố gắng ngăn cản hay xiềng xích các siêu AI như ChatGPT, người ta rất cần phải nhanh chóng trang bị cho mình năng lực kiểm soát chúng khỏi bị lạm dụng gây hại. Hãy tham khảo thế giới phản ứng ra sao!

Phạm Hồng Phước

Dien Dan Rao Vat

Nhân viên cũ tố Facebook âm thầm hút cạn pin điện thoại

Người đứng đơn tố cáo là nhà khoa học dữ liệu George Hayward, cựu nhân viên Meta, công ty mẹ của Facebook.

Chia sẻ với báo New York Times, nhà khoa học dữ liệu này khẳng định Facebook âm thầm hút kiệt pin điện thoại di động người dùng dưới danh nghĩa thử nghiệm tính năng hoặc phản hồi về sự cố ứng dụng. Phương pháp này được gọi là "thử nghiệm tiêu cực".

George Hayward, 33 tuổi, đầu quân cho Meta từ năm 2019 nhưng bị sa thải vào tháng 11 năm ngoái. Anh cho biết sở dĩ bị sa thải bởi từ chối thực hiện các yêu cầu thử nghiệm do việc này có thể gây hại cho người dùng.

Nhân viên cũ tố Facebook âm thầm hút cạn pin điện thoại - Ảnh 1.

Facebook bị nhân viên cũ tố âm thầm hút cạn pin điện thoại thông minh. Ảnh: India Times

Sau khi bị cho nghỉ việc, Hayward kiện Meta lên tòa án liên bang Manhattan. "Tôi đã nói với người quản lý điều này có thể gây hại đến người dùng và nhận được phản hồi rằng cách làm hại một số ít người sẽ giúp họ giúp đỡ được số đông" - Hayward viết trong đơn kiện.

"Nguyên tắc của bất cứ nhà khoa học dữ liệu nào là không làm tổn hại người dùng. Việc cố ý làm cạn kiệt pin của điện thoại di động thông minh có thể khiến người dùng gặp rủi ro, đặc biệt là trong một số trường hợp khẩn cấp" - Hayward chia sẻ.

Luật sư Dan Kaiser, người bảo vệ quyền lợi cho George Hayward, phân tích việc làm cạn pin trên điện thoại thông minh có thể khiến người dùng gặp nguy hiểm như trong trường hợp khẩn cấp cần liên lạc với cảnh sát hay nhân viên cứu hộ.

Hiện chưa rõ có bao nhiêu người dùng đã bị ảnh hưởng bởi những "thử nghiệm tiêu cực" từ Facebook. Mặt khác, đơn kiện cũng bị rút lại do các ràng buộc về điều khoản trong hợp đồng lao động giữa Hayward với Meta.

Meta chưa đưa ra bình luận gì về cáo buộc của cựu nhân viên George Hayward, người từng làm việc tại bộ phận ứng dụng Messenger.

Bằng Hưng (Theo India Times)

Dien Dan Rao Vat

Sunday, January 29, 2023

Cách đăng ký ChatGPT tại Việt Nam

Tạp chí Time (Mỹ) cho biết chỉ sau khoảng một tuần ra mắt, đã có hơn 1 triệu người dùng ChatGPT trên toàn cầu.

Tuy nhiên, hiện nhà phát triển OpenAI (có trụ sở tại San Francisco - Mỹ) mới chỉ cho phép đăng ký ChatGPT tại các nước châu Âu, châu Mỹ và một số quốc gia khác như Úc, Nhật Bản …, song chưa có tại Việt Nam.

Do đó, để đăng ký ChatGPT tại Việt Nam, bạn cần phải sử dụng VPN để đổi IP sang IP của các nước được hỗ trợ.

Cụ thể, cách đăng ký ChatGPT ở Việt Nam có thể tiến hành như sau:

Bước 1 : Nạp tiền vào sms-activate.org và chờ tin nhắn báo về.

Có thể nạp qua stripe (kết nối thẻ visa).

Nếu có ShopeePay thì chọn E-Wallet.

Khi nào đăng ký thành công, đến bước xác thực số điện thoại hãy mua sim (nên mua sim số của Mỹ để dễ nhận tin nhắn hơn)

Bước 2 : Vào trang beta.openai.com nếu bị chặn thì sử dụng extension Proxy của Chrome https://chrome.google.com/webstore/detail/touch-vpn-secure-and-unli/bihmplhobchoageeokmgbdihknkjbknd

Tạo tài khoản

Xác thực

Bị chặn

Kết nối vào Proxy.

Ấn F12 ở trình duyệt, xóa theo các bước trong ảnh dưới đây, tải lại trang và như thế đã hoàn tất quá trình đăng ký sử dụng ChatGPT ở Việt Nam.

Cách đăng ký ChatGPT tại Việt Nam - Ảnh 1.

ChatGPT hiểu đơn giản là một chương trình kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) để tương tác với con người. Chương trình sử dụng thuật toán chọn từ dựa trên bài học rút ra từ việc quét hàng tỉ đoạn văn bản trên internet. Từ đó, cho phép máy tính trò chuyện và đáp ứng những câu hỏi từ phía người dùng trong thời gian thực.

Do đó, người có thể yêu cầu ChatGPT thực hiện loạt nhiệm vụ, chẳng hạn như thu thập thông tin, sửa mã máy tính bị hỏng, tạo lời rap theo phong cách Snoop Dogg, soạn kịch bản cho các cảnh giả định, viết các bài luận hay yêu cầu "trích cho tôi một câu thơ trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du …

Dù đã và đang tạo ra cơn sốt toàn cầu nhưng ChatGPT cũng đang tạo ra những luồng tranh cãi dữ dội trên mạng xã hội những ngày qua.

ChatGPT đã gây ra một số phản ứng dữ dội khi người dùng cho rằng nó thiên vị trong một số phản hồi. Cụ thể, ChatGPT không phản hồi một số yêu cầu về nội dung kích động hoặc thù địch, đã làm dấy lên lo ngại về khả năng kiểm duyệt.

Trong khi đó, một số người dùng đã tìm ra cách để lừa ChatGPT cung cấp các phản hồi phân biệt chủng tộc hoặc kỳ thị phụ nữ, bất chấp những nỗ lực từ phía OpenAI để ngăn chặn nội dung như vậy.

Ngay cả Giám đốc điều hành OpenAI là Sam Altman cũng phải thừa nhận: "ChatGPT đang trong hành trình phổ cập với cộng đồng. Cũng như bất kỳ AI nào khác, nó gây tranh cãi và không thể loại trừ khả năng bị lạm dụng".

Cách đăng ký ChatGPT tại Việt Nam - Ảnh 2.

Giao diện web của ChatGPT. Ảnh: OpenAI

Trung Quốc sẽ ra mắt chatbot kiểu ChatGPT vào tháng 3

Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Baidu đang có kế hoạch triển khai dịch vụ chatbot trí tuệ nhân tạo tương tự như ChatGPT của OpenAI.

Bloomberg dẫn nguồn thạo tin cho biết dự kiến gã khổng lồ có trụ sở tại Thượng Hải sẽ sẽ ra mắt chatbot kiểu ChatGPT vào tháng 3 tới. Tuy nhiên, công cụ này vẫn chưa được Baidu đặt tên.

Nguồn tin khẳng định đây là kết quả đầu tư hàng tỉ USD trong nhiều năm của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc.

Baidu

Baidu dự kiến sẽ ra mắt chatbot kiểu ChatGPT vào tháng 3 tới. Ảnh: Bloomberg

Bằng Hưng (Tổng hợp)

Dien Dan Rao Vat

Người dùng công nghệ tranh cãi dữ dội về ChatGPT

ChatGPT là gì?

Hiểu một cách đơn giản, ChatGPT là một chương trình kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) để tương tác với con người. Chương trình sử dụng thuật toán chọn từ dựa trên bài học rút ra từ việc quét hàng tỉ đoạn văn bản trên internet. Từ đó, cho phép máy tính trò chuyện và đáp ứng những câu hỏi từ phía người dùng trong thời gian thực.

Do đó, người có thể yêu cầu ChatGPT thực hiện loạt nhiệm vụ, chẳng hạn như thu thập thông tin, sửa mã máy tính bị hỏng, tạo lời rap theo phong cách Snoop Dogg, soạn kịch bản cho các cảnh giả định, viết các bài luận hay yêu cầu "trích cho tôi một câu thơ trong Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du …

ChatGPT là sản phẩm của ai?

ChatGPT được tạo bởi Công ty trí tuệ nhân tạo OpenAI, có trụ sở tại San Francisco - Mỹ. Công ty này do tỉ phú công nghệ Elon Musk đồng sáng lập năm 2015.

Tỉ phú người Mỹ chia tay OpenAI vào năm 2017 khi ông cảm thấy có xung đột lợi ích với Tesla, đặc biệt là trong lĩnh vực xe tự lái. OpenAI hiện vẫn cùng chung một toà nhà văn phòng với Công ty chế tạo chip cấy lên não người Neuralink của Elon Musk.

Nói về ChatGPT, OpenAI, cho biết: "Định dạng đối thoại giúp ChatGPT có thể trả lời các câu hỏi tiếp theo, thừa nhận sai lầm của mình, thách thức các cơ sở không chính xác và từ chối trả lời các yêu cầu không phù hợp".

Tranh cãi về ChatGPT

Dù đã và đang tạo ra cơn sốt toàn cầu nhưng ChatGPT cũng đang tạo ra những luồng tranh cãi dữ dội trên mạng xã hội những ngày qua.

ChatGPT đã gây ra một số phản ứng dữ dội khi người dùng cho rằng nó thiên vị trong một số phản hồi. Cụ thể, ChatGPT không phản hồi một số yêu cầu về nội dung kích động hoặc thù địch, đã làm dấy lên lo ngại về khả năng kiểm duyệt.

Trong khi đó, một số người dùng đã tìm ra cách để lừa ChatGPT cung cấp các phản hồi phân biệt chủng tộc hoặc kỳ thị phụ nữ, bất chấp những nỗ lực từ phía OpenAI để ngăn chặn nội dung như vậy.

Dù ChatGPT được ca ngợi là một trong những đột phá công nghệ lớn nhất năm qua nhưng đằng sau ánh hào quang đó là những công nhân phải tiếp xúc nội dung độc hại về bạo lực, tình dục với đồng lương rẻ mạt. Các góc khuất này mới được Tạp chí Time (Mỹ) đưa ra ánh sáng sau khi thu thập thông tin từ những lao động ở Kenya làm việc cho OpenAI.

Ngay cả Giám đốc điều hành OpenAI là Sam Altman cũng phải thừa nhận: "ChatGPT đang trong hành trình phổ cập với cộng đồng. Cũng như bất kỳ AI nào khác, nó gây tranh cãi và không thể loại trừ khả năng bị lạm dụng".

Tranh cãi dữ dội về ChatGPT - Ảnh 1.

ChatGPT có thể trao đổi trực tiếp với người dùng trong thời gian thực. Ảnh minh họa: Time

Cách truy cập ChatGPT

ChatGPT không cần ứng dụng hay phần mềm nào, bạn chỉ cần truy cập một trang web trong trình duyệt của mình. Nó hoạt động trên cả trang web dành cho thiết bị di động và máy tính để bàn.

Để dùng thử, hãy truy cập chat.openai.com – sau đó bạn sẽ cần tạo một tài khoản và tài khoản này hoàn toàn miễn phí.

Bằng Hưng (Tổng hợp)

Dien Dan Rao Vat

Trà sữa trân châu được Google tôn vinh

Google muốn tôn vinh món thức uống đặc sản của Đài Loan – Trung Quốc mà đến nay đã không chỉ phổ biến và nổi tiếng, mà còn là một trong những thức uống được ưa chuộng nhất trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam.

Trà sữa trân châu được Google tôn vinh - Ảnh 1.

Google Doodle là những biểu tượng đặc biệt, thay thế tạm thời cho biểu tượng Google trên trang chủ Google.com

Khi tìm kiếm bằng từ khóa "Bubble Tea", công cụ Google Search cho ra khoảng 247 triệu kết quả. Còn nếu tìm kiếm trong cộng đồng người Việt với từ khóa "trà sữa trân châu", Google Tìm Kiếm cho khoảng 3,86 triệu kết quả.

Google Doodle là những biểu tượng đặc biệt, thay thế tạm thời cho biểu tượng Google trên trang chủ Google.com, đặc biệt là trang chủ Google bản địa từng nước nhằm chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện, thành tựu và nhân vật có đóng góp quan trọng ở nhiều lĩnh vực cho cộng đồng ở đất nước mình, hay cho nhân loại.

Google cũng dùng Doodle để tôn vinh những món ăn thức uống đặc sản nổi tiếng của từng nước. Như ngày 12-12-2021, Google đã có Doodle tôn vinh món phở của Việt Nam.

Khi click hay nhấn vào Doodle Trà sữa trân châu, người dùng được mở tới một mini game để nhập vai một chú chó "đầu bếp" pha trà sữa trân châu. Khi hoàn thành mini game, pha 5 món trà sữa trân châu theo yêu cầu của những khách hàng, người chơi sẽ được thưởng sao.

Trà sữa trân châu được Google tôn vinh - Ảnh 2.

Trò chơi tương tác Doodle hôm nay tôn vinh món trà sữa trân châu

Google giải thích về Doodle này: "Trò chơi tương tác Doodle hôm nay tôn vinh món trà trân châu, còn được gọi là trà sữa trân châu. Dưa lê, matcha, mâm xôi, mocha – bất kể hương vị nào, đừng quên trộn thêm một số viên bong bóng làm từ thạch trái cây hoặc bột sắn. Trà sữa trân châu đã trở nên phổ biến trên toàn cầu đến mức nó được chính thức công bố là một biểu tượng cảm xúc mới vào ngày này năm 2020".

Cũng theo Google: Thức uống Đài Loan – Trung Quốc này bắt đầu như một món uống địa phương và đã trở nên phổ biến trong vài thập kỷ qua. Trà trân châu có nguồn gốc từ văn hóa trà truyền thống của Đài Loan – Trung Quốc có từ đầu thế kỷ 17. Tuy nhiên, phải đến những năm 1980, trà sữa trân châu như chúng ta biết ngày nay mới được phát minh. Các cửa hàng trên khắp thế giới vẫn đang thử nghiệm các hương vị, chất bổ sung và hỗn hợp mới.

NGÔ LÊ

Dien Dan Rao Vat

Wednesday, January 25, 2023

YouTube mở đường cho sinh viên học và tích luỹ tín chỉ đại học

Công ty thuộc sở hữu của Google hôm nay (25-1), cho biết chương trình mới có tên gọi College Foundations, được thiết kế để sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận và tích lũy tín chỉ đại học.

Theo đó, sinh viên có thể đăng ký 4 khóa học bắt đầu khai giảng vào ngày 7-3 và nếu hoàn thành chương trình sẽ được chấp nhận chuyển tiếp tín chỉ. Chương trình không yêu cầu đơn đăng ký hoặc điểm trung bình tối thiểu. "Khóa học chủ yếu hướng tới sinh viên năm nhất và chương trình đào tạo chủ yếu với các môn đại cương như: Giao tiếp và con người, hùng biện và viết luận, toán học hay lịch sử nước Mỹ.

Chương trình dự kiến ​​sẽ mở rộng thành 12 khóa học vào tháng 1-2025 để mang đến cho sinh viên cơ hội nhận được toàn bộ tín chỉ cho năm đầu đại học. "Các khóa học có thể được mở thường xuyên cho đến khi sinh viên hài lòng với điểm số của mình. Tín chỉ sau đó có thể được sử dụng tại các tổ chức chấp nhận tín chỉ đào tạo từ Đại học bang Arizona" - Chuyên trang Techcrunch dẫn thông tin của Youtube.

College Foundations là sự mở rộng mối quan hệ đối tác hiện có giữa Đại học bang Arizona, YouTube và Crash Course, một kênh giáo dục có hơn 14 triệu người đăng ký và được thành lập bởi John và Hank Green.

Trước khi đăng ký khóa học chính thức để tích luỹ tín chỉ, các sinh viên có thể tham khảo các khoá học miễn phí.

"Được phát triển và giảng dạy bởi cùng giảng viên tại các cơ sở của Đại học bang Arizona, các bài học còn có sự kết hợp với cách kể chuyện hấp dẫn của Crash Courses - tất cả đều có trên nền tảng của YouTube" - công ty cho biết trong một bài đăng trên blog.

YouTube từ lâu đã trở thành "ngôi nhà của nội dung giáo dục" và với khả năng được tích lũy tín chỉ đại học giúp nó còn tập trung hơn nữa bằng cách cung cấp cho người dùng con đường trực tiếp đến giáo dục chính quy.

Thông báo được đưa ra khi YouTube gần đây đã công bố tính năng mới mang tên "Khóa học" trên kênh YouTube ở Ấn Độ. Tính năng mới cho phép giáo viên có thể xuất bản và sắp xếp các video của họ, đồng thời cung cấp tài liệu đọc văn bản và câu hỏi ngay trên ứng dụng video.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Chuyển đổi số tiến ra biển lớn

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Mạnh Hùng cho biết đến nay, 500 triệu tài khoản sử dụng các nền tảng số Việt Nam là con số lớn chưa từng có. Các giao dịch về kết nối chia sẻ dữ liệu đang tăng dần; các tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCÐ) tại các thôn bản đã được thành lập và đi vào hoạt động.

Nhiều lĩnh vực, ngành nghề

Chuyển đổi số (CÐS) tác động sâu rộng, bao trùm lên tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần tăng năng suất lao động, chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh theo hướng đổi mới sáng tạo, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. 

Chương trình CÐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 3-6-2020 theo Quyết định số 749/QÐ-TTg. Thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, trong đó với vai trò "cầm nhịp", Bộ TT-TT đã tham mưu cho Chính phủ, triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy quá trình này.

Chuyển đổi số tiến ra biển lớn - Ảnh 1.

Cán bộ hải quan làm thủ tục trên nền tảng cửa khẩu số ở Lạng Sơn Ảnh: Minh Phong

Chuyển đổi số tiến ra biển lớn - Ảnh 2.
Chuyển đổi số tiến ra biển lớn - Ảnh 3.

Ngày CÐS quốc gia 10-10 được tổ chức hằng năm nhằm nâng cao nhận thức của người dân toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của CÐS; thúc đẩy sự tham gia, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn dân trong công cuộc CÐS của đất nước. Dẫn chứng số liệu cho thấy CÐS đang diễn ra mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực, ngành nghề, ông Phạm Ðức Long, Thứ trưởng Bộ TT-TT, cho biết tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện được đưa lên mức độ 4 ước thực hiện năm 2022 là 100%, tăng 4% so với năm 2021. Tỉ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến/tổng số hồ sơ thủ tục hành chính ước thực hiện năm 2022 đạt 52,8%, vượt 2% so với kế hoạch năm 2022 và tăng 17,5% so với năm 2021. "Số lượng giao dịch trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia năm 2022 tăng trưởng đột biến, ước đạt 860 triệu giao dịch, trung bình 1 ngày khoảng 2,1 triệu lượt giao dịch, tăng gấp 4,8 lần so với năm 2021" - ông Long nhấn mạnh.

Năm 2023, Bộ TT-TT sẽ tiếp tục hỗ trợ, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương phát triển các nền tảng số. Trong đó, tập trung phát triển các nền tảng quản lý, điều hành nghiệp vụ chuyên ngành dựa trên dữ liệu, đồng bộ, thông suốt từ trung ương đến địa phương; phát triển các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu dùng chung của bộ, ngành, địa phương.

Về việc triển khai tổ CNSCÐ, ông Phạm Ðức Long cho biết đây là sáng kiến nhằm huy động nhiều nguồn lực xã hội vào công tác nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng số cho người dân thực hiện CÐS, với phương châm lấy người dân làm trung tâm. Ðến nay, 63/63 tỉnh, thành phố đã thành lập 68.933 tổ CNSCÐ, với 320.839 thành viên.

Theo bà Lê Ngọc Hân, Giám đốc Sở TT-TT tỉnh Quảng Ninh, năm 2022, với 1.473 tổ CNSCÐ, tương ứng 11.255 thành viên, bao phủ từ đơn vị hành chính nhỏ nhất của tỉnh, đã hỗ trợ, hướng dẫn người dân tiếp cận dịch vụ công quốc gia thuận lợi nhất. "Năm 2022, tỉnh Quảng Ninh là một trong số ít các địa phương kết nối dịch vụ công trực tuyến của tỉnh với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hiện nay, tỉnh đã số hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu tiếp nhận, số hóa gắn với bóc tách dữ liệu để sử dụng nhiều lần, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp (DN)" - bà Hân thông tin.

Là địa phương triển khai nền tảng cửa khẩu số từ ngày 21-2-2022, ông Nguyễn Trọng Hùng, Phó Giám đốc phụ trách Sở TT-TT tỉnh Lạng Sơn, cho biết đến nay, 100% DN đã khai báo trực tuyến trên nền tảng này trước khi phương tiện đến cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu Tân Thanh và được xử lý trên nền tảng số. Số DN khai báo thông tin trực tuyến trên nền tảng cửa khẩu số là 176.467 phương tiện, thu được hơn 211 tỉ đồng phí hạ tầng, hơn 20,6 tỉ đồng phí sang tải.

Kinh tế số bứt phá

Thời gian qua, Chính phủ luôn chỉ đạo quyết liệt để đẩy mạnh CÐS, phát triển kinh tế số (KTS), hướng đến mục tiêu KTS chiếm 20% GDP vào năm 2025 và 30% GDP vào năm 2030. KTS được coi là một trong các động lực tăng trưởng trong những thập niên tới. Bộ TT-TT nhấn mạnh KTS giúp người dân giàu có hơn, góp phần đưa Việt Nam vượt qua mức thu nhập trung bình thấp vào năm 2025, đạt mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và đạt mức thu nhập cao vào năm 2045. Theo số liệu tạm ước tính, đóng góp của KTS cho GDP trong 9 tháng năm 2022 khoảng 14,26%.

Nhận thức được tầm quan trọng trong việc sử dụng các nền tảng số nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động DN, Bộ TT-TT đã hỗ trợ các DN tiếp cận và sử dụng các nền tảng xuất sắc, có uy tín với những ưu đãi để DN phát triển. Trong năm 2022, số lượng DN nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số SMEdx tăng 481% so với năm 2022, đạt 256% so với kế hoạch đã đề ra.

Ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ TT-TT), cho biết quy mô KTS ghi nhận sự tăng trưởng trên cả 3 khía cạnh trong năm 2022: KTS ICT (công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ viễn thông), KTS nền tảng và KTS ngành. Trong đó, hoạt động có đóng góp nhiều nhất cho KTS là dịch vụ công nghệ thông tin, chiếm khoảng 30%; tiếp đến là thương mại điện tử với 14,3%; sản xuất phần cứng với 12,83%. Nếu như 2022 là năm khởi động, bước đầu thiết lập thể chế gồm pháp lý, tổ chức quản lý và thúc đẩy phát triển KTS thì 2023 là năm nền tảng, có tính chất bản lề thực hiện các mục tiêu đến năm 2025.

Theo ông Phạm Ðức Long, định hướng đến năm 2025, KTS mở ra không gian tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam, là động lực cốt lõi của tăng trưởng kinh tế quốc gia. KTS giúp nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu của nền kinh tế, góp phần giải bài toán khoảng cách số, khoảng cách giàu nghèo, khoảng cách nông thôn với thành thị và giảm ô nhiễm môi trường.

Vươn ra nước ngoài

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết 2022 cũng là năm các DN công nghệ số Việt Nam tấn công mạnh mẽ thị trường nước ngoài, đi đầu tư kinh doanh, làm CÐS cho các nước phát triển như Mỹ, Nhật. Doanh thu từ thị trường nước ngoài của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) về viễn thông đã đạt 3 tỉ USD, của FPT về công nghệ thông tin và CÐS đạt 1 tỉ USD. "Không ra nước ngoài, không cạnh tranh, không chinh phục, không có doanh thu từ thị trường nước ngoài thì Việt Nam không thể trở thành nước phát triển có thu nhập cao được" - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Năm 2022 đã có 35 nền tảng số tiêu biểu Make in Vietnam được lựa chọn giới thiệu để phục vụ CÐS cho người dân, DN. Ðặc biệt, 100% sản phẩm, nền tảng này do người Việt thiết kế, sáng tạo và hoàn thiện với các nhóm nền tảng gồm: nhóm Chính phủ số; nhóm tài chính, ngân hàng, kinh doanh; nhóm nền tảng y tế, giáo dục, văn hóa - xã hội; nhóm nền tảng nông nghiệp, giao thông, kho vận, công thương. Ðáng chú ý, tỉ trọng Make in Vietnam trên các sản phẩm công nghệ số tăng từ 27% - 34%; doanh thu đạt gần 150 tỉ USD, tăng 10,2%.

"Ðể thúc đẩy các sản phẩm Make in Vietnam vươn ra thế giới, DN cần nỗ lực sáng tạo, thiết kế thay vì chỉ gia công sản phẩm. Chiến lược thời gian tới sẽ là chuyển dịch sang tư vấn, thiết kế, phát triển các dự án CÐS theo đặc thù của từng DN" - Bộ trưởng định hướng.

Dưới góc nhìn DN, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HÐQT Công ty CP Tập đoàn Công nghệ CMC, cho biết KTS thế giới có quy mô lớn nhưng mới chỉ ở mức tiềm năng và đây là cơ hội cho các DN công nghệ số Việt Nam. Ông Chính dẫn số liệu phân tích 12 nền kinh tế được chọn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Việt Nam, cho thấy các quốc gia này mới chỉ khai thác thành công 30% tiềm năng của nền KTS vào năm 2021. Ông Nguyễn Trung Chính đánh giá Việt Nam đã hình thành hệ sinh thái công nghệ, là quốc gia trẻ, có năng lực công nghệ, nền giáo dục công nghệ tốt, có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển KTS. Ðể DN phát triển và có cơ hội cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, ông Chính cho rằng cần có chính sách ưu đãi cao nhất đối với các DN đầu tư trong lĩnh vực này như đất đai, thuế, vốn, thủ tục nhanh...

Mở chiến dịch hỗ trợ doanh nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết năm 2023, Bộ TT-TT sẽ mở chiến dịch hỗ trợ các DN công nghệ số đang kinh doanh ở nước ngoài hoặc ra nước ngoài, mang tri thức, công nghệ Việt Nam đi mở cõi. Theo Bộ trưởng, Nhà nước mở đường, rồi người đi trước kéo người đi sau. "Ngành viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ số của chúng ta có rất nhiều câu chuyện để kể với thế giới, từ gia công phần mềm sang Make in Vietnam. Đi ra thế giới cũng là để cạnh tranh với những công ty xuất sắc nhất, chúng ta chỉ có thể xuất sắc khi có đối thủ xuất sắc" - Bộ trưởng nhấn mạnh.

MINH CHIẾN

Dien Dan Rao Vat

Tuesday, January 24, 2023

Ứng dụng AI “của người Việt”

Với công trình nghiên cứu Ứng dụng AI trong nội soi đường tiêu hóa, PGS-TS-BS Đào Việt Hằng là 1 trong 10 chủ nhân Quả cầu vàng 2021 - giải thưởng do Trung ương Đoàn và Bộ Khoa học - Công nghệ tổ chức nhằm phát hiện, tôn vinh các tài năng trẻ không quá 35 tuổi có thành tích xuất sắc về khoa học công nghệ.

"Chạy" được với bất kỳ máy móc nào

Nhắc đến công trình Ứng dụng AI trong nội soi đường tiêu hóa đầu tiên tại Việt Nam mà mình cùng cộng sự đã dày công nghiên cứu, BS Đào Việt Hằng cho biết tại Việt Nam, bệnh lý tiêu hóa, gan mật chiếm khoảng 30% tổng số bệnh nhân đến khám. Song, số lượng bác sĩ nội soi chỉ đáp ứng 5%-10% dân số. Có nơi mỗi ngày thực hiện hơn 400 ca nội soi nên thách thức đặt ra là nguy cơ bỏ sót tổn thương, chất lượng không bảo đảm, gây nhiễm khuẩn cho bệnh nhân.

Ứng dụng AI “của người Việt” - Ảnh 1.

PGS-TS Đào Việt Hằng hướng dẫn nhiều học viên tốt nghiệp thạc sĩ - bác sĩ nội trú

 Trên thế giới, một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ bỏ sót tổn thương ung thư đường tiêu hóa không hề thấp. Tại Việt Nam, theo một nghiên cứu ở phía Nam, khoảng 60% bệnh nhân ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối từng được nội soi và cho kết quả hoàn toàn bình thường trước đó chỉ 2 năm.

BS Đào Việt Hằng nhận xét: "Bệnh nhân quá nhiều trong khi máy móc không bảo đảm dẫn tới bỏ sót tổn thương. Vì vậy, chúng tôi mong muốn có thêm công cụ hỗ trợ để giúp bác sĩ giảm thiểu việc bỏ sót tổn thương ở bệnh nhân qua nội soi, rút ngắn thời gian đưa ra kết quả chẩn đoán với sự hỗ trợ của công nghệ".

Từ ý tưởng này, BS Đào Việt Hằng và cộng sự đã tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu các tổn thương trong dạ dày với AI. Nhóm nghiên cứu đã thu thập dữ liệu của một số bệnh lý như: loét dạ dày, ung thư, tiền ung thư... Từ dữ liệu thô, nhóm xây dựng thuật toán, rồi so sánh kết quả phát hiện vùng tổn thương giữa kỹ thuật AI với chuyên gia. AI được ứng dụng để hỗ trợ hội chẩn, tự động đưa ra báo cáo và chẩn đoán thích hợp từ dữ liệu lâm sàng, tự động phát hiện tổn thương bất thường.

Trên thế giới, nhiều nghiên cứu về ứng dụng AI trong nội soi đường tiêu hóa và gan mật đã được công bố. Tuy nhiên, việc ứng dụng AI vào lĩnh vực này ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu do máy móc nội soi ở nước ta mỗi nơi một loại, trong khi độ phân giải và chất lượng lại khác nhau.

"Để thuật toán AI có thể tích hợp được vào các hệ thống nội soi khác nhau, cần phải có những đặc thù. Xu hướng bệnh tật của người Việt cũng có nhiều khác biệt so với các nước phát triển. Do đó, chúng tôi muốn xây dựng một ứng dụng AI "của người Việt" nhằm có thể "chạy" được ở bất kỳ máy móc nào, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của các cơ sở y tế; chú trọng tập hợp dữ liệu, phân tích các bệnh đặc trưng của người Việt" - BS Đào Việt Hằng nhấn mạnh.

Nhóm nghiên cứu đã bắt đầu từ việc xây dựng cơ sở dữ liệu lớn, được thu thập từ rất nhiều trang thiết bị khác nhau ở cơ sở nội soi của các bệnh viện hàng đầu. Kỳ vọng của nhóm là AI sẽ giúp bác sĩ ngay trong quá trình nội soi, hạn chế nguy cơ bỏ sót tổn thương đường tiêu hóa. Những dữ liệu với hình ảnh, video này cũng có thể là "giáo trình" cho bác sĩ vùng sâu vùng xa, giúp họ nâng cao tay nghề.

BS Đào Việt Hằng cho biết nhóm nghiên cứu chia dữ liệu làm hai phần. Với đường tiêu hóa trên, các dữ liệu phục vụ việc phát hiện tổn thương ở thực quản, dạ dày, hành tá tràng. Với đường tiêu hóa dưới, các dữ liệu giúp phát hiện polyp đại tràng cũng như tiên lượng lành tính hay ác tính. Nhóm đã hoàn thiện dữ liệu ứng dụng AI trong nội soi đường tiêu hóa dưới và đã được Hội đồng Đạo đức thông qua. Ứng dụng AI trong việc phát hiện tổn thương ở đường tiêu hóa trên dự kiến hoàn thành trước quý III/2023 và triển khai ở các cơ sở y tế trong quý IV.

Chỉ riêng về kết quả sử dụng AI trong nội soi đại tràng, BS Đào Việt Hằng khẳng định khả năng phát hiện polyp đạt tới trên 95%. "Dự kiến quý I/2023, nhóm nghiên cứu sẽ triển khai thí điểm ứng dụng AI trong nội soi đại tràng tại Bệnh viện ĐH Y Hà Nội, Viện Nghiên cứu - Đào tạo tiêu hóa, gan mật và Bệnh viện Trường ĐH Kỹ thuật y tế Hải Dương" - BS Đào Việt Hằng tiết lộ.

Thực hiện tâm nguyện của ông ngoại

BS Đào Việt Hằng sinh ra và lớn lên trong một gia đình mà bố mẹ đều làm việc trong lĩnh vực y khoa. Chị trở thành tiến sĩ khi mới 29 tuổi và là PGS trẻ nhất ngành y ở tuổi 34. Với rất nhiều thành tựu đã đạt được, chị được giới chuyên môn trong và ngoài nước đánh giá rất cao.

Ít ai biết lúc nhỏ, Đào Việt Hằng chỉ ước mơ du học về truyền thông hoặc một chuyên ngành phù hợp với tính cách hướng ngoại của mình. Tuy nhiên, khi Hằng lên lớp 11, ông ngoại chị qua đời để lại tâm nguyện: "Ông mong có một cháu gái trong gia đình làm bác sĩ". Thế là Hằng quyết định chuyển sang học khối B để thi vào Trường ĐH Y Hà Nội.

Thi đỗ vào Trường ĐH Y Hà Nội năm 2005, Hằng rất vui mừng nhưng cũng gặp nhiều áp lực trong năm học đầu tiên. Là "dân chuyên" ngoại ngữ, chị vốn năng động, thích các hoạt động xã hội, giao lưu. Vì vậy, nhiều lúc chị băn khoăn không biết mình có vượt qua được khóa học ở trường y hay không.

"Học xong 2 năm đầu, tôi từng có ý định bảo lưu kết quả để thực hiện ước mơ du học. Tuy nhiên, khi được tiếp xúc, gặp gỡ, trò chuyện với bệnh nhân, gắn bó với công việc lâm sàng, tôi dần thay đổi suy nghĩ và bắt đầu hứng thú với các môn học hơn. Tôi tìm thấy niềm vui, say mê với công việc, hạnh phúc khi chứng kiến bệnh nhân được xuất viện trở về khỏe mạnh" - chị thổ lộ.

Kết thúc 6 năm đại học, Hằng nhận tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi và là một trong 5 sinh viên xuất sắc nhất khóa. Sau khi tốt nghiệp, chị được nhận về Bộ môn Nội tổng hợp - Trường ĐH Y Hà Nội làm giảng viên.

BS Đào Việt Hằng từng được lựa chọn tham gia các khóa đào tạo kỹ năng lãnh đạo tại Diễn đàn Y tế thế giới năm 2016 ở Đức, nghiên cứu viên trẻ của khu vực ASEAN 2019, APEC 2021 và Diễn đàn Các nhà lãnh đạo trẻ Việt - Úc 2021. Chị cũng từng được tôn vinh là "Nhà giáo trẻ tiêu biểu" năm 2020, được nhận bằng khen của Bộ GD-ĐT và Trung ương Đoàn...

Dù còn khá trẻ - SN 1987 - nhưng PGS-TS-BS Đào Việt Hằng đã đảm đương nhiều vị trí quan trọng: Phó Giám đốc Trung tâm Nội soi - Can thiệp Bệnh viện ĐH Y Hà Nội, Phó Tổng Thư ký Hội Tiêu hóa Việt Nam...
NGỌC DUNG

Dien Dan Rao Vat

Monday, January 23, 2023

F&B số hóa mạnh mẽ

Quán Mì Quảng trộn Anh Út nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Cách mạng Tháng Tám (phường 15, quận 10, TP HCM). Cận Tết, quán phối hợp với các app đặt đồ ăn liên tục tung ra những chương trình khuyến mãi hấp dẫn nên tài xế công nghệ xếp hàng dài đợi trước quán.

Ðây là nơi đặt bếp tổng của chuỗi Mì Quảng trộn Anh Út với 4 điểm bán tại TP HCM. Anh Ðặng Minh Trí, sáng lập Công ty CP Anh Út, cho biết 60% doanh thu của quán đến từ khách đặt qua app, khách ăn tại chỗ chỉ chiếm 20%, còn lại là giao hàng cho khách đặt trực tiếp.

F&B số hóa mạnh mẽ - Ảnh 1.

Tài xế công nghệ giao thức uống cho khách hàng

F&B số hóa mạnh mẽ - Ảnh 2.

Nhớ lại những ngày đầu khởi nghiệp cuối năm 2018, anh Trí kể do mở 1 quán ăn theo kiểu gia đình, thu chi ghi chép thủ công nên anh bị quá tải và thường xảy ra sai sót. Khoảng 1 năm sau, anh chuyển sang dùng phần mềm để quản lý nên ghi nhận được doanh thu, chi phí, tồn kho một cách rõ ràng và dễ dàng so sánh, đối chiếu các mốc thời gian. Từ dữ liệu tổng quan, anh Trí nhìn rõ được hoạt động kinh doanh để lên chiến lược phát triển phù hợp như cần đẩy mạnh kênh bán, món ăn, thời điểm nào, ra sao để thu hút đông khách hàng nhất.

"Quan trọng nhất là phần mềm giúp chúng tôi có dữ liệu khách hàng và có kế hoạch chăm sóc phù hợp để tăng doanh thu. Hiện nay, nhờ Zalo, Facebook, chúng tôi có thể kết nối với khách hàng thường xuyên với chi phí thấp hơn trước kia rất nhiều" - anh Trí chia sẻ.

Nhờ số hóa mà chuỗi F&B của anh Trí được ngân hàng cho vay tín chấp 100 triệu đồng, lãi suất khoảng 15%/năm với thủ tục rất đơn giản giúp anh bổ sung vốn lưu động trong bối cảnh tìm vốn rất khó khăn. Các dữ liệu về hoạt động kinh doanh của các cửa hàng được phần mềm ghi nhận chính là cơ sở để ngân hàng đánh giá khả năng trả nợ, không cần phải có tài sản thế chấp.

Là người sáng lập hệ thống AM Café (Công ty TNHH Kinh doanh và Giải trí Thế hệ mới) với 6 chi nhánh tại TP HCM, anh Nguyễn Ðức Thành nhìn nhận ngành F&B đang số hóa rất nhanh. Hầu hết các nghiệp vụ trong kinh doanh F&B như: tính tiền, quản lý kho, quản lý nhân sự, chăm sóc khách hàng đều có phần mềm hỗ trợ. Nhờ vậy, anh có thể quản lý từ xa mà hệ thống quán vẫn vận hành hiệu quả.

Không chỉ chuỗi F&B như quán của anh Thành, anh Trí mà nhiều quán vỉa hè cũng phải số hóa. Giới trẻ hiện nay rất ít dùng tiền mặt nên các quán vỉa hè cũng phải chấp nhận thanh toán chuyển khoản, từ chuyển khoản cá nhân đến việc tạo mã QR để khách tiện quét mã, thực hiện các chương trình khuyến mãi... Các ví điện tử như: Momo, VNpay, Zalopay... phổ biến và kết hợp rất tốt với các chuỗi F&B để lên các chiến dịch khuyến mãi có lợi cho đôi bên và cả người dùng. Các app giao hàng nở rộ cũng buộc người kinh doanh F&B phải số hóa để thích ứng với tình hình mới.

"Ðầu tư cho số hóa giúp ngành F&B tiết kiệm chi phí nhưng quan trọng nhất vẫn là con người sử dụng để phục vụ tốt nhất cho việc quản lý" - anh Thành nhận xét.

Theo các chuyên gia trong ngành F&B, với số hóa và việc thay đổi mô hình vận hành đã giúp ngành, đặc biệt là các chuỗi cà phê, có thể thích ứng với việc thiếu lao động, nhất là dịp Tết. Nhiều quán cà phê đã áp dụng mô hình trả trước và thẻ rung, khách hàng tự nhận thức uống tại quầy nên không cần nhiều nhân viên, còn khách hàng có thêm không gian riêng tư để làm việc, trò chuyện.

Qua 2 năm dịch COVID-19, nhiều thời điểm các quán không được phục vụ tại chỗ đã tạo ra sức ép để hầu hết các điểm bán đều phải phát triển mảng bán hàng mang về, bán hàng online. Từ đó, ngành đã cải tiến vượt bậc trong khâu đóng gói đồ ăn, thức uống.

Chuyên cung cấp giải pháp quản lý ngành F&B tại Việt Nam với hơn 100.000 thương hiệu F&B, trong 5 năm qua, Công ty CP iPOS.vn ghi nhận số lượng khách hàng tăng trưởng trung bình hơn 70%/năm. Ông Nguyễn Thái Dương, Giám đốc marketing Công ty CP iPOS.vn, dự kiến đà tăng trưởng cao như trên vẫn còn duy trì trong những năm tới. Cơ sở cho nhận định trên bởi ngành F&B của Việt Nam rất phát triển, đi cùng với ngành du lịch đang được đầu tư mạnh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, số hóa cũng đang là lĩnh vực được ưu tiên và được xem là động lực phát triển.

Tuy nhiên, ông Dương thẳng thắn nhìn nhận tỉ lệ số hóa của ngành F&B hiện còn thấp, đây vừa là cơ hội và cũng là thách thức cho công ty. Ðiều này xuất phát từ việc ngành kinh doanh truyền thống, quy mô nhỏ lẻ và nhiều người chưa thấy được sự cần thiết phải số hóa khi việc quản lý theo cách cũ vẫn ổn. Số hóa - chuyển đổi số có nhiều cấp độ khác nhau để phù hợp từng mô hình kinh doanh khác nhau và trong tương lai, các phần mềm sẽ càng đơn giản và dễ sử dụng hơn.

Bài và ảnh: NGỌC ÁNH

Dien Dan Rao Vat

Sunday, January 22, 2023

Xuất khẩu công nghệ “ra biển lớn”

Ghi tên lên bản đồ công nghệ thế giới

Công ty TNHH Real-time Robotics (RtR) Việt Nam vừa hoàn thành sản xuất đơn hàng máy bay không người lái (drone) HERA đầu tiên trị giá nửa triệu USD xuất sang Mỹ vào tháng 12-2022.

TS Lương Việt Quốc, Giám đốc điều hành (CEO) RtR, cho biết đây là lô hàng bán cho lực lượng cảnh sát Mỹ. RtR cũng đang xúc tiến ký hợp đồng xuất khẩu drone HERA khá lớn với một nhà mua hàng ở Anh để bán sang các nước NATO.

Xuất khẩu công nghệ “ra biển lớn” - Ảnh 1.

TS Lương Việt Quốc (thứ 2 từ trái sang) cùng các kỹ sư làm việc trong xưởng sản xuất drone của Công ty Real-time Robotics

Drone HERA ra đời đã làm dậy sóng giới công nghệ bởi những tính năng nổi trội so với các loại drone khác dùng trong việc trinh sát, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. Sản phẩm nhỏ gọn, bỏ vừa ba-lô để 1 người mang nhưng có thể nâng được 15 kg, công suất quét tìm gấp đôi, có thể thả đồ tiếp tế, phao cứu sinh ngay khi tìm thấy nạn nhân... đồng thời bảo đảm sự minh bạch và an ninh dữ liệu. Quan trọng nhất, đây là sản phẩm của trí tuệ Việt 100%: do đội ngũ kỹ sư của RtR thiết kế, chế tạo từ thân vỏ, cánh tay, các cơ cấu để khóa, bo mạch, phần mềm điều khiển... Sản phẩm đang được nhà nhập khẩu chào bán 25.000 - 30.000 USD/chiếc (chưa kèm các tính năng phụ), cao hơn 20%-30% so với thị trường.

"Mục tiêu của chúng tôi trong năm 2023 là bán hàng sang các cường quốc công nghệ, từng bước ghi tên Việt Nam vào bản đồ các quốc gia hàng đầu về sản xuất drone" - ông Quốc bày tỏ.

RtR là công ty đầu tiên nhận được giấy phép đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP HCM (SHTP) để mở nhà máy sản xuất drone vào năm 2017 với vốn đầu tư ban đầu khoảng 13,5 triệu USD. Trước khi dòng sản phẩm drone HERA được nghiên cứu sản xuất thành công, trung bình mỗi năm, công ty sản xuất vài trăm đến 1.000 drone cũng từ 100% chất xám, công nghệ Việt. RtR đang rốt ráo hoàn thành thủ tục xây nhà xưởng trong SHTP để nâng công suất sản xuất lên gấp 10 - 20 lần. Dự kiến năm 2023, khi cơ sở sản xuất và các thị trường dần vào guồng, lợi nhuận của RtR sẽ đạt ít nhất 10 triệu USD và tăng trưởng ít nhất 50%/năm.

Tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập SHTP cuối tháng 10-2022, Công ty CP Gremsy là một trong số ít doanh nghiệp (DN) công nghệ Việt tiêu biểu được chọn trưng bày, triển lãm sản phẩm. Thiết bị chống rung cho camera của Gremsy là kết quả nghiên cứu của đội ngũ kỹ sư Việt Nam, từ khâu lên ý tưởng, thiết kế bo mạch, cơ khí chính xác, lập trình... và lắp ráp hoàn thiện sản phẩm. Gremsy cung cấp các giải pháp kỹ thuật, thiết kế gimbal theo yêu cầu của khách hàng là các nhà sản xuất drone hoặc sản xuất camera như Sony, Leica, Phase One, Geosystems... Sản phẩm đã được phân phối tới hơn 60 thị trường và có hệ thống phân phối ở 30 quốc gia, trải dài khắp các châu lục.

Ông Trần Quốc Vinh, Giám đốc công ty, cho hay cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ luôn khốc liệt, vòng đời của sản phẩm rất ngắn đòi hỏi DN luôn phải cập nhật, cải tiến để đáp ứng xu hướng, thị hiếu tiêu dùng mới. Ba năm trở lại đây, nhu cầu thế giới trong lĩnh vực này tăng mạnh đã giúp Gremsy xác lập được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, doanh thu tăng trưởng vượt bậc. Sắp tới, Gremsy sẽ tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao cũng như tỉ lệ nghiên cứu và phát triển (R&D) cao hơn, đồng thời tăng cường hợp tác với các nhà sản xuất nhằm tạo hệ sinh thái cho sản phẩm, mang về giá trị gia tăng lớn.

Ngoài 2 DN trên, Nanogen (công nghệ sinh học), FPT (sản xuất phần mềm), DGS (vi điện tử)... cũng đã ghi tên trên bản đồ công nghệ thế giới. Nhiều DN có dự án liên kết hoặc thương mại quốc tế thành công như: Graphenel JSC hợp tác phát triển ứng dụng graphene vào các sản phẩm cùng Jeonbuk National University (Hàn Quốc), Flextrapower Technologies (Mỹ); Phenikaa MaaS triển khai nền tảng ứng dụng BusMap tại một số đô thị lớn trong ASEAN; Gannha.com hợp tác cùng Skylight Consulting Inc tư vấn phát triển thị trường tại Nhật Bản...

Gia tăng năng lực nội sinh

Hầu hết các DN công nghệ cao tên tuổi tại TP HCM đều đang hoạt động ở SHTP hoặc có dự án trong SHTP. Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT (tập đoàn Việt Nam có vốn đầu tư lớn nhất tại SHTP), đánh giá SHTP đang từng bước trở thành nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ của TP HCM và là 1 trong 3 trụ cột của khu đô thị sáng tạo phía Đông thành phố. Hơn nữa, SHTP đang sở hữu những tiềm năng để trở thành hạt nhân đưa TP HCM tỏa sáng như một trung tâm trí tuệ của khu vực.

Theo bà Lê Thị Bích Loan, Phó Ban Quản lý SHTP, SHTP đã hợp tác với ĐHQG TP HCM cùng các viện, trường triển khai hoạt động R&D, đào tạo, ươm tạo công nghệ cao, DN công nghệ cao... để hình thành và phát triển năng lực nội sinh về công nghệ cao cho thành phố. Đến nay, SHTP đã thu hút 70 dự án sản xuất công nghệ cao, trong đó có nhiều dự án từ những tập đoàn/công ty có công nghệ nguồn, uy tín thế giới. Về hoạt động ươm tạo DN công nghệ cao, khá nhiều dự án của các DN như ACIS Technology, Gremsy, VeXeRe, Mideas, Cyfeer, Gannha.com, MiSmart, Tép Bạc... thương mại hóa sản phẩm thành công cả trong và ngoài nước.

Năm 2021, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, kim ngạch xuất khẩu của SHTP vẫn tăng và đạt 20,9 tỉ USD, chiếm 51,86% kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Năm 2022, con số này dự kiến tăng lên mức 23 tỉ USD. "Trong giai đoạn tới, khu công nghệ cao đặt trọng tâm tập trung phát triển năng lực nội sinh" - bà Loan chia sẻ.

Về cơ hội trong tương lai, ông Trần Quốc Vinh cho biết thời điểm Gremsy thành lập 10 năm trước, dù khó khăn tiếp cận nguồn vốn, thiếu nhân lực chuyên môn sâu, thiếu nhà cung cấp phụ trợ nhưng công ty đã vượt qua tất cả để phát triển đến quy mô ngày nay. Hiện tại, nguồn nhân lực chất lượng cao, sự hoàn thiện hệ sinh thái các nhà sản xuất - gia công phụ trợ, sự mở rộng kết nối với bên ngoài về khoa học công nghệ và sự quan tâm của Chính phủ sẽ là điều kiện rất tốt để các DN Việt tự tin tham gia sâu hơn vào chuỗi công nghệ toàn cầu.

Theo TS Lương Việt Quốc, một số DN Việt đã làm chủ công nghệ và có những phát minh, thiết kế mang lại giá trị gia tăng cao. Xuất phát điểm của sản xuất công nghiệp Việt Nam rất thấp nhưng sẽ là "tham bát bỏ mâm" nếu cứ coi công nghiệp hỗ trợ, gia tăng tỉ lệ nội địa hóa là đích đến trong định hướng phát triển công nghiệp. Đã đến lúc Việt Nam nhìn xa hơn mục tiêu nâng cao tỉ lệ nội địa hóa để tiến tới phát triển từ thành quả phát minh, thiết kế sản phẩm mới.

Kỳ vọng Chính phủ có chính sách đầu vào cho các công trình phát minh hoặc hỗ trợ sau khi phát minh đó thành công, được thương mại hóa để tạo cú hích cho doanh nghiệp” - TS Quốc đề xuất
Thanh Nhân

Dien Dan Rao Vat

Saturday, January 21, 2023

Thời của Mobile Money

Mbile Money là phương thức thanh toán dùng tài khoản viễn thông, cho phép khách hàng có thể nạp, rút, thanh toán, chuyển tiền trên mọi thiết bị di động, đặc biệt là không cần có tài khoản ngân hàng (NH). Trong năm 2023, mục tiêu cả nước sẽ có khoảng 10 triệu tài khoản Mobile Money.

Không phải lệ thuộc... hàng xóm

Là người sử dụng điện thoại thông minh nhưng chưa có tài khoản NH, chị Hoàng Ðiệp (ngụ huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) đã quyết định ra điểm cung cấp dịch vụ của nhà mạng để mở tài khoản Mobile Money, "tập" thanh toán hóa đơn điện, nước online... "Khi có tài khoản Mobile Money, thỉnh thoảng tôi có thể gửi ít tiền cho các cháu ở TP HCM và Hà Nội, thay vì phải nhờ hàng xóm chuyển khoản NH như trước. Tôi cũng bắt đầu giao dịch tài chính từ tài khoản Mobile Money, thay vì phải có tài khoản NH trước" - chị Ðiệp hào hứng kể. Chị Ðiệp là một trong rất nhiều người lần đầu tiên sử dụng dịch vụ tài chính là Mobile Money mà chưa có tài khoản NH.

Thời của Mobile Money - Ảnh 1.
Thời của Mobile Money - Ảnh 2.

Tính đến hết tháng 8-2022, tổng số người đăng ký và sử dụng tài khoản Mobile Money đạt gần 2,2 triệu. Ảnh: Hoàng Triều

Từ khi có Mobile Money, những hình ảnh thú vị đã được một số nhà mạng chia sẻ, về những nông dân ở khu vực miền núi Ðông Bắc đi chợ phiên kèm theo... mã QR để người mua hàng có thể trả tiền, thanh toán.

Hình ảnh mã QR của Mobile Money xuất hiện ở vùng sâu, vùng xa góp phần phổ cập tài chính số mà tiêu chí của các nhà mạng là "lấy nông thôn bao vây thành thị". Những nông dân ở vùng sâu, vùng xa chưa có đủ điều kiện tiếp cận dịch vụ tài chính số, nay có thể tập tành giao dịch, thanh toán online.

Là một trong 3 nhà mạng được NH Nhà nước cấp phép thí điểm cung cấp Mobile Money tại Việt Nam, trong một năm qua, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) xác định lấy Mobile Money làm dịch vụ trọng tâm để phát triển các dịch vụ tiện ích trong lĩnh vực tài chính số. Mục tiêu đưa Mobile Money thành loại hình dịch vụ phổ cập nhất đến từng bản làng, thôn xóm trên khắp lãnh thổ Việt Nam, đúng với tinh thần "Ở đâu có sóng viễn thông, ở đó có Mobile Money".

Ðến hết tháng 10-2022, VNPT có gần 1 triệu người dùng Mobile Money, trong đó 62% là khách hàng ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Mục tiêu hết năm 2023, nhà mạng này sẽ đạt 2 triệu người dùng Mobile Money.

"Các lĩnh vực thanh toán, giao dịch sử dụng Mobile Money không chỉ tập trung vào chuyển tiền, thanh toán dịch vụ thiết yếu mà còn thêm nhiều tiện ích mua sắm, giải trí, phục vụ nhu cầu hằng ngày như thương mại điện tử, mua vé máy bay, tàu xe, bảo hiểm..." - đại diện nhà mạng này thông tin.

Một nhà mạng khác là Tổng Công ty Viễn thông MobiFone cũng bắt đầu cung cấp dịch vụ tiền di động - Mobile Money từ tháng 6-2022. Ðến đầu tháng 11-2022, có khoảng 200.000 tài khoản đăng ký thành công. Dịch vụ Mobile Money ra đời với định hướng sẽ là cánh tay nối dài cho hệ thống NH trong việc phát triển dịch vụ thanh toán số, tài chính số tại các phân khúc khách hàng, địa bàn mà các NH chưa kinh doanh.

Thêm "mảnh ghép" kết nối

Dịch vụ Mobile Money cho phép các doanh nghiệp viễn thông tham gia vào lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới là dịch vụ trung gian thanh toán, trong bối cảnh thị trường dịch vụ viễn thông truyền thống đã bão hòa. Theo đại diện MobiFone, đây sẽ là những mảnh ghép quan trọng hoàn thiện hệ sinh thái số của nhà mạng, thúc đẩy chuyển đổi số. Thị trường Mobile Money được dự đoán sẽ tăng trưởng nhanh và phát triển tốt với chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ. 

Một bước tiến mới của Mobile Money là việc Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel (Viettel Digital) và Tổng Công ty Truyền thông (VNPT-Media) chính thức triển khai dịch vụ chuyển tiền giữa tài khoản Mobile Money và tài khoản thanh toán tại NH.

Dịch vụ cho phép khách hàng có tài khoản Mobile Money tại Viettel Money và VNPT Money có thể thực hiện giao dịch chuyển tiền trực tiếp với hơn 100 triệu tài khoản thanh toán mở tại các NH và ngược lại.

Theo ông Nguyễn Quang Minh, Tổng Giám đốc NAPAS, dịch vụ chuyển tiền giữa tài khoản Mobile Money và tài khoản NH góp phần thúc đẩy và phổ cập tài chính toàn diện tới người dân ở các khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa và mở ra cơ hội phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên thiết bị di động.

Theo các nhà mạng, Mobile Money vẫn là dịch vụ còn mới mẻ tại Việt Nam so với các dịch vụ tài chính số khác nhưng đã đóng góp tích cực vào thúc đẩy không dùng tiền mặt. VNPT cho biết sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới kinh doanh tại các địa bàn, tập trung đầu tư vào những vùng miền hẻo lánh, vùng sâu, vùng xa...

Viettel đã và đang triển khai mô hình chợ 4.0 ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước nằm trong chiến lược phát triển các điểm bán hàng thông minh trực tiếp nhằm phổ cập Mobile Money. Theo đó, người dân khi tham gia mua bán tại các khu chợ 4.0 của Viettel Money không cần mang theo ví hay tiền mặt, chỉ với chiếc điện thoại di động đã có thể thanh toán tiền chợ dễ dàng bằng cách quét mã QR thuận tiện hoặc cú pháp *998#. Người mua hàng hay tiểu thương tại chợ cũng có thể quản lý chi tiêu.

Nhằm nhanh chóng phổ cập Mobile Money tới mọi người dân, các nhà mạng kiến nghị doanh nghiệp, các tổ chức, đơn vị trên cả nước cần đẩy mạnh truyền thông, tạo môi trường, điều kiện để người dân có thể sử dụng phương tiện thanh toán mới này trong mọi hoạt động chi tiêu, mua bán hằng ngày. Khi đó, sẽ từng bước xóa bỏ mọi rào cản của khách hàng khi tiếp cận tài chính số. 

Con số đáng ghi nhận

Theo số liệu cập nhật mới nhất từ Bộ Thông tin và Truyền thông, sau hơn 1 năm triển khai thí điểm, tính đến hết tháng 8-2022, tổng số người đăng ký và sử dụng tài khoản Mobile Money đạt gần 2,2 triệu. Trong đó, số lượng người dùng tài khoản Mobile Money tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo đạt hơn 1,5 triệu, chiếm gần 70% tổng số người sử dụng tài khoản Mobile Money.

Phó Thống đốc NH Nhà nước Phạm Tiến Dũng cho biết 2,2 triệu người dùng Mobile Money là con số đáng ghi nhận nhưng so với số lượng thuê bao điện thoại thì rất nhỏ bé, cần giải pháp để thúc đẩy phát triển hơn. Đồng thời, Mobile Money phải liên thông với các đơn vị cung ứng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thương mại thiết yếu để tạo thuận lợi cho người dùng.

THÁI PHƯƠNG

Dien Dan Rao Vat

4 cách đơn giản tiết kiệm pin điện thoại khi du Xuân

Những chuyến đi du ngoạn, không phải lúc nào cũng có sẵn nguồn điện để sạc pin. Vì thế, chủ nhân những chiếc điện thoại thông minh cần nắm một số mẹo nhỏ dưới để kéo dài thời lượng pin.

Tối ưu hóa cài đặt

Các nhà sản xuất thừa nhận một số thiết lập mặc định của điện thoại có thể gây hao pin, song người dùng có thể chủ động điều chỉnh. 

Hãng Apple lưu ý người dùng cần điều chỉnh theo hướng giảm độ sáng màn hình để tiết kiệm pin mà không làm ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng máy. Ngoài ra, việc bật chế độ tối để giao diện nền đen cũng hạn chế phần nào sự hao pin của điện thoại thông minh.

Đây cũng là mẹo mà Google khuyến nghị người dùng thực hiện và hãng cũng gợi ý một số cách khác như giảm thời gian tự động tắt màn hình, bật chế độ tự động chỉnh độ sáng. Lúc này, thiết bị sẽ thay đổi độ sáng theo môi trường nhưng vẫn đủ để người dùng sử dụng mà không lãng phí pin vô ích.

Ngoài ra, một tiện ích nhỏ nhưng được sử dụng nhiều và gây tốn pin là phản hồi khi gõ phím. Nếu muốn tiết kiệm pin, người dùng có thể tắt các yếu tố này trong phần cài đặt bàn phím thiết bị.

4 cách đơn giản tiết kiệm pin điện thoại khi du Xuân - Ảnh 1.

Có nhiều mẹo nhỏ giúp tiết kiệm pin điện thoại thông minh. Ảnh minh hoạ: Mirror

Ưu tiên sử dụng Wi-Fi thay vì dữ liệu di động

Wi-Fi được đánh giá có kết nối ổn định và ít ngốn pin hơn đối với điện thoại thông minh khi sử dụng dữ liệu di động 4G, 5G. Do đó, cả Apple và Google đều khuyên ưu tiên sử dụng Wi-Fi để có thể giúp kéo dài thời lượng pin.

Ngoài ra, lúc điện thoại sắp hết pin, người dùng nên hạn chế sử dụng tính năng điểm phát sóng để chia sẻ internet cho thiết bị khác, bởi kết nối này hao pin hơn thông thường.

Trường hợp tín hiệu di động không ổn định như ở nơi sóng kém, khi di chuyển trên ôtô, người dùng nên tắt hẳn kết nối internet di động. Nên bật chế độ máy bay để tránh việc hệ thống phải tăng công suất để bắt sóng, gây tốn pin hơn.

Hạn chế các dịch vụ hao pin

Hầu hết các hãng điện thoại đều hỗ trợ xem lại lịch sử mức tiêu hao năng lượng từ các dịch vụ, ứng dụng.

Thực tế, trên điện thoại có nhiều ứng dụng chạy ngầm hoặc liên tục hiển thị thông báo, đặc biệt là các ứng dụng mạng xã hội, thương mại điện tử, email, bản đồ... Để tiết kiệm pin, người dùng có thể tắt tính năng chạy nền, tắt thông báo với một số ứng dụng. Lưu ý khi thực hiện thao tác này người dùng có thể bỏ lỡ thông tin quan trọng nếu không truy cập.

Mặt khác, một số ứng dụng hoặc phần mềm hệ thống có thể liên tục yêu cầu thông tin về vị trí. Việc phải sử dụng GPS là một trong những yếu tố gây hao pin hàng đầu trên các thiết bị, do đó để tiết kiệm pin thì cần tắt tính năng này.

Ngoài ra, nên hạn chế các dịch vụ yêu cầu màn hình phải sáng liên tục như ứng dụng chơi game, xem phim, xem video trực tuyến hay camera.

Kích hoạt chế độ tiết kiệm pin

Hầu hết điện thoại thông minh hiện đều được nhà sản xuất cung cấp chế độ tiết kiệm pin. Chúng được kích hoạt tự động khi dung lượng pin còn dưới 20%. Tuy nhiên, người dùng cũng có thể chủ động bật chế độ "tiết kiệm pin" để kéo dài thời gian sử dụng máy.

Khi kích hoạt tính năng "tiết kiệm pin", dòng iPhone sẽ tự động giảm độ sáng màn hình xuống mức thấp nhất, trong khi Android chuyển sang giao diện tối. Lúc này, người dùng lưu ý một số tính năng sẽ bị tắt như tính năng đẩy email, đồng bộ hóa, hiệu ứng chuyển động…

Bằng Hưng (Tổng hợp)

Dien Dan Rao Vat

Friday, January 20, 2023

"Chìa khóa" an toàn thông tin

Quyết định 964/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Phê duyệt chiến lược an toàn, an ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030" đã nêu rõ: "An toàn, an ninh mạng là trọng tâm của quá trình chuyển đổi số, là trụ cột quan trọng tạo lập niềm tin số và sự phát triển thịnh vượng trong kỷ nguyên số; nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, lâu dài nhằm khởi tạo và duy trì môi trường mạng an toàn, lành mạnh, tin cậy cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp".

Cơ hội lớn...

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT), 2020 được xem là năm khởi động nhận thức, thì 2021 là năm triển khai, trải nghiệm về chuyển đổi số trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát. Còn 2022 được xem là năm tăng tốc, mà dấu ấn quan trọng là Bộ Công an đã xây dựng thành công Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, chính thức vận hành với trên 71,7 triệu thẻ căn cước có gắn chip, đưa Việt Nam trở thành nước sớm ứng dụng định danh điện tử và phổ cập danh tính trên thế giới.

Chìa khóa an toàn thông tin - Ảnh 1.
Chìa khóa an toàn thông tin - Ảnh 2.

Nhóm thuộc Dự án "Chống lừa đảo" của anh Ngô Minh Hiếu trao đổi giải pháp hỗ trợ người dùng

Bộ TT-TT cho biết đến hết quý III/2022, dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, 4 có phát sinh hồ sơ là 67,81%, tăng 31% so với cuối năm 2021; tỉ lệ lũy kế hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) được xử lý trực tuyến qua DVCTT/tổng số hồ sơ TTHC đạt 43,2%, tăng 13,06% so với cùng kỳ năm 2021. Ðặc biệt, tỉ trọng đóng góp của kinh tế số trong GDP quý III là 11,8%, tăng 0,67% so với quý II và 0,88% so với quý I. Ðã có 63/63 tỉnh, thành triển khai công nghệ số cộng đồng.

Tại sự kiện chuyển đổi số quốc gia vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh những mặt tích cực về chuyển đổi số trong thời gian qua, đó là nhận thức và hành động của người dân đã có nhiều chuyển biến; Chính phủ đã xây dựng chiến lược, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách được quan tâm chỉ đạo; hạ tầng số được tăng cường đầu tư, từ đó nhiều nền tảng số tiếp tục phát triển; cơ sở dữ liệu tạo nền tảng cho Chính phủ số, công tác truyền thông được thúc đẩy; dịch vụ công trực tuyến triển khai ngày càng hiệu quả, sâu rộng; an ninh, an toàn thông tin tiếp tục được chú trọng; nguồn lực tài chính, nhân lực cho chuyển đổi số được tăng cường; tỉ trọng đóng góp của kinh tế số vào GDP ngày càng tăng.

Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV diễn ra trong tháng 11-2022, các đại biểu cũng nhấn mạnh: "Cần nghiên cứu về việc kiểm soát dữ liệu của các tổ chức, doanh nghiệp, đồng thời quy định rõ những hành vi bị cấm như làm lộ, lọt thông tin của cá nhân trong giao dịch điện tử".

... Thách thức nhiều

Trong 6 tháng đầu năm 2022, Bộ Công an đã phát hiện, xử lý 840 chuyên án, vụ việc liên quan tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng (tăng 42% so với 6 tháng cuối năm 2021). Trong năm qua, Bộ TT-TT, Chính phủ đã nỗ lực triển khai nhiều chiến dịch làm sạch mã độc trên không gian mạng hướng tới toàn thể các cơ quan, tổ chức và người dân trên cả nước nhằm xây dựng không gian mạng Việt Nam an toàn, lành mạnh, góp phần chuyển đổi số quốc gia nhanh, bền vững.

TS Võ Văn Khang, Phó Chủ tịch Chi hội An toàn Thông tin phía Nam, cho rằng việc nhận diện đúng các rủi ro, thách thức về bảo mật thông tin sẽ giúp chúng ta chủ động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi tham gia không gian số, xã hội số, đặc biệt khi tốc độ chuyển đổi số đang rất nhanh như hiện nay. Theo ông, tình hình an ninh mạng của chúng ta sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, tội phạm mạng tiếp tục gia tăng hoạt động rộng khắp trên mọi lĩnh vực. Việc ban hành chiến lược quốc gia về an toàn an ninh mạng là một thuận lợi để bảo đảm an toàn thông tin đối với toàn bộ các lĩnh vực bao gồm khu vực công, cơ quan tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. Về thách thức lớn nhất của chuyển đổi số, ông Khang cho rằng đó chính là việc bảo vệ tính riêng tư và bảo đảm an toàn cho các kho dữ liệu. Việc khai thác hiệu quả dữ liệu dân cư quốc gia và căn cước công dân điện tử sẽ là chìa khóa chính cho việc giải quyết vấn đề này.

Trong khi đó, CEO CyberJutsu Academy Nguyễn Mạnh Luật cho rằng để không gian mạng an toàn, ngoài tuyên truyền nhận thức cho người dùng thì việc đào tạo một đội ngũ chuyên gia bảo mật, an toàn thông tin vững mạnh cũng là cách để giúp không gian mạng ngày càng lành mạnh, bền vững hơn, bởi chính lực lượng này sẽ tác động trực tiếp mỗi ngày đến cộng đồng trên không gian mạng. "Họ giống như đội ngũ y - bác sĩ của chúng ta vậy. Khi họ càng nhiều thì người dân càng có cơ hội tiếp xúc, trao đổi để hiểu bệnh, phòng ngừa bệnh tốt hơn..." - ông Luật nói. 

Người dùng dễ để lộ, lọt thông tin cá nhân

Theo chuyên gia an toàn thông tin Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC), thuộc Trung tâm An toàn Không gian mạng quốc gia (Bộ TT-TT), nâng cao nhận thức cho người sử dụng đầu cuối rất quan trọng. Bởi nếu ở cơ quan nhà nước, các tập đoàn, công ty lớn cung cấp dịch vụ, nền tảng số có độ bảo mật cao thì người dùng dễ để lộ, lọt thông tin cá nhân, gây ra nhiều hệ lụy. Anh Hiếu khuyến cáo khi đã bước vào sự "vô tận" của không gian mạng thì người dùng không nên "vô tư", thờ ơ với sản phẩm nền tảng công nghệ mà mình đang dùng. Phải có trách nhiệm bảo mật, bảo đảm an toàn cho mình trong lúc sử dụng sản phẩm, phần mềm của nhà cung cấp... "Nhiều người vô tư chia sẻ thông tin, sự việc cá nhân lên không gian mạng. Sau đó, những thông tin này bị lấy làm công cụ để đối tượng xấu tống tiền hoặc lừa đảo..." - anh Hiếu dẫn chứng.

Bài và ảnh: Sơn Nhung

Dien Dan Rao Vat

Thursday, January 19, 2023

"Đại dương xanh" Trong chuyển đổi số

Tiểu thương đã sẵn sàng?

Gần đây, có một câu chuyện về quán phở nổi tiếng ở TP HCM bị khách hàng phàn nàn trên mạng xã hội về việc không nhận chuyển khoản. Rất nhanh sau đó, quán đã thể hiện sự cầu thị bằng cách ra thông báo sẽ nhận thanh toán bằng chuyển khoản. "Không (muốn) nhận chuyển khoản" rất có thể đang là tâm lý chung của khoảng 5 triệu tiểu thương, hộ kinh doanh và DN siêu nhỏ vì họ chưa cảm nhận được lợi ích của chuyển đổi số. Các DN siêu nhỏ này cũng đang là nơi làm việc của hơn một nửa lực lượng lao động của Việt Nam.

Đại dương xanh Trong chuyển đổi số - Ảnh 1.

Ảnh: Hoàng Triều

Đại dương xanh Trong chuyển đổi số - Ảnh 2.

MoMo xây dựng hệ sinh thái gồm nhiều cấp độ giúp tiểu thương và doanh nghiệp có thể chuyển đổi số trong lĩnh vực bán lẻ hoặc mở rộng mô hình Ảnh: Bình An

Ở góc độ của một người đang tham gia quá trình chuyển đổi số của xã hội, tôi cho rằng nếu có thể hỗ trợ những DN siêu nhỏ này tham gia một hệ sinh thái trên nền tảng số đồng nghĩa sẽ tạo ra được sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với cả xã hội, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội ngày 5-11-2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa nhắc lại thông điệp "không ai bị bỏ lại phía sau trong phát triển chuyển đổi số" và cần quan tâm đến khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo. Dù vậy, những đối tượng yếu thế nhất trong chuyển đổi số không chỉ về mặt địa lý mà còn là đông đảo những người thu nhập thấp đang mưu sinh tại các đại đô thị, khu vực trung tâm của đất nước. Những người này có thể là tiểu thương buôn bán nhỏ, chủ các hộ kinh doanh nhỏ hoặc đang làm việc tại DN siêu nhỏ trong các ngành nghề khác nhau. Với đặc thù công việc, mọi giao dịch đều bằng tiền mặt và ít có cơ hội để tiếp cận với tín dụng chính thức.

Ðối với người lao động, nhận lương bằng tiền mặt đã khiến họ gần như vô hình trên hệ thống chấm điểm tín dụng cá nhân của các tổ chức tài chính. Do vậy, họ trở nên yếu thế, bất lợi khi muốn tiếp cận các giải pháp tài chính. Ðây là "nút thắt cổ chai" mà các Fintech và các định chế tài chính cần cùng phối hợp tham gia xử lý.

Ða số tiểu thương đều ưa thích đóng thuế khoán, sử dụng tiền mặt cho mọi giao dịch và thiếu các công cụ hoặc phương tiện điện tử để hỗ trợ theo dõi việc kinh doanh. Với quy mô nhỏ, họ rất quan tâm đến chi phí và lợi ích một khi thực hiện chuyển đổi số và thanh toán không tiền mặt. Một yếu tố rất quan trọng nữa được quan tâm là liệu thuế khoán có thay đổi sau khi áp dụng chuyển đổi số và thanh toán điện tử hay không.       

Phá băng tâm lý

Ðối với DN nhỏ và tiểu thương, việc có thêm doanh thu bán hàng thông qua các nền tảng thương mại điện tử, chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt và tiếp cận được với tài chính số là những lợi ích hết sức cụ thể và thiết thực để thuyết phục họ chuyển đổi số.

Ðể khởi đầu quá trình

và giải quyết lợi ích của các tiểu thương, cần bảo đảm các yếu tố:

- Sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số phải rất đơn giản, có thể sử dụng ngay trên những thiết bị đơn giản và phổ biến như điện thoại thông minh (cấp thấp) hay máy tính bảng. Sản phẩm phải hoạt động được trên nhiều nền tảng thương mại điện tử.

- Chi phí sử dụng dịch vụ và đầu tư trong giai đoạn đầu phải gần như bằng 0. Gia tăng được sản lượng bán hàng của tiểu thương và giúp họ quản lý khách hàng, quản lý thu - chi từ các nguồn khác nhau.

- Việc thanh toán phải diễn ra rất nhanh với chi phí dịch vụ chuyển tiền không đáng kể hoặc bằng 0. Ðược sự hỗ trợ của chính quyền địa phương về chủ trương chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt, ưu đãi về chính sách (thuế, phí).     

Trên thị trường hiện nay, nhiều đơn vị đã có khả năng cung cấp các giải pháp riêng biệt phục vụ cho từng nhu cầu nêu trên của tiểu thương, tuy nhiên một giải pháp trọn gói vẫn rất cần thiết.

Ðối với các tiểu thương, chuyển đổi số có thể bắt đầu từ điều đơn giản nhưng thiết yếu nhất là thanh toán không dùng tiền mặt. Với mô hình trước đây, chủ yếu những quán ăn sang trọng mới chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt. Còn giờ đây, tiểu thương có thể tự in mã QR từ tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử, dán ngay tại bàn để khách hàng thanh toán hoàn toàn miễn phí hoặc chuyển tiền nhanh miễn phí bằng số điện thoại qua ví điện tử.

Ðối với giải pháp trọn gói, mỗi đơn vị cung cấp dịch vụ có cách tiếp cận khác nhau. Như tại MoMo, chúng tôi đã xây dựng một hệ sinh thái bao gồm nhiều cấp độ để giúp tiểu thương và DN có thể chuyển đổi số trong lĩnh vực bán lẻ hoặc mở rộng mô hình. Với các tiểu thương, ngoài việc cung cấp thanh toán không dùng tiền mặt qua mã QR, MoMo cung cấp một giải pháp quản lý thu - chi, quản lý khách hàng rất đơn giản thông qua ứng dụng điện thoại di động thông minh. Chỉ mất khoảng 3-5 phút là có thể cài đặt hoàn thiện và sử dụng.

Những tiểu thương có nhu cầu cao hơn liên quan việc bán hàng đa kênh trên trang web và các sàn thương mại điện tử như Lazada, Tiki... sẽ được cung cấp ngay giải pháp bán hàng đa kênh thông qua "Nhanh.vn", giúp hỗ trợ bán hàng và quản lý tồn kho, kết nối các đơn vị vận chuyển, hỗ trợ marketing và bán hàng trực tuyến. Nếu các DN hoặc tiểu thương trong ngành ăn uống mong muốn một hệ thống quản lý nhà hàng, quán ăn chính quy thì đã có "Ipos.vn" - đối tác chiến lược của MoMo, cung cấp giải pháp vận hành hoàn chỉnh giúp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động.      

Các tiểu thương nếu bắt đầu khởi động quá trình chuyển đổi số thông qua thanh toán không dùng tiền mặt thành công, họ không chỉ tiếp tục tự tìm kiếm và sẵn sàng trả phí cho các giải pháp nâng cao để quản lý bán hàng, còn kéo theo toàn bộ nhân viên sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt.

Ðối với những người thu nhập thấp và gần như không có tài sản, việc tìm kiếm một khoản vay nhỏ từ 5-10 triệu đồng là hết sức khó khăn vì hoàn toàn không có thông tin tín dụng. Thông qua việc sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt trên ví điện tử, họ có thể tạo ra điểm tin cậy dựa vào các thông tin thanh toán, mua bán, chuyển tiền, từ đó có cơ sở để được vay tiền từ các tổ chức tín dụng chính thống.

Hiện thực hóa mục tiêu kinh tế số

Các DN lớn trong tất cả ngành nghề đều thấu hiểu và đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, song các DN này chỉ chiếm 2%-3% tổng số DN đang hoạt động tại Việt Nam. Bên cạnh nỗ lực của DN lớn, việc tiếp cận DN nhỏ, tiểu thương buôn bán tại thành phố và các tỉnh là hết sức quan trọng vì đây là một trong những lực lượng rất năng động, tận dụng được các nguồn lực của xã hội và đóng góp đáng kể vào sự phát triển của đất nước.

Chuyển đổi số là một con đường dài và hành trình nào cũng cần có những bước đi nhỏ bé đầu tiên. Từ quan điểm của người làm Fintech, tôi cho rằng hoàn toàn có thể khởi động quá trình này thông qua việc thanh toán không dùng tiền mặt. Khi toàn bộ xã hội làm quen với việc số hóa quá trình thanh toán, khi những tô phở, những ly trà đá, cắt tóc vỉa hè... đều có thể thanh toán không dùng tiền mặt thì quá trình chuyển đổi số đã được khởi động và chúng ta có thể dẫn dắt họ đến những mô hình số hóa phức hợp hơn như kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, tiếp cận tài chính và bảo hiểm số.

Với những lợi ích đạt được, tiểu thương và những người thu nhập trung bình và thấp sẽ trở thành động lực thúc đẩy toàn xã hội tham gia nền kinh tế số. Và tôi tin chúng ta sẽ đạt được mục tiêu kinh tế số chiếm 25% GRDP của các thành phố trước năm 2025.

Nguyễn Bá Diệp (đồng sáng lập MoMo)

Dien Dan Rao Vat

Wednesday, January 18, 2023

Chuyển đổi số tiến ra biển lớn

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Mạnh Hùng cho biết đến nay, 500 triệu tài khoản sử dụng các nền tảng số Việt Nam là con số lớn chưa từng có. Các giao dịch về kết nối chia sẻ dữ liệu đang tăng dần; các tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCÐ) tại các thôn bản đã được thành lập và đi vào hoạt động.

Nhiều lĩnh vực, ngành nghề

Chuyển đổi số (CÐS) tác động sâu rộng, bao trùm lên tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần tăng năng suất lao động, chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh theo hướng đổi mới sáng tạo, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. 

Chương trình CÐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 3-6-2020 theo Quyết định số 749/QÐ-TTg. Thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, trong đó với vai trò "cầm nhịp", Bộ TT-TT đã tham mưu cho Chính phủ, triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy quá trình này.

Chuyển đổi số tiến ra biển lớn - Ảnh 1.

Cán bộ hải quan làm thủ tục trên nền tảng cửa khẩu số ở Lạng Sơn Ảnh: Minh Phong

Chuyển đổi số tiến ra biển lớn - Ảnh 2.
Chuyển đổi số tiến ra biển lớn - Ảnh 3.

Ngày CÐS quốc gia 10-10 được tổ chức hằng năm nhằm nâng cao nhận thức của người dân toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của CÐS; thúc đẩy sự tham gia, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn dân trong công cuộc CÐS của đất nước. Dẫn chứng số liệu cho thấy CÐS đang diễn ra mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực, ngành nghề, ông Phạm Ðức Long, Thứ trưởng Bộ TT-TT, cho biết tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện được đưa lên mức độ 4 ước thực hiện năm 2022 là 100%, tăng 4% so với năm 2021. Tỉ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến/tổng số hồ sơ thủ tục hành chính ước thực hiện năm 2022 đạt 52,8%, vượt 2% so với kế hoạch năm 2022 và tăng 17,5% so với năm 2021. "Số lượng giao dịch trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia năm 2022 tăng trưởng đột biến, ước đạt 860 triệu giao dịch, trung bình 1 ngày khoảng 2,1 triệu lượt giao dịch, tăng gấp 4,8 lần so với năm 2021" - ông Long nhấn mạnh.

Năm 2023, Bộ TT-TT sẽ tiếp tục hỗ trợ, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương phát triển các nền tảng số. Trong đó, tập trung phát triển các nền tảng quản lý, điều hành nghiệp vụ chuyên ngành dựa trên dữ liệu, đồng bộ, thông suốt từ trung ương đến địa phương; phát triển các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu dùng chung của bộ, ngành, địa phương.

Về việc triển khai tổ CNSCÐ, ông Phạm Ðức Long cho biết đây là sáng kiến nhằm huy động nhiều nguồn lực xã hội vào công tác nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng số cho người dân thực hiện CÐS, với phương châm lấy người dân làm trung tâm. Ðến nay, 63/63 tỉnh, thành phố đã thành lập 68.933 tổ CNSCÐ, với 320.839 thành viên.

Theo bà Lê Ngọc Hân, Giám đốc Sở TT-TT tỉnh Quảng Ninh, năm 2022, với 1.473 tổ CNSCÐ, tương ứng 11.255 thành viên, bao phủ từ đơn vị hành chính nhỏ nhất của tỉnh, đã hỗ trợ, hướng dẫn người dân tiếp cận dịch vụ công quốc gia thuận lợi nhất. "Năm 2022, tỉnh Quảng Ninh là một trong số ít các địa phương kết nối dịch vụ công trực tuyến của tỉnh với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hiện nay, tỉnh đã số hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu tiếp nhận, số hóa gắn với bóc tách dữ liệu để sử dụng nhiều lần, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp (DN)" - bà Hân thông tin.

Là địa phương triển khai nền tảng cửa khẩu số từ ngày 21-2-2022, ông Nguyễn Trọng Hùng, Phó Giám đốc phụ trách Sở TT-TT tỉnh Lạng Sơn, cho biết đến nay, 100% DN đã khai báo trực tuyến trên nền tảng này trước khi phương tiện đến cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu Tân Thanh và được xử lý trên nền tảng số. Số DN khai báo thông tin trực tuyến trên nền tảng cửa khẩu số là 176.467 phương tiện, thu được hơn 211 tỉ đồng phí hạ tầng, hơn 20,6 tỉ đồng phí sang tải.

Kinh tế số bứt phá

Thời gian qua, Chính phủ luôn chỉ đạo quyết liệt để đẩy mạnh CÐS, phát triển kinh tế số (KTS), hướng đến mục tiêu KTS chiếm 20% GDP vào năm 2025 và 30% GDP vào năm 2030. KTS được coi là một trong các động lực tăng trưởng trong những thập niên tới. Bộ TT-TT nhấn mạnh KTS giúp người dân giàu có hơn, góp phần đưa Việt Nam vượt qua mức thu nhập trung bình thấp vào năm 2025, đạt mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và đạt mức thu nhập cao vào năm 2045. Theo số liệu tạm ước tính, đóng góp của KTS cho GDP trong 9 tháng năm 2022 khoảng 14,26%.

Nhận thức được tầm quan trọng trong việc sử dụng các nền tảng số nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động DN, Bộ TT-TT đã hỗ trợ các DN tiếp cận và sử dụng các nền tảng xuất sắc, có uy tín với những ưu đãi để DN phát triển. Trong năm 2022, số lượng DN nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số SMEdx tăng 481% so với năm 2022, đạt 256% so với kế hoạch đã đề ra.

Ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ TT-TT), cho biết quy mô KTS ghi nhận sự tăng trưởng trên cả 3 khía cạnh trong năm 2022: KTS ICT (công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ viễn thông), KTS nền tảng và KTS ngành. Trong đó, hoạt động có đóng góp nhiều nhất cho KTS là dịch vụ công nghệ thông tin, chiếm khoảng 30%; tiếp đến là thương mại điện tử với 14,3%; sản xuất phần cứng với 12,83%. Nếu như 2022 là năm khởi động, bước đầu thiết lập thể chế gồm pháp lý, tổ chức quản lý và thúc đẩy phát triển KTS thì 2023 là năm nền tảng, có tính chất bản lề thực hiện các mục tiêu đến năm 2025.

Theo ông Phạm Ðức Long, định hướng đến năm 2025, KTS mở ra không gian tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam, là động lực cốt lõi của tăng trưởng kinh tế quốc gia. KTS giúp nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu của nền kinh tế, góp phần giải bài toán khoảng cách số, khoảng cách giàu nghèo, khoảng cách nông thôn với thành thị và giảm ô nhiễm môi trường.

Vươn ra nước ngoài

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết 2022 cũng là năm các DN công nghệ số Việt Nam tấn công mạnh mẽ thị trường nước ngoài, đi đầu tư kinh doanh, làm CÐS cho các nước phát triển như Mỹ, Nhật. Doanh thu từ thị trường nước ngoài của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) về viễn thông đã đạt 3 tỉ USD, của FPT về công nghệ thông tin và CÐS đạt 1 tỉ USD. "Không ra nước ngoài, không cạnh tranh, không chinh phục, không có doanh thu từ thị trường nước ngoài thì Việt Nam không thể trở thành nước phát triển có thu nhập cao được" - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Năm 2022 đã có 35 nền tảng số tiêu biểu Make in Vietnam được lựa chọn giới thiệu để phục vụ CÐS cho người dân, DN. Ðặc biệt, 100% sản phẩm, nền tảng này do người Việt thiết kế, sáng tạo và hoàn thiện với các nhóm nền tảng gồm: nhóm Chính phủ số; nhóm tài chính, ngân hàng, kinh doanh; nhóm nền tảng y tế, giáo dục, văn hóa - xã hội; nhóm nền tảng nông nghiệp, giao thông, kho vận, công thương. Ðáng chú ý, tỉ trọng Make in Vietnam trên các sản phẩm công nghệ số tăng từ 27% - 34%; doanh thu đạt gần 150 tỉ USD, tăng 10,2%.

"Ðể thúc đẩy các sản phẩm Make in Vietnam vươn ra thế giới, DN cần nỗ lực sáng tạo, thiết kế thay vì chỉ gia công sản phẩm. Chiến lược thời gian tới sẽ là chuyển dịch sang tư vấn, thiết kế, phát triển các dự án CÐS theo đặc thù của từng DN" - Bộ trưởng định hướng.

Dưới góc nhìn DN, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HÐQT Công ty CP Tập đoàn Công nghệ CMC, cho biết KTS thế giới có quy mô lớn nhưng mới chỉ ở mức tiềm năng và đây là cơ hội cho các DN công nghệ số Việt Nam. Ông Chính dẫn số liệu phân tích 12 nền kinh tế được chọn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Việt Nam, cho thấy các quốc gia này mới chỉ khai thác thành công 30% tiềm năng của nền KTS vào năm 2021. Ông Nguyễn Trung Chính đánh giá Việt Nam đã hình thành hệ sinh thái công nghệ, là quốc gia trẻ, có năng lực công nghệ, nền giáo dục công nghệ tốt, có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển KTS. Ðể DN phát triển và có cơ hội cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, ông Chính cho rằng cần có chính sách ưu đãi cao nhất đối với các DN đầu tư trong lĩnh vực này như đất đai, thuế, vốn, thủ tục nhanh...

Mở chiến dịch hỗ trợ doanh nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết năm 2023, Bộ TT-TT sẽ mở chiến dịch hỗ trợ các DN công nghệ số đang kinh doanh ở nước ngoài hoặc ra nước ngoài, mang tri thức, công nghệ Việt Nam đi mở cõi. Theo Bộ trưởng, Nhà nước mở đường, rồi người đi trước kéo người đi sau. "Ngành viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ số của chúng ta có rất nhiều câu chuyện để kể với thế giới, từ gia công phần mềm sang Make in Vietnam. Đi ra thế giới cũng là để cạnh tranh với những công ty xuất sắc nhất, chúng ta chỉ có thể xuất sắc khi có đối thủ xuất sắc" - Bộ trưởng nhấn mạnh.

MINH CHIẾN

Dien Dan Rao Vat