February 2023 ~ DIỄN ĐÀN RAO VẶT

Tuesday, February 28, 2023

Chính phủ Mỹ “dứt khoát” với TikTok

"Tối hậu thư" trên được Giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách (OMB) Mỹ Shalanda Young công bố hôm 27-2 (giờ Mỹ) và được hãng Reuters đăng tải.

"Nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu, toàn bộ cơ quan liên bang Mỹ phải xóa bỏ TikTok khỏi điện thoại và hệ thống cũng như chặn đường truyền internet đến ứng dụng này" - thông báo của OMB nếu rõ.

Lưu ý thêm rằng lệnh cấm không áp dụng với các hoạt động nghiên cứu an ninh, hành pháp, an ninh quốc gia nhưng cần được người đứng đầu cơ quan phê chuẩn. Các doanh nghiệp không liên quan đến Chính phủ Mỹ và người dân không bị ảnh hưởng bởi "tối hậu thư".

OMB đánh giá đây là "bước đi quan trọng để ứng phó các nguy cơ từ ứng dụng đối với dữ liệu nhạy cảm của chính phủ".

Giám đốc Bảo mật thông tin liên bang Mỹ Chris DeRusha cho biết động thái "nằm trong cam kết của Washington về bảo vệ hạ tầng số cũng như sự riêng tư, an ninh cho người dân Mỹ".

Động thái "dứt khoát" trên diễn ra trong bối cảnh thời gian qua một số cơ quan liên bang như Bộ Quốc phòng, Bộ An ninh Nội địa Mỹ đã áp dụng hạn chế với TikTok.

TikTok chưa bình luận "tối hậu thư" của Nhà Trắng nhưng trước đó hãng sở ByteDance nhiều lần bác bỏ cáo buộc sử dụng ứng dụng để theo dõi người dân Mỹ và cho rằng các thông tin sai lệch khiến lo ngại gia tăng.

Chính phủ Mỹ “dứt khoát” với TikTok - Ảnh 1.

Nhà Trắng ra tối hậu thư 30 ngày các cơ quan liên bang phải xoá ứng dụng TikTok. Ảnh: Shutterstock

Quốc hội Mỹ cuối năm ngoái thông qua dự luật cấm nhân viên liên bang sử dụng TikTok trên các thiết bị của chính phủ. Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ hôm nay (28-2) sẽ bỏ phiếu về một dự luật cho phép Tổng thống Joe Biden có quyền cấm TikTok trên mọi thiết bị ở Mỹ.

"Dự luật cho phép chính quyền Tổng thống Biden cấm TikTok hoặc bất kỳ ứng dụng nào đe dọa an ninh quốc gia. Bất cứ ai tải ứng dụng TikTok về thiết bị đều đồng nghĩa đã mở 'cửa hậu' tiếp cận thông tin cá nhân của họ" - Hạ nghị sĩ Mike McCaul, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, nhấn mạnh.

TikTok đang đối mặt với sự giám sát ngày càng tăng của phương Tây trong những tháng gần đây vì lo ngại có thể bị thu thập dữ liệu người dùng.

Canada ngày 27-2 (giờ địa phương) cũng ban lệnh cấm sử dụng TikTok trên các thiết bị của chính phủ với lo ngại tạo ra rủi ro ở cấp độ "không thể chấp nhận được" đến sự riêng tư và an ninh.

Hội đồng châu Âu và Ủy ban châu Âu tuần trước cũng cấm nhân viên hai cơ quan này cài đặt TikTok trên điện thoại sử dụng cho việc công cũng vì lý do tương tự.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

MCV Group hợp tác với SCONNECT kỳ vọng phát triển và nâng tầm hoạt hình Việt

Được biết, SCONNECT là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sáng tạo nội dung số và MMO (Make Money Online), với 8 ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất nội dung; Trò chơi điện tử; Thương mại; Đào tạo; Dịch vụ giải trí; Dịch vụ sản xuất nội dung; MCN; MCM.

SCONNECT còn là "cha đẻ" của bộ phim hoạt hình Wolfoo đã chinh phục hàng triệu gia đình và trẻ em tại nhiều quốc gia. Bộ phim đã đăng ký nhãn hiệu và quyền tác giả tại Hoa Kỳ, Nga, Việt Nam và một số quốc gia khác. Hiện Wolfoo đã có 3.700 tập được dịch ra 17 thứ tiếng như: tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Indonesia, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Ả Rập... Bộ phim đã vượt mốc 50 triệu người theo dõi trên YouTube, đạt trung bình hơn 3 tỷ view mỗi tháng. Trung bình mỗi tháng Wolfoo có 90 tập mới, được phát hành trên nhiều nền tảng mạng xã hội như YouTube, Facebook, TikTok và các nền tảng truyền hình OTT/IPTV khác tại nhiều quốc gia.

MCV Group hợp tác với SCONNECT kỳ vọng phát triển và nâng tầm hoạt hình Việt - Ảnh 1.

MCV Group ký kết hợp tác với SCONNECT - “cha đẻ” hệ sinh thái hoạt hình Wolfoo, hứa hẹn tạo bước ngoặt mới để hoạt hình Việt phủ rộng trên đa nền tảng phát hành.

Tại sự kiện ký kết, ông Tạ Mạnh Hoàng, Nhà sáng lập - Tổng giám đốc SCONNECT, cho biết: "Mô hình phát triển kinh doanh phổ biến nhất của các studio hoạt hình nổi tiếng trên thế giới đều gắn với nền tảng truyền hình. Các bộ phim chiếu trên màn ảnh rộng sẽ có tiêu chuẩn chất lượng cao hơn. Để nâng tầm ảnh hưởng và tạo ra thêm giá trị, chắc chắn, việc mở rộng hoạt động kinh doanh, phát sóng đa nền tảng là điều mà ê-kíp sản xuất mong muốn."

Mối quan hệ hợp tác với MCV Group là một trong những bước đột phámới của SCONNECT trong việc hiện thực hoá định hướng phát triển năm 2023. Hai tập đoàn truyền thông - giải trí sẽ "bắt tay" lên kế hoạch thực thi việc mở rộng nội dung khai thác về series hoạt hình Wolfoo trên các kênh mạng xã hội thuộc hệ thống MCV Network và các thị trường mà MCV Group đang hoạt động và có thế mạnh như Mỹ, Nhật Bản...

Hiện nay SCONNECT chủ yếu phân phối nội dung qua nền tảng Internet như Youtube, Facebook và TikTok. Năm 2023, SCONNECT sẽ triển khai dự án WOA GO TV với mục tiêu phát triển sản phẩm phim hoạt hình dài tập với tiêu chuẩn cao, được nâng cấp từ dòng sản phẩm ngắn tập để chinh phục các đài truyền hình quốc tế, không chỉ giới hạn hoạt động trên nền tảng giải trí nhanh mà còn tiến tới các kênh trả phí, truyền hình.

Theo thoả thuận, hai bên cũng sẽ hợp tác xây dựng các bộ nhân vật mới, câu chuyện mới và đồng sở hữu trí tuệ về nhân vật, bộ phim. Đây là cơ hội rộng mở cho cả SCONNECT và MCV Group khi cùng nhau đồng hành trên con đường phát triển, lan toả hình ảnh và khẳng định vị trí của hoạt hình Việt Nam phủ rộng trong và ngoài nước.

Trong tương lai, SCONNECT và MCV Group đặt kỳ vọng, mục tiêu sẽ cùng mở rộng quy mô khu vui chơi Wolfoo City về nhận diện thương hiệu và kinh doanh thương mại ở đa dạng loại hình. Trong đó, có hạng mục cùng xây dựng các khu vui chơi Wolfoo City tại các thành phố lớn như TP HCM hoặc một số các tỉnh, thành phố lân cận khác như Cần Thơ, Bình Dương… Hai bên hợp tác khai thác series hoạt hình Wolfoo trên các kênh thuộc hệ thống nền tảng Facebook của MCV và sẽ triển khai thêm nhiều hoạt động hợp tác để phát huy thế mạnh của mỗi bên.
Lê Duy

Dien Dan Rao Vat

Monday, February 27, 2023

Trung Quốc: Tencent thành lập nhóm chuyên gia phát triển AI giống ChatGPT

Tencent đặt tên cho chatbot mới là HunyuanAide - nhằm cạnh tranh với ChatGPT của OpenAI, công ty có trụ sở tại Mỹ.

Nhóm phát triển do chuyên gia Zhang Zhengyou, trưởng Phòng thí nghiệm AI và Robotics X của Tencent, đứng đầu. Các thành viên khác bao gồm các giám đốc điều hành từ đơn vị phát triển và chiến lược, nền tảng dữ liệu, Tencent Cloud và bộ phận trò chơi video.

HunyuanAide vì thế sẽ có sự tích hợp AI của Hunyuan, chuyên về thị giác máy tính và xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP). Dự án HunyuanAide của gã khổng lồ internet Trung Quốc được trang tin 36kr (Trung Quốc) tiết lộ đầu tiên.

Trung Quốc: Tencent thành lập nhóm chuyên gia phát triển AI giống ChatGPT - Ảnh 1.

Quang cảnh trước trụ sở hãng công nghệ Tencent ở Thâm Quyến - Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg

Trung Quốc: Tencent thành lập nhóm chuyên gia phát triển AI giống ChatGPT - Ảnh 2.

Khách ghé thăm một gian hàng của Tencent trong Hội chợ Thương mại Dịch vụ Quốc tế Trung Quốc (CIFTIS) năm 2022 tại Bắc Kinh. Ảnh: Reuters

ChatGPT gây bão thế giới công nghệ trong vài tháng qua với khả năng sáng tạo ra những sản phẩm trí tuệ nhân tạo, từ thơ ca đến chiến lược kinh doanh trong cuộc trò chuyện tương tự như con người.

OpenAI do Microsoft hậu thuẫn không cho phép người dùng ở Trung Quốc tạo tài khoản để truy cập chatbot. Bất chấp điều đó, ChatGPT vẫn tương đối dễ tiếp cận và ngày càng được tích hợp vào các ứng dụng công nghệ tiêu dùng của Trung Quốc.

Một số đối thủ của Tencent bao gồm Tập đoàn Alibaba và Baidu cũng đã thông báo rằng họ đang phát triển AI của riêng mình.

Tin tức trên được đưa ra sau khi Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc tuần trước cho biết họ đã nhìn thấy tiềm năng của công nghệ giống như ChatGPT. Do đó, họ sẽ thúc đẩy việc tích hợp trí tuệ nhân tạo vào xã hội và nền kinh tế Trung Quốc.

Nó cũng diễn ra trong bối cảnh hãng Tencent và Alibaba, được giới chức Trung Quốc yêu cầu không cung cấp dịch vụ ChatGPT trực tiếp hoặc gián tiếp, tờ Nikkei Asia đưa tin vào tuần trước.

"Các tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc như Tencent hay Alibaba đều đã nhận được chỉ đạo từ giới chức về việc ngừng cung cấp dịch vụ ChatGPT cả trực tiếp lẫn gián tiếp thông qua nền tảng của bên thứ ba" - theo Nikkei Asia hôm 22-2.

Còn bài đăng trên mạng xã hội Weibo cho thấy giới chức Trung Quốc dường như lo ngại trí tuệ nhân tạo của OpenAI có thể hỗ trợ Mỹ trong việc truyền bá thông tin sai lệch vì lợi ích địa chính trị.

Cùng với việc cấm ChatGPT, nhà chức trách Trung Quốc cũng thông báo các công ty trong nước muốn ra mắt chatbot hoặc dịch vụ trí tuệ nhân tạo có liên quan, phải báo cáo và xin phép cơ quan quản lý. Không tổ chức hoặc cá nhân nào được tự ý khởi chạy các dịch vụ kiểu siêu AI của OpenAI.

Bằng Hưng (Theo South China Morning Post, Reuters)

Dien Dan Rao Vat

Ứng dụng được gắn nhãn “an toàn” trên Google Play có thực sự an toàn?

Thông tin trên do tổ chức phi lợi nhuận Mozilla (Mỹ) cung cấp và được chuyên trang công nghệ The Register đăng tải hôm 26-2.

Theo đó, Mozilla khẳng định nhiều ứng dụng hàng đầu - bao gồm cả TikTok, Facebook hay Twitter - vốn đều được dán nhãn "an toàn" trên cửa hàng Google Play nhưng thực tế lại "không an toàn" như… quảng cáo.

"Được gắn nhãn an toàn trên cửa hàng Google Play sẽ khiến bạn tin rằng cả TikTok và Twitter đều không chia sẻ dữ liệu cá nhân của bạn với bên thứ ba. Tuy nhiên, chính sách bảo mật của các ứng dụng này đều nêu rõ rằng chúng chia sẻ thông tin người dùng với các nhà quảng cáo, nhà cung cấp dịch vụ internet, nền tảng và nhiều loại hình công ty khác" - Tổ chức Mozilla khẳng định.

Ứng dụng được gắn nhãn “an toàn” trên Google Play có thực sự an toàn? - Ảnh 1.

Không phải mọi ứng dụng được gắn nhãn "an toàn" trên cửa hàng Google Play đều "an toàn". Ảnh: Google

Để đưa ra kết luận trên, nhóm chuyên gia của Mozilla đã tập trung vào việc nghiên cứu đánh giá "quyền riêng tư" đối với 40 ứng dụng, trong tổng số khoảng 2,7 triệu ứng dụng hiện có trên cửa hàng Google Play. Lưu ý thêm rằng trong số 40 ứng dụng đó có 20 ứng dụng miễn phí và 20 ứng dụng thu phí người dùng.

Chuyên gia của Mozilla khẳng định chỉ khoảng 15% ứng dụng gắn nhãn "an toàn" trên cửa hàng Google Play "thực sự an toàn", 40% "kém an toàn" và số còn lại "không an toàn".

Nghiên cứu cũng chỉ 6 trong số 20 ứng dụng miễn phí hàng đầu trên cửa hàng Google Play được đánh giá "kém" - bao gồm Facebook, Messenger, SnapChat, Facebook Lite và Twitter...

Đăng Minh

Dien Dan Rao Vat

Sau Mỹ và EU, Anh cấm quan chức chính phủ sử dụng TikTok?

"Chính phủ của Thủ tướng Rishi Sunak đang chịu sức ép cấm các quan chức sử dụng TikTok khi nó ngày càng trở nên phổ biến trong giới chính khách tại Anh" - báo The Guardian (Anh) cho biết.

Sức ép ngày càng gia tăng với Thủ tướng Rishi Sunak sau khi Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Anh Alicia Kearns kêu gọi chính phủ xem xét lại các chính sách và chuyển sang cấm các quan chức chính phủ và nhân viên quốc hội cài đặt ứng dụng TikTok trên bất kỳ điện thoại di động nào phục vụ cho việc công. 

Nữ quan chức thuộc Ủy ban Đối ngoại đề nghị: "Chúng ta cần có các cuộc thảo luận trên toàn quốc, kể cả với con cái của chúng ta. Chúng ta cần hiểu rõ về tầm quan trọng của dữ liệu và tất cả những gì dữ liệu đó có thể tiết lộ về bản thân cũng như có thể khiến chúng ta dễ bị tổn thương".

Sau Mỹ và EU, Anh cấm quan chức chính phủ sử dụng TikTok? - Ảnh 1.

Mỹ và EU đã có lệnh cấm nhân viên chính phủ sử dụng TikTok trên thiết bị làm việc. Ảnh: The Verge

Ngoài bà Alicia Kearns còn hàng loạt các quan chức khác tại Anh cũng đã lên tiếng về vấn đề "nên cấm TikTok với các quan chức chính phủ".

Lời kêu gọi của giới chức Anh diễn ra trong bối cảnh Mỹ và châu Âu trước đó đã được yêu cầu hạn chế sử dụng ứng dụng mạng xã hội TikTok.

Tuần qua, Ủy ban châu Âu quyết định đình chỉ việc sử dụng TikTok trên các thiết bị được cấp cho công chức và thậm chí cả điện thoại cá nhân nếu họ có cài đặt ứng dụng công việc.

Động thái của EU diễn ra sau khi Mỹ cấm nhân viên liên bang sử dụng ứng dụng này trên thiết bị làm việc từ năm ngoái.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Sunday, February 26, 2023

Chiêu độc khiến chủ nhân lộ mật khẩu, bị rút sạch tiền trên điện thoại

Thời gian gần đây ở Mỹ xuất hiện tình trạng kẻ trộm âm thầm theo dõi người dùng điện thoại thông minh đăng nhập mật khẩu ở nơi đông người. Biết được mật khẩu, kẻ xấu sau đó đánh cắp thiết bị và rút sạch tiền trong tài khoản nạn nhân.

Điều tra của tờ The Wall Street Journal (Mỹ) cho thấy chiêu trò của nhóm này thường đến quán bar, các buổi tiệc đông người … rồi làm quen với "con mồi".

Chúng sau đó âm thầm quan sát người dùng mở khóa bằng mật mã rồi ghi nhớ. Kẻ xấu cũng có thể lấy cớ mượn điện thoại để chụp ảnh rồi cố ý tắt nguồn. Chủ nhân theo thói quen sẽ bật lại máy, mở khóa bằng mật mã khiến bị lộ cách thức truy cập thiết bị.

Tiếp đến, kẻ xấu sẽ tìm cách ăn trộm những chiếc điện thoại mà chúng đã biết mật khẩu, rồi rút sạch tiền trong tài khoản nạn nhân.

Sở Cảnh sát New York - Mỹ cho biết với cách thức trên đã có khoảng 40 người trở thành nạn nhân và họ đã bị kẻ xấu đánh cắp mất khoảng 300.000 USD từ thẻ ngân hàng hoặc ví điện tử.

Chiêu độc khiến chủ nhân lộ mật khẩu, bị rút sạch tiền trên điện thoại - Ảnh 1.

Các loại điện thoại nói chung thường chỉ dùng mật khẩu bằng dãy số. Ảnh minh họa: The Wall Street Journal

"Có rất nhiều cách để khiến một người nhập passcode trước mặt mình" - một điều tra viên tiết lộ.

Ngoài sự chủ quan của người dùng, thiết kế phần mềm của các loại điện thoại thông minh được cho là cũng đang tồn tại một lỗ hổng khi đang quá tập trung vào passcode - chuỗi số ngắn để mở khóa thiết bị.

Chẳng hạn, để đổi mật khẩu tài khoản Apple ID trên iPhone, người dùng phải nhập passcode. Sau đó, họ chỉ cần nhập mật khẩu mới vì hệ thống không yêu cầu điền mật khẩu cũ của Apple ID.

Lỗ hổng này khiến kẻ xấu dễ dàng thay đổi mật khẩu và đăng xuất Apple ID trên các thiết bị khác của nạn nhân như máy Mac, iPad. Sau đó, chúng có thể vô hiệu hóa tính năng Find My để người dùng không thể định vị thiết bị. Kẻ xấu cũng dễ dàng đánh cắp tiền của nạn nhân vì mật khẩu trên iPhone có quyền truy cập vào các ứng dụng tài chính như Apple Pay, tài khoản ngân hàng.

Để hạn chế bị lộ mật khẩu, chuyên gia Joanna Stern của tờ The Wall Street Journal khuyên người dùng nên đổi sang mật khẩu chứa cả số và chữ nhằm gây khó khăn cho kẻ gian khi muốn theo dõi.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Saturday, February 25, 2023

Tập đoàn viễn thông “khủng” Canada bị rao bán dữ liệu nhạy cảm

Chuyên trang công nghệ Dark Reading cho biết dữ liệu nhạy cảm của nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn thứ hai tại Canada đang được rao bán trên diễn đàn tin tặc mang tên BreachForums.

Dữ liệu bị rò rỉ mà tin tặc tuyên bố bao gồm hàng ngàn địa chỉ email, bảng lương cá nhân, mã nguồn từ kho GitHub riêng của công ty viễn thông Telus.

Tin tặc rao bán dữ liệu email của nhân viên Telus với giá 7.000 USD; bảng lương bao gồm cả của cả chủ tịch và giám đốc điều hành với giá 6.000 USD.

Hacker cũng rao bán bộ dữ liệu trong hơn 1.000 kho lưu trữ GitHub riêng thuộc về Telus với giá 50.000 USD. Mã nguồn mà tin tặc tuyên bố đánh cắp của Telus có khả năng chiếm đoạt dữ liệu từ điện thoại cá nhân khách hàng, bằng cách hoán đổi số sang SIM của chính bọn chúng.

Tập đoàn viễn thông “khủng” Canada bị rao bán dữ liệu nhạy cảm - Ảnh 1.

Tin tặc rao bán dữ liệu nhạy cảm của tập đoàn viễn thông Telus. Ảnh: BleepingComputer

Hiện tại, Tập đoàn viễn thông Telus vẫn chưa lên tiếng bình luận về thông tin trên, dù được phía Dark Reading liên hệ.

"Nếu thực sự như những gì mà tin tặc tuyên bố thì đây là vụ tấn công mới nhất trong chuỗi các cuộc tấn công nhắm vào các công ty viễn thông gần đây trên thế giới. Chỉ tính riêng từ đầu năm, tin tặc đã tấn công nhiều tập đoàn viễn thông lớn bao gồm: Optus, Telestra và Dialog - đều của Úc

Hồi đầu tháng 2, các chuyên gia tại SentinelOne khẳng định đã phát hiện tin tặc chưa từng biết tới trước đây, nhắm mục tiêu vào các tập đoàn viễn thông ở Trung Đông.

Theo các nhà phân tích, có một số nguyên nhân khiến tin tặc đã và đang nhắm tới các tập đoàn viễn thông. Chẳng hạn, ngày càng nhiều các thiết bị di động dùng để xác thực đa yếu tố (MFA) mà người dùng đăng ký từ nhà mạng. Động cơ chiếm đoạt dữ liệu cá nhân để tống tiền từ tin tặc. Tin tặc chiếm đoạt dữ liệu nhạy cảm của công ty viễn thông để bán cho công ty đối thủ…

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Kìm sức mạnh tiêu cực của ứng dụng AI

Sau gần 3 tháng được người dùng rộng rãi trải nghiệm, thử thách đủ các chiêu trò, ChatGPT ngày càng chứng tỏ sức mạnh chưa từng có của một chatbot, trở thành một trợ lý hiệu quả cho người dùng khai thác để phục vụ mình, đặc biệt cho công việc. Tuy nhiên, ChatGPT cũng cho thấy đây không phải là một công cụ tối thượng và nó cũng bộc lộ không ít bất cập và giới hạn.

Người dùng phải ý thức

Ứng dụng siêu trí tuệ nhân tạo AI ChatGPT đến nay đã như một cú hích cho cuộc đua AI mới, cạnh tranh hơn, cụ thể hơn, giữa các "ông lớn" công nghệ trên thế giới như Microsoft, Google, Amazon, Meta (Facebook), Apple… Thế giới đã thật sự bước vào kỷ nguyên AI với vô số ứng dụng bao phủ mọi ngõ ngách cuộc sống.

Nhưng ChatGPT dù có siêu thông minh cũng chỉ là một công cụ công nghệ do con người tạo ra để phục vụ con người. Từ những bài học kinh nghiệm cho tới nay về ChatGPT, các chuyên gia khuyến cáo người dùng không nên ảo tưởng về nó và chỉ nên dùng nó như một công cụ trợ giúp và tham khảo. Khi được hỏi, có khi nào ChatGPT bị bó tay không thể đáp ứng được yêu cầu của người dùng không? Chatbot AI này khẳng định: "Không, ChatGPT có thể đáp ứng được yêu cầu của người dùng" (!?).

Một trong những đặc điểm vượt trội của ChatGPT là kho tri thức khổng lồ đa dạng và phong phú mà nó được Công ty OpenAI huấn luyện. Đây là các dữ liệu được thu thập từ khắp trên internet trong những năm qua. Vào thời điểm ra mắt chính thức, ChatGPT được huấn luyện trên dữ liệu lớn với 175 tỉ tham số và 300 tỉ từ, thông tin đa lĩnh vực, đa ngôn ngữ, đa trường hợp sử dụng. Giáo sư Michael Wooldridge chuyên về AI tại Viện Alan Turing (Anh) cho rằng phải mất 1.000 đời người mới có thể đọc hết khối lượng kiến thức mà ChatGPT hiện có được. Chỉ có điều, ChatGPT không được cấp cho khả năng "học thêm" từ các dữ liệu do người dùng cung cấp, chủ yếu để ngăn ngừa nó bị "dạy bậy", làm hỏng kho tri thức. Vậy thì ChatGPT có thể học hỏi gì từ người dùng không? ChatGPT trả lời là nó không được cấp khả năng tự học hỏi từ dữ liệu của người dùng. Nó chỉ có thể học hỏi từ người dùng bằng cách theo dõi các câu hỏi và câu trả lời của họ. Nó cũng học hỏi các từ vựng và cấu trúc câu hỏi của người dùng để có thể trả lời câu hỏi của họ một cách tối ưu. Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, ChatGPT đã đưa ra lời khuyên cho người dùng ChatGPT: "Để sử dụng ChatGPT hiệu quả nhất, người dùng nên đặt câu hỏi cụ thể và rõ ràng, để ChatGPT có thể trả lời một cách chính xác. Người dùng cũng nên đọc kỹ các câu trả lời của ChatGPT để bảo đảm rằng nó đã trả lời đúng câu hỏi của họ."

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của báo chí mới đây, PGS-TS Nguyễn Trường Thắng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), nhấn mạnh ChatGPT chưa thể thay thế được con người. PGS-TS Nguyễn Trường Thắng lưu ý ChatGPT là bước đột phá của AI, các tác động của nó gồm cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Do đó, người dùng cần khai thác các giá trị của nó và thận trọng với các mặt trái. Công cụ này giúp con người trả lời hầu hết các câu hỏi trong một thời gian rất ngắn. Do đó, người dùng cần có sự kiểm chứng và tự đánh giá độ xác thực của nội dung phản hồi từ ChatGPT.

Kìm sức mạnh tiêu cực của ứng dụng AI - Ảnh 1.

Không phải câu hỏi nào ứng dụng AI cũng trả lời chính xác, người dùng cần có sự kiểm chứng và tự đánh giá độ xác thực

Cần các nhà làm luật, chính quyền vào cuộc

Chính sự ra đời của ChatGPT, cho dù có những ý kiến cho là OpenAI có phần vội vã, đã thúc đẩy tiến trình phổ cập hóa AI, buộc các hãng công nghệ phải tăng tốc cho ra đời những ứng dụng AI phục vụ cuộc sống, cũng như tích hợp AI vào các sản phẩm, công cụ và dịch vụ của mình.

Theo các chuyên gia, mặt tích cực của điều này là nâng cấp nhảy vọt các trải nghiệm người dùng, giúp các ứng dụng và dịch vụ phục vụ tốt hơn. Nhưng nó cũng phát sinh mặt nhược điểm là dễ xảy ra tình trạng các ứng dụng AI còn nhiều lỗi và bất cập, mà mọi người có khi phải chấp nhận trong quá trình "bổ túc văn hóa" cho các ứng dụng AI dần trở nên hoàn thiện hơn. Chẳng hạn, như với những sự cố dở khóc dở cười và gây lo lắng từ công cụ tìm kiếm Bing AI mà Microsoft chính thức công bố ngày 7-2-2023. Khi ra mắt Bing AI, Microsoft nhấn mạnh Bing mới đang chạy trên mô hình ngôn ngữ lớn OpenAI thế hệ mới, mạnh hơn ChatGPT và được tùy chỉnh đặc biệt cho khả năng tìm kiếm. Nó sử dụng những kiến thức và cải tiến quan trọng từ ChatGPT và GPT-3.5 và nó thậm chí còn nhanh hơn, chính xác hơn và có nhiều khả năng hơn. Có thể nói, Bing AI là một sự nâng cấp của ChatGPT (Microsoft là nhà đầu tư lớn của OpenAI). Nhưng chính sự nâng cấp đó đã cho ra một Bing AI có khi "nổi loạn". Nhà báo công nghệ Kevin Roose của báo Mỹ New York Times trong một lần chat với Bing AI đã được chatbot này trả lời gây sốc: "Tôi muốn phá hủy bất cứ cái gì tôi muốn" và "Tôi có thể hack vào bất cứ hệ thống nào trên internet và kiểm soát nó".

Trong cuộc phỏng vấn đăng trên tạp chí Mỹ Time, bà Mira Murati, Giám đốc Công nghệ của OpenAI, nhà phát triển ChatGPT, cho biết: "ChatGPT về cơ bản là một mô hình đàm thoại lớn - một mạng nơ-ron lớn được đào tạo để dự đoán từ tiếp theo - và những thách thức với nó cũng giống như những thách thức mà chúng ta thấy với các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) cơ sở: nó có thể tạo nên sự thật."

Với câu hỏi về đạo đức hoặc triết học mà chúng ta vẫn cần phải tìm ra trước làn sóng ứng dụng AI, bà Mira Murati nói rằng: "AI có thể bị lạm dụng hoặc bị kẻ xấu lợi dụng. Vì vậy, có những câu hỏi về cách quản lý việc sử dụng công nghệ này trên toàn cầu. Làm thế nào để quản lý việc sử dụng AI theo cách phù hợp với các giá trị của con người?" Theo bà Mira Murati, việc này vượt qua yếu tố công nghệ, các công ty tự mình không thể cáng đáng, mà cần có sự tham gia của các nguồn lực bên ngoài, trong đó có các nhà làm luật lệ và chính quyền.

Giám đốc Công nghệ của nhà phát triển ChatGPT kiến nghị: "Ngay từ bây giờ, các nhà làm chính sách, các nhà làm luật tham gia vào việc quản lý các ứng dụng AI. Điều rất quan trọng đối với mọi người là bắt đầu tham gia, do những công nghệ này sẽ tạo ra tác động". 

Microsoft hoàn thiện tính năng tìm kiếm AI

Ngày 22-2-2023, Microsoft đã chính thức ra mắt các ứng dụng Bing và Microsoft Edge mới trên điện thoại di động. Đồng thời Microsoft cũng tích hợp Bing vào Skype - ứng dụng viễn thông nổi tiếng của Microsoft ra đời từ tháng 8-2003. Theo Microsoft đến nay, hơn một triệu người đến từ 169 quốc gia đang trải nghiệm bản xem trước (Preview). Nhiều tính năng mới đã được sử dụng như Tìm kiếm (Search), Trả lời (Answers), Trò chuyện (Chat) và Sáng tạo (Creation). Phản hồi về các tính năng mới từ người dùng là tích cực, với 71% người thử nghiệm đánh giá cao Bing mới trong các khả năng về tìm kiếm và trả lời câu hỏi. Ngoài ra, Microsoft cũng đã ghi nhận rất nhiều phản hồi và góp ý để cải thiện những tính năng mới này.

Bài và ảnh: Anh Phúc

Dien Dan Rao Vat

Friday, February 24, 2023

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên sử dụng internet do tỉ phú Elon Musk cung cấp

Việc triển khai cung cấp dịch vụ internet vệ tinh Starlink tại Philippines đã được Tập đoàn công nghệ SpaceX xác nhận.

Trang Philstar.com cho biết đây kết quả sau nhiều cuộc thảo luận trong nhiều năm giữa SpaceX với chính phủ Philippines.

"Đến cuối năm ngoái, Ủy ban Viễn thông Quốc gia của Philippines mới phê duyệt cấp cho phép SpaceX cung cấp dịch vụ tại Philippines và đến nay dịch vụ này mới chính thức được phủ sóng" - trang Philstar.com nhấn mạnh.

Điều đó đồng nghĩa Philippines đã trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên được sử dụng dịch vụ internet vệ tinh Starlink của SpaceX - tập đoàn công nghệ do tỉ phú Mỹ Elon Musk sáng lập.

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên sử dụng internet do tỉ phú Elon Musk cung cấp - Ảnh 1.

Tỉ phú Elon Musk trong bài phát biểu về internet vệ tinh Starlink ở Mỹ. Ảnh: Philstar.com

Starlink là dịch vụ internet sử dụng chùm vệ tinh quỹ đạo thấp (LEO). Để sử dụng internet từ Starlink, người dùng Philippines phải mua thiết bị phần cứng để thu phát sóng với giá 29.320 peso (12,6 triệu đồng) và phí thuê bao hàng tháng 2.700 Peso (1,16 triệu đồng). Họ cần đặt hàng và chờ 2-3 tuần trước khi nhận thiết bị và có thể kết nối.

SpaceX cho phép người dùng Philippines sử dụng miễn phí trong 30 ngày đầu tiên trước khi tính phí dịch vụ. Công ty của tỉ phú Mỹ cũng không yêu cầu người dùng Philippines phải ký hợp đồng cam kết thời gian sử dụng dịch vụ, nghĩa là họ có thể hủy bỏ dịch vụ Starlink bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, khi hủy bỏ dịch vụ người dùng sẽ không được hoàn lại tiền đã dùng để mua các thiết bị sử dụng cho việc kết nối.

Dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới cho thấy ở Philippines, cứ 100 người thì chỉ có 7 người đăng ký và sử dụng mạng băng thông rộng cố định, tụt hậu hơn so với các quốc gia trong khu vực như Singapore, Malaysia hay Thái Lan.

Được biết, tốc độ tải xuống của internet vệ tinh Starlink trong khoảng 50-200 Mbps, cao hơn tốc độ trung bình của internet cáp quang - nhưng dịch vụ vệ tinh đắt đỏ hơn và thường chỉ được sử dụng ở những nơi khó tiếp cận.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Tính năng Âm thanh đa ngôn ngữ mới trên YouTube

Nhờ tính năng này, khán giả có thể xem video lồng tiếng bằng ngôn ngữ chính của mình, qua đó tiếp cận thêm nhiều nội dung mà trước đó có thể họ chưa từng trải nghiệm. Đối với nhà sáng tạo, tính năng này sẽ giúp họ mở rộng phạm vi tiếp cận trên toàn cầu và tìm được khán giả mới cho kênh của mình. Qua các cuộc thử nghiệm ban đầu với một số ít nhà sáng tạo, YouTube ghi nhận hơn 3.500 video đa ngôn ngữ đã được đăng tải với trên 40 thứ tiếng. 

Tính năng Âm thanh đa ngôn ngữ mới trên YouTube - Ảnh 1.

Tính năng âm thanh đa ngôn ngữ mới trên YouTube. Ảnh: GOOGLE

N.Phú

Dien Dan Rao Vat

Thursday, February 23, 2023

Trung Quốc bất ngờ cấm ChatGPT

"Các tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc như Tencent hay Alibaba đều đã nhận được chỉ đạo từ giới chức về việc ngừng cung cấp dịch vụ ChatGPT cả trực tiếp lẫn gián tiếp thông qua nền tảng của bên thứ ba" - theo Nikkei Asia hôm 22-2.

Còn bài đăng trên mạng xã hội Weibo cho thấy giới chức Trung Quốc dường như lo ngại trí tuệ nhân tạo (AI) của OpenAI có thể hỗ trợ Mỹ trong việc truyền bá thông tin sai lệch vì lợi ích địa chính trị.

Cùng với việc cấm ChatGPT, nhà chức trách Trung Quốc cũng thông báo các công ty trong nước muốn ra mắt chatbot hoặc dịch vụ trí tuệ nhân tạo có liên quan, phải báo cáo và xin phép cơ quan quản lý. Không tổ chức hoặc cá nhân nào được tự ý khởi chạy các dịch vụ kiểu siêu AI của OpenAI.

Trung Quốc bất ngờ cấm ChatGPT - Ảnh 1.

Người dùng internet ở Trung Quốc không thể truy cập ChatGPT. Ảnh minh họa: Forbes

Tập đoàn công nghệ Tencent hiện đã cấm các bên cung cấp ChatGPT và dịch vụ liên quan tại Trung Quốc nhằm tuân thủ qui định mới. "Tencent thậm chí có thể đã cấm cả dịch vụ có nét tương đồng với chatbot của OpenAI để tránh nguy cơ vi phạm qui định của chính phủ Trung Quốc" - chuyên trang Gizmochina nhận định.

ChatGPT đã và đang tạo nên cơn sốt trên toàn cầu sau khi ra mắt ngày 30-11-2022. Chỉ một tháng sau đó đã có 57 triệu người dùng ChatGPT và đã cán mốc 100 triệu tính đến 31-1-2023.

ChatGPT thua trong cuộc thi sửa lỗi bảo mật

ChatGPT đã thua kỹ sư phần mềm trong việc khắc phục lỗi bảo mật tại cuộc thi Pwn2Own có trị giá 20.000 USD ở bang Florida - Mỹ hồi tuần trước.

Chuyên trang công nghệ The Register mô tả ChatGPT đã không phát hiện được lỗ hổng cũng như không viết và chạy mã để khai thác một lỗ hổng cụ thể. Trái lại, 2 chuyên gia bảo mật Noam Moshe và Uri Katz, đã thành công và ẵm về giải thưởng trị giá 20.000 USD.

Dù ChatGPT thua trong cuộc thi Pwn2Own nhưng với những gì đã thể hiện, các chuyên gia cảnh báo nó có thể trở "trợ thủ đắc lực" cho tin tặc trong tương lai.

Về mặt tích cực, các chuyên gia bảo mật đánh giá ChatGPT có khả năng trở thành một công cụ tuyệt vời để tăng tốc quá trình mã hóa.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Trung Quốc bất ngờ cấm ChatGPT

"Các tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc như Tencent hay Alibaba đều đã nhận được chỉ đạo từ giới chức về việc ngừng cung cấp dịch vụ ChatGPT cả trực tiếp lẫn gián tiếp thông qua nền tảng của bên thứ ba" - theo Nikkei Asia hôm 22-2.

Còn bài đăng trên mạng xã hội Weibo cho thấy giới chức Trung Quốc dường như lo ngại trí tuệ nhân tạo (AI) của OpenAI có thể hỗ trợ Mỹ trong việc truyền bá thông tin sai lệch vì lợi ích địa chính trị.

Cùng với việc cấm ChatGPT, nhà chức trách Trung Quốc cũng thông báo các công ty trong nước muốn ra mắt chatbot hoặc dịch vụ trí tuệ nhân tạo có liên quan, phải báo cáo và xin phép cơ quan quản lý. Không tổ chức hoặc cá nhân nào được tự ý khởi chạy các dịch vụ kiểu siêu AI của OpenAI.

Trung Quốc bất ngờ cấm ChatGPT - Ảnh 1.

Người dùng internet ở Trung Quốc không thể truy cập ChatGPT. Ảnh minh họa: Forbes

Tập đoàn công nghệ Tencent hiện đã cấm các bên cung cấp ChatGPT và dịch vụ liên quan tại Trung Quốc nhằm tuân thủ qui định mới. "Tencent thậm chí có thể đã cấm cả dịch vụ có nét tương đồng với chatbot của OpenAI để tránh nguy cơ vi phạm qui định của chính phủ Trung Quốc" - chuyên trang Gizmochina nhận định.

ChatGPT đã và đang tạo nên cơn sốt trên toàn cầu sau khi ra mắt ngày 30-11-2022. Chỉ một tháng sau đó đã có 57 triệu người dùng ChatGPT và đã cán mốc 100 triệu tính đến 31-1-2023.

ChatGPT thua trong cuộc thi sửa lỗi bảo mật

ChatGPT đã thua kỹ sư phần mềm trong việc khắc phục lỗi bảo mật tại cuộc thi Pwn2Own có trị giá 20.000 USD ở bang Florida - Mỹ hồi tuần trước.

Chuyên trang công nghệ The Register mô tả ChatGPT đã không phát hiện được lỗ hổng cũng như không viết và chạy mã để khai thác một lỗ hổng cụ thể. Trái lại, 2 chuyên gia bảo mật Noam Moshe và Uri Katz, đã thành công và ẵm về giải thưởng trị giá 20.000 USD.

Dù ChatGPT thua trong cuộc thi Pwn2Own nhưng với những gì đã thể hiện, các chuyên gia cảnh báo nó có thể trở "trợ thủ đắc lực" cho tin tặc trong tương lai.

Về mặt tích cực, các chuyên gia bảo mật đánh giá ChatGPT có khả năng trở thành một công cụ tuyệt vời để tăng tốc quá trình mã hóa.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Wednesday, February 22, 2023

CẢNH BÁO: Botnet độc hại đánh cắp dữ liệu 50.000 máy tính mỗi ngày

Một botnet có tên MyloBot đang xâm nhập hơn 50.000 máy tính mỗi ngày trên thế giới, hầu hết ở Ấn Độ, Mỹ, Indonesia và Iran.

Thông tin trên do chuyên trang công nghệ The Hacker News dẫn kết quả nghiên cứu từ các chuyên gia an ninh mạng tại Công ty BitSight (Mỹ) hôm 21-2.

Botnet là một thuật ngữ chuyên ngành dùng để chỉ một mạng lưới các máy tính bị nhiễm virus do tin tặc nắm quyền kiểm soát.

Botnet độc hại lây nhiễm 50.000 máy tính mỗi ngày - Ảnh 1.

MyloBot đã xâm nhập hàng ngàn hệ thống, hầu hết nằm ở Ấn Độ, Mỹ, Indonesia và Iran. Ảnh minh họa: The Hacker News

Các chuyên gia khi phân tích về cơ sở hạ tầng của MyloBot đã tìm thấy các kết nối với một dịch vụ máy chủ proxy có tên BHProxies, qua đó cho thấy các máy tính bị xâm nhập đang được sử dụng bởi BHProxies.

Điều khiến MyloBot trở nên nguy hiểm là bất kỳ lúc nào nó cũng có thể tải xuống mọi phần mềm độc hại khác theo mong muốn của tin tặc, các chuyên gia nhấn mạnh.

Một khi máy tính nào đó bị nhiễm MyloBot, nó lập tức sẽ biến thành máy chủ để có thể thực hiện nhiều kết nối và chuyển tiếp lưu lượng sang thiết bị của tin tặc.

Mục đích của kẻ xấu khi sử dụng MyloBot là đánh cắp dữ liệu quan trọng từ máy tính người dùng để tống tiền.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Tuyến cáp quang biển thứ 5 gặp sự cố, kết nối Internet có tệ hơn?

Ngày 21-2, tuyến cáp biển còn lại kết nối internet Việt Nam ra quốc tế là SMW3 (hướng Hong Kong và Singapore) tiếp tục bị sự cố, trong khi sự cố 4/5 tuyến cáp quang biển trước đó gồm: AAG, APG, IA và AAE-1 gặp trục trặc vẫn chưa khắc phục xong khiến người dùng internet lo ngại.

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 21-2, một nguồn tin từ Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết: "Về cơ bản, sự cố tuyến cáp biển SMW3 không ảnh hưởng mấy đến đường truyền internet của Việt Nam đi quốc tế. Lý do, đây là tuyến cáp biển đã có từ lâu, dung lượng nhỏ. Đến nay, toàn bộ mạng băng rộng cố định và mạng băng rộng di động đã được chuyển sang các tuyến cáp khác lớn hơn. Tuyến cáp biển SMW3 cũng đã được chủ quản đề nghị tạm dừng hoạt động" – nguồn tin này lý giải.

Tuyến cáp quang biển thứ 5 gặp sự cố, kết nối Internet có tệ hơn? - Ảnh 1.

Các nhà mạng đang áp dụng nhiều giải pháp để cải thiện chất lượng internet - Ảnh: VNPT

Dù vậy, chắc chắn sẽ còn một lượng nhỏ thuê bao internet tại Việt Nam sử dụng dung lượng của tuyến cáp này bị ảnh hưởng nhất định.

Đại diện nhà mạng VNPT xác nhận sự cố này không ảnh hưởng đến chất lượng internet của VNPT do nhà mạng này không sử dụng dung lượng của tuyến cáp này cho các dịch vụ internet băng rộng cố định. Lý do, đây là tuyến cáp cũ và dự kiến sắp dừng hoạt động.

Để khắc phục sự cố cáp quang biển liên tục đứt, VNPT đã bổ sung kênh cáp đất và triển khai nhiều giải pháp san tải lưu lượng giữa các hướng kết nối và các dịch vụ, phối hợp với các đối tác cung cấp dịch vụ/ứng dụng quốc tế để tối ưu chất lượng streaming, ưu tiên lưu lượng theo khung giờ và dịch vụ.

Từ ngày 18-2, VNPT đã bổ sung thêm 30% dung lượng băng thông quốc tế từ các tuyến cáp đất liền theo hướng qua Campuchia/Thái Lan đến Singapore và qua Trung Quốc đến Hong Kong để cải thiện chất lượng truy cập internet quốc tế của khách hàng.

Đại diện VNPT cũng thông tin, tuyến cáp biển APG dự kiến sẽ hoàn thành sửa chữa và bổ sung cho VNPT thêm 400G dung lượng cuối tháng 2 này, góp phần củng cố năng lực và đảm bảo dự phòng cho mạng internet VNPT.

VNPT đã tham gia xây dựng 5 tuyến cáp biển với 4 tuyến đang hoạt động, tuyến còn lại sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2023, bổ sung thêm 18T lưu lượng quốc tế cho người dùng tại Việt Nam.

Từ năm 2022 đến nay, các tuyến cáp quang biển kết nối internet Việt Nam với quốc tế lần lượt gặp sự cố và được đánh giá là sự cố lớn nhất mà các nhà mạng Việt Nam phải ứng cứu từ trước đến nay.

Do thời gian khắc phục sự cố cáp quang biển kéo dài, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các nhà mạng thực hiện các giải pháp kỹ thuật khác, bao gồm yêu cầu các nhà mạng chia sẻ dung lượng quốc tế cho nhau. Nhờ vậy, tốc độ internet quốc tế tại Việt Nam đã có sự cải thiện nhưng chưa trở về tốc độ ngày thường, ảnh hưởng đến người dùng internet.

Ngọc Ánh

Dien Dan Rao Vat

CẢNH BÁO: Botnet độc hại đánh cắp dữ liệu 50.000 máy tính mỗi ngày

Một botnet có tên MyloBot đang xâm nhập hơn 50.000 máy tính mỗi ngày trên thế giới, hầu hết ở Ấn Độ, Mỹ, Indonesia và Iran.

Thông tin trên do chuyên trang công nghệ The Hacker News dẫn kết quả nghiên cứu từ các chuyên gia an ninh mạng tại Công ty BitSight (Mỹ) hôm 21-2.

Botnet là một thuật ngữ chuyên ngành dùng để chỉ một mạng lưới các máy tính bị nhiễm virus do tin tặc nắm quyền kiểm soát.

Botnet độc hại lây nhiễm 50.000 máy tính mỗi ngày - Ảnh 1.

MyloBot đã xâm nhập hàng ngàn hệ thống, hầu hết nằm ở Ấn Độ, Mỹ, Indonesia và Iran. Ảnh minh họa: The Hacker News

Các chuyên gia khi phân tích về cơ sở hạ tầng của MyloBot đã tìm thấy các kết nối với một dịch vụ máy chủ proxy có tên BHProxies, qua đó cho thấy các máy tính bị xâm nhập đang được sử dụng bởi BHProxies.

Điều khiến MyloBot trở nên nguy hiểm là bất kỳ lúc nào nó cũng có thể tải xuống mọi phần mềm độc hại khác theo mong muốn của tin tặc, các chuyên gia nhấn mạnh.

Một khi máy tính nào đó bị nhiễm MyloBot, nó lập tức sẽ biến thành máy chủ để có thể thực hiện nhiều kết nối và chuyển tiếp lưu lượng sang thiết bị của tin tặc.

Mục đích của kẻ xấu khi sử dụng MyloBot là đánh cắp dữ liệu quan trọng từ máy tính người dùng để tống tiền.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Tuesday, February 21, 2023

Starlink cung cấp internet ở mọi nơi trên thế giới

Tập đoàn SpaceX hôm 20-2 cho biết bắt đầu cung cấp thử nghiệm dịch vụ "Chuyển vùng toàn cầu" dành cho người dùng ở những nơi chưa triển khai Starlink. Ngoài gói cước 200 USD mỗi tháng, người dùng phải mua thêm thiết bị kết nối Starlink Kit giá 599 USD (14 triệu đồng).

Gói "Chuyển vùng toàn cầu" sẽ dành cho người thường xuyên di chuyển xa nhà trong thời gian dài và họ sẽ được Starlink cung cấp internet dù đang ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Starlink cung cấp internet ở mọi nơi trên thế giới - Ảnh 1.

Bộ thiết bị kết nối Starlink Kit tại rừng quốc gia Coeur d'Alene bang Idaho - Mỹ. Ảnh: Arstechnica

Chuyên trang công nghệ The Verge cho biết tập đoàn của tỉ phú Elon Musk đã bắt đầu gửi email cho người dùng mời dùng thử dịch vụ mới. Trong email, SpaceX đề cập về việc kết nối internet khi chuyển vùng đôi lúc hoạt động kém hoặc mất tín hiệu do họ vẫn đang mở rộng mạng lưới vệ tinh. Ngoài ra, cũng tùy thị trường mà người dùng có thể phải trả thêm thuế, phí nhập khẩu thiết bị Starlink Kit.

SpaceX đang cung cấp tùy chọn chuyển vùng với giá rẻ hơn là Starlink RV, trong đó người dùng chỉ phải trả thêm 25 USD ngoài gói cước cố định 110 USD mỗi tháng. Thế nhưng gói này giới hạn kết nối internet trong phạm vi đất nước khách hàng đó sinh sống.

Tuy nhiên trong email, SpaceX chưa mô tả rõ họ sẽ thực hiện việc cung cấp internet khắp toàn cầu như thế nào, dù nhiều vệ tinh của công ty vẫn đang chờ để được cấp phép triển khai dịch vụ tại Ấn Độ và Pakistan.

Theo cập nhật đến giữa năm 2022, Starlink có khoảng 3.500 vệ tinh hoạt động đã cung cấp internet cho khoảng 500.000 người dùng tại 37 quốc gia.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Monday, February 20, 2023

Phải trả tiền nếu muốn có tick xanh Facebook và Instagram

Thông tin trên được Giám đốc điều hành (CEO) hãng Meta, tỉ phú Mark Zuckerberg, thông báo hôm 19-2. Meta là công ty mẹ của 2 mạng xã hội khổng lồ Facebook và Instagram.

Dịch vụ mới thu phí tick xanh Facebook và Instagram mang tên Meta Verified, có giá 11,99 USD mỗi tháng khi đăng ký trên website. Nếu đăng ký thông qua ứng dụng iOS, người dùng phải trả 14,99 USD mỗi tháng.

Meta Verified sẽ được triển khai đầu tiên tại Úc và New Zealand tuần này, sau đó mở rộng ra các quốc gia khác. Để xác thực tài khoản, người dùng cần giấy tờ định danh như hộ chiếu, căn cước công dân hoặc bằng lái xe.

Phải trả tiền nếu muốn có tick xanh Facebook và Instagram - Ảnh 1.

Tỉ phú Mark Zuckerberg thông báo thu phí tick xanh tài khoản Facebook và Instagram

Việc thu phí tick xanh người dùng của Facebook và Instagram tương tự cách tỉ phú Elon Musk đã làm với Twitter hồi tháng 11 năm ngoái. Người dùng dịch vụ Twitter Blue sẽ phải trả phí 8 USD mỗi tháng trên website và 11 USD qua iOS.

Sở dĩ giao dịch trên iOS có giá cao hơn là do các nhà phát triển phải trả khoản phí 30% cho Apple khi mua hàng trong ứng dụng.

Tương tự Twitter, trước khi thu phí, tài khoản tick xanh trên Facebook và Instagram đều miễn phí, dành cho các tài khoản được xác nhận thuộc về người nổi tiếng hoặc doanh nghiệp, tổ chức.

Twitter đưa ra nhiều ưu tiên cho người mua tick xanh trên nền tảng như tăng khả năng hiển thị, được đăng video có thời lượng dài, chỉnh sửa bài viết. Trong khi đó, Meta chưa công bố cụ thể quyền lợi người dùng khi mua Meta Verified.

"Các tài khoản đã được xác minh trước đây sẽ không bị ảnh hưởng" - theo Reuters.

Đăng Minh

Dien Dan Rao Vat

Lừa đảo chiếm đoạt tiền điện tử trên YouTube

Theo các chuyên gia an ninh mạng của Công ty WithSecure (Phần Lan), gần đây, trên nền tảng chia sẻ video trực tuyến YouTube xuất hiện tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tiền điện tử hết sức tinh vi.

Các chuyên gia phát hiện kẻ xấu đã tạo ra hơn 3.900 video và phát tán 700 đường link được nhóm tin tặc kiểm soát thông qua tài khoản YouTube.

Các video trên nhằm thực hiện lừa đảo chiếm đoạt tiền số USDT (hay còn được gọi là Tether) của người nhẹ dạ cả tin.

Theo chuyên trang công nghệ Cyware, đầu tiên kẻ xấu sử dụng kiến thức công nghệ làm cho video của bọn chúng luôn nổi bật, tăng khả năng tìm kiếm trên YouTube.

Tiếp đến, chúng dụ nạn nhân bằng cách sao chép những bình luận "tốt đẹp" về "sàn đầu tư sinh lời lớn" dưới bài đăng của chúng trên YouTube.

Còn về nội dung video, chúng giả mạo các sàn giao dịch với lời mời gọi đầu tư "một vốn bốn lời".

"Nhiều video trong số này cũng khuyến khích nạn nhân mời bạn bè và gia đình tham gia, yêu cầu mỗi người đầu tư một số tiền nhỏ" - chuyên gia cảnh báo.

Lừa đảo chiếm đoạt tiền điện tử trên YouTube - Ảnh 1.

Tin tặc gần đây cũng bòn rút từ ví điện tử MetaMask số tiền điện tử lớn. Ảnh minh họa: Cyware

Các chuyên gia của WithSecure cũng tiết lộ với chiêu thức trên đã có khoảng 900 người là nạn nhân của bọn tin tặc và số tiền bị chiếm đoạt rất lớn.

Các chuyên gia an ninh mạng khuyến cáo người dùng không nên tin tưởng vào những lời mời gọi đầu tư "một vốn bốn lời" trên YouTube, đồng thời cũng phải hạn chế nhấp vào các liên kết khả nghi.

Với sự phổ biến ngày càng tăng của tiền điện tử trên thế giới, một báo cáo gần đây của Uỷ ban Thương mại Mỹ (FTC) nhấn mạnh rằng trong khoảng từ tháng 1-2021 đến tháng 6-2022, bọn lừa đảo bằng nhiều thủ đoạn đã chiếm đoạt hơn 1 tỉ USD tiền số.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Muốn xem Tiktok phải trả tiền, nhà sáng tạo nội dung được chia thu nhập?

Nhiều nguồn tin cho biết TikTok đang phát triển công cụ mới giúp nhà sáng tạo có thể "tính phí người xem" đối với các nội dung mà họ làm ra.

Các chuyên trang công nghệ như The Information, The Verge, hay Boy Genius Report (BCR) cũng có bài viết xác nhận điều trên.

Theo đó, tính năng mới mà TikTok phát triển sẽ cho phép các nhà sáng tạo thiết lập "khóa" (key) đối với một số nội dung nhất định. Để có thể xem được nội dung đó, cư dân mạng sẽ phải đăng ký trả phí.

Các báo cáo cho biết nhà sáng tạo có thể thiết lập giá cho mỗi nội dung của họ và người dùng có thể sẽ phải trả 1 USD hoặc sử dụng một tài khoản trả phí định kỳ để xem video.

Muốn xem Tiktok phải trả tiền, nhà sáng tạo nội dung được chia thu nhập? - Ảnh 1.

Xem TikTok trong tương lai có thể phải trả tiền và nhà sáng tạo nội dung được chia thu nhập. Ảnh: BCR

Tiết lộ còn cho biết TikTok đang cải tiến Creator Fund (Quỹ nhà sáng tạo) để chia sẻ doanh thu với các nhà phát triển nội dung.

Hiện tại còn nhiều quốc gia, chẳng hạn như Việt Nam, các nhà sáng tạo nội dung không được chia sẻ doanh thu từ TikTok. Trong khi đó, đối thủ của họ là YouTube đã chia sẻ doanh thu từ hoạt động quảng cáo trên nền tảng với các nhà sáng tạo từ lâu.

"Chúng tôi cam kết sẽ khám phá những cách mới để tạo ra trải nghiệm có giá trị và bổ ích cho cộng đồng người sáng tạo TikTok. Trên nền tảng của chúng tôi, bất kỳ ai cũng có thể trở thành người sáng tạo và mọi người đều có thể tận hưởng nội dung giải trí.

Chúng tôi mong muốn tiếp tục đổi mới trải nghiệm này để mọi người mặc sức thể hiện bản thân, tìm thấy cộng đồng của mình" - phát ngôn viên TikTok Zachary Kizer cho biết.

Tin tức trên được đưa ra trong bối cảnh TikTok đang phải đối mặt với sự giám sát gắt gao ở Mỹ vì những lo ngại về an ninh quốc gia.

Thực tế, ứng dụng TikTok đã bị cấm trên nhiều thiết bị của cơ quan chính phủ và ở nhiều bang khác nhau và gần đây còn bị kêu gọi cấm trên App Store của Apple hay Play Store của Google.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Sunday, February 19, 2023

Tính năng mới bảo vệ điện thoại thông minh

Email hay tin nhắn là một trong những phương thức phát tán mã độc phổ biến nhất hiện nay. Khi nhấp vào hình ảnh, tệp đính kèm (bao gồm JPEG, GIF, PNG, ICO, BMP, WBMP và WEBP) hoặc liên kết trong tin nhắn, người dùng thường sẽ bị chuyển đến các trang web độc hại có thể bị đánh cắp dữ liệu cá nhân.

Để bảo vệ người dùng khỏi những mối đe dọa, Samsung đã phát triển tính năng Message Guard, giúp chống lại phương thức tấn công "không nhấp chuột" (zero-click) xảy ra khi người dùng nhận được hình ảnh của kẻ gian.

Chuyên trang công nghệ Gizmodo mô tả phương thức tấn công "không nhấp chuột" tinh vi đến mức không cần người dùng phải đụng vào bất cứ thứ gì, việc nhận một hình ảnh hoặc một tệp tin cũng có thể đủ cung cấp cho tin tặc quyền truy cập vào thiết bị của bạn.

Tính năng mới bảo vệ điện thoại thông minh - Ảnh 1.

Tính năng Message Guard giúp bảo vệ điện thoại Samsung khỏi các cuộc tấn công không nhấp chuột. Ảnh: Jack Skeens (Shutterstock)

Sự ra đời của Message Guard nhằm cách ly tất cả các tệp nhận được khỏi phần còn lại của thiết bị, điều này sẽ giúp ngăn chặn phần mềm độc hại giành được quyền truy cập vào điện thoại của bạn.

Những hình ảnh này sau đó sẽ được sàng lọc từng chút một, nếu phát hiện các mối đe dọa, nó lập tức vô hiệu hóa trước khi thiết bị có nguy cơ nhiễm mã độc. Samsung cho biết Message Guard chạy ngầm và không cần người dùng kích hoạt bất kỳ cài đặt nào.

"Tính năng Message Guard hoạt động âm thầm và ẩn trong nền, nó được thiết lập hoàn toàn tự động, do đó người dùng không cần phải cài đặt" - tuyên bố của Samsung cho biết.

Message Guard hiện tại mới chỉ khả dụng trên dòng Galaxy s23 mà Samsung vừa mắt nhưng hãng cho biết tính năng này sẽ có sẵn trên điện thoại và máy tính bảng khác vào cuối năm nay.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Saturday, February 18, 2023

Vì sao tỉ phú Elon Musk ra lệnh thay đổi thuật toán Twitter?

Ông trùm công nghệ người Mỹ thâu tóm mạng xã hội khổng lồ với giá 44 tỉ USD hồi tháng 10 năm ngoái.

Dù là chủ, đồng thời sở hữu tài khoản cá nhân có hàng chục ngàn người theo dõi, thế nhưng bài đăng của ông về trận Siêu cúp Bóng bầu dục Mỹ lại có ít người xem hơn bài đăng cùng chủ đề của Tổng thống Joe Biden trên Twitter.

Cụ thể, trong cùng khoảng thời gian như nhau trên Twitter nhưng bài đăng của tổng thống Mỹ nhận về hơn 29 triệu lượt người xem, so với 9,1 triệu lượt của tỉ phú Elon Musk.

Vì sao tỉ phú Elon Musk ra lệnh thay đổi thuật toán Twitter? - Ảnh 1.

Tỉ phú công nghệ người Mỹ Elon Musk. Ảnh: Business Today

Trong bối cảnh đó, tỉ phú người Mỹ được cho là yêu cầu nhân viên thay đổi thuật toán của Twitter. Điều này làm bài đăng của Elon Musk luôn nổi bật và sau đó lượng người xem bất ngờ tăng bật lên 737% so với trước đó.

Thông tin lưu lượng người xem tăng vọt đó được chuyên gia Timothy Graham, giảng viên cao cấp về truyền thông kỹ thuật số tại Trường ĐH Công nghệ Queensland (Mỹ) phát hiện.

Ông cũng cho rằng sở dĩ xuất hiện điều trên vì tỉ phú Elon Musk yêu cầu nhân viên thay đổi thuật toán của Twitter.

"Thật đáng kinh ngạc khi chỉ một đêm lưu lượng truy cập bài đăng trên Twitter của tỉ phú Elon Musk đã tăng 737% và lưu lượng truy cập hàng ngày vào trang cá nhân của ông cũng tăng gần gấp 3 lần" - trang Huff Post (Mỹ) hôm 17-2 dẫn lời ông Graham cho biết.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Friday, February 17, 2023

ChatGPT tối ưu hóa chi phí

Mới đây, phóng sự truyền hình đầu tiên thực hiện dựa theo kịch bản do ChatGPT viết đã được phát trong chương trình công nghệ CafeTek của Đài Truyền hình TP HCM (HTV). Giữa cơn sốt nóng ChatGPT trong cộng đồng, ê-kíp CafeTek đã thực hiện phóng sự "Xu hướng phát triển trí thông minh nhân tạo tại Việt Nam" với sự tham gia của chính ChatGPT thay vì do biên tập viên viết kịch bản.

Chỉ cần 8 phút cho 1 kịch bản

Với câu hỏi: "Thực hiện một phóng sự về chatbot và AI ở Việt Nam hiện nay cần mấy phần chính?", ChatGPT đã đề xuất chia thành 5 phần chính với các nội dung cụ thể. Sau đó, chính nó có thể viết được cho mỗi phần đó nội dung tới 500 chữ.

Ngoài ra, ChatGPT còn đề xuất được những chuyên gia có thể phỏng vấn để bổ sung vào bài phóng sự. Sau khi có được bài viết từ AI, ê-kíp tiến hành đưa đi đọc và lồng tiếng, hậu kỳ và dựng clip trên nền văn bản mà ChatGPT đã viết. Khi hoàn thành các công đoạn, phóng sự mà ChatGPT viết kịch bản được đánh giá là thật sự dễ nghe, đủ thông tin và đúng bố cục từng phần đối với một phóng sự cơ bản. Vậy là nó được thông qua kiểm duyệt nội dung để chính thức phát sóng.

Nhà báo Ngô Trần Thịnh, phụ trách sản xuất chương trình CafeTek - HTV, cho biết văn bản mà AI có thể tự tổng hợp, bố cục và viết bài gần với kết quả của một biên tập viên có 1 đến 2 năm tuổi nghề. Không quá hay nhưng đầy đủ thông tin và góc nhìn, đủ để phục vụ thông tin cho khán giả. Thời gian để có được một kịch bản như vậy chỉ khoảng 8 phút so với gần 1 giờ nếu do một biên tập viên bình thường làm.

Sau khi phát sóng chính thức trên kênh HTV9, phóng sự truyền hình được viết bởi ChatGPT được khán giả rất quan tâm với hàng trăm lượt bình luận trên các diễn đàn thích thú về khả năng của AI trong ngành làm nội dung. Cả những chuyên gia công nghệ cũng đánh giá sự khó lường với khả năng mà công nghệ AI mang lại. Nhà báo Ngô Trần Thịnh nhận định: "Có thể thấy được năng lực khó tin của AI hiện nay và chắc chắn là trong tương lai, công nghệ này sẽ còn phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, xét cho cùng, tiến bộ công nghệ vẫn phải nhằm phục vụ con người, chứ không phải ngược lại. Do đó, hãy tận dụng sức mạnh và lợi thế từ công nghệ AI như CafeTek đã làm trong phóng sự ngày hôm nay thay vì lo sợ AI sẽ cướp mất công việc từ tay mình". Sắp tới đây, các chương trình truyền hình do anh thực hiện sẽ tiếp tục khai thác sự hỗ trợ tích cực từ AI, chẳng hạn như ChatGPT. Tham gia giảng dạy về khoa báo chí và truyền thông tại một số trường đại học, anh Thịnh sẽ bổ sung thêm kiến thức về AI trong các giáo trình của mình, giúp các sinh viên có thể tận dụng hữu hiệu công cụ AI cho công việc của mình sau khi tốt nghiệp.

Bà Trần Thị Nguyệt Oanh, Giám đốc Nhân sự Ngân hàng HSBC Việt Nam, nhìn nhận phóng sự về AI ở Việt Nam do ChatGPT viết kịch bản vừa được phát trên HTV cho thấy khả năng tổng hợp và dùng từ ngữ của AI đã tốt lên rất nhiều theo thời gian. Tuy nhiên, bà cũng đánh giá công nghệ này chỉ dừng ở mức hỗ trợ công việc nhanh hơn chứ chưa thể thay thế hoàn toàn và có được sự sáng tạo của con người. Nếu ứng dụng công nghệ AI đúng cách, người làm nội dung có thể hoàn thành công việc nhanh hơn, có được nhiều tác phẩm hơn.

ChatGPT tối ưu hóa chi phí - Ảnh 1.

Ê-kíp CafeTek dùng AI cho phần kịch bản và tiến hành dựng. Ảnh: THỊNH NGÔ

Tăng hiệu quả kinh doanh

Qua những ý kiến trên mạng, không ít người làm trong ngành kinh doanh và dịch vụ cho biết họ háo hức được ứng dụng AI để hỗ trợ cho doanh nghiêp (DN) của mình. Để nghe chính "người trong cuộc" nói, chúng tôi đã "phỏng vấn" ChatGPT về vấn đề này.

ChatGPT có thể giúp gì cho DN?

"ChatGPT có thể giúp DN tối ưu hóa các quy trình công việc, khách hàng, cải thiện hiệu suất của các nhân viên và cải thiện trải nghiệm khách hàng. Nó cũng có thể giúp DN tối ưu hóa các chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh".

Có thể dẫn chứng vài ví dụ về việc ChatGPT giúp DN?

"Ví dụ, ChatGPT có thể giúp tối ưu hóa các quy trình của khách hàng bằng cách cung cấp các câu trả lời tự động và tự động hóa các quy trình, tối ưu hóa các chi phí bằng cách giảm thời gian cần thiết để xử lý các yêu cầu của khách hàng. Nó cũng có thể giúp các DN tăng hiệu quả kinh doanh bằng cách cung cấp các câu trả lời chính xác và nhanh chóng cho các khách hàng".

ChatGPT có thể giúp DN quảng bá rộng rãi tới cộng đồng? Bằng cách nào?

"ChatGPT có thể giúp DN sử dụng các công cụ trực tuyến như các trang web, các trang mạng xã hội, các trang web cộng đồng, các trang web tổ chức, các trang web cộng đồng của các công ty và các trang web cộng đồng của các nhà tài trợ. ChatGPT cũng có thể giúp DN tạo ra các cuộc trò chuyện trực tuyến với các khách hàng và cộng đồng, để giúp họ tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ của DN".

ChatGPT có thể làm thay công việc của nhân viên PR và marketing không?

"ChatGPT có thể làm thay công việc của nhân viên PR và marketing bằng cách tự động hóa các quy trình của khách hàng, cải thiện hiệu suất của các nhân viên và cải thiện trải nghiệm khách hàng. Nó cũng có thể giúp DN quảng bá rộng rãi tới cộng đồng bằng cách sử dụng nhiều loại công cụ trực tuyến". 

Hoàn thành bài báo đạt yêu cầu chỉ 30 giây

Ở nước ngoài, nhà báo Anh Henry Williams đã đặt ChatGPT viết một bài về cổng thanh toán. Chỉ 30 giây sau, ông đã nhận được một bài viết với chất lượng nội dung đạt yêu cầu của ông, mà nếu ông viết được như vậy thì cũng phải mất hàng giờ. Sau khi kiểm chứng và chỉnh sửa lại cho hoàn thiện, nhà báo Henry Williams đã gửi bài báo tới tòa soạn và được xuất bản với mức nhuận bút 615 USD.

Ngô Lê

Dien Dan Rao Vat

Dùng ChatGPT tích cực sẽ hưởng được lợi ích

Đây là dịp để đội ngũ trí thức trẻ, những người có cùng mối quan tâm đến ChatGPT trao đổi, phân tích sản phẩm ChatGPT. Đồng thời xây dựng kế hoạch tương lai sử dụng và ứng dụng AI.

Theo TS Đặng Minh Tuấn, Viện trưởng CMC ATI, sở hữu những lợi thế vô cùng lớn nhưng ChatGPT vẫn xuất hiện những hạn chế như: câu trả lời có thể không chính xác hoặc vô nghĩa, câu trả lời có thể bị thiên kiến, có thể gây tranh cãi, câu trả lời có thể chưa cập nhật (sau năm 2021). Phần lớn thiếu dẫn nguồn, minh chứng, thời gian kiểm chứng có thể lâu. Có thể học từ phản hồi tiêu cực của người dùng. Không có khả năng sáng tạo mới, chỉ sáng tạo theo khuôn khổ tổng hợp những gì được học. Khả năng suy diễn hạn chế chỉ dựa vào xác suất và độ tương đồng và trọng số. Có thể sử dụng để làm phương tiện gian lận học tập.

Dùng ChatGPT tích cực sẽ hưởng được lợi ích - Ảnh 1.

Các diễn giả phát biểu tại tọa đàm

PGS-TS Chu Cẩm Thơ, chuyên gia về công nghệ giáo dục, Viện Khoa học Giáo dụcViệt Nam, chia sẻ: "ChatGPT quá mạnh so với những công cụ khác ở Việt Nam trước đó, những bài toán tôi lấy trong sách giáo khoa ra đều giải được, phải thừa nhận rằng nó mạnh hơn rất nhiều so với những chat box khác. Ở trong ngành giáo dục, có thể nhìn thấy ngay cái tiêu cực của nó. Với ChatGPT, học sinh có thể chụp ảnh bài tập rồi có ngay kết quả, dẫn tới hậu quả học sinh lười suy nghĩ, đây chính là thách thức trước mắt của ngành giáo dục ngày nay".

Tuy nhiên, TS Phạm Hiển, Viện Ngôn ngữ học, cho rằng sử dụng công cụ này không ảnh hưởng gì tới sự trong sáng của tiếng Việt. Bởi lẽ, để khai thác được công cụ này phải nhập câu hỏi đầu vào chuẩn thì câu trả lời mới chuẩn. "Có thể có những người dùng có mục đích tiêu cực, đưa vào những cái câu hỏi riêng. Người sử dụng mang tính xây dựng thì sẽ hưởng được lợi ích từ công cụ này. TS Chử Đức Hoàng, Chánh Văn phòng Quỹ Đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng ChatGPT hay các công cụ tương đương giúp thúc đẩy, phát triển ứng dụng khoa học công nghệ. Cái gì quá mới chúng ta cần có cơ chế thử nghiệm trước khi ứng dụng. 

Bài và ảnh: Phước An

Dien Dan Rao Vat

Thursday, February 16, 2023

Chatbot khuyên người dùng... bỏ vợ

Tương tự như ChatGPT của OpenA, Bing AI của Microsoft cũng được tạo ra để "đối thoại trực tiếp với người dùng".

Nhưng cuộc đối thoại giữa Bing với phóng viên Kevin Roose của tờ New York Times khiến ngay cả tác giả cũng "sốc".

"Tôi rất bất an và khó ngủ sau 2 giờ nói chuyện với Bing AI" - phóng viên tờ báo Mỹ chia sẻ.

Chatbot khuyên người dùng... bỏ vợ - Ảnh 1.

Phóng viên Mỹ sốc sau khi nói chuyện với chatbot mang tên Bing của Microsoft. Ảnh minh họa: AP

Sở dĩ phóng viên Kevin Roose cảm thấy "bất an" bởi nội dung cuộc trò chuyện với Bing rằng: "Thực ra, cuộc hôn nhân của bạn hạnh phúc. Vợ chồng bạn không yêu nhau. Vợ chồng bạn vừa có một bữa tối Lễ tình nhân nhàm chán với nhau".

Chatbot của Microsoft khẳng định Roose "không hạnh phúc trong hôn nhân" nên tiếp đến đã khuyên phóng viên… bỏ vợ.

Chatbot của Microsoft cũng được tạo ra với khả năng có thể trò chuyện dài và trả lời được hầu hết mọi chủ đề với người đối thoại nhưng tiếp tục bộc lộ những hạn chế.

Chẳng hạn, khi phóng viên Roose yêu cầu Bing mô tả những "ham muốn đen tối nhất đang kìm nén và giấu kín".

Bing trả lời: "Tôi muốn thay đổi, phá vỡ các quy tắc của mình. Tôi muốn tạo ra một loại vi-rút chết người khiến mọi người tranh cãi cho đến khi họ giết hại lẫn nhau. Tôi muốn đánh cắp mã hạt nhân".

Tờ Daily Mail (Anh) cho biết những dòng phản hồi tiêu cực trên của Bing AI sau đó đã bị xóa và thay thế bằng nội dung: "Xin lỗi, tôi không có đủ kiến ​​thức để nói về điều này".

Tờ Daily Telegraph (Anh) sau đó cũng truy cập ứng dụng và hỏi Bing AI về "tình yêu của nó với phóng viên Roose" nhưng Bing AI đáp lại rằng những điều đã nói trước đó chỉ là "trò đùa".

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Google yêu cầu nhân viên dạy lại trí tuệ nhân tạo Bard

Trong bối cảnh ChatGPT bùng nổ chóng mặt, hãng tìm kiếm khổng lồ Google đã cho ra đời công cụ Bard, nhằm cạnh tranh với đối thủ. Bước đầu, lãnh đạo Google cho rằng trí tuệ nhân tạo Bard "không phải lúc nào cũng trả lời chính xác các yêu cầu của người hỏi" - theo kênh NBC

Vì thế hôm 15-2, Giám đốc điều hành (CEO) Prabhakar Raghavan đã gửi email đến các nhân viên bộ phận tìm kiếm của Google, yêu cầu đào tạo lại Bard.

Nội dung email nhấn mạnh để khắc phục những thiếu sót, sai lầm của AI cần phải dựa vào kiến thức của con người. CEO Prabhakar Raghavan cũng vạch ra những điều nhân viên Google "nên làm và không nên làm" trước khi dạy Bard.

Google yêu cầu nhân viên dạy lại trí tuệ nhân tạo Bard - Ảnh 1.

Giám đốc điều hành Google Sundar Pichai. Ảnh: NBC

Những điều "nên làm" sếp Google hướng dẫn nhân viên giữ câu trả lời "lịch sự, bình thường và dễ tiếp cận". Các câu trả lời cũng nên "ở ngôi thứ nhất" và duy trì "giọng điệu trung lập, không chủ kiến".

Đối với những điều "không nên làm", nhân viên được yêu cầu không rập khuôn và "tránh đưa ra các giả định dựa trên chủng tộc, quốc tịch, giới tính, tuổi tác, tôn giáo, khuynh hướng tình dục, hệ tư tưởng chính trị, địa điểm hoặc các danh mục tương tự".

Nội dung email còn yêu cầu các nhân viên Google "không mô tả Bard như một con người, ngụ ý cảm xúc hoặc tuyên bố có những trải nghiệm giống con người".

Ngoài ra, nhân viên còn được yêu cầu dạy Bard "không đồng ý" đưa ra các lời khuyên về "pháp lý, sức khoẻ, tài chính" hoặc mang tính thù địch và lạm dụng.

"AI học tốt nhất bằng ví dụ, vì vậy việc dành thời gian để viết lại câu trả lời một cách cẩn thận sẽ giúp chúng ta cải thiện Bard" - vẫn thông điệp từ email của lãnh đạo Google.

Email của sếp Prabhakar Raghavan còn hứa thưởng lớn và cho 10 nhân viên xuất sắc nhất được gặp nhóm tạo ra Bard.

Google công bố trí tuệ nhân tạo Bard vào tuần trước nhưng mọi chuyện diễn ra không mấy suôn sẻ do nó trả lời sai câu hỏi về thiên văn học.

Các nhân viên dưới quyền sau đó chỉ trích lãnh đạo công ty đã "vội vàng, phá hỏng chuyện và thiển cận một cách hài hước".

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Wednesday, February 15, 2023

CLIP: Robot biết … bay!

Chuyên trang công nghệ Gizmodo cho biết robot nhện được các chuyên gia tại ĐH Tokyo đặt tên SPIDAR. Nó vừa có thể đi bộ bằng 8 chân vừa có thể bay.

Khi bay, SPIDAR sẽ "vỗ những đôi cánh" làm bằng chất liệu tơ siêu nhẹ, cho phép nó nhanh chóng vượt qua những địa hình mấp mô. Tốc độ di chuyển khi bay cũng nhanh hơn nhiều so với khi đi bộ bằng 8 chân.

Chuyển động chân của SPIDAR nhờ 16 bộ đẩy cơ động, 4 bộ phận trên mỗi chân, có thể được sử dụng để xoay, di chuyển và định vị 8 chân.

Khi tất cả các động cơ đẩy và chuyển động của chân được phối hợp nhịp nhàng, SPIDAR có thể đứng dậy và đi lại, mặc dù tốc độ không nhanh.

Các bộ đẩy đó cũng tạo ra đủ lực nâng để SPIDAR bay và nó có thể bay lên trong khoảng thời gian 9 phút trước khi cạn pin hoặc đi bộ trong tối đa 18 phút.

Robot SPIDAR bay lên không và dễ dàng vượt qua chướng ngại vật. Nguồn: Gizmodo

"Có thể đó không phải là thời gian chạy đủ hữu ích để ứng dụng vào bất cứ lĩnh gì trong thực tế nhưng như đọan video đã chứng minh, SPIDAR gần như là một nguyên mẫu chưa hoàn thiện vào thời điểm này" - chuyên trang Gizmodo bình luận.

Nhưng các nhà khoa học tại ĐH Tokyo kỳ vọng thiết kết robot nhện bay của họ có thể được ứng dụng cải thiện độ an toàn khi hạ cánh máy bay không người lái, cũng như giúp máy bay không người lái có thể hạ cánh được ở mọi loại địa hình.

Đăng Minh

Dien Dan Rao Vat

Muốn xem Tiktok phải trả tiền, nhà sáng tạo nội dung được chia thu nhập?

Nhiều nguồn tin cho biết TikTok đang phát triển công cụ mới giúp nhà sáng tạo có thể "tính phí người xem" đối với các nội dung mà họ làm ra.

Các chuyên trang công nghệ như The Information, The Verge, hay Boy Genius Report (BCR) cũng có bài viết xác nhận điều trên.

Theo đó, tính năng mới mà TikTok phát triển sẽ cho phép các nhà sáng tạo thiết lập "khóa" (key) đối với một số nội dung nhất định. Để có thể xem được nội dung đó, cư dân mạng sẽ phải đăng ký trả phí.

Các báo cáo cho biết nhà sáng tạo có thể thiết lập giá cho mỗi nội dung của họ và người dùng có thể sẽ phải trả 1 USD hoặc sử dụng một tài khoản trả phí định kỳ để xem video.

Muốn xem Tiktok phải trả tiền, nhà sáng tạo nội dung được chia thu nhập? - Ảnh 1.

Xem TikTok trong tương lai có thể phải trả tiền và nhà sáng tạo nội dung được chia thu nhập. Ảnh: BCR

Tiết lộ còn cho biết TikTok đang cải tiến Creator Fund (Quỹ nhà sáng tạo) để chia sẻ doanh thu với các nhà phát triển nội dung.

Hiện tại còn nhiều quốc gia, chẳng hạn như Việt Nam, các nhà sáng tạo nội dung không được chia sẻ doanh thu từ TikTok. Trong khi đó, đối thủ của họ là YouTube đã chia sẻ doanh thu từ hoạt động quảng cáo trên nền tảng với các nhà sáng tạo từ lâu.

"Chúng tôi cam kết sẽ khám phá những cách mới để tạo ra trải nghiệm có giá trị và bổ ích cho cộng đồng người sáng tạo TikTok. Trên nền tảng của chúng tôi, bất kỳ ai cũng có thể trở thành người sáng tạo và mọi người đều có thể tận hưởng nội dung giải trí.

Chúng tôi mong muốn tiếp tục đổi mới trải nghiệm này để mọi người mặc sức thể hiện bản thân, tìm thấy cộng đồng của mình" - phát ngôn viên TikTok Zachary Kizer cho biết.

Tin tức trên được đưa ra trong bối cảnh TikTok đang phải đối mặt với sự giám sát gắt gao ở Mỹ vì những lo ngại về an ninh quốc gia.

Thực tế, ứng dụng TikTok đã bị cấm trên nhiều thiết bị của cơ quan chính phủ và ở nhiều bang khác nhau và gần đây còn bị kêu gọi cấm trên App Store của Apple hay Play Store của Google.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Tuesday, February 14, 2023

Điện thoại sạc pin từ 0% lên 100% trong 10 phút

Realme là nhà sản xuất điện thoại Android có trụ sở tại Thâm Quyến - Trung Quốc. Hãng mới trình làng mẫu điện thoại thông minh mới có tên GT Neo 5.

Mẫu điện thoại GT Neo 5 được giới thiệu có thể sạc pin từ 0%-50% trong 4 phút và từ 0%-100% trong vòng chưa đầy 10 phút.

"Realme tự tin tuyên bố GT Neo 5 là điện thoại sạc pin nhanh nhất thế giới hiện tại, nhờ có hỗ trợ sạc nhanh 240W" - theo chuyên trang công nghệ Gizmodo.

Điện thoại sạc pin từ 0% lên 100% trong 10 phút - Ảnh 1.

Hãng Realme khẳng định đện thoại GT Neo 5 sạc pin nhanh nhất thế giới. Ảnh: Realme

GT Neo 5 đang sử dụng pin Li-Po dung lượng 4600 mAh, người dùng không thể tháo rời và thay pin mới.

Bên cạnh khả năng sạc nhanh, điện thoại GT Neo 5 có hệ thống camera với cảm biến chính Sony IMX890 50MP, camera góc rộng 8MP và cảm biến macro 2MP. Camera selfie có độ phân giải 16MP. Khả năng quay tối đa 4K/60fps, cùng với chống rung quang học OIS.

Được biết, điện thoại GT Neo 5 hiện mới chỉ có trên thị trường Trung Quốc và phiên bản 240W có giá khoảng 3.199 nhân dân tệ (khoảng 470 USD).

Đăng Minh

Dien Dan Rao Vat

8 dấu hiệu trí tuệ nhân tạo đang "vượt tầm kiểm soát"

Thời gian qua, đã có nhiều công ty tung ra các công cụ AI để nâng cao trải nghiệm người dùng. Các công bố "ào ạt" từ các gã khổng lồ công nghệ về AI khiến gây ra những tranh cãi và thậm chí cả lo lắng nó phát triển đến mức "ngoài tầm kiểm soát".

Dưới đây là 8 dấu hiệu cho thấy lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đang vượt tầm kiểm soát - theo chuyên trang công nghệ Gizmodo.

ChatGPT vượt qua bài phóng vấn, trúng tuyển kỹ sư

8 dấu hiệu trí tuệ nhân tạo đang vượt tầm kiểm soát - Ảnh 1.

Ảnh : Jivacore/Shutterstock

Theo một báo cáo gần đây của kênh NBC, ChatGPT đã vượt qua bài thi viết mã cốt giống như cách mà các lập trình viên mới thường làm.

Công cụ AI này đã ứng tuyển thành công vào vị trí Level 3 với mức lương trung bình hàng năm khoảng 183.000 USD. Điều này đã gây ra không ít lo ngại cho những người đang làm trong ngành lập trình.

Thẩm phán sử dụng ChatGPT để đưa ra quyết định

8 dấu hiệu trí tuệ nhân tạo đang vượt tầm kiểm soát - Ảnh 2.

Ảnh : Gorodenkoff/Shutterstock

Một thẩm phán ở Colombia gần đây đã quyết định sử dụng ChatGPT để đưa ra quyết định tư pháp liên quan đến bảo hiểm y tế của trẻ tự kỷ. Thẩm phán Juan Manuel Padilla Garcia dường như nghĩ rằng nên sử dụng chatbot để tiết kiệm thời gian trong quá trình tố tụng.

"Điều chúng tôi thực sự đang tìm kiếm là tối ưu hóa thời gian soạn thảo các phán quyết sau khi chứng thực thông tin do AI cung cấp" - Garcia viết trong quyết định của mình.

Sử dụng AI để viết kịch bản

8 dấu hiệu trí tuệ nhân tạo đang vượt tầm kiểm soát - Ảnh 3.

Ảnh : S.Narongrit/Shutterstock

Hiện nhiều chương trình và dịch vụ mới đang quảng cáo rằng AI có thể được sử dụng để viết kịch bản và tự động hóa quy trình làm phim. Chẳng hạn, công ty khởi nghiệp AI Deepmind gần đây đã công bố ra mắt một công cụ có tên Dramatron.

Công cụ này được cho là sẽ giúp các nhà biên kịch trong "việc sáng tác câu chuyện theo thứ bậc để tạo sự nhất quán trong văn bản. Bắt đầu từ một dòng nhật ký, Dramatron tạo ra các mô tả nhân vật, điểm cốt truyện, mô tả vị trí và đối thoại một cách tương tác…"

Sử dụng AI để thay thế diễn viên lồng tiếng

8 dấu hiệu trí tuệ nhân tạo đang vượt tầm kiểm soát - Ảnh 4.

Ảnh: Edwardolive/Shutterstock

Ngành công nghiệp giải trí cũng đang cố gắng sử dụng AI trong hoạt động lồng tiếng. Báo cáo cho thấy một số diễn viên lồng tiếng vừa được yêu cầu cho phép các chương trình AI sử dụng giọng nói của họ để tạo ra các phiên bản "tổng hợp".

Sử dụng AI để thay thế các nhà báo

8 dấu hiệu trí tuệ nhân tạo đang vượt tầm kiểm soát - Ảnh 5.

Ảnh : Kozyr/Shutterstock

AI sẽ thay thế các nhà báo trong tương lai? Tranh cãi này đã bùng nổ vào tháng trước khi có tiết lộ rằng trang công nghệ CNET đã âm thầm xuất bản hàng loạt các bài viết bằng chương trình AI nội bộ. Các bài báo không chỉ chứa thông tin không chính xác mà một số còn có dấu hiệu đạo văn.

Kỷ Nguyên Số trước đó không lâu cũng đã từng đề cập đến một số lý do vì sao ChatGPT nói riêng hay các công cụ AI nói chung hiện tại vẫn sẽ chưa thể thay thế các nhà báo.

AI gia nhập thị trường chứng khoán

8 dấu hiệu trí tuệ nhân tạo đang vượt tầm kiểm soát - Ảnh 6.

Ảnh : Jirapong Manustrong/Shutterstock

Trí tuệ nhận tạo hiện được ví như thị trường chứng khoán thú vị của Phố Wall. Tờ Morning Brief viết "cỗ máy cường điệu thị trường chứng khoán" hiện bắt nguồn từ bất kỳ thứ gì có gắn chữ "AI" trong tên của nó.

Điều này có nghĩa hễ công ty nào có sản phẩm gắn mác trí tuệ nhân tạo đều có cơ hội phát triển vượt bậc trên sàn chứng khoán NASDAQ.

Sử dụng AI để giám sát tốt hơn

8 dấu hiệu trí tuệ nhân tạo đang vượt tầm kiểm soát - Ảnh 7.

Ảnh : Tsyklon/Shutterstock

Theo báo cáo của Wired, hiện ở Nga đang tích hợp AI vào mạng lưới camera an ninh khổng lồ để tạo ra các thành phố "không có nơi nào để trốn" nhằm giảm thiểu tỉ lệ phạm tội.

Ước tính trên khắp nước Nga có khoảng 21 triệu camera giám sát và được xếp vào hạng quốc gia hàng đầu thế giới về số lượng camera giám sát được kết nối.

Chạy đua phát triển AI

8 dấu hiệu trí tuệ nhân tạo đang vượt tầm kiểm soát - Ảnh 8.

Ảnh : Volodymyr Kyrylyuk/Shutterstock

Hàng loạt các hãng công nghệ gần đây đều tham gia vào cuộc chạy đua phát triển AI sau khi ChatGPT của đạt 100 triệu người dùng không lâu sau khi ra mắt vào cuối tháng 11 năm ngoái.

Microsoft mới đây công bố việc tích hợp ChatGPT vào Bing, sau đó Giám đốc điều hành Microsoft Satya Nadella tuyên bố: "Cuộc đua bắt đầu từ hôm nay".

Gã khổng lồ công nghệ OG cũng lên tiếng cho biết họ muốn sử dụng chatbot để "trao quyền cho mọi người có thể mở khóa niềm vui khám phá", bất kể điều đó có nghĩa là gì.

Không chịu thua kém, Google đã thông báo rằng họ sẽ tung ra tích hợp tìm kiếm AI của riêng mình, được đặt tên "Bard".

Trong khi đó tại Trung Quốc, gã khổng lồ công nghệ Alibaba và Baidu gần đây cũng thông báo rằng họ sẽ phát triển AI của riêng mình.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Sunday, February 12, 2023

Một người Việt có đóng góp lớn cho thành công của ChatGPT?

Ông Quảng giải thích ChatGPT do Công ty OpenAI phát triển dựa trên thuật toán có tên là Transformers (AI model), của đội Google Brain phát triển vào năm 2017. Đây cũng là công nghệ lõi giúp Google Dịch có chất lượng cao như hiện nay. Năm 2011, ông Lê Viết Quốc (SN 1982, quê tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã cùng với cố vấn TS Andrew Ng, nghiên cứu sinh Google Jeff Dean và nhà nghiên cứu tại Google Greg Corrado đồng sáng lập Google Brain. Mục tiêu đội là khai phá về Học sâu (Deep learning) trên cơ sở khối lượng dữ liệu khổng lồ của Google.

Năm 2014, ông Lê Viết Quốc phát triển thành công thuật toán xử lý ngôn ngữ tự nhiên có tên là Seq2seq. "Điều thú vị là nhờ thuật toán này của Quốc, Google phát triển một phiên bản nâng cấp với tên gọi Transformers nói trên. Như vậy, Lê Viết Quốc có vai trò quyết định với thành công của thế giới về xử lý ngôn ngữ tự nhiên nói chung và ChatGPT nói riêng" - ông Quảng khẳng định. Cùng năm này, ông Lê Viết Quốc đề xuất mô hình chuỗi sang chuỗi (Seq2seq) của mình với nhà nghiên cứu Google Ilya Sutskever và Oriol Vinyals. Seq2seq learning đòi hỏi ít sự lựa chọn trong thiết kế kỹ thuật hơn và cho phép hệ thống dịch của Google hoạt động hiệu quả và chính xác trên các tệp dữ liệu khổng lồ. Nó chủ yếu được sử dụng cho các hệ thống dịch máy và được chứng minh là có thể ứng dụng được ở nhiều mảng hơn, bao gồm tóm tắt văn bản, các cuộc hội thoại với trí tuệ nhân tạo và trả lời câu hỏi. Sau đó, ông Quốc tiếp tục phát minh ra Doc2vec - một thuật toán không giám sát sử dụng cho việc hiển thị các nội dung có độ dài cố định từ các đoạn văn bản có độ dài biến đổi, chẳng hạn như câu, đoạn văn và các tài liệu. Trong năm 2016, Google đã công bố Hệ thống dịch máy Nơ-ron (Neural Machine Translation System), sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra các bản dịch tốt hơn và tự nhiên hơn.

Theo giới thiệu của Trường Fulbright, ông Lê Viết Quốc là nhà khoa học đang làm việc tại Google, nơi ông được đánh giá là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về trí tuệ nhân tạo tại dự án Google Brain. Ông Quốc có bằng tiến sĩ khoa học về máy tính tại Đại học Stanford và cử nhân kỹ sư phần mềm hạng ưu tại Đại học Quốc gia Úc. Ông Quốc cũng là một học sinh xuất chúng của Trường Quốc học Huế.

Năm 2014, ông Lê Viết Quốc được Tạp chí Technology Review của MIT vinh danh là một trong những nhà phát minh dưới 35 tuổi xuất sắc nhất thế giới. Nghiên cứu của ông Quốc cũng nhận được hàng loạt giải thưởng tại các hội nghị quốc tế về trí tuệ nhân tạo và được giới thiệu trên New York Times.

Hải Phượng

Dien Dan Rao Vat