July 2023 ~ DIỄN ĐÀN RAO VẶT

Monday, July 31, 2023

5 bước kích hoạt tài khoản định danh điện tử bằng máy tính

Theo Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an), nếu không có điện thoại thông minh tải ứng dụng VNeID để kích hoạt tài khoản định danh điện tử, người dân có thể áp dụng cách sau:

5 bước kích hoạt tài khoản định danh điện tử bằng máy tính - Ảnh 1.
Ngọc Ánh - Đồ họa: Ngọc Trinh

Dien Dan Rao Vat

Sunday, July 30, 2023

Một số dấu hiệu nhận diện điện thoại của bạn bị nhiễm mã độc

Trong thời đại công nghệ số, thiết bị di động có thể bị nhiễm mã độc rất khó lường và theo nhiều cách khác nhau. Hậu quả của điều này cũng rất nặng nề, bao gồm cả việc bị lộ thông tin cá nhân, mất tiền trong tài khoản.

Một số dấu hiệu nhận diện điện thoại thông minh có thể đã bị nhiễm mã độc như thiết bị chạy chậm, tốc độ phản hồi ứng dụng lâu hơn bình thường, nhanh hết pin dù không mở nhiều ứng dụng, lưu lượng di động (3/4G) hao hụt nhanh hoặc máy nóng lên bất thường.

Một số dấu hiệu nhận diện điện thoại của bạn bị nhiễm mã độc - Ảnh 1.

Nhiễm mã độc có thể để lại nhiều hậu quả nặng nề đối với chủ nhân điện thoại di động. Ảnh minh hoạ: Linkedin

Hết pin: Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất khi thiết bị nhiễm mã độc. Nếu thời lượng pin giảm đột ngột và điện thoại của bạn hết pin nhanh hơn nhiều so với bình thường, đó có thể là dấu hiệu cho thấy một ứng dụng độc hại đang chạy ẩn, sử dụng hết tài nguyên hệ thống.

Ứng dụng bật lên không mong muốn: Nếu bạn thấy quảng cáo hoặc tin nhắn bật lên trên màn hình điện thoại của mình, ngay cả khi bạn không sử dụng bất kỳ ứng dụng nào hoặc duyệt internet, thì đó có thể là dấu hiệu của việc nhiễm mã độc.

Ứng dụng đáng ngờ trên điện thoại: Kiểm tra danh sách ứng dụng đã cài đặt trên điện thoại của bạn. Nếu thấy bất kỳ ứng dụng nào mà bạn không nhớ đã tải xuống hoặc bạn không nhận ra thì hãy gỡ cài đặt ứng dụng đó ngay lập tức.

Máy chạy chậm: Nếu điện thoại của bạn chạy chậm hơn bình thường, bị treo hoặc thường xuyên bị treo, đó có thể là dấu hiệu của việc nhiễm mã độc. Phần mềm độc hại có thể làm chậm hiệu suất điện thoại của bạn bằng cách sử dụng hết tài nguyên hệ thống hoặc khởi chạy nhiều ứng dụng trong máy.

Ngoài ra, lưu lượng di động (3/4G) hao hụt nhanh hoặc máy nóng lên bất thường cũng là dấu hiệu cho thấy điện thoại của bạn dính mã độc.

Linkedin dẫn khuyến cáo của các chuyên gia nhấn mạnh để hạn chế thiết bị nhiễm mã độc, người dùng chỉ nên cài đặt ứng dụng từ các cửa hàng chính thức như Google Play và App Store.

Bên cạnh đó, người dùng cũng cần thường xuyên cập nhật hệ điều hành của thiết bị để luôn nhận được các bản vá bảo mật mới nhất.

Khi nghi ngờ điện thoại dính mã độc, người dùng cần nhanh chóng liên hệ với ngân hàng để tạm khóa các dịch vụ cho đến khi xác định được thiết bị đã an toàn.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Saturday, July 29, 2023

NÓNG: Hàng chục nghìn bộ định tuyến MikroTik tại Việt Nam có nguy cơ bị biến thành botnet

Ngày 27-7, ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc An ninh mạng của Bkav, cho biết: "Một lỗ hổng nghiêm trọng vừa được phát hiện trong hệ điều hành MikroTik RouterOS, cho phép kẻ tấn công, đã được xác thực, leo thang đặc quyền từ Admin lên Super Admin để thực thi mã tùy ý, chiếm toàn quyền kiểm soát thiết bị và biến chúng thành các botnet, tấn công DdoS"

Cũng theo ông Nguyễn Văn Cường lỗ hổng mới được phát hiện có mã định danh CVE-2023-30799, mức điểm nghiêm trọng CVSS 9,1. Tại Việt Nam, số thiết bị MikroTik đang kết nối Internet tính đến thời điểm ngày 26-7 lên đến hàng chục nghìn và tất cả đều có nguy cơ bị khai thác.

NÓNG: Hàng chục nghìn bộ định tuyến MikroTik tại Việt Nam có nguy cơ bị biến thành botnet - Ảnh 1.

Hàng chục nghìn bộ định tuyến MikroTik tại Việt Nam có nguy cơ bị biến thành botnet

Theo các chuyên gia để khai thác được lỗ hổng CVE-2023-30799, hacker cần chiếm được quyền Admin trong khi phần lớn mật khẩu mặc định trên các thiết bị chưa được thay đổi. Các chuyên gia phân tích "tử huyệt" ở đây lại là "mật khẩu mặc định". Lỗi xuất phát cả từ người dùng và nhà sản xuất.

Thói quen của người dùng thường bỏ qua việc đổi mật khẩu mặc định của thiết bị khi mới mua về, MikroTik không trang bị bất kỳ giải pháp an ninh nào chống lại các cuộc tấn công brute-force trên hệ điều hành MikroTik RouterOS. Tin tặc có thể dò tên người dùng và mật khẩu truy cập của người dùng mà không bị ngăn chặn.

Một thống kê cho thấy có đến 60% thiết bị MikroTik hiện vẫn sử dụng tài khoản admin mặc định. Thậm chí, RouterOS không yêu cầu mật khẩu mạnh, nên người dùng có thể đặt tùy ý, dẫn đến hậu quả dễ dàng bị tấn công brute-force.

Bộ định tuyến MikroTik là sản phẩm phổ biến của hãng chuyên sản xuất các thiết bị mạng Latvia. Thiết bị này chạy trên hệ điều hành riêng MikroTik RouterOS, cho phép người dùng truy cập trang quản trị trên cả giao diện web HTTP hoặc ứng dụng Winbox để tạo, cấu hình và quản lý một mạng LAN hoặc WAN.

Trên thế giới, số lượng bộ định tuyến MikroTik đang tiếp xúc với Internet có nguy cơ bị khai thác qua HTTP và Winbox lần lượt là 500.000 và 900.000 thiết bị. Con số này tại Việt Nam là 9.500 qua HTTP và 23.000 qua Winbox - theo ghi nhận của Bkav.

Với số lượng lớn thiết bị đang kết nối ra Internet như vậy, để giảm thiểu rủi ro, các chuyên gia Bkav khuyến cáo người dùng cần cập nhật bản vá mới nhất (6.49.8 hoặc 7.x) cho RouterOS, đồng thời thực hiện các giải pháp bổ sung sau như sau: Bỏ kết nối Internet trên các giao diện quản trị để ngăn chặn việc truy cập từ xa. Thiết lập mật khẩu mạnh nếu bắt buộc phải public trang quản trị.

Tắt chương trình quản trị Winbox và sử dụng giao thức SSH thay thế, do MikroTik chỉ cung cấp giải pháp bảo vệ cho giao diện SSH. Cấu hình SSH sử dụng cặp khóa công khai/bí mật thay vì mật khẩu cho việc xác thực qua SSH. Điều này sẽ tăng tính bảo mật và giảm khả năng bị tấn công brute-force.

Đức Huy

Dien Dan Rao Vat

Friday, July 28, 2023

ChatGPT “lên đời” trên Android, nhiều tính năng hơn web

The Verge cho hay ứng dụng ChatGPT bắt đầu được đưa lên nền tảng Android từ ngày 25-7 nhưng hiện mới được cung cấp cho người dùng Mỹ, Ấn Độ, Bangladesh và Brazil qua cửa hàng Google Play.

"Các khu vực khác sẽ được cập nhật dần trong tuần tới" – Công ty OpenAI (Mỹ), "cha đẻ" của ChatGPT, cho biết.

ChatGPT “lên đời” trên Android, nhiều tính năng hơn web - Ảnh 1.

Ứng dụng ChatGPT đã có trên nền tảng Android kể từ ngày 25-7. Ảnh: Github

ChatGPT ra mắt vào cuối tháng 11 năm ngoái với phiên bản trên website. Chatbot này cũng có mặt trên iOS vào hồi tháng 5, đánh dấu lần đầu siêu trí tuệ nhân tạo (AI) này có ứng dụng cho thiết bị di động.

So với bản web, ứng dụng ChatGPT trên nền tảng Android có nhiều tính năng hơn như đồng bộ hóa lịch sử người dùng trên thiết bị hay cho phép nhập liệu bằng giọng nói. Ngoài ra, người dùng có thể yêu cầu chatbot trả lời các câu hỏi, hướng dẫn hoặc lời khuyên, cảm hứng sáng tạo, tạo bản tóm tắt hoặc bản nháp email.

ChatGPT từng gây sốt thế giới khi vượt mốc 100 triệu người chỉ sau khoảng một tuần ra mắt. Thống kê cho thấy AI này thu hút hơn 1,5 tỉ lượt truy cập mỗi tháng và sự xuất hiện của nó đã mở ra cuộc đua AI tạo sinh khắp toàn cầu.

Có vẻ như cơn sốt ChatGPT đang chững lại nhưng nó vẫn được xem là công cụ AI phổ biến nhất thế giới hiện nay.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Thursday, July 27, 2023

FBI cảnh báo "nóng" về sạc điện thoại tại sân bay, siêu thị

Tại các sân bay, nhà ga, siêu thị … khắp nơi trên thế giới hiện đa phần được trang bị các trạm sạc điện thoại di động - bao gồm củ sạc và hệ thống dây cáp được đặt sẵn trong ổ cắm.

Điều này tưởng chừng như rất tiện lợi cho hành khách và khách hàng. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn nguy cơ rất lớn là thiết bị của bạn bị nhiễm mã độc và bị đánh cắp dữ liệu cá nhân.

Thông tin trên do đài CNN dẫn khuyến cáo của FBI và Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC).

"Các trạm sạc công cộng đang được kẻ xấu sử dụng để phát tán phần mềm độc hại và giám sát. Hãy mang theo bộ sạc, dây sạc của riêng bạn. Nên nhớ, chỉ sử dụng ổ cắm điện chứ không sử dụng các loại sạc được cung cấp sẵn tại nơi công cộng" – FBI nhấn mạnh.

FBI cảnh báo nóng về sạc điện thoại tại sân bay, siêu thị - Ảnh 1.

Điện thoại thông minh dễ bị nhiễm mã độc khi sạc pin tại các trạm sạc nơi công cộng. Ảnh minh hoạ: CNN

Thực tế, cáp sạc được thiết kế để truyền điện năng cũng như dữ liệu trên thiết bị di động. Các nhà nghiên cứu bảo mật cho biết tin tặc đã tìm ra cách để lây nhiễm mã độc lên điện thoại của người dùng khi họ sử dụng cáp USB để sạc pin.

Cách thức lây nhiễm này có tên gọi "USB Charger Scam", theo đó tin tặc bí mật cài mã độc lên các điểm sạc pin công cộng. Cách thức tấn công này có thể ảnh hưởng đến cả điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android lẫn iOS.

Tương tự cảnh báo từ FBI, FCC cũng khuyến cáo người dùng điện thoại thông minh về hình thức tấn công "USB Charger Scam".

"Tin tặc có thể đã cố tình cắm sẵn dây cáp tại các trạm sạc. Thậm chí, tin tặc có thể tặng cho người dùng các loại cáp và củ sạc đã bị nhiễm mã độc như một món quà miễn phí, nhằm mục đích lấy dữ liệu của nạn nhân" - FCC cảnh báo.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

NÓNG: Hàng chục nghìn bộ định tuyến MikroTik tại Việt Nam có nguy cơ bị biến thành botnet

Ngày 27-7, ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc An ninh mạng của Bkav, cho biết: "Một lỗ hổng nghiêm trọng vừa được phát hiện trong hệ điều hành MikroTik RouterOS, cho phép kẻ tấn công, đã được xác thực, leo thang đặc quyền từ Admin lên Super Admin để thực thi mã tùy ý, chiếm toàn quyền kiểm soát thiết bị và biến chúng thành các botnet, tấn công DdoS"

Cũng theo ông Nguyễn Văn Cường lỗ hổng mới được phát hiện có mã định danh CVE-2023-30799, mức điểm nghiêm trọng CVSS 9,1. Tại Việt Nam, số thiết bị MikroTik đang kết nối Internet tính đến thời điểm ngày 26-7 lên đến hàng chục nghìn và tất cả đều có nguy cơ bị khai thác.

NÓNG: Hàng chục nghìn bộ định tuyến MikroTik tại Việt Nam có nguy cơ bị biến thành botnet - Ảnh 1.

Hàng chục nghìn bộ định tuyến MikroTik tại Việt Nam có nguy cơ bị biến thành botnet

Theo các chuyên gia để khai thác được lỗ hổng CVE-2023-30799, hacker cần chiếm được quyền Admin trong khi phần lớn mật khẩu mặc định trên các thiết bị chưa được thay đổi. Các chuyên gia phân tích "tử huyệt" ở đây lại là "mật khẩu mặc định". Lỗi xuất phát cả từ người dùng và nhà sản xuất.

Thói quen của người dùng thường bỏ qua việc đổi mật khẩu mặc định của thiết bị khi mới mua về, MikroTik không trang bị bất kỳ giải pháp an ninh nào chống lại các cuộc tấn công brute-force trên hệ điều hành MikroTik RouterOS. Tin tặc có thể dò tên người dùng và mật khẩu truy cập của người dùng mà không bị ngăn chặn.

Một thống kê cho thấy có đến 60% thiết bị MikroTik hiện vẫn sử dụng tài khoản admin mặc định. Thậm chí, RouterOS không yêu cầu mật khẩu mạnh, nên người dùng có thể đặt tùy ý, dẫn đến hậu quả dễ dàng bị tấn công brute-force.

Bộ định tuyến MikroTik là sản phẩm phổ biến của hãng chuyên sản xuất các thiết bị mạng Latvia. Thiết bị này chạy trên hệ điều hành riêng MikroTik RouterOS, cho phép người dùng truy cập trang quản trị trên cả giao diện web HTTP hoặc ứng dụng Winbox để tạo, cấu hình và quản lý một mạng LAN hoặc WAN.

Trên thế giới, số lượng bộ định tuyến MikroTik đang tiếp xúc với Internet có nguy cơ bị khai thác qua HTTP và Winbox lần lượt là 500.000 và 900.000 thiết bị. Con số này tại Việt Nam là 9.500 qua HTTP và 23.000 qua Winbox - theo ghi nhận của Bkav.

Với số lượng lớn thiết bị đang kết nối ra Internet như vậy, để giảm thiểu rủi ro, các chuyên gia Bkav khuyến cáo người dùng cần cập nhật bản vá mới nhất (6.49.8 hoặc 7.x) cho RouterOS, đồng thời thực hiện các giải pháp bổ sung sau như sau: Bỏ kết nối Internet trên các giao diện quản trị để ngăn chặn việc truy cập từ xa. Thiết lập mật khẩu mạnh nếu bắt buộc phải public trang quản trị.

Tắt chương trình quản trị Winbox và sử dụng giao thức SSH thay thế, do MikroTik chỉ cung cấp giải pháp bảo vệ cho giao diện SSH. Cấu hình SSH sử dụng cặp khóa công khai/bí mật thay vì mật khẩu cho việc xác thực qua SSH. Điều này sẽ tăng tính bảo mật và giảm khả năng bị tấn công brute-force.

Đức Huy

Dien Dan Rao Vat

Wednesday, July 26, 2023

Robot chó cứu hộ tranh tài trên đất Mỹ

Sự cố sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3 (tỉnh Thừa Thiên - Huế) vào năm 2020 khiến nhiều người mất tích gây chấn động cả nước đã thôi thúc Lê Minh Đức và Nguyễn Lê Trung Kiên, học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP HCM), nghiên cứu robot chó cứu hộ.

Vỡ òa cảm xúc

Cuối tháng 5-2023, tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế (ISEF), giây phút được xướng tên nhận giải đặc biệt, 2 cậu học sinh lớp 11 ôm chầm nhau trên sân khấu. "Được đặt chân đến nước Mỹ, thấy những công trình nghiên cứu lớn và quen biết nhiều nhà khoa học trẻ trên thế giới là món quà thật tuyệt vời với chúng em" - Đức hạnh phúc nói.

Minh Đức và Trung Kiên bắt đầu thiết kế mô hình robot bằng phần mềm Tinkercad từ tháng 6-2022. Sau khi hoàn chỉnh thiết kế, nhóm bạn trẻ tiếp tục lắp ráp và chạy thử lập trình. Chỉ mất khoảng 4 tháng, nhóm đã hoàn thành phiên bản robot chó cứu hộ đầu tiên.

Robot chó cứu hộ tranh tài trên đất Mỹ - Ảnh 1.

Nhóm học sinh Lê Minh Đức và Nguyễn Lê Trung Kiên, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP HCM), cùng robot chó cứu hộ có bàn chân vịt độc đáo

Gọi sáng chế của mình là "thú cưng", Minh Đức cho biết robot có cân nặng hơn 2 kg, phần vỏ được làm hoàn toàn bằng nhựa PLA. Robot chó cứu hộ có thể làm nhiệm vụ tiền trạm những khu vực địa hình nguy hiểm, tìm kiếm người mắc kẹt ở nơi sạt lở, nơi lính cứu hộ khó tiếp cận. Với thân hình nhỏ gọn và camera 160 độ được gắn ở đầu, robot có thể dễ dàng luồn sâu vào những khu vực nguy hiểm, truyền dữ liệu hình ảnh hiện trường, xác định vị trí nạn nhân cần cứu hộ. Dữ liệu GPS truyền hiệu quả trong bán kính 30 m.

Đọc thêm

Theo nhóm sáng chế, mô hình robot được mô phỏng dựa theo kích thước của chó Golden Retriever - giống cảnh khuyển phổ biến ở nước Anh và Mỹ. "Khi nghiên cứu, chúng em tìm hiểu và ứng dụng bài toán động học ngược (Inverse Kinematics), cân bằng trọng tâm, phân bố trọng lực 4 chân của robot... để có thể mở rộng phần mềm điều khiển cử động theo ý muốn" - Minh Đức thuyết minh.

Chó cứu hộ có bàn chân vịt

Thử nghiệm được một thời gian, nhóm quyết định nâng cấp robot lên phiên bản mới. Phụ trách thiết kế chân cho robot, Trung Kiên đã nghiên cứu rất nhiều tài liệu trên thế giới nhằm tối ưu khả năng di chuyển. "Cá Pirarucu (tên khoa học Arapaima Gigas) được mệnh danh là loài cá có "áo chống đạn" ở Amazon. Em lên ý tưởng làm chân vịt với hệ thống treo lò xo dựa theo cấu trúc vảy của loài cá này. Để thử khả năng "chống đạn", em đã dùng dao và nhiều vật sắt nhọn đâm vào chân vịt nhưng không hề bị ảnh hưởng" - Kiên hào hứng chia sẻ.

Robot chó cứu hộ tranh tài trên đất Mỹ - Ảnh 3.

Robot chó cứu hộ có bàn chân vịt

Theo Kiên, khi robot đứng trên bùn nhão, áp lực lên mỗi chân vịt giảm 25 lần so với thiết kế chân tròn truyền thống nên khả năng di chuyển được cải thiện. Robot phiên bản mới có thể đi theo 8 dáng, leo được dốc nghiêng khoảng 20 độ và có khả năng mang vác vật nặng. "Tại những địa điểm xảy ra thiên tai, chó cứu hộ có thể mang lương thực, nước uống đến tiếp sức cho người bị nạn trong lúc chờ lực lượng cứu hộ giải cứu" - Kiên nói thêm.

Chi phí để sở hữu một robot chó cứu hộ chỉ khoảng 10 triệu đồng. Mô hình robot cứu hộ này được đánh giá là tiết kiệm rất nhiều kinh phí song để ứng dụng vào thực tế, cần nâng cấp và cải thiện nhiều hơn nữa.

ISEF năm 2023 được tổ chức tại Dallas - Mỹ, thu hút 1.600 học sinh từ hơn 60 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Đây là hội thi về khoa học lớn nhất thế giới dành cho học sinh bậc trung học, nhằm tạo điều kiện để những nhà khoa học trẻ có cơ hội học hỏi và tranh tài ở đấu trường quốc tế. Thí sinh tham gia ISEF phải được lựa chọn từ các hội thi khoa học của quốc gia.

Ngoài dự án robot chó cứu hộ, dự án "Tác dụng dược lý trên thần kinh trung ương của tinh dầu quả và lá màng tang dựa trên mạng dược lý" của Nguyễn Thị Mai Anh và Nguyễn Bình Giang, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội, xuất sắc giành giải ba trong hội thi ISEF.

Bài và ảnh: HUẾ XUÂN

Dien Dan Rao Vat

Tuesday, July 25, 2023

"Một chạm" để hiểu di sản thế giới Mỹ Sơn

Ban Quản lý (BQL) Di sản văn hóa (DSVH) Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) vừa ra mắt sản phẩm thuyết minh đa ngôn ngữ (Audio Guide) phục vụ du khách. Đây là sản phẩm trong chương trình hợp tác giữa BQL DSVH Mỹ Sơn và Công ty CP Vietsoftpro.

Nghe thuyết minh tự động

Từ ngày 19-6, Audio Guide được đưa vào thử nghiệm, đến nay đã có gần 2.000 lượt khách sử dụng và đánh giá cao sản phẩm trong việc hỗ trợ tìm hiểu thông tin về Mỹ Sơn. Theo đó, du khách nghe các bài thuyết minh theo ý thích của mình với các bài thuyết minh bằng nhiều ngôn ngữ; nghe lại nhiều lần. Sau thời gian sử dụng, các nội dung thuyết minh sẽ được điều chỉnh, cập nhật thông tin phù hợp.

Đến Mỹ Sơn, du khách có thể mua vé thuyết minh tự động (50.000 đồng) tại quầy và cài đặt Audio Guide "Di tích Mỹ Sơn" trên App Store hoặc CH Play để trải nghiệm ứng dụng. Sau khi nhập mã vé hoặc quét mã QR, 40 câu chuyện với 6 ngôn ngữ Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp, Anh được hiển thị. Khách du lịch có thể nghe toàn bộ 40 câu chuyện tương ứng với 40 điểm tham quan chính tại khu đền tháp Mỹ Sơn bằng điện thoại của mình. Thời gian sử dụng vé kéo dài 8 giờ. Bên cạnh mua vé thuyết minh tự động bằng điện thoại, du khách có thể chọn thuyết minh tự động bằng tai nghe được cài sẵn.

Bà Phan Minh Thảo, Giám đốc phụ trách sản phẩm, Công ty CP Vietsoftpro, cho biết hệ thống thuyết minh tự động đa ngôn ngữ được công ty phát triển dựa trên tiêu chí "Thuận tiện", "Trực quan", "Hấp dẫn" và "Ứng dụng công nghệ". Chỉ với thao tác quét mã QR, người dùng có thể dễ dàng truy cập và lắng nghe nội dung thuyết minh, xem hình ảnh đa phương tiện và đặc biệt là hệ thống bản đồ định vị vị trí, chỉ đường hữu ích dành cho khách tham quan khi khám phá trong không gian di tích. "Qua những câu chuyện được khai thác ở nhiều khía cạnh gắn liền với lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc và những đặc trưng tiêu biểu của các khu đền tháp tại di tích Mỹ Sơn, du khách sẽ có được những giờ phút tham quan bổ ích, ý nghĩa" - bà Thảo nói.

Một chạm để hiểu di sản thế giới Mỹ Sơn - Ảnh 1.

Du khách nước ngoài trải nghiệm sản phẩm thuyết minh đa ngôn ngữ tại khu đền tháp Mỹ Sơn

Lan tỏa giá trị di tích

Theo ông Phan Hộ, Giám đốc BQL DSVH Mỹ Sơn, du khách được nghe thuyết minh rõ ràng mà không chịu ảnh hưởng môi trường xung quanh trong những thời điểm đông khách. Ứng dụng sản phẩm với công nghệ kỹ thuật được chọn lọc, kho tàng thông tin hiện vật tại Mỹ Sơn được lan tỏa, dẫn dắt những câu chuyện lịch sử về Mỹ Sơn đến với du khách chỉ bằng một cú click chuột, một chạm.

Audio Guide được xây dựng, hoàn thiện trong hơn 2 năm qua do Công ty CP Vietsoftpro tự bỏ chi phí đầu tư, vận hành. "Đầu tư cho công cuộc chuyển đổi số cần có nguồn lực lớn để thực hiện. Mỹ Sơn đã tận dụng những nguồn lực của cộng đồng DN thay cho nguồn đầu tư của nhà nước. Đây cũng là hướng tiếp cận mới trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Mỹ Sơn hiện nay. Chính hướng tiếp cận này đã giải bài toán tài chính cho đơn vị trong giai đoạn khan hiếm nguồn lực đầu tư. Những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trực tiếp đầu tư vào hệ thống hạ tầng công nghệ đã thực sự mang lại hiệu quả tích cực" - ông Hộ đánh giá.

Chị Phan Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Kiến Phát Nguyên (TP Đà Nẵng), cho rằng đây là sản phẩm rất phù hợp cho các đơn vị du lịch chuyên phục vụ khách lẻ, kinh doanh online và tiện lợi cho du khách, nhất là những người đi tự túc. Vào ứng dụng giúp du khách hiểu hơn về Mỹ Sơn, đỡ tốn chi phí cho hướng dẫn viên.

Chị Zoe (du khách Pháp) cùng với bạn trai Wuwa (người Canada) lần đầu đến tham quan Mỹ Sơn tỏ ra hào hứng khi trải nghiệm ứng dụng thuyết minh đa ngôn ngữ. "Mọi thông tin tại Mỹ Sơn đều được giải thích cụ thể bằng tiếng Pháp, điều này tôi thấy rất đặc biệt so với các di tích khác của Việt Nam mà tôi từng đến. Đây là một sản phẩm rất hữu ích" - chị Zoe chia sẻ.

Ông Văn Bá Sơn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, cho rằng sản phẩm cần phải được liên tục nâng cấp, cải tiến để phục vụ tốt hơn cho du khách, nhất định không để sản phẩm đưa vào khai thác bị "lãng quên". 

Quảng bá văn hóa ra thế giới

Trong những năm qua, BQL DSVH Mỹ Sơn đã số hóa hàng ngàn hiện vật tại khu di tích, Bảo tàng Sa Huỳnh - Champa và Bảo tàng Mỹ Sơn; ứng dụng các tiện ích số vào tuần tra, quản lý 1.158 ha rừng. "Trong thời điểm ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, du lịch đóng băng kéo dài, những tour tham quan bị hủy bỏ, Mỹ Sơn đã hợp tác với Công ty Metaverse VR360 xây dựng tour du lịch thực tế ảo để đưa hình ảnh Mỹ Sơn xuất hiện nhiều hơn trên hệ thống thông tin điện tử, báo chí, hệ thống mạng xã hội, kết nối Mỹ Sơn với du khách trên khắp thế giới" - ông Phan Hộ cho biết.

Bài và ảnh: TRẦN THƯỜNG

Dien Dan Rao Vat

Cần sớm hoàn thiện cổng dịch vụ công

Theo Văn phòng Chính phủ, Cổng DVC quốc gia đến nay đã tích hợp, cung cấp 4.405 DVC trực tuyến (đạt 68%), tăng 1.200 dịch vụ so với cùng kỳ năm 2022. Các DVC trực tuyến đã góp phần thay đổi bộ mặt nền hành chính công ở Việt Nam, ngày càng tiệm cận với chuẩn quốc tế.

Tuy nhiên, sau vài năm vận hành, không ít DVC trực tuyến đã bộc lộ những khiếm khuyết. Tình trạng phổ biến là mạng đôi khi quá tải, chậm, dễ gây lỗi; giao diện cũng còn những điểm bất tiện, gây lúng túng cho người dân, nhất là những người không rành công nghệ. Ông Lê Văn Định ngày 13-7-2023 phản ánh trên Cổng DVC quốc gia: "Là người làm phần mềm sau khi sử dụng cổng DVC thấy quá bất tiện. Trong khi đã nộp một hồ sơ mà ở mục "Quản lý hồ sơ đã nộp" lại không tìm thấy hồ sơ nào. Để tìm, người dân phải chọn đúng trạng thái hồ sơ đó mới có danh sách nhưng lại không được thông báo trạng thái hồ sơ nên phải mò mẫm". Tình trạng thiếu thông báo qua tin nhắn hay email về trạng thái hồ sơ cũng xảy ra khi làm hộ chiếu trực tuyến. Không ít người dùng phản ánh: "Trong khi trạng thái tiếp nhận hồ sơ, yêu cầu thanh toán phí…. đều được Cổng DVC Bộ Công an nhắn tin tới số điện thoại của người dân nhưng kết quả hồ sơ chỉ được thể hiện khi tra cứu trên cổng DVC này, ai không biết thì chờ mòn mỏi. Sẽ tốt cho người dân hơn nếu như sau khi đã thông báo trên cổng DVC về "Ngày có kết quả" thì nên nhắn tin hay email cho người dân.

Các cổng DVC cũng có mục để thu nhận ý kiến đánh giá của người dân. Cổng DVC quốc gia có mục "Phản ánh kiến nghị về Cải cách TTHC, xây dựng CPĐT, Nghị quyết 68/NQ-CP, Đề án 468 và Đề án 06" để người dân đóng góp ý kiến, nêu những những vướng mắc trong quá trình làm thủ tục. Tính tới ngày 23-7-2023, mục này đã ghi nhận được 1.155 ý kiến. Cổng DVC Bộ Công an ngoài mục "Phản ánh - kiến nghị" còn có thêm mục "Đánh giá DVC" để khảo sát đo lường trực tuyến sự hài lòng của người dân, tổ chức.

Các cơ quan quản lý và vận hành các cổng DVC trực tuyến cần nhanh chóng khắc phục các bất cập và ngày càng hoàn thiện các DVC để đem lại sự thuận tiện cho người dân. 

Ngô Lê

Dien Dan Rao Vat

Trung Quốc đạt con số “không tưởng” về công nghệ 5G

"Hiện đã có trên 676 triệu người Trung Quốc dùng điện thoại thông minh 5G và hơn 2,9 triệu trạm phát sóng 5G được triển khai" - Globaltimes dẫn nguồn tin từ Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) cho biết.

Ngành công nghệ 5G tại Trung Quốc có mức tăng doanh thu đáng kể 17,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Hơn 2,12 tỉ thiết bị Internet vạn vật (IoT) di động hiện đang được sử dụng, cho thấy việc áp dụng rộng rãi công nghệ di động trong các ngành công nghiệp khác nhau tại Trung Quốc.

Trung Quốc đạt con số “không tưởng” về công nghệ 5G - Ảnh 1.

Globaltimes khẳng định Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về công nghệ 5G. Ảnh: Gizchina

Tác động của công nghệ 5G nhận thấy rõ rệt trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và giao thông. Chiến dịch internet công nghiệp "Trăm thành phố, ngàn công viên" tiếp tục thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của Trung Quốc nhằm mang lại lợi ích cho nhiều doanh nghiệp. Nó cũng thúc đẩy đổi mới thông qua việc tạo ra các nền tảng internet công nghiệp có ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống kinh tế xã hội.

Giới chức công nghệ Trung Quốc cũng nhấn mạnh vai trò của các công nghệ thế hệ tiếp theo, bao gồm cả điện toán đám mây, dữ liệu lớn và trí tuệ nhận tạo (AI) trong việc thúc đẩy tăng trưởng của ngành. Họ nhấn mạnh nhu cầu ngày càng tăng về chuyển đổi kỹ thuật số thông minh và vai trò then chốt của AI trong việc khởi xướng làn sóng cách mạng công nghệ và chuyển đổi công nghiệp mới.

Globaltimes cho hay Trung Quốc còn đang tích cực tập trung thúc đẩy nghiên cứu và phát triển công nghệ 6G đồng thời ưu tiên cải thiện chất lượng mạng 5G, mở rộng vùng phủ sóng và giảm chi phí.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Saturday, July 22, 2023

Google cho hàng ngàn nhân viên làm việc không kết nối mạng

CNBC dẫn nguồn tin từ Google cho biết chương trình đang được thử nghiệm với 2.500 nhân viên và sẽ tiếp tục mở rộng hơn nữa trong thời gian tới. 

Các nhân viên này sử dụng máy tính để bàn được vô hiệu hóa Internet, trừ một số công cụ chạy trên web nội bộ hay các dịch vụ thuộc sở hữu của hãng như Google Drive hay Gmail. Ngoài ra, Google cũng không cho phép nhân viên chạy các lệnh quản trị máy tính hay cài thêm phần mềm vào máy của mình tại công ty.

Google cho hàng ngàn nhân viên làm việc không kết nối mạng - Ảnh 1.

Bên ngoài một tòa nhà của Google. Ảnh: Wikimedia commons

Tài liệu nội bộ của Google nhấn mạnh chương trình nhằm giảm nguy cơ tấn công mạng do nhân viên của công ty đang trở thành mục tiêu bị tin tặc nhắm đến.

Hãng dịch vụ Internet lớn nhất thế giới lưu ý nếu thiết bị của nhân viên bị xâm nhập, tin tặc có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu người dùng cũng như mã cơ sở hạ tầng, dẫn tới sự cố lớn và làm giảm lòng tin từ người dùng.

"Đảm bảo an toàn cho người dùng và các sản phẩm của hãng là ưu tiên hàng đầu. Do đó, chúng tôi thường xuyên tìm cách củng cố hệ thống nội bộ của mình nhằm đối phó với các cuộc tấn công mạng" – người phát ngôn của Google giải thích.

Chương trình được Google đưa ra trong bối cảnh các công ty ngày càng phải đối mặt với những cuộc tấn công mạng tinh vi.

Microsoft tuần trước cho biết tin tặc Trung Quốc đã chiếm được một trong những mã khóa kỹ thuật số của họ, cũng như khai thác lỗ hổng trong mã nguồn xác thực để thực hiện chiến dịch gián điệp mạng. Hiện tại, Microsoft vẫn chưa xác định bằng cách nào hacker có được mã khóa đó.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Thursday, July 20, 2023

Định danh tài khoản người dùng mạng xã hội

Hiện người dân sống song hành cả đời thực lẫn ảo có tác động lẫn nhau. Theo báo cáo Digital 2023 của We Are Social, số lượng người dùng MXH đang hoạt động tại Việt Nam là 70 triệu, chiếm 71% dân số. Việt Nam là một trong 10 nước có lượng người dùng Facebook và YouTube cao nhất thế giới, trong đó thanh thiếu niên chiếm tỉ lệ khá lớn. Số người Việt sử dụng điện thoại di động rất lớn, vào đầu năm 2023 có 161,6 triệu kết nối điện thoại di động đang hoạt động (tương đương 164% số dân). Đó là lý do người Việt Nam chủ yếu lên mạng bằng smartphone. Thiết bị di động chiếm tới 86,58% tổng lưu lượng duyệt trang web ở Việt Nam.

Trên thực tế, nhà nước định danh điện tử mỗi công dân để phục vụ việc quản lý đất nước và thực hiện các dịch vụ trên nền tảng số thì đời ảo lại càng phải có định danh từng người dùng để tránh "nhiễu nhương".

Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất biện pháp định danh người dùng MXH bằng chính số điện thoại di động mà người đó sở hữu và dùng để đăng ký tài khoản. Biện pháp này đã được bộ bổ sung vào dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CP (Nghị định 72) về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.

Thật ra, yêu cầu định danh người dùng MXH đã được đưa ra từ lâu. Nghị định 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 72 có quy định MXH (nội địa lẫn xuyên biên giới) phải định danh người dùng và cung cấp thông tin định danh cho cơ quan chức năng khi có yêu cầu. Dữ liệu cần khai báo cho yêu cầu này gồm tên thật và số điện thoại của chủ tài khoản. Ngoài ra, các MXH hoạt động ở Việt Nam chỉ cho người dùng đã định danh được viết bài đăng, bình luận, sử dụng tính năng phát trực tiếp video (livestream). Các tài khoản chưa định danh chỉ được xem nội dung đơn thuần.

Theo giới chuyên môn, việc định danh tài khoản người dùng MXH bằng số điện thoại di động là khả thi. Nó sẽ pháp lý hóa và giúp thực thi hữu hiệu hơn đối với quy định định danh người dùng. Thực tế hiện nay, nhiều MXH lớn đã gắn tài khoản người dùng với số điện thoại đăng ký. Một số MXH như Facebook cho người dùng tùy chọn đăng ký bằng số điện thoại hay email. Tất nhiên, để làm được điều này, mấu chốt vẫn là sự đồng lòng, đồng bộ của cả cơ quan quản lý, nhà cung cấp dịch vụ lẫn người dùng.

Ngô Lê

Dien Dan Rao Vat

Wednesday, July 19, 2023

Thuyền tự hành giúp con người ứng phó bão

Đây là sản phẩm công nghệ cao do Công ty Saildrone (Mỹ) cùng Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) hợp tác chế tạo.

Fox News mô tả cấu tạo của Saildrone giống ván lướt sóng, được trang bị thêm cột buồm, có thể di chuyển nhờ sức gió và năng lượng mặt trời. Saildrone sử dụng công nghệ máy học, hệ thống âm thanh, camera và hàng loạt cảm biến giúp ghi nhận dữ liệu suốt ngày đêm. Vật liệu chế tạo thuyền không người lái này cũng rất chắc chắn, bền bỉ.

Thuyền tự hành Saildrone có khả năng làm nhiệm vụ trong 12 tháng mà không cần quay về đất liền để bảo trì. Nó di chuyển với tốc độ trung bình 4-11 km/giờ, chịu được sóng cao đến 27 m và gió giật ở vận tốc 160 km/giờ.

Thuyền tự hành giúp con người ứng phó bão - Ảnh 1.

Thuyền không người lái chuyên đi vào tâm bão để thu thập thông tin về đường đi cũng như cường độ của bão. Ảnh: Saildrone

"Những chiếc Saildrone được chúng tôi sử dụng để đi vào tâm bão ở Đại Tây Dương. Đây là một trong những môi trường vận hành nguy hiểm và khắc nghiệt nhất trên thế giới" - ông Matt Womble thuộc Công ty Saildrone nhận xét.

Để thu thập thông tin về cơn bão, nhiều chiếc Saildrone được sử dụng cùng lúc và di chuyển đến các vị trí khác nhau. Tại mỗi vị trí, thuyền sẽ thu thập dữ liệu về nhiệt độ mặt nước, độ ẩm, độ mặn, nhiệt độ không khí bề mặt, áp suất, hướng gió, chiều cao sóng...

Nhờ đó, bức tranh toàn cảnh về cơn bão cụ thể nào đó sẽ được tái tạo trên máy tính của bộ phận quản lý ở đất liền.

Thuyền tự hành giúp con người ứng phó bão - Ảnh 2.

Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) năm 2023 triển khai 12 thuyền tự hành Saildrone Ảnh: Saildrone

"Cách duy nhất để nghiên cứu bão là quan sát và thu thập dữ liệu từ tâm bão. Công việc này rất nguy hiểm, cho nên phương tiện không người lái như Saildrone rất phù hợp" – bà Heather Holbach, một quan chức của NOAA, nhấn mạnh.

Thuyền tự hành Saildrone thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế khi quay thành công thước phim đầu tiên từ tâm siêu bão Sam trên Đại Tây Dương hồi năm 2021.

NOAA quyết định triển khai 12 thuyền tự hành Saildrone nhằm chuẩn bị cho mùa bão năm 2023. Mỗi chiếc Saildrone thường mất khoảng 30 ngày để di chuyển đến các điểm trên đại dương kể từ bờ biển gần nhất.

Thuyền tự hành Saildrone sẽ luôn chịu sự giám sát từ trung tâm điều phối thông qua vệ tinh. Ngoài ra, Saildrone cũng được trang bị bộ thu phát nhận dạng tự động (AIS), đèn định vị, phản xạ radar, màu sơn nổi bật nhằm tránh tối đa va chạm với các phương tiện hàng hải khác.


Dien Dan Rao Vat

Monday, July 17, 2023

Google đã thay ảnh vệ tinh hiển thị rõ Quốc kỳ Việt Nam tại Trường Sa

Ngày 18-7, người dùng khi truy cập ứng dụng Google Maps và Google Earth tại vị trí quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) đã nhận thấy có sự thay đổi. Theo đó, hình ảnh vệ tinh mới chụp năm 2023 hiện rõ Quốc kỳ Việt Nam trên một mái nhà tại đây. 

Cách nay khoảng 1 tuần, người dùng Việt Nam phát hiện vị trí lá cờ trên hiển thị màu trắng, trong khi các mái nhà xung quanh vẫn có màu nhạt nên nghi vấn Google đã thay đổi Quốc kỳ Việt Nam.

Google đã thay ảnh vệ tinh hiển thị rõ Quốc kỳ Việt Nam tại Trường Sa - Ảnh 2.

Quốc kỳ Việt Nam trên một mái nhà ở quần đảo Trường Sa - ảnh vừa được Google thay thế

Ngày 11-7, Google đã lên tiếng chính thức về việc này. Theo đó, Google khẳng định “Không làm mờ hoặc thay đổi hình ảnh vệ tinh được cung cấp bởi các đối tác thứ ba. Vấn đề liên quan hình ảnh đang hiển thị là do chất lượng ảnh kém. Chúng tôi đang tiến hành các bước cần thiết để thay thế bằng ảnh có chất lượng tốt hơn".

Ngay chiều 11-7, Cục trưởng Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) Lê Quang Tự Do đã đề nghị Goolge nhanh chóng khắc phục hình ảnh Quốc kỳ Việt Nam tại Trường Sa.

Hình ảnh Quốc kỳ Việt Nam trên ảnh vệ tinh là tác phẩm bằng gốm sứ của họa sĩ Nguyễn Thu Thủy, xuất phát từ mong muốn ai cũng có thể nhìn thấy cờ đỏ sao vàng dù từ máy bay hay vệ tinh. Hình Quốc kỳ bằng gốm sứ trên được hoàn thành vào năm 2012, kích thước 12,4m x 25m (310 m2) và vẫn hiện diện tại quần đảo Trường Sa.

Tin- ảnh: Ngọc Ánh

Dien Dan Rao Vat

Hệ điều hành máy tính để bàn nguồn mở đầu tiên của Trung Quốc "kém hấp dẫn"

Trong nỗ lực loại bỏ công nghệ nước ngoài (đặc biệt là Mỹ), Trung Quốc mới đây đã cho ra mắt hệ điều hành máy tính để bàn nguồn mở đầu tiên mang tên OpenKylin.

OpenKylin được phát triển bởi công ty nhà nước Electronics Corp, chuyên về các sản phẩm bán dẫn, phần mềm và viễn thông trong nước nhằm mục đích thay thế phần mềm do nước ngoài sở hữu hiện đang thống trị thị trường Trung Quốc.

Dự án này là động thái mới nhất của Bắc Kinh nhằm xây dựng khả năng tự cung tự cấp cao hơn trong bối cảnh các lệnh trừng phạt công nghệ - chẳng hạn như lệnh trừng phạt đối với Huawei và ZTE - do lo ngại về "an ninh quốc gia" của Mỹ. 

Hệ điều hành máy tính để bàn nguồn mở đầu tiên của Trung Quốc kém hấp dẫn - Ảnh 1.

Ảnh chụp màn hình hệ điều hành máy tính để bàn OpenKylin của Trung Quốc được ra mắt vào ngày 5-7-2023. Ảnh: BILIBILI

Chính quyền Trung Quốc vào năm 2019 đã yêu cầu tất cả các cơ quan chính phủ và tổ chức công loại bỏ thiết bị và phần mềm máy tính nước ngoài trong ba năm. Hệ điều hành OpenKylin ra đời nhằm cho kế hoạch này.

OpenKylin có giao diện trông tương tự như Windows, có sẵn tiếng Trung và tiếng Anh, đồng thời có các ứng dụng được cài đặt sẵn như trình duyệt web Firefox và bộ ứng dụng văn phòng do Trung Quốc phát triển hoạt động cùng với Microsoft Word và Excel.

Hệ điều hành OpenKylin ra mắt từ ngày 5-7 nhưng sau khoảng 2 tuần xuất hiện nó vẫn chưa tạo ra sức hút đối với người dùng Trung Quốc do họ đã quen thuộc với Windows của Microsoft hay MacOS của Apple.

Theo Statcount, chuyên phân tích lưu lượng truy cập web, tính đến tháng 6 năm 2022, Windows chiếm khoảng 85% hệ điều hành máy tính để bàn ở Trung Quốc.

Bằng Hưng (Theo Straits Times)

Dien Dan Rao Vat

Sunday, July 16, 2023

Trí tuệ nhân tạo nhận diện giọng nói

Công ty CP Giải pháp Trí thông minh nhân tạo Việt Nam (VAIS) được thành lập vào năm 2018 khi nhóm sáng lập nhận thấy công nghệ nhận dạng giọng nói trên thị trường lúc bấy giờ còn nhiều hạn chế. Tập trung đầu tư, nghiên cứu, chỉ khoảng 1 năm sau đó, sản phẩm trí tuệ nhân tạo Memobot đã ra đời.

Memobot đang được sử dụng trong các cuộc họp của Quốc hội, Chính phủ và nhiều cơ quan nhà nước. Trước đó, vào năm 2019, giải pháp của VAIS được triển khai thử nghiệm thành công tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV và nhận được thư khen của tổng thư ký Quốc hội, sau đó tiếp tục được ứng dụng tại các cuộc họp Quốc hội cho đến nay. Đáng chú ý, Memobot còn có thể tự động nhận biết, ngắt đoạn từng lời nói của nhiều người, thậm chí kết nối với ChatGPT để tóm tắt nội dung cuộc họp... nhằm phục vụ người dùng có nhu cầu cao hơn.

Trí tuệ nhân tạo nhận diện giọng nói - Ảnh 1.

Ông Phạm Tấn Anh Vũ giới thiệu công nghệ Memobot tại Sàn giao dịch Công nghệ năm 2023 do Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM tổ chức

Ông Phạm Tấn Anh Vũ, đại diện kinh doanh khu vực phía Nam của VAIS, cho hay bên cạnh cung cấp ứng dụng giúp chuyển hóa lời nói từ cuộc họp của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp (DN) thành chữ viết, khắc phục việc phải nghe lại băng ghi âm mất nhiều thời gian, công ty còn viết phần mềm riêng theo đặt hàng của khách. "Sau vụ lùm xùm giữa diễn viên Ngọc Lan với công ty bảo hiểm nhân thọ, một hãng bảo hiểm lớn đã đặt hàng VAIS cung cấp giải pháp văn bản hóa nội dung tư vấn của đại lý với khách hàng kèm băng ghi âm để lưu hồ sơ. Mới đây, một ví điện tử cũng phối hợp với công ty triển khai thêm giải pháp xác thực giao dịch bằng giọng nói để tăng bảo mật" - ông Vũ cho biết.

Memobot đã được đưa lên kho ứng dụng Apple store và Play store để phục vụ người dùng cá nhân. Hiện có khoảng 5.000 người dùng ứng dụng và tốc độ tăng trưởng tài khoản đăng ký mới đạt khoảng 2%-3%/tháng. Theo thông tin VAIS ghi nhận được, khoảng 70% người dùng là nhà báo, luật sư, còn lại là những người sáng tạo nội dung số.

Anh Nguyễn Bá Nam, phóng viên của một đài phát thanh ở TP HCM, cho hay sau vài tháng trải nghiệm Memobot phiên bản miễn phí, anh đã đóng phí để sử dụng ứng dụng tốt hơn. Anh Nam nhận xét việc chuyển đổi lời nói của Memobot trong phòng thu hay các cuộc phỏng vấn quy mô nhỏ cho kết quả chính xác cao. Tuy nhiên, với bản thu có nhiều tiếng ồn, tạp âm, phần mềm xử lý còn nhiều lỗi sai.

Ông Phạm Tấn Anh Vũ xác nhận hạn chế trên và cho hay có công nghệ tách tạp âm nhưng chi phí cao. Ông cũng cho biết VAIS luôn kiên trì cải thiện chất lượng ứng dụng nên đã sở hữu kho dữ liệu lớn về giọng nói tiếng Việt, giúp việc chuyển đổi lời nói sang văn bản ngày càng chính xác hơn. 

Gặt hái nhiều giải thưởng

Năm 2019, Memobot đoạt giải nhất hạng mục "Nhận dạng giọng nói" với độ chính xác trung bình 95,2% tại cuộc thi "Xử lý ngôn ngữ và giọng nói tiếng Việt" do CLB Xử lý Ngôn ngữ và Tiếng nói tiếng Việt thuộc Hội Tin học Việt Nam tổ chức.

Bộ Thông tin và Truyền thông bình chọn Memobot là giải pháp tiêu biểu về chuyển đổi số năm 2019 nhờ khả năng nhận dạng được tiếng nói miền Bắc và chuyển thành văn bản với độ chính xác 99%, miền Trung 85%-90% và miền Nam 90%.

Gần đây nhất, tại Startup Wheel 2022 - cuộc thi khởi nghiệp thường niên quy mô quốc tế diễn ra tại Việt Nam, VAIS đoạt 2 giải thưởng quan trọng, gồm giải nhì bảng Việt Nam và giải Dự án sáng tạo nhất trong sự kiện Startup Day 2022.

Bài và ảnh: VƯƠNG NGỌC

Dien Dan Rao Vat

Saturday, July 15, 2023

Chưa nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với game online

Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB; sửa đổi) đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo với nhiều điều chỉnh quan trọng, sẽ tác động lớn đến các doanh nghiệp (DN) có mặt hàng, dịch vụ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật và người tiêu dùng. Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất đưa dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng (game online) vào diện chịu thuế TTĐB.

Nhiều nước chưa áp dụng

Theo Bộ Tài chính, ngành game online đã có sự tăng trưởng trong những năm gần đây với doanh số trên 11.000 tỉ đồng/năm. Bộ Tài chính cho rằng việc đưa game online vào nhóm đối tượng chịu thuế TTĐB là để định hướng tiêu dùng, nhất là đối với thanh thiếu niên, cũng như mở rộng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến góp ý cho dự thảo đề nghị cần có nghiên cứu, đánh giá tác động thêm và đề xuất chưa đưa game online vào đối tượng chịu thuế TTĐB.

Nêu quan điểm chưa nên đưa game online vào diện chịu thuế TTĐB, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, đại diện Liên minh Các nhà sản xuất và phát hành trò chơi điện tử trên mạng Việt Nam, nhận xét ngành game có nhiều tiềm năng, được nhiều quốc gia trên thế giới xem là một trong những trụ cột của kinh tế số. "Game cùng với thương mại điện tử đã tác động mạnh đến việc thanh toán không sử dụng tiền mặt ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam" - ông cho biết.

Mặt khác, nhiều năm qua, DN phát triển game trong nước phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các tập đoàn game và công nghệ toàn cầu, dần mất đi sức cạnh tranh ngay trên chính sân nhà. Ông Nghĩa dẫn thống kê của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy hiện nay, có chưa đến 20 DN game Việt Nam còn hoạt động thường xuyên trong tổng số hơn 200 DN đã đăng ký.

"Đến nay, chưa có quốc gia nào trên thế giới áp dụng thuế TTĐB cho ngành game. Một số nước áp dụng cơ chế kiểm soát về nội dung hoặc thời gian chơi game tương tự Việt Nam (điển hình là Trung Quốc, Hàn Quốc), còn sử dụng công cụ thuế thì chưa có tiền lệ" - ông Nghĩa dẫn chứng.

Chưa nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với game online - Ảnh 1.

Đội ngũ phát triển game của một nhà phát hành game trong nước Ảnh: thuận Thắng

Ông Lã Xuân Thắng, Giám đốc Phát hành trò chơi trực tuyến VNG Games, cho biết tại Việt Nam, tất cả game muốn kinh doanh đều phải được thẩm định nội dung bởi cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cụ thể là Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử. Bên cạnh việc phải bảo đảm các yêu cầu về nội dung, game online khi đưa ra thị trường luôn có sự phân loại độ tuổi rất rõ ràng và khuyến cáo người dùng trước khi sử dụng. Các nội dung không lành mạnh, lệch chuẩn đều đến từ những game phát hành trái phép. "Những game này không bị kiểm soát bởi các cơ quan quản lý chuyên ngành, đồng thời cũng không đóng bất cứ khoản thuế nào cho nhà nước" - ông Thắng băn khoăn.

Bà Nguyễn Thị Dung, đại diện Soha Game, cho rằng nếu áp thuế TTĐB với game online thì những DN game non trẻ khó có thể vượt qua được khó khăn. Bên cạnh đó, DN trong nước đang phải cạnh tranh với DN game nước ngoài. "Nếu áp thuế TTĐB thì thị trường game sẽ nằm trong tay DN nước ngoài và game lậu. Trong khi đó, những nước xung quanh ta, như Singapore, có chính sách ưu đãi thuế với DN game" - bà Dung nói.

Doanh nghiệp trong nước sẽ khó cạnh tranh

Theo ông Đỗ Việt Hùng, Tổng Thư ký Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam (VIRESA), thời điểm đưa ra đề xuất áp thuế TTĐB với game online là chưa phù hợp. Ông cho rằng việc áp thuế TTĐB với game online sẽ khiến giá thành dịch vụ tăng. Khi đó, người dùng sẽ lựa chọn sản phẩm của nhà cung cấp xuyên biên giới, dẫn đến nguy cơ giảm nguồn thu của DN ngành game trong nước, giảm sức cạnh tranh, thậm chí gây thất thu ngân sách.

VIRESA kiến nghị cơ quan soạn thảo dự luật và các đơn vị chức năng cân nhắc sao cho toàn diện, đầy đủ, thận trọng về việc đưa game online vào diện áp thuế TTĐB. Ông Lã Xuân Thắng cũng kiến nghị Bộ Tài chính xem xét kỹ lưỡng việc đưa game online vào đối tượng chịu thuế TTĐB. "Cần có đánh giá đầy đủ, khách quan, đa chiều hơn về tác động lên ngành game, ngân sách nhà nước và người tiêu dùng khi áp thuế TTĐB" - ông Thắng bày tỏ.

Nêu kiến nghị đến cơ quan soạn thảo dự luật, ông Trần Phương Huy, Giám đốc VTC Intecom, cho rằng có nhiều phương án điều chỉnh hành vi người tiêu dùng để áp dụng ở Việt Nam mà không cần đến công cụ thuế TTĐB. Việc đánh thuế TTĐB đối với game online, theo ông, sẽ triệt tiêu các DN làm ăn chân chính trong nước, vô hình trung tạo điều kiện cho DN xuyên biên giới hoạt động trái phép, gây thất thu thuế và nội dung không được kiểm soát.

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cũng nhấn mạnh cần đánh giá tác động nhiều chiều về chính sách thuế TTĐB với game online. 

Nguy cơ chuyển trụ sở ra nước ngoài

Nhiều ý kiến lo ngại việc áp thuế TTĐB không khuyến khích DN game trong nước tăng cường đầu tư phát triển. DN trong nước sẽ có xu hướng dịch chuyển trụ sở chính ra nước ngoài.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng kể cả khi chưa có chính sách đánh thuế TTĐB với game online, các DN Việt Nam vẫn lựa chọn đóng trụ sở chính ở nước ngoài để sản xuất game. Cũng theo Bộ Tài chính, có nhiều yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn đầu tư ở nước ngoài của DN như danh tiếng, vị thế công ty, thủ tục hành chính...

MINH CHIẾN

Dien Dan Rao Vat

Friday, July 14, 2023

Cảnh báo: Gần 4 triệu máy tính bị đe dọa tấn công bằng virus qua lỗ hổng Microsoft Office

Ngày 14-7, ông Nguyễn Tiến Đạt, Tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu mã độc của Bkav, cho biết: "Những lỗ hổng kiểu này luôn hấp dẫn tin tặc do tồn tại trên loại file văn bản phổ biến. Trong khi đó, với thiết bị không bật chế độ cập nhật tự động, việc cập nhật bản vá không đơn giản, không phải ai cũng làm được".

Theo các chuyên gia an ninh mạng, lỗ hổng có bản vá từ tháng 2-2023, nhưng theo thống kê của Bkav, gần 4 triệu máy tính Việt Nam vẫn có nguy cơ bị virus tấn công do chưa được vá. Lỗ hổng (mã định danh CVE-2023-21716) có điểm mức độ nghiêm trọng gần tuyệt đối (9,8/10) và cho phép thực thi mã từ xa trên thiết bị mục tiêu.

Bkav đã phát hành công cụ miễn phí giúp người sử dụng kiểm tra nhanh máy tính của mình có lỗ hổng hay không, đồng thời cung cấp hướng dẫn cập nhật bản vá. Người dùng không cần phải cài đặt mà có thể khởi chạy luôn để quét tại: Bkav.com.vn/Tool/CVE-2023-21716Scan.

Máy tính đang sử dụng Bkav Pro không cần chạy công cụ này vì có tính năng tự động quét và cảnh báo.

Hướng dẫn quét và vá lỗ hổng CVE-2023-21716:

Bước 1: Chạy công cụ, bấm Kiểm tra

Cảnh báo: Gần 4 triệu máy tính bị đe dọa tấn công bằng virus qua lỗ hổng Microsoft Office - Ảnh 1.

Bước 2: Công cụ sẽ thông báo máy tính có lỗ hổng hay không.

Cảnh báo: Gần 4 triệu máy tính bị đe dọa tấn công bằng virus qua lỗ hổng Microsoft Office - Ảnh 2.

Nếu có, vá lỗ hổng theo một trong hai cách sau:

Cách 1: Cập nhật bản vá thông qua Windows Update, bằng cách vào Windows Update trong Settings, tìm và cập nhật các bản vá.

Cảnh báo: Gần 4 triệu máy tính bị đe dọa tấn công bằng virus qua lỗ hổng Microsoft Office - Ảnh 3.

Cách 2: Tải thủ công bản vá, bằng cách bấm OK trong thông báo kết quả quét của Công cụ để mở trang download bản vá chính thức từ Microsoft.

Cảnh báo: Gần 4 triệu máy tính bị đe dọa tấn công bằng virus qua lỗ hổng Microsoft Office - Ảnh 4.

Bước 3: Kiểm tra thông tin phiên bản Microsoft Office đang sử dụng bằng cách mở bất kỳ ứng dụng Office nào, ví dụ Word hoặc Excel, chọn Tài khoản (hoặc Account) >> Giới thiệu về Word (hoặc About Word). Tại đây, thông tin phiên bản được hiển thị như hình bên dưới:

Cảnh báo: Gần 4 triệu máy tính bị đe dọa tấn công bằng virus qua lỗ hổng Microsoft Office - Ảnh 5.

Bước 4: Tại trang web mở ra ở Bước 2, tìm đến phần Security Updates. Tại đây, chọn bản vá tương ứng với phiên bản Microsoft Office đã có ở bước 3 và tải về.

Cảnh báo: Gần 4 triệu máy tính bị đe dọa tấn công bằng virus qua lỗ hổng Microsoft Office - Ảnh 6.

Bước 5: Chạy bản vá vừa tải về để vá lỗi.

Đức Huy

Dien Dan Rao Vat

Zing News bị phạt 243,5 triệu đồng, dừng hoạt động 3 tháng

Ngày 14-7, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) ban hành Quyết định số 88 xử phạt Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến (Zing News - PV) vì đã đăng tải các bài viết không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

Zing News bị phạt 243,5 triệu đồng, dừng hoạt động 3 tháng - Ảnh 1.

Thông báo tạm dừng hoạt động được đăng trên trang chủ Zing News

Với vi phạm này, Thanh tra Bộ TT-TT áp dụng hình thức xử phạt hành chính Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến mức phạt 65 triệu đồng; đồng thời áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động báo chí số 75, ngày 26-02-2020 do Bộ TT-TT cấp, trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày 14-7-2023.

Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến buộc phải gỡ bỏ các tin, bài có nội dung không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí.

Trước đó, vào ngày 30-6, Thanh tra Bộ TT-TT đã ban hành Quyết định số 84 về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến (Zing News).

Theo quyết định này, Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến đã thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép hoạt động báo chí do Bộ TT-TT cấp. Tạp chí đã sử dụng hai tên miền là "news.zing.vn" và "zing.vn" không có trong giấy phép đã được cấp để dẫn về (link về) tên miền zingnews.vn. Việc này không đúng nội dung ghi trong giấy phép hoạt động chuyên trang Tri thức Cuộc sống số do Cục Báo chí (Bộ TT-TT) cấp.

Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến đã đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng và quy kết tội danh khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Tạp chí thực hiện cải chính, xin lỗi không đúng thời điểm quy định trên một số bài viết, không xây dựng chuyên mục riêng tại trang chủ để thực hiện cải chính, xin lỗi.

Theo Quyết định số 84, tổng số tiền bị xử phạt của Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến là 178,5 triệu đồng. Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến buộc phải cải chính, xin lỗi và gỡ bỏ những thông tin sai sự thật, thông tin vi phạm quy định pháp luật đã đăng, phát.

Như vậy, Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến bị phạt hành chính là 243,5 triệu đồng, bị dừng hoạt động 3 tháng từ ngày 14-7-2023.

Chiều 13-7, Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến đã phát đi thông báo nêu rõ việc thực hiện kết luận thanh tra của Thanh tra Bộ TT-TT và quyết định của Hội Xuất bản Việt Nam, tạp chí này tạm dừng hoạt động 3 tháng, kể từ ngày 14-7.

Lý do được Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến đưa ra là để tập trung khắc phục, chấn chỉnh triệt để các tồn tại nhằm thực hiện nghiêm Quyết định số 362/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025.

Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến cho biết sẽ tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức đảm bảo thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích được quy định trong giấy phép và chức năng, nhiệm vụ của tạp chí trực thuộc Hội Xuất bản Việt Nam cũng như phát huy bản sắc "Thông tin uy tín, hình ảnh ấn tượng", để khi trở lại sẽ phụng sự bạn đọc tốt hơn.

B.Trân

Dien Dan Rao Vat

Thursday, July 13, 2023

NÓI THẲNG: Phải trừng phạt "con bệnh" SIM rác, cuộc gọi rác

Phải nhìn nhận rằng chưa bao giờ nhà chức trách - ở đây, cụ thể là Bộ Thông tin và Truyền thông, lại quyết liệt và ra quân tổng lực trong cuộc chiến chống SIM rác nhằm giảm thiểu các tin nhắn – cuộc gọi xấu (rác, quảng cáo) và độc hại (mạo danh, lừa đảo).

Thế nhưng, vấn nạn này chỉ thuyên giảm phần nào và vẫn tiếp diễn làm phiền người dân.

Ngày chủ nhật 18-6-2023, chúng tôi liên tục nhận được những cuộc gọi từ số 0819744073 mạo danh Công an quận 5 (TP HCM) để lừa đảo về hồ sơ vụ án. Mới nhất, ngày 6-7-2023, chúng tôi nhận cuộc gọi từ số 0817142685 mạo danh Bộ Thông tin và Truyền thông dọa khóa số thuê bao trong vòng 2 giờ tới.

Nhiều người than phiền là mình bị quấy rầy nhiều nhất từ các cuộc gọi điện thoại quảng cáo, chào hàng. Những nhân viên bán hàng qua điện thoại này thường canh lúc người ta nghỉ trưa hay buổi tối để gọi.

Điều đáng nói là, vào thời điểm tháng 6, tháng 7-2023, vấn nạn tin nhắn – cuộc gọi nhẹ thì quảng cáo, nghiêm trọng thì mạo danh – lừa đảo không phải chỉ khiến cho người dân cảm thấy bị phiền nhiễu hay bị đe dọa nguy hiểm, mà hiện trở nên bất bình, phẫn nộ. Bởi chúng vẫn tồn tại cho dù cả nước mới vừa tiến hành cuộc tổng truy quét thu hồi cả triệu SIM không đăng ký chính chủ, đồng thời đang diễn ra cuộc tổng thanh tra đồng loạt của cơ quan quản lý từ trung ương tới địa phương.

Thậm chí, bọn tội phạm còn sử dụng các số thuê bao của những nhà mạng –là số điện thoại có đăng ký chính chủ - để thực hiện các cuộc gọi phạm pháp.

NÓI THẲNG: Phải trừng phạt con bệnh SIM rác, cuộc gọi rác - Ảnh 2.

Vậy, ai đang dung túng cho tình trạng này?

Nói thẳng, "thủ phạm" nuôi dưỡng vấn nạn cuộc gọi – tin nhắn xấu và độc hại vẫn luôn ở các nhà mạng di động. Họ từng có thời chạy đua phát triển thuê bao vô tội vạ để lại vô số SIM rác. Sau cao điểm giành thị phần, giờ với lý lẽ tăng trưởng doanh số, nhà mạng vẫn để xảy ra vấn nạn SIM rác và các cuộc gọi xấu hay độc hại.

Cho dù, các nhà phân phối và đại lý bán lẻ có là người trực tiếp vi phạm thì tất cả cũng quy về trách nhiệm quản lý của nhà mạng. Bất luận thế nào, các hành vi xấu và độc hại, thậm chí cả thủ đoạn dùng trạm BTS giả, cũng đều xảy ra trên các dịch vụ và cơ sở hạ tầng của nhà mạng, do nhà mạng quản lý và vận hành.

Riêng đối với các cuộc gọi – tin nhắn quảng cáo, pháp luật không cấm việc quảng cáo, bán hàng qua điện thoại. Nhưng pháp luật đã có những quy định cụ thể về hoạt động này để tránh bị lạm dụng, gây phiền nhiễu cho người dân. Vấn đề là các doanh nghiệp viễn thông cần phải có các biện pháp quản lý, kiểm soát nhân viên tiếp thị của mình.

Không chỉ có cơ quan chức năng mà chính người dùng điện thoại cũng phải tham gia cuộc chiến chống tin nhắn – cuộc gọi xấu. Biện pháp được "khuyên dùng" nhiều nhất là chịu khó một chút để thông báo cho nhà chức trách qua các tổng đài.

Bệnh quỷ cần có thuốc tiên. Bọn tội phạm tiến hành các cuộc gọi và nhắn tin nguy hiểm cũng như những người quảng cáo qua điện thoại quả thật đã bị lờn thuốc. Vì thế, nhà chức trách cần có những biện pháp quyết liệt, mạnh tay và nghiêm khắc hơn.

Bên cạnh các giải pháp công nghệ và quản lý, cơ quan chức năng cần phải vận dụng pháp luật để xử lý nghiêm từng vụ vi phạm một. Đã đến lúc phải trừng phạt đích đáng và làm gương chứ không chỉ vận động, thuyết phục.

Hành lang pháp lý để trị vấn nạn tin nhắn – cuộc gọi xấu và độc hại đã có đầy đủ, vấn đề là lực lượng thực thi hành động ra sao?

Cuối cùng, ai cũng rõ: chừng nào cơ quan chức năng và các nhà mạng chưa thật sự quyết liệt cùng nhau "song kiếm hợp bích" thì vấn nạn tin nhắn – cuộc gọi xấu và độc hại vẫn như "đầu Phạm Nhan", chặt cái này lại mọc ngay cái khác.

PHẠM HỒNG PHƯỚC

Dien Dan Rao Vat

Tạp chí điện tử Zing News tạm dừng hoạt động 3 tháng

Thông tin này vừa được Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến (Zing News) công bố ngày 13-7.

Tạp chí điện tử Zing News tạm dừng hoạt động 3 tháng - Ảnh 1.

Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến (Zing News) thông báo tạm dừng hoạt động 3 tháng

Trong 3 tháng tới, Zing News sẽ tập trung khắc phục, chấn chỉnh triệt để các tồn tại để thực hiện nghiêm Quyết định số 362 ngày 3-4-2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025.

Phía Zing News cho biết khi tái bản sẽ tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức đảm bảo thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích được quy định trong giấy phép và chức năng, nhiệm vụ của tạp chí trực thuộc Hội Xuất bản Việt Nam cũng như phát huy bản sắc "Thông tin uy tín, hình ảnh ấn tượng".

Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến đã có công văn gửi Cục Báo chí xin tạm ngừng để củng cố lại hoạt động.

B.Trân

Dien Dan Rao Vat

Tỉ phú Elon Musk mở công ty mới với mục đích lớn

Công ty mới nhất của ông trùm công nghệ người Mỹ có tên xAI. Theo thông tin trên trang web của xAI ngày 12-7, dưới quyền tỉ phú Elon Musk còn có 12 giám đốc cấp cao. Đây là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), từng làm việc cho các công ty lớn như Google, Microsoft và Tesla.

Đáng chú ý, trong số này có các nhân vật đình đám của giới công nghệ như Christian Szegedy, Igor Babuschkin, Zizhang Dai, Tony Wu và Toby Pohlen.

Nhóm lãnh đạo xAI còn có chuyên gia Guodong Zhang và Jimmy Ba. Cả hai từng làm việc tại Google và hiện là chuyên gia nghiên cứu tại Trường ĐH Toronto (Canada).

xAI còn cho biết công ty đang "tích cực tuyển dụng kỹ sư và nhà nghiên cứu có kinh nghiệm". Đại diện xAI tiết lộ công ty sẽ hoạt động riêng biệt nhưng sẽ hợp tác chặt chẽ với các công ty khác của tỉ phú Elon Musk.

Tỉ phú Elon Musk mở công ty mới với mục đích lớn - Ảnh 1.

Tỉ phú Elon Musk ra mắt công ty mới mang tên xAI. Ảnh: Bloomberg

Phát biểu khi ra mắt xAI, tỉ phú Elon Musk cho biết: "Cố gắng hiểu bản chất của vũ trụ, đây thực sự là điều tốt nhất tôi có thể nghĩ ra từ quan điểm an toàn cho AI. Công ty sẽ ủng hộ quan điểm nhân loại thú vị hơn nhiều so với phi nhân loại".

Ngoài xAi, tỉ phú Elon Musk còn là nhà sáng lập, người sở hữu hoặc Giám đốc điều hành (CEO) của các công ty Tesla, Twitter, SpaceX, Boring Company và Neuralink.

Thời gian qua, tỉ phú gốc Nam Phi này tích cực kêu gọi kiểm soát mô hình AI. Hồi đầu năm, ông đã ký vào bức thư ngỏ với nội dung kêu gọi các công ty, tổ chức toàn cầu nên ngừng cuộc đua siêu AI trong 6 tháng để cùng xây dựng một bộ quy tắc chung về AI.

Tuy nhiên, vào tháng 4-2023, một nguồn tin nói với trang Business Insider rằng Musk đang tạo siêu AI nhằm đối đầu với ChatGPT. Ông được cho là đã mua 10.000 card đồ họa (GPU) để chuẩn bị cho tiến trình huấn luyện AI.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Tuesday, July 11, 2023

Nhà mạng phải bảo vệ người dùng

Vì vậy, việc bảo vệ người dùng mạng cần phải có trách nhiệm của nhà mạng và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.

Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức mới đây, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ: "Trước đây, chúng ta làm theo cách cài phần mềm vào thiết bị của người dùng và có thể tính phí, tiếp cận theo hướng đây là trách nhiệm của người dùng. Để từng người dùng cài đặt phần mềm vào máy của họ là việc không dễ. Họ có thể lo ngại đó là phần mềm giám sát. Hiện công việc này phải thực hiện tại thiết bị của nhà mạng, coi đây là trách nhiệm bảo vệ khách hàng của nhà mạng và miễn phí... An toàn số ở mức cơ bản để bảo vệ mọi người dùng viễn thông, internet phải là trách nhiệm của nhà mạng".

Việc nhà mạng phải có trách nhiệm bảo vệ người dùng là hoàn toàn phù hợp với cách thế giới đã và đang làm, luôn được các chuyên gia về an ninh mạng khuyến nghị. Nhà mạng không chỉ có giải pháp bảo vệ an toàn tại hệ thống tổng đài, trung tâm mà còn ở ngay thiết bị cung cấp cho khách hàng.

Điều này thật ra không mới về giải pháp mà có lẽ chỉ mới ở nhận thức của nhà mạng và cơ quan quản lý. Hai ngành điện và nước đã áp dụng nguyên tắc này. Khách hàng chỉ phải chịu trách nhiệm bảo vệ hệ thống trong nhà mình, sau đồng hồ tổng, còn trước đồng hồ tổng là trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ.

Trong bối cảnh tội phạm công nghệ ngày càng tinh vi, ứng dụng những công nghệ tiên tiến, việc bảo vệ an toàn cho người dùng mạng càng cần phải vững chắc hơn. Với đặc thù của không gian mạng, đa số người dùng là người bình thường, không có đủ kiến thức về công nghệ, nên việc bảo vệ an toàn càng cần phải được chính các nhà mạng chủ động. Đó cũng chính là cách để nhà mạng thể hiện trách nhiệm với khách hàng của mình. 

Ngô Lê

Dien Dan Rao Vat

Lộ hạn chế đầu tiên của mạng xã hội Threads

Meta ra mắt Threads, mạng xã hội hoạt động như Twitter vào ngày 5-7. Tạp chí Fortune (Mỹ) cho biết chỉ sau 2 ngày đã có 70 triệu người đăng ký sử dụng mạng xã hội Threads.

Để đăng ký Threads, người dùng phải có tài khoản Instagram. Tuy nhiên, sau đó họ không thể xóa mà chỉ có thể vô hiệu hóa tài khoản. Để dữ liệu không còn lưu trữ trên máy chủ Meta, người dùng buộc phải gỡ thủ công từng bài viết hoặc xóa luôn tài khoản Instagram.

Chính điều trên được xem là hạn chế đầu tiên mà mạng xã hội mới nhất của Meta gặp phải và dẫn tới phản ứng tiêu cực từ phía người dùng.

"Phải xóa tài khoản Instagram để loại bỏ hồ sơ và dữ liệu trên Threads. Chỉ điều này đã là quá đủ để tôi từ chối sử dụng nền tảng" - một người viết trên Twitter.

Một người khác chỉ trích: "Chúng ta không thể bỏ tài khoản Threads mà không xóa toàn bộ Instagram. Họ biết người dùng sẽ rời bỏ Threads nên đã giăng sẵn chiếc bẫy".

Lộ hạn chế đầu tiên của mạng xã hội Threads - Ảnh 1.

Nhiều người dùng đã than phiền về mạng xã hội Threads của Meta. Ảnh: Meta

Đáp lại sự phàn nạn từ phía người dùng, Giám đốc điều hành (CEO) Instagram Adam Mosseri, lên tiếng: "Tôi đã nhận nhiều câu hỏi về cách xóa tài khoản Threads. Các bạn có thể vô hiệu hóa Threads để ẩn trang cá nhân và nội dung bên trong hoặc chuyển sang chế độ riêng tư. Các bạn cũng có thể xóa từng bài đăng trên Threads mà không ảnh hưởng tới tài khoản Instagram".

Giải thích về hạn chế mà người dùng than phiền, ông Mosseri nói Threads vận hành trên nền tảng Instagram nên tài khoản Threads và Instagram là một. "Chúng tôi đang tìm phương án cho phép xóa tài khoản Threads riêng rẽ"- ông nói thêm.

Threads có giao diện kết hợp giữa Instagram và Twitter. Phản ứng từ phía người dùng diễn ra trong bối cảnh ứng dụng thu hút hơn 10 triệu người đăng ký chỉ sau 7 giờ hoạt động.

Một số chuyên gia nhận định đây có thể là kỷ lục về tốc độ thu hút người dùng, bởi ChatGPT trước đó đã phải mất gần 5 ngày để đạt mức một triệu người dùng.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Yêu cầu Goolge nhanh chóng khắc phục hình ảnh quốc kỳ Việt Nam tại Trường Sa

Chiều 11-7, Cục trưởng Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) Lê Quang Tự Do cho biết đại diện cơ quan này đã làm việc với đại diện Google về nghi vấn Google xóa hoặc làm mờ hình ảnh quốc kỳ Việt Nam tại Trường Sa.

Yêu cầu Goolge nhanh chóng khắc phục hình ảnh quốc kỳ Việt Nam tại Trường Sa - Ảnh 1.

Hình ảnh quốc kỳ Việt Nam bằng gốm sứ thể hiện rõ trên Apple Maps và trắng xóa trên Google Maps. Ảnh: AN NA

Thông tin từ đại diện Google cho biết việc không làm mờ hoặc thay đổi hình ảnh vệ tinh được cung cấp bởi các đối tác thứ ba. Vấn đề liên quan đến hình ảnh đang hiển thị là do chất lượng ảnh kém và Google đang tiến hành các bước cần thiết để thay thế bằng ảnh có chất lượng tốt hơn.

Trên cơ sở trả lời của Google, Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử đã đề nghị Goolge nhanh chóng khắc phục tình trạng này.

Trước đó, từ ngày 10-7, cộng đồng mạng Việt Nam phát hiện lá cờ Việt Nam được làm từ các mảnh gốm trên mái nhà hội trường đảo Trường Sa Lớn đã biến mất trên 2 ứng dụng của Google (Google Maps và Google Earth).

Vụ việc khiến đông đảo người dùng bất ngờ và đặt nghi vấn Google đã cố tình xóa hình quốc kỳ Việt Nam.

Trong khi đó, khi vào ứng dụng Apple Maps truy cập vào vị trí quần đảo Trường Sa của Việt Nam thì hình ảnh vệ tinh vẫn nổi bật lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam trên một mái nhà.

Hình ảnh lá quốc kỳ của Việt Nam trên ảnh vệ tinh là tác phẩm bằng gốm sứ của họa sĩ Nguyễn Thu Thủy, xuất phát từ mong muốn ai cũng có thể nhìn thấy cờ đỏ sao vàng dù từ máy bay hay vệ tinh. Lá quốc kỳ trên được hoàn thành vào năm 2012, kích thước 12,4m x 25m (310m2).

Trả lời Báo Người Lao Động về nghi vấn trên, đại diện Google Việt Nam cũng khẳng định: "Google không làm mờ hoặc thay đổi hình ảnh vệ tinh được cung cấp bởi các đối tác thứ ba. Vấn đề liên quan đến hình ảnh đang hiển thị là do chất lượng ảnh kém và chúng tôi đang tiến hành các bước cần thiết để thay thế bằng ảnh có chất lượng tốt hơn".

B.Trân

Dien Dan Rao Vat

Hãng xe Trung Quốc phát minh động cơ ôtô chạy bằng khí thải amoniac

"Chúng tôi phát triển động cơ ôtô chạy bằng amoniac như một giải pháp thay thế cho động cơ xăng và các nhiên liệu hóa thạch khác. Đây là động cơ ôtô đầu tiên chạy bằng khí amoniac. Chúng tôi hy vọng phát minh sẽ là bước ngoặt trong ngành ôtô hiện đại" – Bloomberg dẫn lời đại diện GAC.

Phát minh mới vừa được Tập đoàn ôtô Quảng Châu ra mắt trong buổi giới thiệu công nghệ thường niên của hãng gần đây.

Hãng ôtô Trung Quốc cho biết phát minh đã vượt qua khía cạnh khó khăn nhất của "nhiên liệu" amoniac là không thể đốt cháy nhanh chóng.

Hãng xe Trung Quốc phát minh động cơ ôtô chạy bằng khí thải amoniac - Ảnh 1.

Động cơ ôtô chạy bằng amoniac - một thành tựu vô cùng thú vị và quan trọng cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Ảnh: GAC

"Chúng tôi rất vui mừng về giá trị mà phát minh đã mang lại cho xã hội và tiềm năng thương mại hoá, đặc biệt với ngành công nghiệp ôtô chở khách. Động cơ amoniac mới của GAC cung cấp một giải pháp năng lượng sạch hơn không có carbon" – Tập đoàn của Trung Quốc nhấn mạnh.

GAC giải thích thêm rằng phát minh còn khắc phục lượng khí thải nitơ oxit cao trong quá trình động cơ hoạt động. Động cơ 2.0 lít có thể biến amoniac lỏng trở nên cách an toàn và hiệu quả hơn. Động cơ không chỉ mạnh mẽ mà còn rất hiệu quả, tạo ra 120 kW điện trong khi giảm phát thải carbon lên đến 90% so với nhiên liệu truyền thống.

"Phát minh của chúng tôi sẽ góp phần quan trọng vào quá trình chuyển đổi năng lượng xanh ở Trung Quốc" – GAC nhấn mạnh.

Hãng xe Trung Quốc phát minh động cơ ôtô chạy bằng khí thải amoniac - Ảnh 2.

Ôtô động cơ amoniac được GAC phát triển nhằm thay thế động cơ xăng và nhiên liệu hóa thạch khác. Ảnh: GAC

Tập đoàn GAC thuộc sở hữu nhà nước và thương hiệu xe điện Aion của họ hiện đang bán chạy thứ ba tại Trung Quốc.

Amoniac là chất độc hại, đòi hỏi kết cấu có độ an toàn cao mà trước đây xe du lịch không có. Các giao thức an toàn cho amoniac đã được áp dụng cho một số ngành công nghiệp xử lý và vận chuyển amoniac, từ lâu đã được sử dụng làm phân bón.

Sẽ rất thú vị khi chứng kiến ​​động cơ chạy bằng khí amoniac trong ngành công nghiệp ôtô vận chuyển hành khách.

"Chúng tôi hy vọng sẽ sớm đưa công nghệ động cơ ôtô chạy bằng amoniac của mình vào thương mại hóa quy mô lớn" – GAC bày tỏ mong muốn.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Monday, July 10, 2023

Google nói gì về nghi vấn xóa quốc kỳ Việt Nam trên ảnh quần đảo Trường Sa?

Người dùng internet mới đây bất ngờ phát hiện trên ứng dụng Google Maps và Google Earth ảnh chụp vệ tinh quần đảo Trường Sa của Việt Nam không còn ảnh quốc kỳ Việt Nam trên một mái nhà.

Điều này dấy lên nghi vấn Google đã xóa quốc kỳ Việt Nam trong bức ảnh này. 

Trong khi đó, khi vào ứng dụng Apple Maps truy cập vào vị trí quần đảo Trường Sa của Việt Nam thì hình ảnh vệ tinh vẫn nổi bật lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam trên một mái nhà.

Google nói gì về nghi vấn xóa quốc kỳ Việt Nam trên ảnh quần đảo Trường Sa? - Ảnh 2.

Hình ảnh quốc kỳ Việt Nam bằng gốm sứ thể hiện rõ trên Apple Maps và trắng xóa trên Google Maps

Hình ảnh lá quốc kỳ của Việt Nam trên ảnh vệ tinh là tác phẩm bằng gốm sứ của họa sĩ Nguyễn Thu Thủy, xuất phát từ mong muốn ai cũng có thể nhìn thấy cờ đỏ sao vàng dù từ máy bay hay vệ tinh. Lá quốc kỳ trên được hoàn thành vào năm 2012, kích thước 12,4m x 25m (310m2).

Trưa 11-7, phản hồi câu hỏi của Báo Người Lao Động về nghi vấn trên, đại diện Google Việt Nam khẳng định: "Google không làm mờ hoặc thay đổi hình ảnh vệ tinh được cung cấp bởi các đối tác thứ ba. Vấn đề liên quan đến hình ảnh đang hiển thị là do chất lượng ảnh kém và chúng tôi đang tiến hành các bước cần thiết để thay thế bằng ảnh có chất lượng tốt hơn".

Ngọc Ánh - Thái Phương - Ảnh: AN NA

Dien Dan Rao Vat

Sunday, July 9, 2023

Việt Nam tham gia cuộc đua du lịch không gian

Theo đó, cả hai nước đều đang chú ý đến những cơ hội nhằm thu hút những khách hàng có ý định bay vào không gian từ Mỹ và Trung Quốc - những quốc gia thống trị thị trường hàng không vũ trụ.

Việt Nam và Thái Lan được đánh giá là sở hữu những lợi thế địa lý nhất định nhờ vị trí nằm gần đường xích đạo, giúp giảm năng lượng nên sẽ giảm chi phí cần thiết cho một vụ phóng tàu vũ trụ. Bên cạnh đó, việc hợp tác với những quốc gia có kinh nghiệm như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga có thể là điều cần thiết để các nước Đông Nam Á phát triển lĩnh vực công nghiệp vũ trụ.

Đáng chú ý, Tập đoàn ThaiHoldings của Việt Nam có kế hoạch xây dựng sân bay vũ trụ phục vụ mục đích du lịch vào năm 2026 ở phía Nam Phú Quốc và đặt mục tiêu ra mắt vào năm 2030. Dự án đã được HĐQT tập đoàn phê duyệt với kế hoạch đầu tư khoảng 30.000 tỉ đồng (tương đương 1,3 tỉ USD).

X.Mai

Dien Dan Rao Vat

Saturday, July 8, 2023

Mắt kính hỗ trợ người khiếm thính

Cùng là học sinh chuyên tin Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP HCM), Nhật Huy và Minh Mẫn đều đam mê công nghệ và ngôn ngữ lập trình. Hai bạn trẻ này cũng chung mong muốn có thể dùng những kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tiễn, giúp đỡ hoàn cảnh đặc biệt, nhất là những người khiếm thính.

"Đập đi xây lại" rất nhiều lần

Bắt tay vào nghiên cứu mắt kính thông minh tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp người câm điếc tự tin giao tiếp, Nhật Huy tự đặt yêu cầu phải cho ra sản phẩm mắt kính có khả năng giao tiếp 2 chiều. "Đã có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ người khiếm thính nhưng hầu như chỉ tương tác được một chiều. Em muốn tạo ra một sản phẩm nhỏ gọn, tương tác được 2 chiều để rút ngắn khoảng cách giao tiếp và tạo cảm giác gần gũi cho người khiếm thính" - Nhật Huy cho hay.

Mùa hè năm 2022, thay vì dành thời gian vui chơi và chuẩn bị cho năm lớp 12 quan trọng, Nhật Huy và Minh Mẫn dành toàn bộ thời gian để học thủ ngữ và giao tiếp cùng những người bạn đặc biệt. Đến tháng 8, hai em bắt đầu viết những đoạn code đầu tiên.

Mắt kính hỗ trợ người khiếm thính - Ảnh 1.

Nguyễn Minh Nhật Huy và mô hình mắt kính tích hợp AI hỗ trợ người khiếm thính giao tiếp

Vừa học tập trên trường vừa nghiên cứu khoa học, nhóm từng nhiều lần phải "đập đi xây lại" sản phẩm vì chưa ưng ý. Cuối cùng, mắt kính thông minh đã được hoàn thiện với một camera ở giữa, giúp ghi lại thủ ngữ của người khiếm thính, chuyển thủ ngữ thành tín hiệu âm thanh, sau đó phát ra loa những điều họ muốn nói. Ngược lại, để người khiếm thính hiểu được người đối diện nói gì, mắt kính sẽ thu âm giọng nói của đối phương, chuyển âm thanh thành tín hiệu văn bản và hiển thị trên màn hình mắt kính.

Đọc thêm

Trong quá trình nghiên cứu, điều khiến Nhật Huy lo lắng nhất chính là khả năng đọc văn bản của những người câm điếc bẩm sinh bởi rất nhiều người trong số họ không đọc được chữ. "Khi bé gái khiếm thính 11 tuổi (học lớp 1) đeo mắt kính vào, em đã rất lo lắng vì không biết liệu sản phẩm có thể ứng dụng được thực tế hay không. Thấy bé gái hiểu được ngôn ngữ, em rất mừng bởi đây chính là bước đệm đầu tiên và là động lực để cả hai tiếp tục nghiên cứu sâu thêm" - Nhật Huy kể.

Không ngừng cải tiến

Với trọng lượng khoảng 300 g, mắt kính có cấu tạo gồm: sim 4G kết nối internet với máy chủ, mạch Raspberry Pi, pin, camera, micro, màn hình Oled... Chi phí lắp ráp loại mắt kính này khoảng 800.000 đồng/chiếc.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng công cụ trợ lý ảo Google Assistant để thu âm giọng nói và chuyển thành văn bản. Riêng phần đọc thủ ngữ và chuyển thành tiếng nói, nhóm phải tự mày mò nghiên cứu, viết những thuật toán Deep Learning để xử lý dữ liệu. Mắt kính có tốc độ nhận diện giọng nói 0,3 giây/từ, tỉ lệ nhận diện chính xác trên 80%; khả năng nhận diện cử chỉ 0,8 - 1,5 giây/từ, tỉ lệ nhận diện chính xác trên 70%.

Mắt kính thông minh đã được thử nghiệm tại 2 trường dành cho người khiếm thính ở TP HCM và nhận được những phản hồi tích cực. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu muốn có thêm thời gian để nâng cấp kho dữ liệu hoàn chỉnh hơn bởi hiện tại, mắt kính mới chỉ phân tích được khoảng 100 dạng ký tự giao tiếp cơ bản, chiếm 1% khối lượng ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính. "Nhóm vẫn đang cung cấp thêm dữ liệu để mắt kính nhận diện. Camera hiện chưa thể quét được nhiều hành động thủ ngữ và điều này cản trở khả năng giao tiếp của người câm điếc" - Nhật Huy cho hay.

Theo cô Phạm Thị Bé Hiền, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, nhà trường luôn tạo điều kiện để học sinh phát huy đam mê nghiên cứu khoa học thông qua việc tạo ra những sân chơi bổ ích, những cuộc thi về khoa học. Qua đó, nhà trường có thể phát hiện những học sinh có tố chất, các mô hình có triển vọng để dự những cuộc thi lớn.

Mắt kính thông minh tích hợp AI hỗ trợ người câm điếc của nhóm nghiên cứu Nguyễn Minh Nhật Huy và Trầm Minh Mẫn đã xuất sắc đoạt giải nhất cuộc thi Khoa học Kỹ thuật 2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, giải nhì cuộc thi Tin học trẻ TP HCM 2023 do Trung tâm Phát triển Khoa học Công nghệ Trẻ - Thành Đoàn TP HCM là đơn vị thường trực Ban Tổ chức.

Nhóm đang làm hồ sơ để gửi mô hình này dự thi Hội thi Tin học trẻ toàn quốc lần thứ 29 năm 2023.

Bài và ảnh: HUẾ XUÂN

Dien Dan Rao Vat

Chấn động: Gần 35 triệu dữ liệu hộ chiếu bị rao bán trên mạng

"Chúng tôi đang phối hợp với nhiều cơ quan chuyên môn để điều tra sâu vụ việc 34.900.867 dữ liệu hộ chiếu công dân Indonesia đang bị rao bán trên mạng" – trang web của Bộ Thông tin và Truyền thông Indonesia (Kominfo) cho biết.

Chấn động: Gần 35 triệu dữ liệu hộ chiếu bị rao bán trên mạng - Ảnh 1.

Cuộc họp của Ủy ban Đặc biệt tại quốc hội Indonesia liên quan đến một vụ rò rỉ dữ liệu cá nhân. Ảnh: Kominfo

Kominfo đưa ra xác nhận trên không lâu sau khi tài khoản Twitter @secgron của chuyên gia an ninh mạng Teguh Aprianto cho hay có tới gần 35 triệu dữ liệu hộ chiếu của công dân Indonesia đang bị rò rỉ và rao bán trên mạng.

Minh chứng trên bài đăng hôm 5-7, ông Teguh Aprianto đưa ảnh chụp màn hình lời đề nghị chào bán gần 35 triệu dữ liệu hộ chiếu này với giá 10.000 USD.

Cùng với việc đẩy mạnh tiến độ điều tra, phía Kominfo cũng kêu gọi tất cả các nhà cung cấp nền tảng kỹ thuật số và nhà quản lý dữ liệu cá nhân tại Indonesia cải thiện việc bảo mật dữ liệu người dùng theo các quy định hiện hành.

Chấn động: Gần 35 triệu dữ liệu hộ chiếu bị rao bán trên mạng - Ảnh 3.

Tin tặc đang rao bán gần 35 triệu dữ liệu hộ chiếu công dân Indonesia trên mạng với giá 10.000 USD. Ảnh: AWJ

Thực tế, Indonesia thời gian qua đối mặt nhiều vụ rò rỉ dữ liệu nghiêm trọng. Chẳng hạn, hồi tháng 5-2022, Kominfo đã vào cuộc điều tra một vụ rò rỉ dữ liệu an sinh xã hội liên quan đến 279 triệu người dân Indonesia.

Chưa hết, dữ liệu của khoảng 180 triệu cử tri Indonesia trong cuộc tổng tuyển cử năm 2019, cũng từng bị tin tặc rao bán công khai trên diễn đàn mạng vào hồi tháng 11-2020.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat