June 2023 ~ DIỄN ĐÀN RAO VẶT

Friday, June 30, 2023

Gần 400 thí sinh tham dự Hội thi Tin học trẻ toàn quốc khu vực miền Nam

Hội thi thu hút gần 400 thí sinh là học sinh tiểu học, THCS, THPT khu vực miền nam. Trong đó, 295 thí sinh đến từ đội tuyển các tỉnh, thành đoàn và 87 thí sinh tự do vượt qua vòng sơ khảo.

Tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Thiên Tú - Giám đốc Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ - mong muốn tạo một sân chơi bổ ích cho học sinh toàn quốc.

Gần 400 thí sinh tham dự Hội thi Tin học trẻ toàn quốc khu vực miền Nam - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Thiên Tú - Giám đốc Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ - phát biểu tại hội thi

Theo ông Tú, hội thi Tin học trẻ nhằm khuyến khích thanh thiếu nhi học tập, sáng tạo, rèn luyện kỹ năng để giải quyết vấn đề trong thực tế; đồng thời phát hiện nhiều tài năng công nghệ thông tin trong trường học, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ chuyển đổi số quốc gia và phát triển đất nước.

Vòng Khu vực Hội thi năm 2023 với tổng số 1.256 thí sinh dự thi sẽ diễn ra theo 2 hình thức: bảng sản phẩm sáng tạo (gồm 177 sản phẩm, 307 thí sinh) tham gia theo hình thức chấm thi trực tuyến; bảng lập trình (949 thí sinh) sẽ diễn ra vào ngày 25-6 và ngày 2-7 tại TP HCM và tỉnh Bình Định.

Gần 400 thí sinh tham dự Hội thi Tin học trẻ toàn quốc khu vực miền Nam - Ảnh 3.
Gần 400 thí sinh tham dự Hội thi Tin học trẻ toàn quốc khu vực miền Nam - Ảnh 4.

Thí sinh hào hứng trước khi bắt đầu phần thi

Em Phạm Minh Duy, học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học quốc gia TP HCM, cho biết đã chuẩn bị kiến thức rất kỹ để tham gia hội thi lần này. "Rất nhiều bạn có thành tích "khủng" đến tham gia. Ban đầu em cũng hơi lo lắng, sợ mình không lọt vào vòng trong nhưng sau khi hoàn thành bài thi thì em cảm thấy thoải mái hơn vì em đã cố gắng hết sức"- Duy nói.

"Em hoàn thành hơn 50% bài thi. Tham gia cuộc thi với tinh thần giao lưu, học hỏi là chính nên em không áp lực quá nhiều vào kết quả" - em Nguyễn Thị Tuyền, học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Hữu Trí (tỉnh Tiền Giang), cho hay.

Gần 400 thí sinh tham dự Hội thi Tin học trẻ toàn quốc khu vực miền Nam - Ảnh 5.
Gần 400 thí sinh tham dự Hội thi Tin học trẻ toàn quốc khu vực miền Nam - Ảnh 6.
Gần 400 thí sinh tham dự Hội thi Tin học trẻ toàn quốc khu vực miền Nam - Ảnh 7.

Năm nay, hội thi thu hút hơn 1.000 thí sinh tự do trên cả nước

Mỗi khu vực sẽ chọn 8 thí sinh mỗi bảng A, B, C2; 8 đội thi bảng C; mỗi bảng sản phẩm sáng tạo D2, D3 chọn 15 sản phẩm xuất sắc nhất tham dự. Dự kiến, Hội thi Tin học trẻ toàn quốc sẽ diễn ra vào đầu tháng 8 tại tỉnh Quảng Ninh.

Cẩm Ly - Huế Xuân

Dien Dan Rao Vat

Gỡ hàng ngàn thông tin xấu trên mạng xã hội

Báo cáo của Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử cho hay Facebook đã gỡ bỏ 2.549 bài viết, gỡ 12 tài khoản, 54 page quảng cáo; YouTube gỡ 6.101 video, 7 kênh; TikTok gỡ 415 liên kết và 149 tài khoản vi phạm. Đối với các nền tảng xuyên biên giới, cục tổng hợp các biện pháp nhằm duy trì ở mức cao tỉ lệ ngăn chặn, gỡ bỏ nội dung xấu, độc.

Từ năm 2017 đến nay, việc hợp tác và tỉ lệ đáp ứng của các nền tảng liên tục được cải thiện. Đặc biệt, 6 tháng đầu năm nay, tỉ lệ đáp ứng cao nhất (hơn 90%), gỡ bỏ nhiều nhất từ trước đến nay. Facebook đã gỡ 484 fanpage quảng cáo game cờ bạc, đổi thưởng; gỡ 72 tài khoản, fanpage quảng cáo vũ khí, vật nổ, chất liệu gây nổ; gỡ 2.444 link quảng cáo các dịch vụ bất hợp pháp. YouTube đã gỡ 632 video quảng cáo mua bán, săn bắn động vật hoang dã, hướng dẫn chế tạo vũ khí; gỡ hơn 2.000 quảng cáo thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, tài khoản quảng cáo vi phạm bằng thuật toán tự động. Không quảng cáo và bật kiếm tiền trên 50 kênh YouTube, 49 trang và tài khoản Facebook, 158 website.

T.Phượng

Dien Dan Rao Vat

Thursday, June 29, 2023

Lộ diện kẻ tấn công camera giám sát toàn cầu gồm cả Việt Nam

Hàng triệu camera giám sát của hãng Hikvision (Trung Quốc) trên toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam đã bị tin tặc tấn công kể từ giữa tháng 5.

Khi bị tấn công, trên giao diện phần mềm camera giám sát mang thương hiệu Hikvision xuất hiện dòng thông điệp bằng tiếng Anh: "Camera an ninh của bạn đang ở trạng thái dễ bị tấn công và có thể bị xâm phạm. Hãy sửa lại nó. Tự làm hoặc liên hệ với tôi qua tài khoản Telegram - faxociety".

Thực tế, người dùng không quá khó để nhận ra camera giám sát của mình đã bị tin tặc xâm nhập và để lại lời nhắn trên màn hình theo dõi nội dung.

Lộ diện kẻ tấn công camera giám sát toàn cầu, gồm cả Việt Nam - Ảnh 1.

Một người dùng camera an ninh của Hikvision tại Ả Rập Saudi xuất hiện cảnh báo lạ. Ảnh: Twitter

Trên diễn đàn Reddit, tài khoản có tên @faxociety đã lên tiếng nhận trách nhiệm cho hàng loạt vụ tấn công vào camera giám sát của Hikvision.

Người này tự nhận mình là "hacker mũ trắng", thuật ngữ chỉ tin tặc tấn công hệ thống mạng nhằm mục đích cảnh báo, thay vì phá hoại.

@faxociety cho biết bản thân nhận thấy nhiều người lắp đặt camera giám sát nhưng không cập nhật firmware để vá các lỗ hổng bảo mật, cũng như không thay đổi mật khẩu đăng nhập để quản lý nội dung của camera.

Khi camera giám sát của người dùng bị kẻ xấu xâm nhập, nhiều nội dung ghi lại từ đây bị lấy cắp, chia sẻ hoặc rao bán công khai trên mạng.

Lộ diện kẻ tấn công camera giám sát toàn cầu, gồm cả Việt Nam - Ảnh 2.

Nhiều hình ảnh riêng tư, nhạy cảm của người dùng bị tin tặc lấy cắp thông qua các hệ thống camera giám sát. Ảnh: Twitter

"Điều này đã thôi thúc tôi gửi thông báo cho mọi người bằng thông điệp trên màn hình camera. Thông báo này sẽ giúp mọi người biết được hệ thống của họ rất dễ bị xâm phạm và họ đang sống trong thế giới như thế nào" – tài khoản @faxociety viết trên Reddit.

"Có hàng trăm ngàn camera giám sát dễ bị xâm nhập trên khắp thế giới và 90% nguyên do khiến camera bị xâm nhập là vì sử dụng mật khẩu yếu" – hacker này chia sẻ thêm.

Lỗ hổng bảo mật mà @faxociety khai thác vốn đã tồn tại trên hàng trăm triệu camera giám sát của Hikvision. Đây là lỗi bảo mật được phát hiện từ năm 2021 và Hikvision đã phát hành bản nâng cấp firmware để vá lỗi nhưng dường như nhiều người vẫn không bận tâm đến việc cập nhật firmware cho camera của mình.

Bên cạnh đó, nhiều người dùng vẫn giữ thói quen để nguyên mật khẩu đăng nhập mặc định trên camera, cho phép tin tặc có thể dễ dàng xâm nhập và xem trộm nội dung do camera giám sát ghi lại, bao gồm cả những hình ảnh riêng tư và nhạy cảm.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Sunday, June 25, 2023

Dữ liệu quyết định tiến trình chuyển đổi số

Tại Hội nghị Thượng đỉnh về Trung tâm Dữ liệu và Hạ tầng đám mây 2023 (DCCI Summit 2023) với chủ đề "Tăng tốc cho hành trình số" do Viettel IDC tổ chức ngày 22-6, hơn 700 lãnh đạo, đại diện doanh nghiệp (DN) và chuyên gia các hãng công nghệ lớn đã chia sẻ những góc nhìn mới về hành trình chuyển đổi số, những công nghệ nền tảng mới, giải pháp tối ưu, thông minh hóa hoạt động sản xuất, nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Phải xử lý hiệu quả dữ liệu

Chia sẻ tại hội nghị, các chuyên gia cho rằng chính trong tình thế thị trường đang bất ổn, đặc biệt sau đại dịch toàn cầu COVID-19, DN cần đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số như một giải pháp cơ bản để tồn tại. Tuy nhiên, hầu hết DN bày tỏ sự trăn trở, thách thức về các bài toán phát sinh trong quá trình chuyển đổi số.

Ông Hồ Vi Đại Nghĩa, Giám đốc Công ty Tin học Viễn thông Nhất Tiến Chung - Thế Giới Máy Chủ, cho biết ra đời từ năm 2005 nhưng giờ coi như phải trở lại giai đoạn đầu tư mới cho tương lai. Ông Hoàng Văn Ngọc, Giám đốc điều hành Viettel IDC, cho rằng thời gian gần đây, thuật ngữ VUCA được nhắc tới nhiều hơn trên các diễn đàn kinh tế - xã hội. Đây là một thuật ngữ được dùng để mô tả thế giới hiện đại đang trải qua những biến động, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ. Mặc dù kinh tế biến động, DN thắt chặt chi tiêu nhưng công nghệ nói chung vẫn đang là điểm tựa cho DN trong thời đại VUCA, nhằm đầu tư cho tương lai, bảo đảm sự phát triển bền vững của DN.

Ông Huỳnh Long Thủy, Tổng Giám đốc Công ty CP VieON - thành viên của hệ sinh thái công nghệ truyền thông giải trí DatVietVAC Group Holdings, cho biết: "Một số người nghĩ rằng hễ hoàn tất số hóa thì đã chuyển đổi số. Tuy nhiên, quản trị, vận hành và điều hành, tất cả mọi thứ đều dựa vào khai thác hiệu quả dữ liệu, đó mới là chuyển đổi số. Lãnh đạo phải ra quyết định dựa trên dữ liệu. Dữ liệu chỉ có giá trị khi DN biết cách thu thập, đọc, hiểu và sử dụng dữ liệu như thế nào. Khi DN tiến hành chuyển đổi số, dữ liệu về rất nhiều, đó là dữ liệu lớn (Big Data). Vì vậy, đòi hỏi DN phải biết cách xử lý dữ liệu - không chỉ lưu trữ mà còn phải phân loại, phân tích, xác thực để lọc ra được các dữ liệu cần thiết và chuẩn xác để ứng dụng vào hoạt động của DN".

Dữ liệu quyết định tiến trình chuyển đổi số - Ảnh 2.

Doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu các giải pháp về chuyển đổi số tại Hội nghị Thượng đỉnh về Trung tâm Dữ liệu và Hạ tầng đám mây 2023. Ảnh: ANH PHÚC

"Lên mây" để tiết giảm chi phí

Chuyển đổi số có nghĩa là phải đưa hoạt động DN lên nền tảng điện toán đám mây. Với thực tiễn và trải nghiệm của những người đi trước, các DN mới bắt đầu chuyển đổi số giờ có nhiều bài học và điển hình hơn. Ngay cả các DN đã tiến hành chuyển đổi số nay cũng đã có thêm nhiều lựa chọn công nghệ tiên tiến và giải pháp mới để tối ưu hóa chuyển đổi số của mình.

Theo nhiều chuyên gia, giải pháp lý tưởng nhất cho DN chuyển đổi số là sử dụng các nền tảng đa đám mây (multi-cloud). Theo số liệu do ông Hoàng Văn Ngọc đưa ra, nếu như vào năm 2020, khoảng 70% DN vẫn sử dụng đám mây đơn, đám mây cá nhân hay máy chủ tại chỗ thì đến năm 2023, hơn 80% DN đã chuyển sang nền tảng đa đám mây với những lợi ích ngay trước mắt và bảo đảm hơn cho phát triển bền vững, lâu dài. Chẳng hạn, nền tảng đám mây sẽ giúp DN cắt giảm có chi phí liên quan tới công nghệ thông tin (IT); cải thiện khả năng phản ứng và khôi phục do tai ương; luôn bảo đảm sự thích ứng IT tiên tiến đương đại; tăng cường các công nghệ sáng tạo; tăng hiệu năng cơ sở hạ tầng và tránh nguy cơ nhà cung cấp dịch vụ bị sự cố.

Hai chuyên gia an ninh mạng Phạm Việt Hưng và Trịnh Hoài Nam khuyến cáo nền tảng đa đám mây sẽ buộc DN phải cẩn trọng hơn với vấn đề an ninh bảo mật, an toàn dữ liệu. Theo đó, các DN nên sử dụng dịch vụ bảo vệ mạng từ các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và có uy tín. Riêng với các DN lớn và có khả năng tài chính, tốt hơn hết là xây dựng thêm một lớp bảo vệ tại chỗ.

Ông Nguyễn Cảnh Thức, Giám đốc kỹ thuật của Ahamove, chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số tại công ty giao vận hàng hóa trên nền công nghệ này. Với đặc thù là lực lượng đối tác tài xế rất đông và đều là lao động tự do, thu nhập dựa trên năng suất lao động, quay vòng giao hàng nhanh, Ahamove phải dựa trên công nghệ. Với số lượng hóa đơn và hợp đồng cực lớn mỗi ngày, DN giao vận này cũng buộc phải chuyển đổi số ngay từ những hóa đơn điện tử, hợp đồng điện tử. Chính nhờ vận hành trên chuyển đổi số mà Ahamove có thể giúp các đối tác giao hàng của mình tối ưu hóa vận hành, tăng năng suất lao động mà vẫn giảm được chi phí, kể cả lượng khí thải vận hành, giúp bảo vệ môi trường sống.

Chuyển đổi số ngày nay còn phải gắn liền với xu thế toàn cầu là phát triển bền vững theo quy chuẩn ESG (môi trường, xã hội, quản trị DN). Sự bền vững của DN không chỉ được đánh giá qua hoạt động mà còn ở việc giúp bảo vệ được môi trường xã hội. Tiến bộ công nghệ đang ngày càng góp phần thúc đẩy chiến lược ESG của các DN, đóng vai trò như một trụ cột thứ 4 của ESG (thành ESGT). Hàng loạt giải pháp công nghệ mới như Smart City, Smart Factory, Smart logistic, Smart Edu, Digital Trust... đều tác động tới các mặt môi trường, xã hội và quản trị, dựa trên các công nghệ nền tảng như IoT, Big data, AI/ML, Blockchain, 5G Security... 

Các nước tăng tốc ứng dụng công nghệ số

Một nghiên cứu cho thấy vào năm 2017, chưa đến 40% các ngành đã được số hóa (mức độ sử dụng cao nhất là trong các ngành truyền thông, bán lẻ và công nghệ). Tính đến năm 2020, 37% công ty châu Âu và 27% công ty Mỹ chưa áp dụng công nghệ số. Nhưng vào năm 2022, 53% DN ở Liên minh châu Âu cho biết đã hành động hoặc đầu tư để trở nên kỹ thuật số hơn. 71% công ty ở Mỹ báo cáo sử dụng ít nhất một công nghệ kỹ thuật số tiên tiến, trong khi mức sử dụng trung bình là 69% trong các tổ chức ở EU.

Phạm Hồng Phước

Dien Dan Rao Vat

Friday, June 23, 2023

Cần cơ chế để doanh nghiệp tự lực về công nghệ

Theo ông Huỳnh Quang Liêm, trong định hướng và triển khai chuyển đổi số quốc gia, sự tham gia của doanh nghiệp (DN) Việt là rất quan trọng và phải được ưu tiên tối đa. Đảng, Chính phủ cần trao cơ hội cho DN để giải những bài toán lớn cấp quốc gia, với hàng triệu người sử dụng, không những mang lại hiệu quả quốc gia mà còn giúp DN công nghệ số nâng cao, tích tụ năng lực tự chủ, tự cường về công nghệ. Chia sẻ về ứng dụng công nghệ mới trong chuyển đổi số, ông Huỳnh Quang Liêm nhấn mạnh làm chủ những công nghệ lõi, công nghệ mới là một trong những yếu tố giúp DN công nghệ số có thể trưởng thành, tích tụ năng lực và phát triển.

VNPT cũng đặt ra các mục tiêu phát triển công nghệ AI cho mình, trở thành 1 trong 10 thương hiệu AI có uy tín trong khu vực; 1 trong 3 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao; 1 trong 3 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về AI và là 1 trong 20 cơ sở nghiên cứu AI dẫn đầu khu vực ASEAN. Từ góc nhìn của DN, VNPT có 5 đề xuất về chính sách gồm: (1) chính sách ưu đãi cho DN công nghệ số make in Việt Nam; (2) chính sách kiểm soát chất lượng sản phẩm - dịch vụ công nghệ số make in Việt Nam; (3) xúc tiến, thúc đẩy nhu cầu; (4) thu hút vốn đầu tư FDI; (5) đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ số.

Tham dự triển lãm Industry 4.0 Summit 2023, VNPT đã mang đến những giải pháp hàng đầu về chuyển đổi số, gồm: Trung tâm điều hành giám sát thông minh - VNPT IOC (đến nay đã được triển khai tại 45 địa phương trên cả nước); giải pháp quản trị công chức, viên chức (CCVC) VNPT CCVC (đang được triển khai tại 22 bộ ngành, 44 tỉnh, thành và được tích hợp với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia CBCCVC của Bộ Nội vụ). Đến nay, hệ sinh thái VNPT AI đã cung cấp được 7 sản phẩm chính: VnSocial, VNPT Smart Vision, VNPT Smart Reader, VNPT Smart Bot, VNPT Smart Voice, vnFace và VNPT eKYC.

Trong khi đó, từ phía DN nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, Tập đoàn Công nghệ Huawei đã đề xuất các giải pháp năng lượng mặt trời cho Việt Nam. Ông Lê Nho Thông, Phó Giám đốc kinh doanh công nghệ năng lượng số (Huawei Digital Power) của Huawei Việt Nam, đã nêu lên 3 yếu tố quan trọng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng tượng từ "tài nguyên thiên nhiên" sang "đổi mới sáng tạo công nghệ". Đó là sự đồng hành chặt chẽ trên toàn cầu trong việc thực hiện mục tiêu trung hòa carbon; bảo đảm an ninh năng lượng để đạt được mục tiêu độc lập năng lượng; những tiến bộ của công nghệ mang lại giá trị kinh doanh.

Huawei đã giới thiệu các giải pháp điện mặt trời thông minh đang được triển khai ở một số nước như FusionSolar 8.0 phù hợp với kịch bản tương lai; C&I 2.0 cho ngành công nghiệp và thương mại bền vững... Đặc biệt là giải pháp điện mặt trời thông minh dân dụng "1+4+X" mang lại sự độc lập tự chủ về năng lượng cho mọi người, giúp các ngôi nhà chuyển sang sử dụng 100% năng lượng xanh. 

Ngô Lê

Dien Dan Rao Vat

Dữ liệu quyết định tiến trình chuyển đổi số

Tại Hội nghị Thượng đỉnh về Trung tâm Dữ liệu và Hạ tầng đám mây 2023 (DCCI Summit 2023) với chủ đề "Tăng tốc cho hành trình số" do Viettel IDC tổ chức ngày 22-6, hơn 700 lãnh đạo, đại diện doanh nghiệp (DN) và chuyên gia các hãng công nghệ lớn đã chia sẻ những góc nhìn mới về hành trình chuyển đổi số, những công nghệ nền tảng mới, giải pháp tối ưu, thông minh hóa hoạt động sản xuất, nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Phải xử lý hiệu quả dữ liệu

Chia sẻ tại hội nghị, các chuyên gia cho rằng chính trong tình thế thị trường đang bất ổn, đặc biệt sau đại dịch toàn cầu COVID-19, DN cần đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số như một giải pháp cơ bản để tồn tại. Tuy nhiên, hầu hết DN bày tỏ sự trăn trở, thách thức về các bài toán phát sinh trong quá trình chuyển đổi số.

Ông Hồ Vi Đại Nghĩa, Giám đốc Công ty Tin học Viễn thông Nhất Tiến Chung - Thế Giới Máy Chủ, cho biết ra đời từ năm 2005 nhưng giờ coi như phải trở lại giai đoạn đầu tư mới cho tương lai. Ông Hoàng Văn Ngọc, Giám đốc điều hành Viettel IDC, cho rằng thời gian gần đây, thuật ngữ VUCA được nhắc tới nhiều hơn trên các diễn đàn kinh tế - xã hội. Đây là một thuật ngữ được dùng để mô tả thế giới hiện đại đang trải qua những biến động, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ. Mặc dù kinh tế biến động, DN thắt chặt chi tiêu nhưng công nghệ nói chung vẫn đang là điểm tựa cho DN trong thời đại VUCA, nhằm đầu tư cho tương lai, bảo đảm sự phát triển bền vững của DN.

Ông Huỳnh Long Thủy, Tổng Giám đốc Công ty CP VieON - thành viên của hệ sinh thái công nghệ truyền thông giải trí DatVietVAC Group Holdings, cho biết: "Một số người nghĩ rằng hễ hoàn tất số hóa thì đã chuyển đổi số. Tuy nhiên, quản trị, vận hành và điều hành, tất cả mọi thứ đều dựa vào khai thác hiệu quả dữ liệu, đó mới là chuyển đổi số. Lãnh đạo phải ra quyết định dựa trên dữ liệu. Dữ liệu chỉ có giá trị khi DN biết cách thu thập, đọc, hiểu và sử dụng dữ liệu như thế nào. Khi DN tiến hành chuyển đổi số, dữ liệu về rất nhiều, đó là dữ liệu lớn (Big Data). Vì vậy, đòi hỏi DN phải biết cách xử lý dữ liệu - không chỉ lưu trữ mà còn phải phân loại, phân tích, xác thực để lọc ra được các dữ liệu cần thiết và chuẩn xác để ứng dụng vào hoạt động của DN".

Dữ liệu quyết định tiến trình chuyển đổi số - Ảnh 1.

Doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu các giải pháp về chuyển đổi số tại Hội nghị Thượng đỉnh về Trung tâm Dữ liệu và Hạ tầng đám mây 2023. Ảnh: ANH PHÚC

"Lên mây" để tiết giảm chi phí

Chuyển đổi số có nghĩa là phải đưa hoạt động DN lên nền tảng điện toán đám mây. Với thực tiễn và trải nghiệm của những người đi trước, các DN mới bắt đầu chuyển đổi số giờ có nhiều bài học và điển hình hơn. Ngay cả các DN đã tiến hành chuyển đổi số nay cũng đã có thêm nhiều lựa chọn công nghệ tiên tiến và giải pháp mới để tối ưu hóa chuyển đổi số của mình.

Theo nhiều chuyên gia, giải pháp lý tưởng nhất cho DN chuyển đổi số là sử dụng các nền tảng đa đám mây (multi-cloud). Theo số liệu do ông Hoàng Văn Ngọc đưa ra, nếu như vào năm 2020, khoảng 70% DN vẫn sử dụng đám mây đơn, đám mây cá nhân hay máy chủ tại chỗ thì đến năm 2023, hơn 80% DN đã chuyển sang nền tảng đa đám mây với những lợi ích ngay trước mắt và bảo đảm hơn cho phát triển bền vững, lâu dài. Chẳng hạn, nền tảng đám mây sẽ giúp DN cắt giảm có chi phí liên quan tới công nghệ thông tin (IT); cải thiện khả năng phản ứng và khôi phục do tai ương; luôn bảo đảm sự thích ứng IT tiên tiến đương đại; tăng cường các công nghệ sáng tạo; tăng hiệu năng cơ sở hạ tầng và tránh nguy cơ nhà cung cấp dịch vụ bị sự cố.

Hai chuyên gia an ninh mạng Phạm Việt Hưng và Trịnh Hoài Nam khuyến cáo nền tảng đa đám mây sẽ buộc DN phải cẩn trọng hơn với vấn đề an ninh bảo mật, an toàn dữ liệu. Theo đó, các DN nên sử dụng dịch vụ bảo vệ mạng từ các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và có uy tín. Riêng với các DN lớn và có khả năng tài chính, tốt hơn hết là xây dựng thêm một lớp bảo vệ tại chỗ.

Ông Nguyễn Cảnh Thức, Giám đốc kỹ thuật của Ahamove, chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số tại công ty giao vận hàng hóa trên nền công nghệ này. Với đặc thù là lực lượng đối tác tài xế rất đông và đều là lao động tự do, thu nhập dựa trên năng suất lao động, quay vòng giao hàng nhanh, Ahamove phải dựa trên công nghệ. Với số lượng hóa đơn và hợp đồng cực lớn mỗi ngày, DN giao vận này cũng buộc phải chuyển đổi số ngay từ những hóa đơn điện tử, hợp đồng điện tử. Chính nhờ vận hành trên chuyển đổi số mà Ahamove có thể giúp các đối tác giao hàng của mình tối ưu hóa vận hành, tăng năng suất lao động mà vẫn giảm được chi phí, kể cả lượng khí thải vận hành, giúp bảo vệ môi trường sống.

Chuyển đổi số ngày nay còn phải gắn liền với xu thế toàn cầu là phát triển bền vững theo quy chuẩn ESG (môi trường, xã hội, quản trị DN). Sự bền vững của DN không chỉ được đánh giá qua hoạt động mà còn ở việc giúp bảo vệ được môi trường xã hội. Tiến bộ công nghệ đang ngày càng góp phần thúc đẩy chiến lược ESG của các DN, đóng vai trò như một trụ cột thứ 4 của ESG (thành ESGT). Hàng loạt giải pháp công nghệ mới như Smart City, Smart Factory, Smart logistic, Smart Edu, Digital Trust... đều tác động tới các mặt môi trường, xã hội và quản trị, dựa trên các công nghệ nền tảng như IoT, Big data, AI/ML, Blockchain, 5G Security... 

Các nước tăng tốc ứng dụng công nghệ số

Một nghiên cứu cho thấy vào năm 2017, chưa đến 40% các ngành đã được số hóa (mức độ sử dụng cao nhất là trong các ngành truyền thông, bán lẻ và công nghệ). Tính đến năm 2020, 37% công ty châu Âu và 27% công ty Mỹ chưa áp dụng công nghệ số. Nhưng vào năm 2022, 53% DN ở Liên minh châu Âu cho biết đã hành động hoặc đầu tư để trở nên kỹ thuật số hơn. 71% công ty ở Mỹ báo cáo sử dụng ít nhất một công nghệ kỹ thuật số tiên tiến, trong khi mức sử dụng trung bình là 69% trong các tổ chức ở EU.

Phạm Hồng Phước

Dien Dan Rao Vat

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Điện toán đám mây cũng phải được quản lý để chính danh

Ngày 22-6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi). Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật này.

Đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) đồng tình với sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung dự thảo Luật Viễn thông nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Điện toán đám mây cũng phải được quản lý để chính danh - Ảnh 1.

Đại biểu Quốc hội Thạch Phước Bình

Góp ý vào một số nội dung cụ thể, ông Thạch Phước Bình quan tâm đến quy định về cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu dịch vụ điện toán đám mây tại điều 23 của dự thảo luật. Theo ông Bình, thực tế hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây và trung tâm dữ liệu của các doanh nghiệp nước ngoài cho nhu cầu xử lý thông tin và dữ liệu diễn ra ở bên ngoài Việt Nam.

Vị đại biểu lo ngại các doanh nghiệp này sẽ bị ảnh hưởng lớn nếu các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây hoặc trung tâm dữ liệu nước ngoài không thể tiếp tục cung cấp dịch vụ cho họ, khi không đáp ứng yêu cầu như các yêu cầu trong dự thảo luật như lập văn phòng đại diện hoặc có hợp đồng thương mại với các doanh nghiệp viễn thông trong nước.

Vì vậy, đại biểu Thạch Phước Bình cho rằng các quy định hạn chế đối với hai loại hình dịch vụ này cũng có thể khiến môi trường đầu tư tại nước ta kém hấp dẫn và kém cạnh tranh hơn. Thay vào đó, để tạo điều kiện phát triển lĩnh vực này, ông kiến nghị nên đưa ra các quy định theo hướng thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trung tâm dữ liệu tại Việt Nam.

Đồng thời, tiếp cận theo hướng quản lý về mặt kỹ thuật, cho phép cung cấp dịch vụ nếu đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật thay cho việc yêu cầu về việc đặt văn phòng đại diện hay có thỏa thuận thương mại với các doanh nghiệp Việt Nam.

Đại biểu đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu lại cách thể hiện trong dự thảo luật để phù hợp. Các quy định tại dự thảo luật hiện tại có thể dẫn đến cách hiểu rằng cơ quan nhà nước có quyền tự ý can thiệp vào thông tin của người sử dụng được lưu trữ tại trung tâm dữ liệu hoặc điện toán đám mây thông qua áp đặt yêu cầu lên doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.

Đại biểu Điểu Huỳnh Sang (đoàn Bình Phước) cũng đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của dự thảo luật. Theo vị đại biểu, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với các dịch vụ viễn thông cơ bản trên internet hay còn gọi là OTT, dịch vụ trung tâm dữ liệu và dịch vụ điện toán đám mây cần cân nhắc về mức độ quản lý cho phù hợp để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và hạn chế việc tăng chi phí tuân thủ của doanh nghiệp, hạn chế ảnh hưởng đến lợi ích mà các dịch vụ thuộc lĩnh vực mới mang lại và phù hợp với cam kết quốc tế.

Đại biểu Lã Thanh Tân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đề nghị cần tiếp tục rà soát mức độ áp dụng quản lý đến đâu đối với các loại hình dịch vụ trung tâm dữ liệu và dịch vụ điện toán đám mây.

Theo ông Tân, việc quản lý cần thông thoáng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư hoạt động kinh doanh dịch vụ có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng nhưng vẫn có các hành lang pháp lý để quản lý, bảo đảm các vấn đề an ninh quốc gia, an ninh mạng, an toàn thông tin, đồng thời bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Điện toán đám mây cũng phải được quản lý để chính danh - Ảnh 3.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi)

Giải trình, làm rõ vấn đề các đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ: Trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây cũng phải được quản lý để chính danh, để giải quyết các tranh chấp, các vấn đề phát sinh giữa các doanh nghiệp, để bảo đảm chất lượng với khách hàng, để nhà nước bảo đảm sự phát triển theo chiến lược, theo quy hoạch, tiêu chuẩn và quy chuẩn.

Theo Bộ trưởng, Luật Đầu tư đã xác định trung tâm dữ liệu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng đến nay chưa có quy định chuyên ngành về điều kiện kinh doanh trung tâm dữ liệu, đưa vào viễn thông để quản lý và cũng đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển, vì hạ tầng viễn thông đã chuyển sang hạ tầng số, trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây cung cấp dịch vụ thông qua mạng viễn thông giống như dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng.

Tiếp thu ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đề xuất Chính phủ chỉnh lý, quy định theo hướng quản lý mềm giống như nhiều quốc gia khác, để tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của loại hình hạ tầng và dịch vụ này nhưng vẫn an toàn, an ninh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

"Trung tâm dữ liệu có tính hạ tầng, phát triển phải phù hợp với quy hoạch nên cần đăng ký. Điện toán đám mây là dịch vụ nên chỉ cần thông báo. Các thủ tục đăng ký, thông báo có thể làm trực tuyến dựa trên cam kết của doanh nghiệp mà không tiền kiểm" - Bộ trưởng nêu rõ.

Minh Chiến - Huy Thanh

Dien Dan Rao Vat

Thursday, June 22, 2023

Việt Nam thu hút giới công nghệ

Ngày 17-6, "Ngày hội công nghệ quốc tế Buidl Việt Nam 2023" diễn ra tại Trường ĐH Hồng Bàng (TP HCM), thu hút được giới yêu công nghệ trong và ngoài nước.

Sự kiện dự kiến có hơn 1.000 người tham dự, hướng đến xây dựng cộng đồng công nghệ blockchain lành mạnh và bền vững, giới thiệu và kết nối với những nhà phát triển sản phẩm có năng lực đóng góp cho hệ sinh thái blockchain trên toàn cầu và Việt Nam.

Việt Nam hiện là nước duy nhất trong các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á được lựa chọn là điểm dừng chân của Buidl Asia – sự kiện công nghệ có thương hiệu toàn cầu.

Theo bà Erica Kang, nhà đồng sáng lập Tổ chức KryptoSeoul, đơn vị sở hữu thương hiệu Buidl Asia, năm 2023, Việt Nam vẫn chứng minh được sức hấp dẫn trên toàn cầu ở lĩnh vực phát triển công nghệ và đào tạo nhân tài trong ngành công nghiệp blockchain và web3.

Việt Nam thu hút giới công nghệ - Ảnh 2.

Một workshop diễn ra sáng 17-6

Buidl Việt Nam 2023 được tổ chức trong bối cảnh Việt Nam là quốc gia đứng đầu thế giới về việc chấp nhận tiền điện tử trong hai năm liên tiếp 2021 và 2022. Ngoài ra, Việt Nam còn là quốc gia có tỉ lệ người nắm giữ tiền điện tử lớn thứ hai ASEAN sau Thái Lan, và là một trong 5 quốc gia đi đầu về blockchain.

Theo dự báo của MarketsandMarkets, thị trường liên quan đến blockchain tại Việt Nam dự kiến đạt giá trị gần 2,5 tỉ USD vào năm 2026, tăng gấp 5 lần quy mô so với năm 2021.

Bà Nicole Nguyễn, đại diện ban tổ chức và là nhà đồng sáng lập cộng đồng Apac Dao, cho biết Việt Nam có thể được coi là trung tâm hội tụ công nghệ hấp dẫn hàng đầu khu vực, đặc biệt là với các công nghệ mới nổi như blockchain và web3.

"Chúng tôi muốn đưa Buidl Việt Nam trở thành ngày hội dành cho các nhà sáng lập, phát triển sản phẩm và những người đam mê công nghệ và muốn bắt tay xây dựng ứng dụng có tính thực tiễn và đổi mới sáng tạo cao. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam vươn mình từ một quốc gia chỉ làm gia công phần mềm lên một điểm đến hấp dẫn và là cái nôi công nghệ của khu vực" - bà Nicole Nguyễn nói.

Theo báo cáo thị trường Crypto Việt Nam 2022, hiện có hơn 200 dự án blockchain hoạt động, trải dài trên nhiều lĩnh vực khác nhau và phát triển chủ yếu ở mảng GameFi, DeFi và NFT, web3, cơ sở hạ tầng, ví…

Trong top 200 doanh nghiệp blockchain và tiền điện tử hàng đầu thế giới, có 7 doanh nghiệp do người Việt sáng lập. Bên cạnh đó, Việt Nam có trên 10 doanh nghiệp có vốn hóa trên 100 triệu USD với mức ảnh hưởng trên toàn cầu.

Đặc biệt, ba dự án Việt Nam từng đạt mức vốn hóa trên 1 tỉ USD là Coin98, Axie Infinity và Kyber Network.

Tin-ảnh: V.Ngọc

Dien Dan Rao Vat

Wednesday, June 21, 2023

Google ra mắt công cụ chẩn đoán bệnh da liễu qua ảnh chụp

Chuyên trang Dtrends mô tả ứng dụng Google Lens được Google tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), cho phép khi người dùng bị phát ban hoặc xuất hiện những nốt đỏ, vùng da trên cơ thể bị đổi màu… họ chỉ cần dùng ứng dụng Google Lens trên smartphone chụp lại hình ảnh vùng da có dấu hiệu khác thường.

Có được dữ liệu, AI của Google Lens sẽ phân tích triệu chứng thông qua hình ảnh để chẩn đoán về bệnh da liễu mà người dùng đang mắc phải.

Google ra mắt công cụ chẩn đoán bệnh da liễu qua ảnh chụp - Ảnh 1.

Thông qua ảnh chụp, ứng dụng Google Lens có thể chẩn đoán bệnh da liễu. Ảnh minh hoạ: Dtrends

"Tình trạng khác thường trên da thường rất khó mô tả bằng lời nói. Do đó, ứng dụng Google Lens sẽ rất hữu ích với khả năng tìm kiếm tình trạng da tương tự như những gì xuất hiện trên làn da của người dùng" - Google cho biết về tính năng mới trên ứng dụng Google Lens.

"Tính năng này hữu ích nếu người dùng không biết phải mô tả về tình trạng đang gặp phải trên da của mình như thế nào, chẳng hạn như vết sưng trên môi, nếp nhăn hoặc tóc rụng…" - Google cho biết thêm.

Google Lens hoạt động bằng cách so sánh ảnh chụp về tình trạng trên da của người dùng với hình ảnh của những bệnh da liễu phổ biến. Từ đó, ứng dụng sẽ đưa ra những lời khuyên về cách thức chăm sóc và điều trị vùng da bị bệnh.

Ngoài ra, Google Lens còn có khẳng năng nhận diện chữ viết tay, trích xuất nội dung văn bản từ ảnh chụp để chuyển thành văn bản đánh máy và có thể chỉnh sửa được.

Chưa hết, nhờ AI nó còn có khả năng nhận diện các đối tượng ngoài đời thực, chẳng hạn giúp xác định thông tin của một loại cây trồng, một vật dụng nào đó hoặc dịch thuật các ngôn ngữ theo thời gian thực.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Tuesday, June 20, 2023

Fanpage có tích xanh của Bệnh viện Việt Đức bị hacker tấn công

Sáng 21-6, Bệnh viện Việt Đức (TP Hà Nội) đã có thông báo về việc fanpage (trang mạng xã hội facebook) chính thức "Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức" có tích xanh của bệnh viện đang bị hacker tấn công, mất quyền kiểm soát.

Hiện bệnh viện đang nỗ lực thực hiện các biện pháp và nhờ sự vào cuộc của các cơ quan có thẩm quyền để nhanh chóng lấy lại quyền quản lý fanpage.

Fanpage có tích xanh của Bệnh viện Việt Đức bị hacker tấn công - Ảnh 1.

Trang fanpage của bệnh viện bị mất quyền kiểm soát

Đọc thêm

Đại diện Bệnh viện Việt Đức cũng cho biết ngoài fanpage, các trang thông tin chính thức của bệnh viện vẫn hoạt động bình thường. Để đặt lịch khám bệnh, tư vấn hướng dẫn thủ tục hành chính, tư vấn chuyên gia, giải đáp thắc mắc của người bệnh và các dịch vụ khám bệnh tại bệnh viện, người dân có thể gọi điện thoại đến tổng đài chăm sóc khách hàng 19001902.

Trang fanpage Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức hiện có 86.000 người theo dõi, là một trong những kênh thông tin chính thức của bệnh viện liên tục cập nhật các thông tin về hoạt động của bệnh viện, lịch khám bệnh, thông tin y học thường thức, các khuyến cáo cho người dân và người bệnh...

Tuy nhiên, trong ngày 20-6 đã có nhiều thông tin không liên quan đến các hoạt động của bệnh viện được đăng tải trên trang fanpage này. Đến sáng nay, 21-6, đại diện bệnh viện cho biết vẫn đang khắc phục tình trạng này.

Việc fanpage của bệnh viện bị mất quyền kiểm soát có thể dẫn đến nhiều nguy cơ đối tượng xấu mượn uy tín của bệnh viện để lừa đảo.

Các chuyên gia cảnh báo người dân cần hết sức cẩn trọng, tránh mất tiền oan vì làm theo những yêu cầu từ các tài khoản mạng xã hội như chuyển tiền để cấp cứu cho người thân, nhận phiếu khám chữa bệnh miễn phí, nhận giải thưởng ảo, làm việc online, nhận quà tặng du lịch…

N.Dung

Dien Dan Rao Vat

Saturday, June 17, 2023

Lộ địa chỉ nhà riêng vì ứng dụng chạy bộ trên điện thoại thông minh?

Thông tin trên được trang Bleeping Computer đăng tải dựa vào kết quả phân tích dữ liệu từ tính năng Bản đồ nhiệt (heatmap) trên ứng dụng chạy bộ Strava. Nghiên cứu do các chuyên gia tại Trường ĐH Raleigh (Mỹ) thực hiện.

Tính năng Bản đồ nhiệt ra đời năm 2018, tổng hợp thông tin về cung đường của toàn bộ người dùng, nhằm tạo một bản đồ ghi lại mức độ hoạt động tại các khu vực. Giải pháp này giúp xác định được đâu là khu vực có nhiều người đang sử dụng Strava, từ đó đánh giá đây là khu vực an toàn hoặc dễ gặp gỡ người cùng sở thích.

Lộ địa chỉ nhà riêng vì ứng dụng chạy bộ trên điện thoại thông minh? - Ảnh 1.

Giao diện của ứng dụng Strava trên điện thoại thông minh. Ảnh: Pocket-lint

Các nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Raleigh cho biết tính năng Bản đồ nhiệt cũng có thể xác định nhà riêng của người dùng nếu kết hợp với một số thông tin mà họ chia sẻ trên trang Strava cá nhân.

Theo đó, khi phân tích hình ảnh để tìm kiếm các "đường cụt" trên Bản đồ nhiệt, các nhà nghiên cứu có thể xác định được điểm bắt đầu hoặc kết thúc của quá trình di chuyển và đây thường là nhà riêng của người dùng. Sau đó, họ đối chiếu vị trí vào một bản đồ như OpenStreetMaps, từ đó xác định được địa chỉ chính xác của các điểm dừng này.

Thực tế, dữ liệu từ Bản đồ nhiệt vốn không tiết lộ thông tin người dùng. Tuy nhiên, không ít người có thói quen sử dụng tên và ảnh thật, đồng thời chia sẻ công khai thành tích chạy cũng như khu vực thường xuyên hoạt động. Từ việc thu thập thông tin công khai này, nhóm nghiên cứu đã phân tích để tìm mối liên hệ với các điểm dừng trên Bản đồ nhiệt, từ đó suy đoán địa chỉ nhà của người dùng Strava.

Thử nghiệm với một số người dùng Strava tại các bang Arkansas, Ohio và Bắc Carolina, nhóm nghiên cứu cho biết với những người chia sẻ trung bình 308 hoạt động trên trang cá nhân, họ có thể dự đoán vị trí chính xác với tỉ lệ 37,5%.

Khi người dùng chia sẻ càng nhiều thông tin, đồng thời tích cực hoạt động ở một khu vực nào đó, bản đồ nhiệt sẽ có dữ liệu và kết quả dự đoán sẽ càng chính xác.

Vì thế, các chuyên gia bảo mật khuyến cáo người dùng nên hạn chế nguy cơ này bằng cách chỉ bật định vị khi đi xa khỏi nhà, chỉ hoạt động ở khu vực đông đúc hoặc cài đặt không chia sẻ dữ liệu với Bản đồ nhiệt. Ngoài ra, thông tin hồ sơ trên Strava chỉ nên thiết lập ở chế độ riêng tư.

Lộ địa chỉ nhà riêng vì ứng dụng chạy bộ trên điện thoại thông minh? - Ảnh 3.

"Đường cụt" trên Bản đồ nhiệt có thể là vị trí nhà của người dùng. Ảnh: Anupamdas

Strava là ứng dụng theo dõi thể dục có hơn 100 triệu người dùng toàn cầu, được ưa chuộng bởi người chạy bộ, bơi lội hay đạp xe. Ngoài thông tin đường đi, ứng dụng cũng giúp theo dõi thông số như nhịp tim, chi tiết hoạt động, GPS.

Còn tại Việt Nam, Strava liên tục đứng đầu trong danh sách ứng dụng Sức khỏe và Thể dục được tải về nhiều nhất trên điện thoại thông minh.

Trước đó, tính năng Bản đồ nhiệt trên Strava cũng từng bị cáo buộc có thể làm lộ địa điểm quân sự bí mật khi có nhiều binh sĩ sử dụng công cụ này để theo dõi luyện tập, khiến bản đồ nhiệt sáng lên ở những khu vực hẻo lánh.

Các nhà phát triển Strava hiện chưa đưa ra bình luận về thông tin do các chuyên gia tại Trường ĐH Raleigh công bố.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Friday, June 16, 2023

Vụ án cướp tài sản bitcoin: Tài sản số cần khung pháp lý

Phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ông Alex Phan (Phan Hồng Quân), Trưởng Ban Phát triển hội viên Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA), xung quanh những vấn đề nêu trên.

.Phóng viên: Thưa ông, từ vụ án cướp bitcoin vừa được đưa ra xét xử sơ thẩm, dưới góc nhìn chuyên gia, ông thấy thế nào?

Vụ án cướp tài sản bitcoin: Tài sản số cần khung pháp lý - Ảnh 1.

- Ông ALEX PHAN: Trước khi vụ án cướp bitcoin được đưa ra xét xử, VBA đã chủ động gửi công văn đề nghị hội đồng xét xử (HĐXX) cho phép chúng tôi cử 5 luật sư thuộc VBA, am hiểu về tài sản số, blockchain tham dự với tư cách là đơn vị độc lập có thể quan sát, tham vấn, hỗ trợ... một cách khách quan cho HĐXX về trường hợp này. Kết quả cho thấy HĐXX đã tuyên phạt 16 bị cáo với mức từ cao nhất là chung thân đến thấp nhất là 9 năm tù. Đặc biệt, trọng điểm của vụ án là HĐXX đã phản đối lại quan điểm của luật sư bào chữa (bên bị đơn) khi cho rằng các bị cáo chiếm đoạt bitcoin - tiền điện tử, chưa được pháp luật Việt Nam bảo hộ - nên các bị cáo chỉ phạm tội "Cướp tài sản" với tài sản chiếm đoạt là 3 điện thoại, 1 camera hành trình trị giá 45 triệu đồng. Tuy nhiên, ngay lập tức HĐXX đã khẳng định dù "pháp luật Việt Nam chưa chấp nhận bitcoin là tiền tệ, phương tiện thanh toán nhưng tòa không chỉ căn cứ vào kết luận định giá tài sản, mà theo nhận định thực tế là các bị cáo đã quy đổi số bitcoin cướp được thành gần 19 tỉ đồng và chia nhau chiếm hưởng nên buộc các bị cáo phải liên đới bồi thường lại số tiền trên cho bị hại".

Vụ án cướp tài sản bitcoin: Tài sản số cần khung pháp lý - Ảnh 2.

Các bị cáo tại phiên xét xử Ảnh: TRẦN THÁI

Từ những kết luận này cho thấy cần bảo vệ những người sở hữu tài sản số, mở ra một cánh cửa rộng hơn cho kinh tế số phát triển. Bởi hiện nay Việt Nam chưa có khuôn khổ pháp lý sát sườn tài sản số, công nghệ blockchain. Đó là khoảng trống của pháp luật, cần sớm có các chính sách, khung pháp luật để một mặt khuyến khích phát triển nền kinh tế số mới, mặt khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân sở hữu tài sản số, trong bối cảnh có nhiều dự án lừa đảo tiền số (scam project) do một số người đã lợi dụng khoảng trống pháp luật này để huy động tiền trái phép, thậm chí lừa đảo mà không/chưa bị xử lý.

.Ông đánh giá về tầm quan trọng của tài sản số hiện nay, các tiềm năng, lợi ích của tài sản số trong tương lai?

- Hiện nay, tài sản số đã được nhiều nước trên thế giới thừa nhận, bởi nó có giá trị và được giao dịch trên các sàn giao dịch chính thức. Luật pháp Việt Nam có thể chưa đề cập tới tài sản số một cách cụ thể nhưng ở góc độ rộng thì Bộ Luật Dân sự năm 2015 (điều 115) đã định nghĩa về tài sản vô hình. Đảng và Chính phủ cũng đã và đang đẩy mạnh chiến lược chuyển đổi số, kinh tế số thì câu chuyện tất yếu theo sau là phải công nhận tài sản số trong hệ thống pháp luật nước ta.

Trong báo cáo tài chính của 500 công ty lớn nhất thế giới (Fortune Global 500) thì khoảng 70%-80% tổng tài sản của họ là tài sản vô hình. Điều đó cho thấy vai trò và tầm quan trọng của tài sản vô hình (mà tài sản số là một thành phần trong đó) to lớn như thế nào đối với các công ty lớn thế giới.

Lâu nay, nền kinh tế Việt Nam vẫn dựa nhiều vào thâm dụng lao động, vốn, năng lượng... Doanh nghiệp FDI chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP là bởi họ được hưởng nhiều ưu đãi chính sách của Việt Nam (thuế, đất đai, lao động, tiêu chuẩn môi trường thấp...). Điều đó không có lợi cho tăng trưởng thực và bền vững của nền kinh tế cũng như không có nhiều đóng góp giá trị gia tăng cho thu nhập quốc nội (GNP). Giá trị xuất nhập khẩu thì có thể rất lớn, xuất siêu nhưng nền công nghiệp cơ bản của chúng ta vẫn yếu kém, phụ thuộc, giá trị gia tăng thấp...

Nền kinh tế số là cơ hội khá hiếm hoi để Việt Nam chúng ta có thể bứt phá nếu biết khai thác, phát triển tiềm năng con người. Bởi nguồn vốn con người có thể coi là vô hạn. Tiềm năng này được khai thác nhờ vào khả năng đổi mới sáng tạo. Để có điều này, chúng ta cần hơn nữa môi trường phát triển thuận lợi, với các chính sách hỗ trợ, thân thiện đối với nền kinh tế tri thức, kinh tế số bao gồm đào tạo, giáo dục, hướng nghiệp, tiếp nhận/chuyển giao tri thức... Trong đó, chiến lược tăng tốc cần định hướng vào các bạn trẻ, sinh viên các trường đại học nuôi dưỡng khát vọng, tích lũy kiến thức công nghệ và tạo các cơ hội khởi nghiệp (start-up) dễ dàng để các bạn trẻ đó có thêm niềm tin, động lực và môi trường thân thiện nhằm phát huy tốt nhất tiềm năng của chính mình. Đảng, Chính phủ đã có một số nghị quyết liên quan đến tạo điều kiện phát triển mạnh hơn về Chính phủ số, xã hội số và công dân số nhưng để các chủ trương đó đi vào cuộc sống vẫn cần có những sáng kiến, chính sách cụ thể hơn để thúc đẩy phát triển đổi mới sáng tạo, hỗ trợ các công nghệ mới hơn nữa.

.Vấn đề luật hóa đối với tài sản số quan trọng như thế nào, thưa ông?

- Tại sao nước Mỹ có Thung lũng Silicon rất thành công? Thành công đó đến từ môi trường kinh doanh cực kỳ năng động của nước Mỹ đã có sức thu hút mạnh nhân tài công nghệ toàn cầu đến. Doanh nhân Mỹ rất ủng hộ tinh thần khởi nghiệp, dấn thân của các start-up, họ cho phép và chấp nhận thất bại, cấp vốn cho các ý tưởng công nghệ điên rồ, tinh thần sáng tạo bao trùm, thị trường chứng khoán Phố Walls đánh giá cao giá trị các công ty công nghệ, khung pháp lý thân thiện và bảo vệ doanh nghiệp, các start-up…

Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua vào cuối tháng 5-2023 cũng không đưa vào quy định liên quan đến tài sản số. Tuy nhiên, tài sản vô hình thì đã được đề cập trong Bộ Luật Dân sự (điều 115).

Đối với tài sản vô hình, kể cả tài sản số thì người sở hữu tài sản đó đã được bảo vệ theo pháp luật. Tại các quốc gia khác trên thế giới, họ không cần định nghĩa hay ép vào khuôn khổ quá cứng nhắc về tài sản số nào, mà họ tạo ra môi trường chung để tài sản số, hoạt động của blockchain phát triển, họ đã xem nó là biến thể của tài sản vô hình.

Chính vì chưa có khuôn khổ pháp lý tại Việt Nam nên việc quản lý đã bỏ ngỏ, tạo nên rủi ro cho các dự án cũng như những cá nhân có liên quan đến mảng tài sản số, công nghệ blockchain (proptech, fintech, các loại tiền số, gamefi...). Nếu có khung pháp lý cho tài sản số thì sẽ có nhiều lợi ích. Bởi tài sản số có nhiều ưu điểm như: tăng cường tính minh bạch và độ tin cậy; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi; tạo cơ hội đầu tư mới; đóng góp vào sự phát triển kinh tế, giảm chi phí và tăng độ giao dịch... 

Nhiều nước đã có khung pháp lý

Năm 2018, Thái Lan đã ban hành Luật Về tài sản số và Chính phủ Thái Lan cũng đã cho phép các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài sản số và tiền điện tử đăng ký hoạt động tại đây. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài sản số phải đăng ký và tuân thủ các quy định pháp lý của nước này. Ở Singapore, năm 2019, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Singapore phát hành một khung pháp lý mới cho các hoạt động liên quan đến tài sản số và tiền điện tử, cho phép các công ty hoạt động trong lĩnh vực này đăng ký và hoạt động tại Singapore. Khung pháp lý này cũng đưa ra các quy định và tiêu chuẩn về bảo vệ người dùng, quản lý rủi ro và tuân thủ pháp lý cho các hoạt động liên quan đến tài sản số. Đó là lý do 4/6 Unicorn Việt Nam đều đăng ký tại Singapore: VNPay, SkyMavis, VNG, Kyber Network.

Ở Nhật Bản thì có đạo luật về dịch vụ thanh toán và đạo luật trao đổi và công cụ tài chính. Ngoài ra còn có đạo luật ngăn chặn chuyển giao tài sản hình sự thiết lập các tiêu chuẩn AML cho tài sản số. Tài sản số được phân loại theo 4 hạng mục là tài sản mã hóa, Stablecoin, Token chứng khoán và các loại khác. Hàn Quốc có các cơ quan giám sát và quản lý hoạt động liên quan đến tài sản số, bao gồm Bộ Tài chính, Cơ quan Xúc tiến Công nghiệp và Thương mại (KOTRA), Cục Dự trữ Liên bang Hàn Quốc và Cơ quan Giám sát và Giám định tài sản số Hàn Quốc (KISA). Mỹ thì đang tiếp cận với tài sản số và tiền điện tử bằng cách phát triển các quy định và chính sách mới để bảo đảm tính an toàn, minh bạch và tuân thủ pháp lý cho các hoạt động liên quan đến tài sản số...

SƠN NHUNG thực hiện

Dien Dan Rao Vat

Thursday, June 15, 2023

Dự báo khoảng 15 triệu máy tính Việt có nguy cơ bị virus tấn công

Ngày 15-6, ông Nguyễn Tiến Đạt, Tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu mã độc của Bkav, cho biết: "Lỗ hổng SMB từng bị virus WannaCry khai thác để lây nhiễm hơn 300.000 máy tính trên thế giới trong vài giờ. Năm 2018, có tới 735.000 máy tính tại Việt Nam bị mã độc đào tiền ảo W32.CoinMiner tấn công bằng cách khai thác SMB. Dù đã được cảnh báo nhiều lần, song đến nay vẫn còn tới 10% máy tính tại Việt Nam tồn tại lỗ hổng này".

Dự báo khoảng 1,5 triệu máy tính Việt có nguy cơ bị virus tấn công - Ảnh 1.

Dự báo khoảng 1,5 triệu máy tính Việt có nguy cơ bị virus tấn công

Thống kê của Bkav, cứ 10 máy tính thì có 1 máy tồn tại lỗ hổng SMB và có nguy cơ bị nhiễm SPECTRALVIPER. Thông qua lỗ hổng trong giao thức SMB trên Microsoft Windows, tin tặc xâm nhập hệ thống và triển khai SPECTRALVIPER như một backdoor (cửa hậu) nhằm duy trì kết nối đến thiết bị lây nhiễm. Trên máy tính nạn nhân, chúng tiếp tục các hành vi độc hại như thực thi mã độc, tiếp cận và đánh cắp dữ liệu…

Theo các chuyên gia công nghệ đối với các tổ chức, doanh nghiệp cần triển khai thêm giải pháp giám sát an ninh mạng như tường lửa, SOC (trung tâm giám sát an ninh mạng), lập tức phát hiện bất thường nhằm ứng cứu, xử lý kịp thời. Đồng thời, liên hệ các đơn vị chuyên về an ninh mạng để được hỗ trợ rà soát toàn bộ hệ thống gồm máy chủ, máy trạm và hệ thống cloud, nhằm bóc tách triệt để mã độc.

Các chuyên gia của Bkav khuyến cáo, người dùng cập nhật bản vá càng sớm càng tốt, bằng cách vào Windows Update → Check for updates để kiểm tra các bản vá mới nhất. Khẩn trương backup các dữ liệu quan trọng. Máy tính có cài Bkav Pro sẽ được tự động ngăn chặn những kịch bản khai thác tương tự.

Đức Huy

Dien Dan Rao Vat

Wednesday, June 14, 2023

Đẩy mạnh chuyển đổi số và chuyển đổi xanh

Chiều 14-6, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 năm 2023. Diễn đàn có chủ đề "Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh nhanh, tạo đột phá rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", với mục đích gắn việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 17-11-2022, tại Hội nghị Trung ương 6, khóa XIII về "Tiếp tục đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

Chuyển đổi nền kinh tế từ "nâu" sang "xanh"

Ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, cho biết theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, công bố tháng 11-2021, trong công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam, 70% sản phẩm được tạo ra sử dụng máy móc do con người điều khiển, 20% được làm thủ công, chỉ 9% sử dụng máy móc được điều khiển bằng máy vi tính và dưới 1% sử dụng công nghệ tiên tiến hơn như rô-bốt, sản xuất đắp lớp 3D.

Đọc thêm

Báo cáo của CSIRO và Bộ Khoa học - Công nghệ, công bố tháng 3-2021, cho thấy chỉ một phần nhỏ các doanh nghiệp (DN) Việt Nam tham gia vào các hoạt động đổi mới sáng tạo; tỉ lệ DN có R&D (nghiên cứu và phát triển) trong các ngành sản xuất còn rất thấp như: Thiết bị điện 17%, hóa chất 15%, chế biến thực phẩm 9%, sản phẩm từ cao su và nhựa 7%, da và sản phẩm có liên quan 6%, dệt may 5%.

Như vậy, có thể thấy phát triển sản xuất thông minh ở Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội, khó khăn và thách thức đan xen. Hội thảo là cơ hội để các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế, các nhà quản lý cùng trao đổi, thảo luận về một số vấn đề như thúc đẩy chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sản xuất sản phẩm theo hướng "Make in Vietnam".

Còn theo ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, thế giới đang thay đổi nhanh chóng, tăng trưởng xanh là xu thế tất yếu của phát triển bền vững, là mục tiêu quan trọng của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bối cảnh này đòi hỏi Việt Nam phải tìm kiếm những mô hình phát triển mới, phải có bước đi đột phá, tạo ra sự chuyển mình mạnh mẽ để thích ứng với tình hình mới, tận dụng có hiệu quả các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với trọng tâm là chuyển đổi số; đồng thời chuyển đổi nền kinh tế từ "nâu" sang "xanh" vì mục tiêu phát triển bền vững. Bước chuyển mình đó có thể được coi như là một sự "chuyển đổi kép", kết hợp giữa chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, tạo ra động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế nói chung và từng khu vực kinh tế nói riêng.

Đẩy mạnh chuyển đổi số và chuyển đổi xanh - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan gian hàng triển lãm tại diễn đàn Ảnh: NHẬT BẮC

Tạo đột phá rút ngắn quá trình CNH-HĐH

Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc thích ứng và phát triển của mỗi quốc gia trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa hiện nay là vấn đề lớn, vừa cấp bách, vừa lâu dài, vừa tổng thể, vừa bao trùm. Đối với Việt Nam, ý thức rõ về cơ hội và yêu cầu, Chính phủ đã chủ động thích ứng, đổi mới để phát triển mà trước hết không ngừng nỗ lực nhằm tiếp tục xây dựng một Chính phủ có đủ năng lực quản trị phát triển trong thời đại số. Đồng thời, các cấp, các ngành và toàn xã hội đã có những thay đổi từ nhận thức đến hành động để tận dụng cơ hội và thích ứng với thách thức của thời đại số, tăng trưởng xanh.

Theo Thủ tướng, Đảng và Nhà nước Việt Nam rất coi trọng, xem chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và phát triển bền vững là những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình CNH-HĐH đất nước; là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình CNH-HĐH.

Thủ tướng đề nghị cần thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để thúc đẩy chuyển đổi xanh. Triển khai tích cực, hiệu quả các nội dung của Tuyên bố chính trị thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với các đối tác quốc tế, tận dụng tối đa hỗ trợ của các đối tác quốc tế trong chuyển giao công nghệ, quản trị, đào tạo nhân lực, cung cấp tài chính, coi JETP là giải pháp quan trọng cho quá trình chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam; thực hiện thành công Quy hoạch điện VIII đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để tiến tới giảm và cân bằng phát thải theo các cam kết của Việt Nam tại COP26, COP27.

"Cần xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, tự lực, tự cường; phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH" - Thủ tướng nhấn mạnh.

Chính phủ sẽ tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế. Đồng bộ hóa các quy định, quy chế, chính sách có liên quan; có cơ chế thí điểm, đầu tư mạo hiểm, chấp nhận rủi ro nhằm tháo gỡ các nút thắt, rào cản, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; khuyến khích đặt hàng, công nhận sản phẩm, dịch vụ mới để tạo niềm tin cho thị trường.

Thủ tướng cho rằng nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân. Do đó, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy từ quản lý sang kiến tạo phát triển, kịp thời giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra với tầm nhìn, chiến lược dài hạn để dẫn dắt, định hướng phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ tích cực đồng hành và hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế để đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường tăng trưởng xanh, cùng thúc đẩy mạnh mẽ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nhằm mang lại hòa bình, thịnh vượng chung cho các dân tộc trên thế giới.
Trước khi phiên toàn thể diễn ra, sáng cùng ngày đã diễn ra chuỗi 4 phiên hội thảo chuyên đề và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0, tập trung vào các chủ đề chính: Sản xuất thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công nghiệp, chuyển đổi xanh, năng lượng xanh, tài chính xanh và giáo dục xanh…
VĂN DUẨN

Dien Dan Rao Vat

Thủ tướng: Chuyển đổi số phải mang lại kết quả thực chất

Chiều 14-6, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên toàn thể Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 năm 2023.

Đồng chủ trì có: Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam; ông Pier Giorgio Aliberti, Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam.

Thủ tướng: Chuyển đổi số phải mang lại kết quả thực chất, thiết thực - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Nhật Bắc

Cùng dự có các lãnh đạo Đảng, Chính phủ, bộ, ngành, địa phương và các chuyên gia trong nước và quốc tế.

Diễn đàn do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tổ chức, gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 17-11-2022 tại Hội nghị Trung ương 6, khóa XIII về "Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" (Nghị quyết số 29-NQ/TW).

Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mà khoa học công nghệ phát triển như vũ bão và thực sự đang bước vào giai đoạn phát triển mới với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Chủ trương phát triển dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và các thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đã được Đảng, Nhà nước khẳng định trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và nêu rõ trong Nghị quyết 29-NQ/TW, trong đó xác định công nghiệp chế tạo, chế biến là then chốt, chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thủ tướng: Chuyển đổi số phải mang lại kết quả thực chất, thiết thực - Ảnh 3.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nghe các đơn vị giới thiệu về ứng dụng công nghệ tại Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0. Ảnh: Nhật Bắc

Theo Thủ tướng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong đó có chuyển đổi số và tăng trưởng xanh đã tác động toàn diện, sâu sắc đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trên các lĩnh vực. Việc thích ứng và phát triển của mỗi quốc gia trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa hiện nay là vấn đề lớn, vừa cấp bách, vừa lâu dài, vừa tổng thể, vừa bao trùm.

Đối với Việt Nam, ý thức rõ về cơ hội và yêu cầu, Chính phủ đã chủ động thích ứng, đổi mới để phát triển mà trước hết, không ngừng nỗ lực để tiếp tục xây dựng một Chính phủ có đủ năng lực quản trị phát triển trong thời đại số.

Đồng thời, các cấp, các ngành và toàn xã hội đã có những thay đổi từ nhận thức đến hành động để tận dụng cơ hội và thích ứng với thách thức của thời đại số, tăng trưởng xanh.

Thủ tướng: Chuyển đổi số phải mang lại kết quả thực chất, thiết thực - Ảnh 4.

Thủ tướng và các vị đồng chủ trì Diễn đàn. Ảnh: Nhật Bắc

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng chuyển đổi số phải mang lại kết quả thực chất, những giá trị thiết thực cho phát triển kinh tế, xã hội.

Thủ tướng trân trọng ghi nhận, đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, sâu sắc và nhiều khuyến nghị chính sách, giải pháp đẩy nhanh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chỉ ra cơ hội và thách thức của các chuyên gia, nhà quản lý trong nước, quốc tế tại Diễn đàn.

Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế.

Đồng bộ hóa các quy định, quy chế, chính sách có liên quan; có cơ chế thí điểm, đầu tư mạo hiểm, chấp nhận rủi ro nhằm tháo gỡ các nút thắt, rào cản, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; khuyến khích đặt hàng, công nhận sản phẩm, dịch vụ mới để tạo niềm tin cho thị trường. Xây dựng văn hóa khởi nghiệp quốc gia, đặc biệt trong thế hệ trẻ.

Thủ tướng: Chuyển đổi số phải mang lại kết quả thực chất, thiết thực - Ảnh 5.

Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh phát biểu. Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng nêu rõ, là nền kinh tế phát triển năng động, Việt Nam kiên định nỗ lực hướng đến mục tiêu xây dựng một đất nước hùng cường, thịnh vượng, trở thành quốc gia đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Đảng, Nhà nước Việt Nam rất coi trọng, xem chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và phát triển bền vững là những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thủ tướng đề nghị sau Diễn đàn này, các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp cùng nỗ lực, biến khát vọng thành việc làm và hành động cụ thể để tiếp tục phấn đấu và đạt được những bước tiến mới, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Văn Duẩn

Dien Dan Rao Vat

Điều đặc biệt của chiếc điện thoại đầu tiên tích hợp ChatGPT

Trang Crast.net hôm 14-6 đưa tin hãng điện thoại Infinix có trụ sở tại Thâm Quyến - Trung Quốc chuẩn bị ra mắt chiếc điện thoại thông minh đầu tiên trên thế giới tích hợp ChatGPT.

ChatGPT là trí tuệ nhân tạo (AI) nổi đình nổi đám được công ty OpenAI (Mỹ) ra mắt hồi cuối tháng 11 năm ngoái. Chiếc điện thoại thông này có tên Infinix Note 30, sẽ sử dụng AI ChatGPT thông qua một trợ lý giọng nói là Folax.

"Folax nhờ siêu năng lực mới có thể trò chuyện với chủ nhân về nhiều chủ đề khác nhau trong cuộc sống. Nó cũng gợi ý cho bạn về chuyến đi du lịch, đưa ra lời khuyên về phim, sách hoặc những điều tò mò khác. Folax sẽ trả lời bằng một văn bản được tạo có liên quan và được cá nhân hóa dựa trên câu hỏi" - trang Crast.net cho hay.

Điều đặc biệt của chiếc điện thoại đầu tiên tích hợp ChatGPT - Ảnh 1.

Infinix Note 30 sẽ là chiếc điện thoại thông minh đầu tiên trên thế giới tích hợp ChatGPT. Ảnh: Crast.net

Crast.net còn mô tả chủ nhân của chiếc điện thoại cũng có thể nói chuyện với Folax về sở thích, mối quan tâm, cảm xúc hoặc ý kiến ​​của mình. Folax sẽ cố gắng hiểu bạn, thu hút bạn bằng những câu trả lời dí dỏm và hài hước.

"Người dùng cũng có thể đưa ra phản hồi cho Folax và những phản hồi này sẽ giúp nó cải thiện theo thời gian để đáp ứng mong muốn của chủ nhân" - Crast.net cho biết thêm.

Ngoài ra, điện thoại Infinix Note 30 cũng có tính năng phổ biến như nhiều loại khác, bao gồm âm thanh đến từ JBL, camera 108 MP, màn hình FHD+ 6,78 inch với tốc độ làm mới 120 Hz và sở hữu pin dung lượng 5.000 mAh, hỗ trợ sạc nhanh.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Thở phào sau phán quyết của toàn án Mỹ với Binance

Phiên toà được mở sau khi Ủy ban giao dịch chứng khoán Mỹ (SEC) hôm 5-6 đệ đơn yêu cầu đóng băng tài sản của Binance và Binance.US. Tuy nhiên, tại phiên điều trần hôm nay, phía SEC không đưa ra được các câu trả lời và minh chứng thỏa đáng. Do đó, thẩm phán Amy Berman Jackson từ chối yêu cầu của SEC, đồng nghĩa Binance.US vẫn có thể hoạt động ở Mỹ.

"Việc đóng cửa toàn bộ Binance.US sẽ tạo ra những hậu quả đáng kể không chỉ với sàn giao dịch mà còn ảnh hưởng đến cả thị trường tài sản kỹ thuật số nói chung" – Bloomberg dẫn lời thẩm phán Amy Berman Jackson nhấn mạnh.

Phán quyết của toà đã mở ra cơ hội cho sự thoả hiệp giữa SEC và Binance. Luật sư Jennifer Farer đại diện cho SEC nói rằng sẵn sàng để Binance.US tiếp tục hoạt động kinh doanh. Còn đại diện Binance khẳng định họ muốn hoạt động bình thường và "không buông tay chịu trói".

Thẩm phán yêu cầu SEC và Binance cần báo cáo chi tiết thỏa thuận giải quyết vướng mắc cho tòa án vào ngày 15-6.

“Thở phào” sau phán quyết của toàn án Mỹ với Binance - Ảnh 1.

Hình ảnh minh họa phiên điều trần lịch sử giữa Biannce và SEC hôm 14-6. Ảnh: Cointelegraph

Trước đó, Cơ quan quản lý chứng khoán hàng đầu của Mỹ đã gửi đơn kiện lên tòa án liên bang ở Washington – Mỹ với 13 cáo buộc chống lại Binance và nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Changpeng Zhao.

Đáng chú ý, SEC cáo buộc sàn giao dịch Binance đã "trộn" hàng tỉ USD tiền của khách hàng rồi gửi đến một công ty riêng do ông Changpeng Zhao kiểm soát. Binance là sàn giao dịch tiền điện tử tập trung lớn nhất thế giới với giá trị giao dịch mỗi ngày được cho là lên đến 65 tỉ USD.

SEC còn cáo buộc Binance đã thổi phồng khối lượng giao dịch, điều hướng dòng tiền của khách hàng, không hạn chế người Mỹ khỏi nền tảng và "đánh lừa nhà đầu tư" về những biện pháp kiểm soát thị trường của mình.

"Sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới đã tạo ra các thực thể riêng tại Mỹ như một phần trong kế hoạch phức tạp nhằm tránh sự nhòm ngó của cơ quan quản lý" - Reuters dẫn nội dung đơn kiện của SEC chống lại Binance có đoạn viết.

Chủ tịch SEC Gary Gensler cũng nhấn mạnh: "Chúng tôi cho rằng CEO Changpeng Zhao và Binance đã tham gia vào mạng lưới lừa đảo lớn, xung đột lợi ích, thiếu minh bạch và trốn tránh luật pháp một cách có chủ đích".

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Tuesday, June 13, 2023

VNPT FaceID vào tốp 10 thế giới trong bảng xếp hạng NIST

Tập đoàn VNPT đã mang tới sự kiện các sản phẩm thuộc Hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo - VNPT AI, Hệ miễn dịch không gian số - VNPT Cyber Immunity (VCI) và hệ thống Wi-Fi Mesh. Khách tham quan được trải nghiệm trực tiếp khả năng phát hiện giả mạo và tìm kiếm khuôn mặt của VNPT FaceID.

VNPT FaceID vào tốp 10 thế giới trong bảng xếp hạng NIST - Ảnh 1.

Khách tham quan trải nghiệm VNPT FaceID. (Ảnh: VNPT).

Đeo các mặt nạ có tích hợp công nghệ do VNPT phát triển, người dùng có thể tìm mọi góc chụp để kiểm tra khả năng phát hiện gian lận của model AI hoặc thử nghiệm tốc độ và độ chính xác của model tìm kiếm, nhận diện khuôn mặt sau khi thực hiện thêm mới hình ảnh vào hệ thống.

Sau khi trải nghiệm VNPT FaceID, nhiều tập đoàn công nghệ lớn của Nhật Bản, Anh Quốc, Singapore đã bày tỏ mong muốn được tới Việt Nam trao đổi sâu hơn với VNPT về cơ hội hợp tác lâu dài. VNPT FaceID hiện là model AI duy nhất của Việt Nam vào tốp 10 thế giới trên bảng xếp hạng của Viện Tiêu chuẩn và Kỹ thuật quốc gia Mỹ (NIST). Đồng thời, công nghệ này được iBeta (Liên minh FIDO) chứng nhận đạt chuẩn ISO 30107-3. 

H.Xuân

Dien Dan Rao Vat

Ông lớn Meta nói gì về kết quả kinh doanh tại Việt Nam?

Ngày 13-6, tại TP HCM, Tập đoàn Meta (Facebook trước đây) có buổi gặp mặt báo chí chia sẻ về chủ đề Kinh doanh Hội thoại (Business Messaging) với vai trò một giải pháp kinh doanh hỗ trợ các nhà quảng cáo phát triển hoạt động kinh doanh trên nền tảng của Meta. 

Sự kiện này có  sự tham gia của ông Ben Joe, Phó Chủ tịch khu vực Đông Nam Á và các thị trường mới nổi của Meta, và ông Khôi Lê, Giám đốc Quốc gia của Meta tại Việt Nam.

Ông lớn Meta nói gì về kết quả kinh doanh tại Việt Nam? - Ảnh 1.

Quang cảnh buổi gặp mặt báo chí của Meta ngày 13-6

Trước câu hỏi của phóng viên Báo Người Lao Động về kết quả kinh doanh của Meta tại Việt Nam các tháng đầu năm 2023, ông Ben Joe không thông tin các chỉ số cụ thể.

Phó Chủ tịch khu vực Đông Nam Á và các thị trường mới nổi của Meta thừa nhận các tháng đầu năm 2023 rất nhiều thử thách với cả doanh nghiệp lớn và nhỏ. Tuy nhiên, với các báo cáo kết quả kinh doanh từ thị trường Việt Nam mà ông nhận được thì đã có những tin vui, cho thấy thị trường có sự phục hồi nhất định. 

"Điều thú vị là có sự tương đồng giữa kết quả kinh doanh của chúng tôi và các đối tác sử dụng nền tảng của chúng tôi. Kết quả kinh doanh của họ tốt thì kết quả kinh doanh của chúng tôi tốt. Góc nhìn của chúng tôi về thị trường Việt Nam là lạc quan nhưng cẩn trọng" - ông Ben Joe nói.

Ông lớn Meta nói gì về kết quả kinh doanh tại Việt Nam? - Ảnh 3.

Ông Ben Joe (phải) và ông Khôi Lê (trái) trả lời câu hỏi của phóng viên

Theo ông Ben Joe, nền tảng Meta hiện có 3,8 tỉ người dùng trên thế giới, không chỉ giúp kết nối người dùng mà còn kết nối với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tốt hơn.

Cũng theo đại diện Meta, từ lâu nền tảng này đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo  (AI) để cá nhân hóa trải nghiệm người dùng, giúp đưa ra các khuyến nghị phù hợp cho từng khách hàng.

Ông lớn ngành công nghệ cũng cho biết hiện nay, các video ngắn (như Reels) đang tăng trưởng mạnh, chiếm hơn 50% thời gian xem của người dùng. Các video ngắn cũng được chia sẻ lại nhiều nhất nên là kênh hàng đầu để người dùng khám phá, xem sản phẩm, giải trí,…

Các video ngắn được Tiktok phát triển trước và vẫn đang nắm nhiều lợi thế.

Tuy nhiên, ông Khôi Lê, Giám đốc Quốc gia của Meta tại Việt Nam khẳng định, khi Meta phát triển các công cụ liên quan đến các video ngắn hay dài, họ  quan tâm đến người dùng đang sử dụng nền tảng của mình đang cần gì hơn là các đối thủ. 

"Chúng tôi đưa ra nhiều công cụ để người sáng tạo nội dung đưa ra nội dung tốt hơn, tạo ra nội dung tích cực. Chúng tôi sử dụng AI để hệ thống vận hành an toàn, giảm thiểu rủi ro" – ông Khôi Lê nói thêm.

Ngọc Ánh

Dien Dan Rao Vat

Sunday, June 11, 2023

Phát hiện thêm nhiều ứng dụng độc hại trên điện thoại thông minh

Mã độc mã chuyên gia bảo mật tại CloudSEK khuyến cáo là SpinOk, có khả năng đánh cắp các tệp thông tin và dữ liệu trong bộ nhớ tạm trên điện thoại Android.

Bleeping Computer cho biết các chuyên gia bảo mật tại CloudSEK phát hiện 193 ứng dụng có chứa mã độc SpinOk. Đáng chú ý, có 43 phần mềm vẫn đang hoạt động trên cửa hàng ứng dụng CH Play.

"Mã độc SpinOk có khả năng đánh cắp các tệp thông tin và dữ liệu trong bộ nhớ tạm trên điện thoại thông minh Android. Đến nay, đã có khoảng 30 lượt tải về máy những ứng dụng có chứa mã độc SpinOk . Do đó, nếu đã cài đặt những phần mềm này, người dùng cần nhanh chóng gỡ chúng khỏi smartphone của mình" – chuyên gia bảo mật khuyến cáo.

Phát hiện thêm nhiều ứng dụng độc hại trên điện thoại thông minh - Ảnh 1.

Mã độc SpinOk có khả năng đánh cắp các tệp thông tin và dữ liệu trong bộ nhớ tạm trên điện thoại Android vừa được các chuyên gia tại CloudSEK phát hiện. Ảnh: Tom's Guide.

Danh sách một số ứng dụng được phát hiện có chứa mã độc SpinOk được nhiều người tải về điện thoại Android, gồm:

HexaPop Link 2248 với khoảng 5 triệu lượt tải xuống, Macaron Match (1 triệu lượt tải xuống), Macaron Boom (1 triệu lượt tải xuống), Jelly Connect (1 triệu lượt tải xuống), Tiler Master (1 triệu lượt tải xuống), Crazy Magic Ball (1 triệu lượt tải xuống), Happy 2048 (1 triệu lượt tải xuống) và Mega Win Slots với khoảng 500.000 lượt tải xuống.

Việc các chuyên gia bảo mật tại CloudSEK phát hiện mã độc SpinOk diễn ra trong bối cảnh thời gian qua có hàng trăm ứng dụng độc hại khác cũng được phát hiện trên cửa hàng CH Play.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Tuyệt chiêu đón hè vừa vui vừa tiết kiệm với VNPT Money

Nắm bắt được xu hướng tiêu dùng này, ngay từ những ngày đầu tháng 6 VNPT Money tung ra chương trình ưu đãi hấp dẫn Chạm VNPT Money – Chill hè tiết kiệm với ưu đãi lên tới 420.000đ dành cho khách hàng mới và 210.000đ dành cho khách hàng cũ.

Theo đó từ ngày 1-6 đến hết ngày 30-6-2023, để tham gia chương trình các khách hàng mới đăng ký thành công tài khoản VNPT Money (tài khoản ví VNPT Pay định danh, liên kết ngân hàng hoặc tài khoản Mobile Money định danh thông tin theo quy định) sau đó vào mục Ưu đãi trên VNPT Money, chọn chương trình Chạm VNPT Money – Chill hè tiết kiệm ở mục Khuyến mãi sau đó nhập mã SOIDONG sẽ được nhận ngay combo thẻ quà tặng trị giá tới 420.0000đ. Với các khách hàng hiện đang sử dụng VNPT Money chỉ cần vào mục Ưu đãi trên VNPT Money, chọn Chạm VNPT Money – Chill hè tiết kiệm ở mục Khuyến mãi sau đó nhập mã HAPDAN để được nhận combo thẻ quà tặng trị giá lên tới 210.000đ.

Tuyệt chiêu đón hè vừa vui vừa tiết kiệm với VNPT Money - Ảnh 1.

Combo thẻ quà tặng không chỉ giúp khách hàng cũ và mới tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ khi thanh toán vé máy bay, đặt phòng khách sạn mà còn rất linh hoạt khi mua vé tàu xe, nạp thẻ VETC/Epass hay thanh toán hóa đơn nước.

Là một "tín đồ" đam mê xê dịch, Trâm Anh, 22 tuổi nhân viên văn phòng tại Hà Nội hồ hởi chia sẻ: "Là thế hệ Gen Z nên thường xuyên lọ mọ trên hội nhóm yêu du lịch, tìm kiếm thông tin về các chương trình ưu đãi để vừa thỏa mãn đam mê đó đây, lại vừa tiết kiệm. Nên khi VNPT Money tung ra chương trình ưu đãi rất lớn trong hè này mình đã không do dự, cài ngay ứng dụng và nhập mã SOIDONG để nhận combo thẻ quà tặng 420.000đ. Sau đó mình dùng voucher giảm 200.000đ để mua vé máy bay, rồi đặt phòng khách sạn cũng được giảm 100.000đ. Như vậy mình đã tiết kiệm được một khoản cho chuyến đi rồi".

Chương trình không chỉ CHẠM được đến những khách hàng ưa xê dịch như Trâm Anh, mà còn CHẠM được đến những khách hàng lớn tuổi như anh Hải Tiến năm nay 45 tuổi - lái xe đường dài tại Đồng Nai. Anh Hải Tiến chia sẻ: "Vừa rồi anh em lái xe giới thiệu mình cài VNPT Money để nạp tiền VETC/Epass cho tiện mỗi khi qua trạm, lại còn được nhận thẻ quà ưu đãi 50.000đ từ chương trình Chạm VNPT Money - Chill hè tiết kiệm để giảm trừ khi nạp tiền vào tài khoản. Ngoài ra còn các thẻ quà dùng để thanh toán nhiều dịch vụ khác. Tiện đủ đường."

Đơn giản – An Toàn – Tiện lợi cùng với nhiều ưu đãi hấp dẫn kể trên là cách VNPT Money giúp khách hàng CHẠM được đến mùa hè thật CHILL mà vẫn tiết kiệm theo cách riêng.

Hướng dẫn các bước nhận quà từ Chương trình dành cho khách hàng mới

Bước 1: Tải ứng dụng VNPT Money miễn phí trên App Store/CH Play

Tuyệt chiêu đón hè vừa vui vừa tiết kiệm với VNPT Money - Ảnh 2.

Bước 2: Đăng ký tài khoản VNPT Money

Bước 3: Định danh và liên kết tài khoản ngân hàng

Bước 4: Khách hàng vào mục "Ưu đãi" Khuyến mãi Chọn chương trình Chạm VNPT Money – Chill hè tiết kiệm Nhập mã "SOIDONG"

Hướng dẫn các bước nhận quà từ Chương trình dành cho khách hàng cũ

Bước 1: Đăng nhập ứng dụng VNPT Money

Bước 2: Vào mục "Ưu đãi" Khuyến mãi Chọn chương trình Chạm VNPT Money – Chill hè tiết kiệm Nhập mã "HAPDAN"

Cao Hưng

Dien Dan Rao Vat

Friday, June 9, 2023

Người dùng MacBook cũ sắp nhận tin không vui?

Không chỉ trình làng kính thực tế hỗn hợp Vision Pro mà tại sự kiện WWDC 2023 mới đây, Apple còn ra mắt phiên bản Mac Pro với chip xử lý M2 Ultra. Điều này đồng nghĩa quá trình chuyển đổi sang Apple Silicon đã hoàn tất sau 3 năm và "Táo khuyết" không còn mẫu máy tính nào chỉ dùng CPU Intel nữa.

Apple Silicon là quá trình chuyển đổi kiến trúc CPU trên máy Macbook, từ x86 của Intel sang ARM trên chip do hãng tự phát triển từ năm 2020.

Chuyển sang Apple Silicon là tầm nhìn mang tính chiến lược của Apple nhằm chủ động kiểm soát các thành phần quan trọng trên máy tính. Đối với người dùng, kế hoạch này sẽ tạo ra tác động nhất định, trong đó khoảng thời gian từ 1-2 năm tới, Apple có thể ngừng cập nhật phần mềm đối với các loại Macbook dùng CPU Intel.

Chuyên trang TechRadar lý giải đã gần 3 năm từ khi Apple ra mắt máy tính đầu tiên dùng chip M. Dựa trên lịch trình chuyển đổi trong quá khứ, phiên bản macOS tiếp theo ra mắt vào năm 2024 có thể là hệ điều hành cuối cùng tương thích với máy Macbook dùng CPU Intel.

Sau đó, một số thiết bị có thể bị dừng cập nhật lên macOS 15 gồm iMac Pro 2017, các dòng máy ra mắt trong năm 2018 và hầu hết model đời 2019. Còn những thiết bị trình làng năm 2020 vẫn chưa chắc chắn bởi chúng chỉ mới 3 năm tuổi.

"Ngay cả khi hỗ trợ macOS Sonoma, thiết bị dùng CPU Intel bị giới hạn nhiều tính năng quan trọng, ví dụ như hiệu ứng đè lên cửa sổ (Presenter Overlay) trong FaceTime hay Game Mode" – chuyên trang TechRadar nhận định.

Người dùng MacBook cũ sắp nhận tin không vui? - Ảnh 1.

Máy tính MacBook Air đời 2018 không còn tương thích với macOS mới nhất. Ảnh: TechRadar

Sở dĩ khả năng cao Apple sẽ ngừng cập nhật phần mềm đối với CPU Intel còn xuất phát bởi "yếu tố lịch sử".

Thực tế, khi chuyển đổi từ CPU Intel thay cho PowerPC vào năm 2005, Apple đã tạo ra những chiếc máy tính hiện đại và nhỏ gọn, ví dụ như MacBook Air.

Đến 2007, Apple phát hành Mac OS X Leopard. Đây là hệ điều hành cuối cùng hỗ trợ máy tính dùng CPU PowerPC bởi phiên bản tiếp theo có tên Mac OS X Snow Leopard, ra mắt năm 2009 chỉ tương thích với CPU Intel.

Dựa trên lịch trình chuyển đổi, Apple vẫn cập nhật phần mềm cho các mẫu máy tính dùng CPU PowerPC trong 3 năm sau khi ra mắt thiết bị đầu tiên dùng chip Intel.

Những thiết bị đầu tiên trang bị Apple Silicon được giới thiệu vào tháng 11 cùng năm với chip M1. Thời điểm đó, Apple cho biết quá trình chuyển đổi sẽ hoàn tất vào năm 2022. Tuy nhiên, thời gian kéo dài hơn dự tính, thiết bị cuối cùng để hoàn tất kế hoạch vẫn là Mac Pro.

Mẫu Mac Pro đầu tiên sử dụng Apple Silicon được giới thiệu tại WWDC 2023 vào ngày 5-6. Điều đó khiến thế hệ Mac Pro 2019, dùng CPU Intel bị ngừng bán trên cửa hàng chính thức của Apple.

Hoàn thành chuyển đổi từ Intel sang Apple Silicon cũng đồng nghĩa việc Apple ngừng hỗ trợ hoàn toàn các model dùng chip xử lý Intel chỉ là vấn đề thời gian, đặc biệt là các bản cập nhật phần mềm.

Ngoài ra mắt Mac Pro mới, Apple cũng giới thiệu macOS Sonoma. Bản cập nhật này không có nhiều thay đổi lớn, trừ một số cải tiến cho FaceTime.

Dù không có nhiều cải tiến đáng kể, macOS Sonoma đã ngừng hỗ trợ một số máy tính Macbook với CPU Intel. Vài thiết bị nổi bật trong danh sách này là MacBook 12 inch, MacBook Pro 2017 và iMac 2017.

Chỉ còn số ít thiết bị với CPU Intel được cập nhật lên macOS Sonoma gồm iMac Pro 2017, Mac mini 2018, MacBook Air 2018 đến 2020, MacBook Pro 2018 đến 2020, iMac 2019 đến 2020 và Mac Pro 2019.


Dien Dan Rao Vat

Vision Pro của Apple nhận nhiều lời “khen – chê”

Sau gần một thập kỷ nghiên cứu và phát triển, "Táo khuyết" đã trình làng sản phẩm Vision Pro tại sự kiện WWDC 2023 vừa diễn ra ở Mỹ.

Forbes đánh giá đây là cột mốc quan trọng của Apple trong lĩnh vực điện toán cá nhân, tiếp bước thành công của những sản phẩm lớn trước đó như máy tính Apple II, Macbook, iPod, iPhone và iPad.

"Có thể xem Vision Pro là thiết bị đột phá tiếp theo kể từ sau máy tính bảng iPad năm 2010" – Tạp chí Mỹ bình luận.

Vision Pro của Apple nhận nhiều lời “khen – chê” - Ảnh 1.

Kính thông minh Apple Vision Pro. Ảnh: Washington Post

Vision Pro có gì đặc biệt?

Kính thông minh Vision Pro là thiết bị phần cứng đầu tiên của Apple trong lĩnh vực thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR).

Sản phẩm sử dụng khung nhôm, mặt kính với nhiều trang bị mạnh mẽ như chip M2, R1, hàng chục cảm biến và camera.

Mỗi bên mắt kính là màn hình Micro LED 23 triệu điểm ảnh, mật độ cao hơn cả TV 4K. Hệ thống thấu kính ba lớp giúp tăng hiệu quả hình ảnh ba chiều, phần mặt ngoài có thể hiển thị mắt người giả lập hiệu ứng như nhìn xuyên qua kính.

Điểm khác biệt lớn so với các kính thực tế ảo khác là Vision Pro tạo cảm giác như đang ngồi xem trực tiếp trong phòng, vẫn nhìn được người ra vào, đồ vật xung quanh và tương tác thoải mái. Người dùng cũng có thể tùy biến hiển thị màn hình chiếu phim trong không gian tối hoàn toàn, hoặc như đang xem ở giữa cánh đồng cỏ rộng lớn hay trước bãi biển thơ mộng. Tất cả thao tác chuyển đổi giữa thực tế ảo và thực tế tăng cường chỉ cần thông qua nút xoay Digital Crown trên kính.

Tính năng như xem ảnh, video, gọi FaceTime hoạt động tương tự trên iPhone, iPad. Nhờ khả năng hiệu chỉnh AR, người dùng có thể "mở nhiều cửa sổ ứng dụng".

Vision Pro nặng dưới 500 gram, tạo cảm giác thoải mái trong quá trình sử dụng. Đặc biệt, kính không gây chóng mặt, khác với khi sử dụng một số kính VR đang có trên thị trường. Pin tách rời kết nối với kính qua cáp, có thể đặt trong túi quần.

Tuy được một số chuyên gia đánh giá là "sản phẩm công nghệ tiên tiến nhất từng được tạo ra", sẽ đưa lĩnh vực "giải trí và liên lạc lên tầm cao mới", song Vision Pro vẫn nhận về những ý kiến trái chiều.

Vì sao Vision Pro "đột phá nhưng khó phổ biến"?

Mặc dù Giám đốc điều hành (CEO) Apple Tim Cook đặt rất nhiều kỳ vọng vào "Sản phẩm tương lai" nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng kính thông minh Vision Pro khó chinh phục người dùng.

"Vision Pro không có ý tưởng mới và vẫn còn các điểm trừ như thời lượng pin hạn chế (khoảng hai tiếng), thiết kế chưa đủ gọn có thể khiến người dùng phân vân khi quyết định mua" – tờ Financial Times nhận xét.

Tờ Washington Post cũng đánh giá: " Câu hỏi quan trọng được đặt ra là vì sao bạn muốn đeo Vision Pro thường xuyên? Vì sao bạn dùng Vision Pro thay vì sử dụng smartphone, máy tính bảng, laptop hoặc điều khiển TV?".

Business Insider thì cho rằng "Vision Pro không phải là thiết bị để khoe khoang như những sản phẩm khác của Apple. Apple vốn là bậc thầy trong việc biến các thiết bị mang tính kỹ thuật thành biểu tượng thời trang hoặc những thứ người dùng thèm muốn được thể hiện ra. Còn với Vision Pro chưa mang yếu tố này".

Tại buổi lễ ra mắt, CEO Tim Cook tiết lộ mỗi thiết bị Vision Pro có giá 3.500 USD (gần 85 triệu đồng), sẽ được Apple bán ra thị trường vào đầu năm 2024.

Giáo sư Scott Galloway thuộc ĐH New York- Mỹ nhận định người dùng khi sở hữu iPhone, Apple Watch, AirPods Max đắt tiền thường thể hiện rằng họ thành công, giàu có và hiểu biết về công nghệ. Còn nếu mang kính Vision Pro ra nơi công cộng "trông có vẻ ngớ ngẩn" hoặc có cảm giác người đó "bị ngắt kết nối với thế giới thực".

"Khi đeo Vision Pro cho thấy bạn mê game và các thiết bị Apple một cách mãnh liệt tới mức không quan tâm đến những thứ khác. Có một thị trường phục vụ điều đó nhưng nó nhỏ hơn rất nhiều so với những gì iPhone tạo ra" – Giáo sư Galloway nói thêm.

Vision Pro của Apple nhận nhiều lời “khen – chê” - Ảnh 2.

Mỗi chiếc Vision Pro có giá tới 3.500 USD.Ảnh: Apple Insider

Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng 3.500 USD là mức giá khó tiếp cận đối với đa số người dùng muốn sở hữu Vision Pro. Thực tế, tại buổi giới thiệu sản phẩm, Apple cũng hướng đến người mua là nhà phát triển, doanh nghiệp hơn là khách hàng phổ thông.

Mark Zuckerberg nói gì về kính Vision Pro của Apple?

Tỉ phú Mark Zuckerberg, CEO của Meta, cho rằng kính Vision Pro không mang lại bất kỳ đột phá lớn nào về công nghệ.

"Apple cuối cùng đã công bố kính thông minh mới của họ. Từ những gì nhìn thấy ban đầu, tôi muốn nói một tin tốt là họ không có bất cứ giải pháp kỳ diệu nào thoát khỏi sự ràng buộc về các định luật vật lý mà nhóm của chúng ta chưa từng nghĩ tới" " – chuyên trang The Verge dẫn phát biểu của tỉ phú Mark Zuckerberg trước toàn bộ nhân viên Meta ngày 8-6 (giờ Mỹ).

Nhà đồng sáng lập mạng xã hội Facebook khen Vision Pro có độ phân giải màn hình cao hơn cùng với đó là hàng loạt công nghệ hỗ trợ. Tuy vậy, điều này cũng khiến cho giá thành của sản phẩm đắt gấp 7 lần so với chiếc kính Quest 3 mà Meta mới công bố hồi đầu tháng.

"Mục tiêu của Meta đối với vũ trụ ảo metaverse về cơ bản là mang tính xã hội, còn Vision Pro dường như mang tính cá nhân nhiều hơn. Cách tiếp cận của Apple có thể là tầm nhìn về tương lai máy tính nhưng không phải thứ mà tôi mong muốn" – ông Zuckerberg chốt lại.

Vision Pro của Apple nhận nhiều lời “khen – chê” - Ảnh 3.

Tỉ phú Zuckerberg đeo kính thông minh Meta Quest 3 mới nhất. Ảnh: Meta

Bằng Hưng (Tổng hợp)

Dien Dan Rao Vat