April 2023 ~ DIỄN ĐÀN RAO VẶT

Sunday, April 30, 2023

Người Mỹ đổ xô đi học sử dụng ChatGPT

Công cụ chatbot ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) có tên ChatGPT mang đến cả rủi ro và cơ hội. Nhiều người có nguy cơ mất việc vì chatbot "hot" nhất này, song nếu tận dụng tốt có thể nâng giá trị của bản thân.

Nắm bắt được điều đó, chuyên gia chiến lược thương hiệu người Mỹ Lance Junck đã mở khóa học nhập môn ChatGPT.

Trang Benzinga đưa tin hàng chục ngàn người Mỹ đã đổ xô đi học các lớp dạy về ChatGPT của thanh niên 23 tuổi này với mục đích cải thiện cơ hội thăng tiến.

Anh Lance Junck gần đây mở khóa "ChatGPT Masterclass: Hướng dẫn ChatGPT cho người mới bắt đầu".

Khoá học được triển khai trên nền tảng dạy – học trực tuyến Udemy, xoay quanh những khả năng của ChatGPT như lập trình, sáng tạo nội dung, sáng tạo tác phẩm nghệ thuật với Dall-E (công cụ tạo ảnh AI của OpenAI)…

Chỉ trong vòng 3 tháng, đã có hơn 15.000 học viên theo học khóa của anh Junck. Hiện nay, con số tăng lên hơn 22.000 người và mang về cho anh lợi nhuận hơn 35.000 USD.

Đứng trước thành công đó, anh Lance Junck dự định nương theo sự nổi tiếng của mình và nhu cầu của học viên để cung cấp thêm các khóa học về chatbot Bing của Microsoft và Bard của Google.

Người Mỹ đổ xô đi học sử dụng ChatGPT - Ảnh 1.

Các lớp học về ChatGPT đang thu hút rất nhiều học viên với mục đích tăng cơ hội phát triển sự nghiệp. Ảnh: Benzinga

"Những khóa học của anh Junck nói riêng và người khác nói chung phản ánh mức độ phổ biến tăng vọt của công nghệ AI và nhu cầu tuyển dụng của cấp quản lý. Khảo sát lãnh đạo doanh nghiệp gần đây của Resume Builder cho thấy 9 trong 10 người muốn ứng viên có kinh nghiệm về ChatGPT. Gần một nửa doanh nghiệp của những người được hỏi đang sử dụng ChatGPT để hoàn thành các công việc khác nhau như sáng tạo nội dung, chăm sóc khách hàng" – trang Benzinga cho biết.

Ứng viên không chỉ cần biết dùng ChatGPT mà còn phải đạt thành tựu với nó, như tăng doanh thu hoặc thu hút khách hàng mới. "AI ngày càng trở thành một phần không thể tách rời của thế giới kinh doanh" – trang Benzinga đúc kết.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Friday, April 28, 2023

Hàng nghìn tổ chức tại Việt Nam bị lỗ hổng web, có nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu

Ngày 28-4, các chuyên gia của Bkav cho biết, CVE-2023-29489 là một trong những lỗ hổng web điển hình, cho phép hacker đánh cắp dữ liệu người dùng như thông tin, phiên truy cập... cho phép thực thi lệnh, kiểm soát máy chủ web từ xa.

Lỗ hổng ảnh hưởng đến các cổng quản lý cPanel 2080, 2082, 2083, 2086 và các ứng dụng chạy trên cổng dịch vụ web mặc định 80 và 443. Điều đó đồng nghĩa với việc hàng triệu website được quản trị bởi cPanel có nguy cơ bị tấn công, nhất là khi mã khai thác (PoC) đã được công bố.

Hàng nghìn tổ chức tại Việt Nam bị lỗ hổng web điển hình, có nguy cơ đánh cắp dữ liệu - Ảnh 1.

PoC khai thác lỗ hổng CVE-2023-29489

Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc An ninh mạng của Bkav, cho hay: "cPanel là phần mềm quản trị lưu trữ website, có hơn 1,4 triệu bản cài đang kết nối Internet. Một cPanel quản lý từ một đến nhiều website, nên phạm vi ảnh hưởng sẽ lan rất rộng".

Bkav ghi nhận tại Việt Nam, có hơn 2.500 lượt cài đặt phần mềm cPanel. Với mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của lỗ hồng này, Bkav khuyến cáo các đơn vị đang sử dụng cPanel cần cập nhật ngay lên các phiên bản: 11.109.9999.116; 11.108.0.13; 11.106.0.18; và 11.102.0.31.

Hàng nghìn tổ chức tại Việt Nam bị lỗ hổng web điển hình, có nguy cơ đánh cắp dữ liệu - Ảnh 2.

Bkav ghi nhận tại Việt Nam, có hơn 2.500 lượt cài đặt phần mềm cPanel

Thiết lập chế độ tự động cập nhật cho cPanel, các đơn vị đang sử dụng phần mềm cPanel, trên cả các hệ thống web chạy cổng 80 và 433 cần rà soát lại toàn bộ hệ thống để kịp thời phát hiện và xử lý nếu bị tấn công.

Mai Chân

Dien Dan Rao Vat

Thursday, April 27, 2023

Bộ Công An và VNPT ký Thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số

Tại lễ ký chiều nay 27-4, đại diện Bộ Công an và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cùng cho biết trong năm 2020-2021, từ sự hợp tác giữa Bộ Công an và VNPT, hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân đã chính thức đi vào vận hành một cách thần tốc, đánh dấu mốc quan trọng, tạo tiền đề để xây dựng thành công Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số.

Nối tiếp sự hợp tác thành công ấy, lãnh đạo Bộ Công an đã tin tưởng, tiếp tục lựa chọn VNPT là đối tác trong việc phát triển hạ tầng số tập trung vào hạ tầng viễn thông, trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây, hạ tầng dùng chung, hạ tầng truyền dẫn và các cơ sở hạ tầng khác đảm bảo hiệu quả, hiện đại, an toàn, thông suốt.

Bộ Công An và VNPT ký Thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số - Ảnh 1.

Đại diện Bộ Công An và đại diện VNPT thực hiện ký kết thỏa hợp hợp tác giữa hai bên. Ảnh: Hưng Hồng

Về chuyển đổi số, triển khai Đề án Chuyển đổi số của Bộ Công an giai đoạn 2023-2025, lộ trình định hướng đến năm 2030; hợp tác triển khai đề án 06, phát triển dữ liệu số, hạ tầng kỹ thuật trung tâm chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ công tác chuyển đổi số của Bộ Công an; hệ thống ứng cứu khẩn cấp…

Phát biểu tại lễ ký kết thỏa thuận, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhấn mạnh mối quan hệ hỗ trợ, hợp tác giữa Bộ Công an và VNPT đã có từ lâu, trong suốt quá trình phát triển của hai ngành. Điều đó thể hiện sự thống nhất về nhận thức, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia, vì nhân dân phục vụ.

Bộ trưởng Tô Lâm tin tưởng và hy vọng rằng thỏa thuận hợp tác được ký kết ngày hôm nay sẽ là bước phát triển mới trong mối quan hệ phối hợp, hợp tác giữa hai ngành, đã chặt chẽ càng chặt chẽ hơn, đã hiệu quả càng hiệu quả hơn; cùng chung sức, đồng lòng góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số, xã hội số.

Bộ Công An và VNPT ký Thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số - Ảnh 2.

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã tham dự lễ ký kết

Lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Công an và VNPT thể hiện quyết tâm chính trị to lớn của tập thể lãnh đạo Bộ Công an nhằm tận dụng tối đa chuyển đổi số để nâng cao chất lượng hoạt động của ngành, tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong, vai trò dẫn dắt, đi đầu trong chuyển đổi số của ngành Công an.

Chủ tịch HĐTV VNPT Tô Dũng Thái khẳng định VNPT cam kết sẽ nỗ lực hết sức mình để cùng Bộ Công an hiện thực hóa các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng hạ tầng số, chuyển đổi số đã đề ra; Triển khai có hiệu quả hơn nữa các giải pháp hiện có và sẵn sàng tham gia vào những dự án mới, sáng tạo những giải pháp mới, góp phần xây dựng Chính phủ số, công dân số, xã hội số.

Bảo Trân

Dien Dan Rao Vat

Tuesday, April 25, 2023

NielsenIQ: Gần 90% khách hàng hài lòng với chất lượng dịch vụ Internet băng thông rộng của VNPT

Những con số biết nói

Khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường và truyền thông toàn cầu NielsenIQ thực hiện trong Quý 4-2022 với trên 1200 khách hàng đang sử dụng dịch vụ Internet băng rộng cố định của VNPT và các nhà mạng khác, độ tuổi từ 18-55 tuổi tại 7 vùng trên 17 tỉnh thành trong cả nước vừa được công bố. Kết quả khảo sát cho thấy bức tranh tổng quát về thị trường cũng như mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp.

Theo đó, về mức độ hài lòng của khách hàng (CSI), VNPT hiện có tỷ lệ khách hàng hài lòng cao nhất. Cụ thể, có tới 88% khách hàng thể hiện sự hài lòng và rất hài lòng, chỉ có 12% tỷ lệ khách hàng đánh giá bình thường và không ý kiến, tỷ lệ khách hàng không hài lòng của VNPT là 0%.

NielsenIQ: Gần 90% khách hàng hài lòng với chất lượng dịch vụ Internet băng thông rộng của VNPT - Ảnh 1.

Theo khảo sát của NielsenIQ, 88% khách hàng sử dụng Internet băng thông rộng của VNPT cảm thấy hài lòng với chất lượng

Đây là mức độ hài lòng cao vượt trội, không chỉ với các nhà cung cấp mạng tại Việt Nam mà còn so với cả mức trung bình của nhiều nhà mạng lớn trên thế giới. Theo khảo sát của AllConnect năm 2022 về mức độ hài lòng của khách hàng Mỹ đối với các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình và Internet (ISP) truyền thống thì các doanh nghiệp lớn hàng đầu tai nước này cũng chỉ đạt ở mức từ 63-72%. Trong đó, Verizon đạt 72%, T-Mobile đạt 71%, AT&T đạt 69%, Xfinity đạt 66%...

Đối với tỷ lệ đánh giá đáp ứng nhu cầu về chất lượng, dịch vụ của VNPT, tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của khách hàng đạt tới 91%, trong khi tỷ lệ đánh giá đáp ứng một phần nhu cầu của khách chỉ giới hạn ở mức 9%.

VNPT đã đạt được điểm số hài lòng tổng thể và điểm số rất hài lòng tại hầu hết các điểm tiếp xúc trong hành trình trải nghiệm khách hàng, bao gồm quá trình tư vấn dịch vụ, đăng ký dịch vụ, cài đặt dịch vụ, chất lượng Internet, quá trình đăng ký/thay đổi dịch vụ mới, xử lý yêu cầu dịch vụ, quá trình hỗ trợ kỹ thuật, quá trình sửa chữa, xử lý khiếu nại, giá cả và quá trình gia hạn khuyến mãi.

NielsenIQ nhận định, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng với sản phẩm và dịch vụ viễn thông của VNPT. Tuy nhiên, các yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến điểm số hài lòng của khách hàng là chất lượng dịch vụ internet, chất lượng phục vụ và cước phí.

Về chất lượng dịch vụ Internet của VNPT, đây là yếu tố quan trọng, quyết định cho sự gắn bó lâu dài của khách hàng đối với các nhà cung cấp mạng. Ở hạng mục này, sức cạnh tranh của mạng Internet băng thông rộng cố định VNPT được khách hàng đánh giá cao hơn các đối thủ trong top đầu bởi chất lượng đường truyền và thiết bị phát sóng Wi-Fi tốt, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Bộ và ĐB SCL.

Về chất lượng phục vụ của VNPT cũng được đánh giá cao, đặc biệt vượt trội ở các hoạt động phục vụ khách hàng. Trong đó, quá trình đăng ký dịch vụ được đánh giá cao, nhất là ở quy trình và thủ tục đăng ký ban đầu; Quá trình lắp đặt cũng nhận được sự tín nhiệm từ phía khách hàng nhờ sự ưu trội cả về thời gian và chất lượng, đi đầu trong việc lắp đặt đúng giờ và nhanh chóng bởi nhân viên; Với việc đăng ký dịch vụ mới, VNPT dẫn đầu thị trường về tổng thể sự hài lòng với thời gian phản hồi và chi phí/khuyến mãi được đánh giá cao; Quá trình hỗ trợ kỹ thuật và sửa chữa, giải quyết khiếu nại, dịch vụ của VNPT cũng được đánh giá cao hơn đáng kể so với các nhà cung cấp khác nhờ thái độ hỗ trợ của nhân viên, thông tin minh bạch và kết quả giải quyết.

NielsenIQ: Gần 90% khách hàng hài lòng với chất lượng dịch vụ Internet băng thông rộng của VNPT - Ảnh 2.

Chất lượng phục vụ của VNPT cũng được đánh giá cao

Không chỉ thế, mạng lưới hỗ trợ khách hàng đa kênh từ cửa hàng đến các kênh online của VNPT có thể đáp ứng một cách nhanh chóng nhất những yêu cầu của khách hàng.

Về giá cả và các chương trình khuyến mãi, đây cũng là yếu tố quan trọng giúp khách hàng lựa chọn VNPT. Theo đó, hầu hết khách hàng của VNPT đánh giá mức phí dịch vụ hiện tại khá phù hợp, cạnh tranh và các chương trình khuyến mại đều thiết thực, hấp dẫn. Đặc biệt, sự minh bạch, rõ ràng và hợp lý của gói cước là những yếu tố chính làm VNPT trở nên vượt trội hơn so với các nhà cung cấp khác.

Ngoài ra, VNPT cũng là nhà mạng thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn với tỷ lệ khách hàng tham gia chương trình khuyến mãi rất cao (70%). Trong đó, khuyến mại tặng thêm tháng sử dụng được khách hàng đánh giá hài lòng về đáp ứng nhu cầu của họ.

Không ngừng đổi mới để phát triển

Những con số ấn tượng kể trên là kết quả của quá trình nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng, sản phẩm, đầu tư về cơ sở hạ tầng, công nghệ của VNPT trong suốt thời gian qua nhằm đem lại những trải nghiệm tối ưu cho khách hàng. Điều này được thể hiện ở hàng loạt giải thưởng, ghi nhận của các tổ chức uy tín trong nước và thế giới. Đặc biệt, việc VNPT nhiều năm liên tiếp được vinh danh "Nhà cung cấp dịch vụ Băng thông rộng cố định" tiêu biểu do World Mobile Broadband & ICT bình chọn cho thấy mức độ uy tín, ưa chuộng của khách hàng trong cả nước cũng như những đánh giá cao từ các chuyên gia hàng đầu đối với dịch vụ của VNPT.

"Kết quả khảo sát của NielsenIQ là cơ hội để VNPT nhìn nhận lại hành trình đã qua, những thành tựu đã đạt được cũng như những thiếu sót của mình trong quá trình chinh phục thị trường và đồng hành cùng trải nghiệm khách hàng. Trong thời gian tới, VNPT sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa, đặt quyền lợi, trải nghiệm của khách hàng lên hàng đầu trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, chúng tôi sẽ không ngừng đầu tư nâng cao về chất lượng dịch vụ Internet băng thông rộng để khách hàng có thể thuận tiện nhất, tối ưu nhất trong trải nghiệm các dịch vụ số đang trong quá trình bùng nổ hiện nay", đại diện VNPT cho biết.

Đầu tư nâng cao dung lượng, trải nghiệm khách hàng là ưu tiên hàng đầu

Liên quan tới việc từ cuối năm 2022 đến đầu năm 2023, lần lượt cả 5 tuyến cáp quang biển của Việt Nam đi quốc tế lần lượt gặp sự cố, đây là tình huống hi hữu bất khả kháng, đã ảnh hưởng lớn tới chất lượng mạng Internet, tác động trực tiếp tới chất lượng dịch vụ của không chỉ các nhà mạng Việt Nam mà còn cả các nhà mạng lớn trong khu vực.

Trước tình trạng kể trên, các doanh nghiệp viễn thông trong nước, đặc biệt là VNPT đã lập tức triển khai các giải pháp ứng cứu, bổ sung lưu lượng từ các nguồn khác nhau để nhanh chóng khắc phục, thông suốt đường truyền phục vụ khách hàng. Việc phải đàm phán, thuê lại các hướng trên đất liền tức thì đồng nghĩa với việc chi phí tốn kém gấp nhiều lần, đi cùng với đó việc phải tập trung nâng cấp hạ tầng, triển khai các biện pháp kỹ thuật phức tạp để tối ưu đường truyền cũng được VNPT ưu tiên lên hàng đầu.

Tính tới thời điểm hiện tại, việc khắc phục sự cố trên các tuyến cáp quang biển của VNPT đã cơ bản hoàn thành. Cùng với các nguồn mới từ trên đất liền tiếp tục được duy trì, dung lượng Internet cung cấp cho khách hàng đã đạt, thậm chí vượt so với trước thời điểm diễn ra các sự cố.

Bên cạnh việc cáp quang biển quốc tế SJC 2 (South East Asia - Japan 2 Cable System) kết nối 6 quốc gia do VNPT tham gia đầu tư dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay, VNPT cũng đang lên kế hoạch đầu tư thêm một số tuyến cáp quang biển sử dụng công nghệ mới để bổ sung một lượng lớn vào dung lượng tổng, phục vụ cho khách hàng, giúp đem đến những trải nghiệm dịch vụ Internet tốc độ cao trong thời gian tới một cách thuận tiện, dễ dàng, đồng thời gia tăng sức cạnh tranh của mạng Internet VNPT trong lĩnh vực.

Cao Hưng

Dien Dan Rao Vat

Monday, April 24, 2023

Nhiều rào cản trong quảng cáo số, truyền thông số

Chiều 24-4, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC và Hội Truyền thông số Việt Nam phối hợp tổ chức diễn đàn quốc gia "Sáng tạo nội dung số, bảo vệ bản quyền số và quảng cáo số".

Nhiều rào cản trong quảng cáo số, truyền thông số - Ảnh 1.

Các đại biểu trao đổi tại diễn đàn chiều 24-4

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) Vũ Kiêm Văn nhấn mạnh sáng tạo nội dung số, bảo vệ bản quyền số và quảng cáo số là những nhân tố chính, liên quan mật thiết với nhau trong công nghiệp nội dung số. Sự phổ biến của Internet, sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của các nền tảng số đã làm thay đổi thói quen, hành vi của khán giả khi tiếp cận và thụ hưởng nội dung từ các hình thức truyền thống như truyền hình, radio, báo in,... đang dịch chuyển lên không gian số.

Do vậy, để bắt kịp xu hướng này, các nhà sản xuất nội dung buộc phải thay đổi tư duy nhằm tạo ra các sản phẩm nội dung số đa dạng ở nhiều lĩnh vực từ tin tức, giải trí, tới thể thao, giáo dục... cho phù hợp với thị hiếu khách hàng và phù hợp với không gian số, thiết bị số. Từ đó, sáng tạo nội dung số trở thành mảnh đất mới đầy tiềm năng dành cho các nhà sản xuất nội dung và các nhãn hàng, các doanh nghiệp kinh doanh quảng cáo số.

Tuy nhiên, trong dòng chảy phát triển đó, các hoạt động trong lĩnh vực này thường xuyên phát sinh những vướng mắc, bất cập chưa có tiền lệ ở Việt Nam, thậm chí trên quy mô toàn cầu, đặc biệt là việc bảo vệ bản quyền nội dung số và kinh doanh quảng cáo số.

Vì vậy, đòi hỏi phải có những phương thức mới trong vận hành và quản lý của cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp sản xuất nội dung, doanh nghiệp quảng cáo cũng như người dùng cuối cùng để có điều chỉnh và hành và ứng xử phù hợp

Ông Tạ Mạnh Hoàng , Tổng Giám đốc Sconnect Việt Nam, cũng chia sẻ về những thách thức, khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này. Theo ông Hoàng, các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do những quy định pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ còn những chỗ chưa rõ ràng, cùng với đó là sự nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ của người dân còn chưa cao.

"Chính những yếu tố này đã khiến chúng tôi lúng túng trong hoạt động sáng tạo nội dung số. Muốn phát triển bền vững thì chúng ta phải hoàn thiện thể chế, nâng cao nhận thức của xã hội về vấn đề này" - ông Hoàng nói.

Tổng Giám đốc Sconnect Việt Nam cũng nói thêm Việt Nam thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, đủ tầm nhìn thiết kế sản phẩm một cách toàn diện - đa dòng, đa mảng như mô hình sản phẩm 360 của Nhật - Hàn - Mỹ.

Doanh nghiệp Việt Nam sức cạnh tranh yếu dễ bị tổn thương khi gia nhập thị trường quốc tế. Ví dụ trường hợp một doanh nghiệp lớn ở Anh đã lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ để tranh chấp bộ nhân vật hoạt hình Wolfoo của Sconnect Việt Nam.

Yến Anh

Dien Dan Rao Vat

Messenger bị khóa, người dùng chật vật

Những ngày qua, nhiều người dùng tại Việt Nam bất ngờ không thể nhắn tin trong ứng dụng Messenger vì vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook. Sự cố này đã khiến người dùng, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc liên lạc, trao đổi công việc.

Công việc, giao tiếp bị ảnh hưởng

Nhiều người dùng phản ánh họ đã nhận được thông báo từ Facebook với nội dung: "Bạn không thể gửi tin nhắn trong vòng 30 ngày do vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng" khi họ mở ứng dụng Messenger để sử dụng.

Messenger bị khóa, người dùng chật vật - Ảnh 1.

Nhiều người dùng than vãn việc họ bị khóa tài khoản nhắn tin Messenger trên mạng xã hội

Các chủ tài khoản cho hay họ vẫn vào Facebook để bày tỏ trạng thái (status) hay đưa lên hình ảnh, clip bình thường, tuy nhiên khi chia sẻ thông tin hay trò chuyện (chat) trong Messenger thì ngay lập tức nhận được thông báo trên và không thể nhắn tin đến bất kỳ tài khoản nào trong danh sách bạn bè. Người dùng có tài khoản tên Q.M.P cho biết: "Facebook thông báo tài khoản của tôi sẽ không được nhắn tin trong 30 ngày vì vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng mà không hề đưa ra lý do bị chặn tính năng nhắn tin. Kiểm tra các tin nhắn gần đây thì tôi không hề gửi bất kỳ nội dung vi phạm nào cho bạn bè qua Facebook Messenger. Tôi cũng kiểm tra Gmail và không thấy thư thông báo về việc bị khóa Messenger. Hiện tôi vẫn đọc được nội dung tin nhắn của các thành viên gửi nhưng không thể trả lời hay gọi lại. Tôi đã gửi báo cáo cho Facebook qua tính năng Report lỗi trên ứng dụng Messenger điện thoại lẫn trên máy tính". Trong khi đó, người dùng có tên Vũ Hoàng thì cầu cứu: "Có ai biết cách mở Messenger bị chặn không mọi người?".

Theo nhiều người dùng bị sự cố, việc này ảnh hưởng đến việc liên lạc với bạn bè, người thân hay trao đổi công việc với đồng nghiệp, công ty…, họ phải chuyển qua sử dụng các ứng dụng nhắn tin khác như Telegram, Zalo, Viber…

Ông Minh Hoàng, chủ một cửa hàng kinh doanh điện thoại tại TP HCM, than vãn: "Tôi bất ngờ khi thấy tài khoản nhắn tin của cửa hàng bỗng dưng bị khóa. Tài khoản này cửa hàng sử dụng để trao đổi với khách hàng khi họ cần liên lạc hỏi giá điện thoại, chi phí sửa chữa… nay bỗng dưng bị khóa khiến chúng tôi không thể trao đổi với khách hàng. Tài khoản Messenger này gắn với tài khoản fanpage của cửa hàng nên không thể dùng tài khoản khác để thay thế. Việc này khiến chúng tôi phải thông báo với khách hàng liên lạc qua các kênh khác rất phiền phức".

Theo chị Thanh Hằng (TP HCM), công ty lập một nhóm chat trên Facbook Messenger để trao đổi công việc, nay một thành viên bị chặn, không thể trao đổi với nhóm khiến công việc bị đình trệ. Cả nhóm phải chuyển sang sử dụng Zalo.

Kiểm soát kỹ hình ảnh, nội dung

Lý giải nguyên nhân tính năng Messenger bị chặn, ông Ngô Trần Vũ, Giám đốc Công ty Bảo mật Nam Trường Sơn, cho biết: "Facebook dùng công cụ tự động quét tin nhắn và hình ảnh. Đặc biệt là các hình ảnh khỏa thân, nhạy cảm sẽ lập tức bị khóa bài đăng và bị cấm sử dụng chat hoặc đăng bài ít nhất 7 ngày".

Vì vậy, người dùng cần kiểm soát tốt tài khoản, hoạt động của mình trên Facebook để tránh bị khóa, cẩn trọng việc mời bạn bè khác tham gia ứng dụng, chơi game, hay đăng tải một nội dung khiêu dâm, hình ảnh, bài nhạc không bản quyền… Facebook sẽ tự động quét các nội dung này và nhận diện nó vi phạm và sẽ khóa tài khoản. Facebook đủ thông minh để phân biệt các thông tin nhạy cảm, thông tin chỉ nhằm câu "like"… vi phạm quy chế cộng đồng.

Người dùng chat trong các nhóm thường chia sẻ hình ảnh vui nhưng vô tình bị đưa vào diện chế tài của hệ thống. Sau khi bị cấm, người dùng có thể liên hệ Facebook để khiếu nại yêu cầu mở khóa nhưng rất ít trường hợp khiếu nại thành công. Theo chuyên gia Ngô Trần Vũ, các chủ tài khoản Facebook dùng tính năng Messenger nên đặc biệt lưu ý khi chia sẻ ảnh khỏa thân, nhạy cảm, tham khảo các quy định trong quy chế cộng đồng để hiểu các khuyến cáo của Facebook mà đăng hình ảnh, nội dung hay sử dụng ngôn ngữ nhắn tin phù hợp. Có những hình ảnh, clip mà người dùng cho là bình thường nhưng hệ thống quét nhận diện là vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, sẽ bị chặn tính năng gửi tin nhắn. Nguyên nhân là do Facebook có đợt truy quét mạnh tay các nội dung vi phạm trên nền tảng. Việc truy quét này sử dụng công cụ quét tự động, ứng dụng công nghệ AI nên có thể sẽ xảy ra "nhầm lẫn".

Hiện chưa có giải pháp nào để giúp người dùng có thể gỡ bỏ ngay thông báo vi phạm này. Người dùng cần báo cáo ngay cho Facebook và chờ thời gian hệ thống phục hồi tính năng nhắn tin. 

Cẩn trọng dịch vụ mở khóa tài khoản

Đáng lưu ý, sau khi bị chặn Messenger, do ảnh hưởng đến liên lạc, trao đổi công việc nên nhiều chủ tài khoản đã tìm mọi cách để mở lại tài khoản. Ghi nhận cho thấy hiện nay có nhiều dịch vụ trên mạng xã hội chào mời mở lại tài khoản Facebook tại Việt Nam. Các dịch vụ này báo giá phí mở khóa tài khoản Facebook cá nhân từ 3-5 triệu đồng, còn tài khoản Messenger của fanpage doanh nghiệp thì từ 15-20 triệu đồng. Các chuyên gia công nghệ cảnh báo việc chào mời mở khóa đa phần là lừa đảo. Các dịch vụ mở khóa này không bảo đảm, cam kết với khách hàng về việc hoàn tiền trong trường hợp không thực hiện thành công, khả năng người dùng mất tiền là rất cao.

Bài và ảnh: THANH PHƯỢNG

Dien Dan Rao Vat

Sunday, April 23, 2023

Thực hư thông tin nghe điện thoại bị mất sạch tiền trong tài khoản ngân hàng

Cụ thể, theo một chia sẻ của tài khoản tên N.D.S thì "đồng nghiệp của tôi nhận được cuộc gọi hỏi rằng anh ấy đã được tiêm phòng chưa. Nếu anh ấy đã được tiêm phòng ấn phím 1, chưa tiêm phòng ấn phím 2. Kết quả, anh ta ấn phím 1 và điện thoại bị chặn… Mọi người cẩn thận nha. Chỉ cần làm theo hướng dẫn của nó trong vòng 3 giây là nó lấy được hết thông tin tài khoản ngân hàng, nó vô hiệu hóa điện thoại mình, máy chủ mình nó điều khiển. Khi nó rút tiền, ngân hàng nhắn OTP vào số điện thoại mình nhưng nó nhận được,…".

Thực hư thông tin nghe điện thoại bị mất sạch tiền trong tài khoản ngân hàng - Ảnh 1.

Hiếu PC khẳng định thông tin cảnh báo trên là tin giả

Hay một tài khoản khác kể còn ly kỳ hơn "cuộc gọi 5 giây và sự việc mất 30 triệu đồng sau đó" và khẳng định "đây là câu chuyện có thật mẹ em gặp phải".

Theo đó, mẹ nhân vật này nhận được cuộc gọi từ số 059xxx và có nhấc máy trả lời "a lô" nhưng không có hồi âm… Người mẹ khẳng định không có nhắn tin hay vào app, link linh tinh nhưng ngủ 1 đêm thì điện thoại sập nguồn. Sáng hôm sau vào app ngân hàng thì ngân hàng yêu cầu đặt lại mật khẩu, vào rồi phát hiện tài khoản bị trừ 30 triệu đồng!

Những thông tin trên thu hút khá đông người xem bởi các giao dịch online càng nhiều, tiện lợi cũng kéo theo nhiều rủi ro.

Tuy nhiên, khi Báo Người Lao Động trao đổi với chuyên gia bảo mật Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC) - người sáng lập Dự án Chống lừa đảo - về thông tin trên thì Ngô Minh Hiếu khẳng định: "Đây là tin giả! Làm gì có chuyện nghe điện thoại bị mất sạch tiền trong tài khoản ngân hàng hay dữ liệu máy tính. Nếu như vậy thì xã hội loạn!".

Theo Hiếu, trường hợp người nghe điện thoại ấn các phím theo hướng dẫn có thể bị trừ tiền điện thoại ở mức cước cao (tùy thuộc đầu số) chứ không thể mất tiền ngân hàng.

"Người dùng chỉ mất tiền tài khoản ngân hàng khi nhấn phím theo hướng dẫn của kẻ lừa đảo, rồi làm theo dẫn dụ của chúng như vào đường link, hay tải file mã độc, hay app độc hại, hoặc dẫn dụ đầu tư tài chính, hoặc bị đe dọa theo kiểu giả mạo công an.... thì lúc đấy mới bị lừa mất tiền" – Ngô Minh Hiếu phân tích.

Lý giải về những cảnh báo trên, chuyên gia Ngô Minh Hiếu cho rằng có thể do một số người không rành về công nghệ, đến khi bị lừa, thì lại không hiểu sao, cứ thế cứ viết rồi đăng lên mạng. Hoặc một số nạn nhân đã bị lừa, cảm thấy ngại và xấu hổ nên khi chia sẻ thông tin mình bị lừa thì cắt ghép thông tin nhằm giảm đi mức độ của việc mình bị lừa.

Thậm chí, có trường hợp vì thiếu hiểu biết hoặc thích câu view mà lan truyền tin giả, vô tình cố ý câu view, gây kích động và mất trật tự xã hội.

Tin- ảnh: Ngọc Ánh

Dien Dan Rao Vat

Saturday, April 22, 2023

CLIP: "Robot khủng" lang thang ở Gò Vấp gây xôn xao cộng đồng mạng

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, anh Bùi Trường Vi (SN 1997, ngụ quận Gò Vấp, TP HCM) cho biết anh chính là chủ nhân của "robot khủng" mà cộng đồng mạng đang nhắc đến. 

Anh Vi xác nhận: "Tôi làm ở Công ty Vnnext lập trình robotic thiết kế đồ họa và có niềm đam mê về robot nên cách đây mấy tháng, tôi có đặt mua con robot nặng 15 kg từ Trung Quốc nhưng đó chỉ là cái vỏ như bộ đồ. Tôi mua về mặc vào để thực hiện biểu diễn cho khách xem ở các quán, khu vui chơi".

Clip được chia sẻ mạnh trên mạng xã hội

Anh Vi chia sẻ thêm: "Mỗi sáng tôi thường bận bộ đồ robot này đến các trường cấp 1, cấp 2 làm sự kiện tạo hứng thú cho học sinh học tập, thực hành. Đến nay, tôi đã đến hơn 100 trường học ở TP HCM".

CLIP: Robot khủng lang thang ở Gò Vấp gây xôn xao cộng đồng mạng - Ảnh 2.
CLIP: Robot khủng lang thang ở Gò Vấp gây xôn xao cộng đồng mạng - Ảnh 3.

"Robot khủng" đến với các trường học

Học sinh thích thú với "robot khủng"

Bạn Bảo Ngọc (SN 1995) thích thú: "Robot thì mình thấy nhiều trên truyền hình rồi, bữa mình đi ăn về thấy nó đi trên đường cũng là lạ và hay hay". Hiện clip về "robot khủng" lang thang trên đường được chia sẻ mạnh trên mạng xã hội

PHẠM DŨNG

Dien Dan Rao Vat

Friday, April 21, 2023

Vận hành ChatGPT có thể tốn 16,5 tỉ đồng mỗi ngày

ChatGPT ra mắt hồi cuối năm ngoái và nhanh chóng gây tiếng vang lớn trên toàn thế giới. Tuy nhiên, số tiền mà OpenAI phải chi ra mỗi ngày để vận hành siêu trí tuệ nhân tạo (AI) này không hề nhỏ.

"ChatGPT yêu cầu sức mạnh tính toán lớn để phản hồi dựa trên tương tác của người dùng. Hầu hết chi phí là từ các máy chủ đắt tiền mà họ đang sử dụng. Chúng tôi ước tính chi phí mỗi ngày để vận hành ChatGPT khoảng 700.000 USD" - ông Dylan Patel, chuyên gia phân tích tại công ty nghiên cứu chất bán dẫn SemiAnalysis, nói với Business Insider.

Chuyên gia khác tại SemiAnalysis là Afzal Ahmad cũng đánh giá việc đào tạo mô hình ngôn ngữ lớn có nhiều người dùng như ChatGPT cần nhiều chi phí và chắc chắn vượt xa bất kỳ mô hình AI ở quy mô bình thường khác.

Vận hành ChatGPT có thể tốn 16,5 tỉ đồng mỗi ngày - Ảnh 1.

Một hệ thống máy chủ vận hành ChatGPT dựa trên nền tảng đám mây Azure. Ảnh: Microsoft

Cuối năm ngoái, phó giáo sư Tom Goldstein tại khoa học máy tính tại ĐH Maryland - Mỹ cũng cho rằng OpenAI cần số tiền khoảng 100.000 USD mỗi ngày cho ChatGPT.

Ước tính của chuyên gia này được đưa ra khi siêu AI chưa quá phổ biến nhưng đến tháng 2-2023, ChatGPT đã có hơn 100 triệu người dùng.

Vì thế, chi phí vận hành chatbot này được cho là đã tăng lên gấp nhiều lần ở vào thời điểm hiện tại.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Gia Lai quyết tâm chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số

Gia Lai đã sở hữu hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin đồng bộ, thống nhất

Trong thời gian vừa qua, bằng nguồn lực và thế mạnh về công nghệ của mình, Tập đoàn VNPT đã tích cực tham gia các chương trình, dự án trong kế hoạch Chuyển đổi số của tỉnh Gia Lai để hỗ trợ tỉnh xây dựng một nền tảng hạ tầng số mạnh, hệ sinh thái số phong phú đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, triển khai Chính quyền điện tử của tỉnh.

Cho đến nay, Gia Lai đã có được một hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin đồng bộ, thống nhất. Hệ thống mạng Truyền số liệu chuyên dùng đã được triển khai đến 100% các Cơ quan Khối Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh (3 cấp tỉnh, huyện, xã). Đây là hệ thống mạng xương sống, nền tảng kết nối cho các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ quá trình chuyển đổi số của chính quyền địa phương. Hệ thống Hội nghị truyền hình đã được kết nối 100% thông qua mạng truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh, đảm bảo tối đa chất lượng và an toàn bảo mật thông tin, đáp ứng cho các phiên họp trực tuyến diễn ra 24/7 phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành thông suốt của lãnh đạo tỉnh.

Với hệ thống các giải pháp CNTT mà tỉnh hiện có như: Hệ thống Giám sát an toàn thông tin tập trung (SOC) cho các hệ thống công nghệ thông tin phục vụ Chính quyền điện tử tỉnh Gia Lai; Hệ thống sao lưu dữ liệu cho các hệ thống dùng chung trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Hệ thống thông tin dịch vụ công 1022 tỉnh Gia Lai; Hệ thống Phòng họp không giấy tờ eCabinet; Hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh; Hệ thống phần mềm quản lý công chức viên chức… hoàn toàn có khả năng đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn thông tin, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ứng dụng CNTT theo hướng Chính phủ điện tử tiến tới chuyển đổi số Chính quyền, cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh.

Nhiều bộ giải pháp hỗ trợ cho việc chuyển đổi số điều hành, sản xuất kinh doanh do VNPT triển khai như: nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp, hệ thống truy xuất hàng hóa, hệ thống giúp kê khai thuế, BHXH, hóa đơn, biên lai điện tử, giải pháp chữ ký số điện tử cho phép các doanh nghiệp, cá nhân thực hiện "giao dịch số" qua môi trường mạng cũng đã và đang được các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn sử dụng hiệu quả, góp phần dần hình thành các doanh nghiệp số trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai quyết tâm đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số

Gia Lai quyết tâm chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số - Ảnh 1.

Đại diện Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai và Tập đoàn VNPT thực hiện ký kết hợp tác

Nhìn lại những kết quả hợp tác giữa tỉnh Gia Lai và Tập đoàn VNPT đã đạt được trong thời gian vừa qua, lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai đánh giá cao sự đồng hành và hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả của Tập đoàn VNPT. Tại lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023-2025 vừa được tổ chức ngày 21-4-2023, ông Trương Hải Long, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã chia sẻ, tỉnh đang nỗ lực phổ cập, nâng cao kiến thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân; hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, từng bước hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có sức cạnh tranh trên thị trường. "Việc ký kết lần này sẽ khởi đầu cho quá trình hợp tác chuyển đổi số được mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn của hai bên trong thời gian tới. Đây là cơ sở để góp phần đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số tỉnh Gia Lai trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số", ông Trương Hải Long nhấn mạnh.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Huỳnh Quang Liêm, Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT đã khẳng định, sự quyết tâm, đồng lòng của lãnh đạo tỉnh Gia Lai trong việc thúc đẩy triển khai các ứng dụng số chắc chắn sẽ giúp tiến trình chuyển đổi số tại tỉnh diễn ra thuận lợi. Đây cũng sẽ là động lực để Tập đoàn VNPT tiếp tục triển khai hiệu quả thỏa thuận hợp tác với tỉnh trong thời gian tiếp theo. Đồng thời, ông Huỳnh Quang Liêm cũng cam kết sẽ tập trung những nguồn lực tốt nhất để đồng hành cùng Gia Lai trong quá trình chuyển đổi số; các giải pháp được thiết kế, cung cấp đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển của Chính phủ, điều kiện đặc thù, mức độ phát triển của tỉnh.

Theo thỏa thuận được ký kết, Tập đoàn VNPT sẽ hợp tác và hỗ trợ Gia Lai: Triển khai giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số gồm xây dựng hạ tầng số, các nền tảng dùng chung, đảm bảo an toàn an ninh thông tin; hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực; Hợp tác phát triển chính quyền số như xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, đồng bộ, các dịch vụ trên nền tảng số, các dịch vụ trên nền tảng đô thị thông minh, trung tâm giám sát và điều hành đô thị thông minh); Phát triển kinh tế số (tư vấn, hợp tác chuyển giao công nghệ và triển khai chuyển đổi số cho các doanh nghiệp công nghệ số; phối hợp triển khai các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển thương mại điện tử); Phát triển xã hội số và đào tạo; hợp tác chuyển đổi số trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên.

Cao Hưng

Dien Dan Rao Vat

Gia Lai quyết tâm chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số

Gia Lai đã sở hữu hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin đồng bộ, thống nhất

Trong thời gian vừa qua, bằng nguồn lực và thế mạnh về công nghệ của mình, Tập đoàn VNPT đã tích cực tham gia các chương trình, dự án trong kế hoạch Chuyển đổi số của tỉnh Gia Lai để hỗ trợ tỉnh xây dựng một nền tảng hạ tầng số mạnh, hệ sinh thái số phong phú đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, triển khai Chính quyền điện tử của tỉnh.

Cho đến nay, Gia Lai đã có được một hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin đồng bộ, thống nhất. Hệ thống mạng Truyền số liệu chuyên dùng đã được triển khai đến 100% các Cơ quan Khối Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh (3 cấp tỉnh, huyện, xã). Đây là hệ thống mạng xương sống, nền tảng kết nối cho các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ quá trình chuyển đổi số của chính quyền địa phương. Hệ thống Hội nghị truyền hình đã được kết nối 100% thông qua mạng truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh, đảm bảo tối đa chất lượng và an toàn bảo mật thông tin, đáp ứng cho các phiên họp trực tuyến diễn ra 24/7 phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành thông suốt của lãnh đạo tỉnh.

Với hệ thống các giải pháp CNTT mà tỉnh hiện có như: Hệ thống Giám sát an toàn thông tin tập trung (SOC) cho các hệ thống công nghệ thông tin phục vụ Chính quyền điện tử tỉnh Gia Lai; Hệ thống sao lưu dữ liệu cho các hệ thống dùng chung trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Hệ thống thông tin dịch vụ công 1022 tỉnh Gia Lai; Hệ thống Phòng họp không giấy tờ eCabinet; Hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh; Hệ thống phần mềm quản lý công chức viên chức… hoàn toàn có khả năng đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn thông tin, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ứng dụng CNTT theo hướng Chính phủ điện tử tiến tới chuyển đổi số Chính quyền, cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh.

Nhiều bộ giải pháp hỗ trợ cho việc chuyển đổi số điều hành, sản xuất kinh doanh do VNPT triển khai như: nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp, hệ thống truy xuất hàng hóa, hệ thống giúp kê khai thuế, BHXH, hóa đơn, biên lai điện tử, giải pháp chữ ký số điện tử cho phép các doanh nghiệp, cá nhân thực hiện "giao dịch số" qua môi trường mạng cũng đã và đang được các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn sử dụng hiệu quả, góp phần dần hình thành các doanh nghiệp số trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai quyết tâm đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số

Gia Lai quyết tâm chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số - Ảnh 1.

Đại diện Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai và Tập đoàn VNPT thực hiện ký kết hợp tác

Nhìn lại những kết quả hợp tác giữa tỉnh Gia Lai và Tập đoàn VNPT đã đạt được trong thời gian vừa qua, lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai đánh giá cao sự đồng hành và hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả của Tập đoàn VNPT. Tại lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023-2025 vừa được tổ chức ngày 21-4-2023, ông Trương Hải Long, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã chia sẻ, tỉnh đang nỗ lực phổ cập, nâng cao kiến thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân; hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, từng bước hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có sức cạnh tranh trên thị trường. "Việc ký kết lần này sẽ khởi đầu cho quá trình hợp tác chuyển đổi số được mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn của hai bên trong thời gian tới. Đây là cơ sở để góp phần đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số tỉnh Gia Lai trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số", ông Trương Hải Long nhấn mạnh.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Huỳnh Quang Liêm, Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT đã khẳng định, sự quyết tâm, đồng lòng của lãnh đạo tỉnh Gia Lai trong việc thúc đẩy triển khai các ứng dụng số chắc chắn sẽ giúp tiến trình chuyển đổi số tại tỉnh diễn ra thuận lợi. Đây cũng sẽ là động lực để Tập đoàn VNPT tiếp tục triển khai hiệu quả thỏa thuận hợp tác với tỉnh trong thời gian tiếp theo. Đồng thời, ông Huỳnh Quang Liêm cũng cam kết sẽ tập trung những nguồn lực tốt nhất để đồng hành cùng Gia Lai trong quá trình chuyển đổi số; các giải pháp được thiết kế, cung cấp đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển của Chính phủ, điều kiện đặc thù, mức độ phát triển của tỉnh.

Theo thỏa thuận được ký kết, Tập đoàn VNPT sẽ hợp tác và hỗ trợ Gia Lai: Triển khai giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số gồm xây dựng hạ tầng số, các nền tảng dùng chung, đảm bảo an toàn an ninh thông tin; hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực; Hợp tác phát triển chính quyền số như xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, đồng bộ, các dịch vụ trên nền tảng số, các dịch vụ trên nền tảng đô thị thông minh, trung tâm giám sát và điều hành đô thị thông minh); Phát triển kinh tế số (tư vấn, hợp tác chuyển giao công nghệ và triển khai chuyển đổi số cho các doanh nghiệp công nghệ số; phối hợp triển khai các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển thương mại điện tử); Phát triển xã hội số và đào tạo; hợp tác chuyển đổi số trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên.

Cao Hưng

Dien Dan Rao Vat

VNPT MSS - Giải pháp an toàn thông tin hàng đầu đang được các doanh nghiệp tin dùng trong chuyển đổi số

An toàn thông tin: Mối bận tâm hàng đầu của doanh nghiệp

Các báo cáo mới đây của Statista - Công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Đức cho thấy, tổng số tiền mà các doanh nghiệp trên toàn cầu bỏ ra mỗi năm để bảo vệ hệ thống mạng, cũng như dữ liệu đã tăng lên đáng kể. Chi tiêu toàn cầu cho bảo mật thông tin đã tăng từ 101,5 tỉ USD năm 2017 lên 169 tỉ USD vào năm 2022. Phần lớn chi tiêu tập trung vào các dịch vụ bảo mật, bảo vệ cơ sở hạ tầng và thiết bị an ninh mạng. Chi tiêu cho các dịch vụ an ninh dự kiến sẽ đạt gần 76,5 tỉ USD vào năm 2023.

Thị trường công nghệ bảo mật thông tin được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong vài năm tới. Đến năm 2024, chi tiêu cho bảo mật thông tin trên toàn thế giới dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi so với năm 2017. Để ngăn chặn nguy cơ mất an toàn dữ liệu, các doanh nghiệp hiện đang tìm kiếm các giải pháp bảo mật thông tin khác nhau để đối phó với những cuộc tấn công của tội phạm mạng. Một trong số đó là sử dụng nền tảng quản lý an toàn thông tin được cung cấp bởi các đơn vị uy tín trên thị trường. Bằng cách giám sát hệ thống 24/7, ứng cứu và xử lý sự cố kịp thời, điều tra truy vết và chủ động săn tìm mối nguy, hệ thống của doanh nghiệp sẽ luôn trong trạng thái được bảo vệ và giảm thiểu tối đa những rủi ro, thiệt hại trước các cuộc tấn công của tội phạm mạng.

VNPT MSS và "Hệ miễn dịch không gian số"

Nhận thấy nhu cầu bức thiết của các doanh nghiệp, tổ chức trong lĩnh vực bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu, VNPT đã phối hợp với Tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia hàng đầu thế giới IBM để nghiên cứu và xây dựng VNPT MSS - Nền tảng quản lý an toàn thông tin VNPT. Đây là một mắt xích quan trọng nằm trong "Hệ miễn dịch không gian số VNPT" – VNPT Cyber Immunity đã được đầu tư, nghiên cứu phát triển trong suốt nhiều năm qua.

VNPT MSS - Giải pháp an toàn thông tin hàng đầu đang được các doanh nghiệp tin dùng trong chuyển đổi số - Ảnh 1.

VNPT MSS - Giải pháp an toàn thông tin hàng đầu đang được các doanh nghiệp tin dùng trong chuyển đổi số

VNPT MSS (VNPT Managed Security Service) là nền tảng giám sát, quản lý an toàn thông tin hỗ trợ các doanh nghiệp và tổ chức kịp thời phát hiện, xử lý, ứng cứu các rủi ro mất an toàn thông tin trước các cuộc tấn công từ bên trong và bên ngoài. Sự xuất hiện của VNPT MSS sẽ giúp bảo vệ tài sản số, cũng như giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp, tổ chức một cách đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm nhất. Sản phẩm hiện đang triển khai dịch vụ trên nền tảng đám mây (cloud), giúp cho việc triển khai, quản lý và sử dụng dịch vụ của khách hàng dễ dàng hơn.

Điều đặc biệt, không phải là một sản phẩm công nghệ chắp vá từ những "opensource" tràn lan trên mạng, VNPT MSS là thành quả của việc đầu tư nghiên cứu nghiêm túc giữa 2 đơn vị lớn là Tập đoàn VNPT và Tập đoàn IBM, tập trung những công nghệ bảo mật tiên tiến hàng đầu thế giới, VNPT MSS chắc chắn sẽ là sự lựa chọn tối ưu dành cho các doanh nghiệp, tổ chức trong quá trình chuyển đổi số.

Hiện tại, VNPT MSS cung cấp 4 dịch vụ cho doanh nghiệp gồm: Giám sát an toàn thông tin (Security Monitoring); Ứng cứu sự cố (Incident Response); Điều tra truy vết (Forensic) và Săn tìm mối nguy (Threats Hunting). Điểm nổi bật của các dịch vụ của VNPT MSS là sự linh hoạt trong việc tùy chỉnh và phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của từng doanh nghiệp. Khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ phù hợp với mục đích của mình hoặc yêu cầu các gói dịch vụ theo nhu cầu của mình.

VNPT MSS đã và đang trở thành một trong những đối tác đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ và giải pháp bảo mật thông tin chuyên nghiệp. Doanh nghiệp khi sử dụng VNPT MSS có thể ví như đã được trích ngừa vaccine miễn dịch với những mối nguy, rủi ro mất an toàn thông tin trên không gian mạng, từ đó có thể yên tâm tập trung vào các hoạt động sản xuất kinh doanh để phát triển doanh nghiệp một cách an toàn, bền vững.

Tập đoàn VNPT, đơn vị dẫn dắt chuyển đổi số Quốc gia đã bước chân vào lĩnh vực An toàn thông tin với thương hiệu VNPT Cyber Immunity (VCI) – Hệ miễn dịch không gian số VNPT.

VNPT Cyber Immunity tận dụng được các lợi thế vốn có của một nhà mạng Viễn thông – Công nghệ thông tin lớn của Việt Nam: Hạ tầng lớn nhất, công nghệ tiên tiến nhất, khả năng tính toán lớn, băng thông rộng, đội ngũ hỗ trợ trên khắp cả nước, đồng thời có sự hỗ trợ từ các đối tác và các tập đoàn công nghệ hàng đầu trên thế giới.

Trong hệ miễn dịch không gian số VNPT, các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp có sự liên kết chặt chẽ, cùng chia sẻ "kháng thể", dữ liệu nhằm phát hiện, cảnh báo các sự cố, ngăn chặn các cuộc tấn công mạng, tránh nguy cơ lộ lọt thông tin. Một số các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp thuộc VNPT Cyber Immunity từng bước được ra mắt như: VNPT MSS, VNPT Pentest, VNPT DNS Protection, VNPT Smart IR, VNPT Audit, VNPT Threat Intelligence, VNPT IoT Guard, VNPT WAF... đáp ứng đầy đủ nhu cầu đảm bảo an toàn thông tin của tất cả các đối tượng khách hàng.

Cao Hưng

Dien Dan Rao Vat

UBND tỉnh Tuyên Quang và Tập đoàn VNPT ký thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số

Tuyên Quang: Chuyển đổi số không còn là khái niệm xa vời

Phát biểu tại lễ Thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số giai đoạn 2023–2028 giữa UBND tỉnh Tuyên Quang và Tập đoàn VNPT, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, triển khai xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số là yêu cầu tất yếu để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước, vì vậy ngày 14-12-2017, UBND tỉnh Tuyên Quang và Tập đoàn VNPT đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về viễn thông và công nghệ thông tin giai đoạn 2017-2022. Sau hơn 5 năm triển khai hợp tác, với sự quyết tâm cao của địa phương và sự đồng hành của Tập đoàn VNPT, tình hình ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều chuyển biến tích cực, tạo đột phá thúc đẩy cải cách hành chính, phát triển kinh tế - xã hội.

UBND tỉnh Tuyên Quang và Tập đoàn VNPT ký thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số - Ảnh 1.

Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Tuyên Quang và Tập đoàn VNPT thực hiện ký kết Thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số

Cơ sở hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin phát triển rộng khắp, ổn định. Nhiều hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung được VNPT triển khai thống nhất toàn tỉnh như: Hệ thống quản lý văn bản và điều hành công việc (VNPT iOffice); hệ thống chỉ đạo điều hành; trục liên thông văn bản nội tỉnh; hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính; hệ thống báo cáo; mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II tỉnh Tuyên Quang; Cổng thông tin du lịch thông minh phục vụ quảng bá và phát triển du lịch. Đặc biệt, hạ tầng đường truyền cáp quang tốc độ cao và mạng di động Vinaphone 4G phủ sóng đến trung tâm các huyện, thành phố và các xã trong toàn tỉnh; các ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục (vnEdu), y tế (VNPT HIS), bảo hiểm xã hội, thuế, ví điện tử (VNPT Money), hóa đơn điện tử... được quan tâm triển khai mạnh mẽ, thiết thực và hiệu quả.

Những kết quả này đã tạo nên nền tảng hạ tầng và môi trường để tỉnh Tuyên quang từng bước thực hiện chuyển đổi số. Từ chính quyền tới người dân, doanh nghiệp đều tăng cường hoạt động trên môi trường mạng… Nhờ đó, đến nay, chuyển đổi số không còn là khái niệm xa vời, người dân Tuyên Quang đã dần thay đổi nhận thức về chuyển đổi số, sẵn sàng trải nghiệm công nghệ mới, thụ hưởng những giá trị từ chuyển đổi số.

Quyết liệt hơn trong chuyển đổi số

Xác định, chuyển đối số là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, ngày 15-11-2021, BCH Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TU về chuyển đổi số tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Nghị quyết xác định rõ mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 Tuyên Quang là một trong những tỉnh xếp loại khá, đến năm 2030 nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực miền Bắc.

Để hiện thực hóa chủ trương này, tỉnh Tuyên Quang đã ban hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVII) về chuyển đổi số tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Kế hoạch chuyển đổi IPv6 trong các cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2022 - 2025; Kế hoạch về Truyền thông Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10-10 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2022.

Quyết tâm triển khai chuyển đổi số mạnh mẽ và quyết liệt tại Tuyên Quang một lần nữa được Lãnh đạo Tỉnh Tuyên Quang khẳng định qua việc lựa chọn Tập đoàn VNPT làm đối tác đồng hành cùng Tỉnh thực hiện chuyển đổi số.

Tại lễ Thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số giai đoạn 2023–2028 giữa UBND tỉnh Tuyên Quang và Tập đoàn VNPT, ông Tô Dũng Thái, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn VNPT cũng khẳng định, với những kết quả đã đạt được, trong giai đoạn tiếp theo VNPT sẽ tiếp tục đồng hành, ưu tiên triển khai các dịch vụ tiên tiến thúc đẩy chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực của đời sống, để thực hiện thành công các mục tiêu về chuyển đổi số đã được Tỉnh đề ra trong Nghị quyết số 48-NQ/TU ngày 15-112021.

Theo thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số giai đoạn 2023–2028 giữa UBND tỉnh Tuyên Quang và Tập đoàn VNPT vừa được ký kết ngày 18/4/2023, hai bên sẽ phát huy tối đa thế mạnh của trên cơ sở huy động nguồn lực tổng hợp để giúp quá trình hợp tác chuyển đổi số tại Tuyên Quang được mạnh mẽ, quyết liệt hơn, hướng tới mục tiêu đến năm 2025, Tuyên Quang sẽ có 100% các sở/ ban/ngành, huyện, thành phố tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; kinh tế số chiếm 20% tổng sản phẩm trên địa bàn.

Cao Hưng

Dien Dan Rao Vat

Chồng ra tối hậu thư “sinh con hoặc ly hôn”, vợ cầu cứu công dân mạng

Người phụ nữ sống tỉnh Chiết Giang ở miền Đông Trung Quốc, được truyền thông cho biết với tên gọi Xiaomei, đã tìm kiếm lời khuyên từ cư dân mạng sau khi từ chối yêu cầu có con của chồng.

Star Video đưa tin chồng của Xiaomei ra tối hậu thư cho cô phải sinh con trước 35 tuổi nếu không sẽ ly dị.

Người vợ cho biết họ đã kết hôn và sống hạnh phúc 2 năm qua. Do đó, cô rất sốc khi chồng đưa ra tối hậu thư về việc có con.

"Chỉ vì tôi không muốn có con mà anh ấy sẽ ly dị tôi" – cô Xiaomei nói với Star Video.

Cô cho biết chồng cô đã đặt ra thời hạn 2 năm vì cho rằng sinh con sau 35 tuổi sẽ không tốt cho cả mẹ lẫn con.

Xiaomei chia sẻ cô cảm thấy việc có con sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của hai vợ chồng.

"Có con hoặc ly hôn. Chồng tôi nói sẽ ly hôn nếu tôi không muốn sinh con" - cô Xiaomei tiếp tục.

Thực tế, Xiaomei không muốn có con bởi cô từng chứng kiến ​​người bạn thân nhất gặp nguy hiểm lúc "vượt cạn", trong khi gia đình chồng chỉ quan tâm đến đứa trẻ mà phớt lờ người mẹ.

Xiaomei cho biết thêm cả mẹ đẻ lẫn mẹ chồng cũng gây áp lực buộc cô phải có con.

"Không có con thì về già biết nhờ cậy ai?"- cô Xiaomei tiếp tục câu chuyện của mình khi kể người thân khuyên vậy.

Tranh cãi chồng ra tối hậu thư cho vợ “sinh con hoặc ly hôn” - Ảnh 1.

Trung Quốc đang đối mặt với cuộc khủng hoảng dân số nhưng nhiều phụ nữ vẫn tiếp tục nói "không" với việc sinh con. Ảnh minh hoạ: SCMP

Dù không thích có con nhưng áp lực từ phía gia đình khiến Xiaomei phải tìm kiếm lời khuyên từ cộng đồng mạng, điều này đã lan truyền trên mạng xã hội đại lục và gây ra cuộc tranh luận lớn.

"Tư tưởng không cần có con là sai. Bạn sẽ cảm thấy tiếc nuối khi về già. Có con sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn" - Một người khẳng định.

Một người khác bình luận: "Sống mà không có con cũng chẳng sao. Mỗi người đều có lựa chọn lối sống của riêng mình".

Những câu chuyện về phụ nữ bị ép sinh con ở Trung Quốc thường gây ra những cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng.

Năm 2021, một cậu bé ở tỉnh thuộc miền Đông Trung Quốc giục mẹ sinh thêm cho cậu đứa em, khiến nhiều người dùng mạng xã hội ngạc nhiên.

Cùng năm đó, một phụ nữ ở miền Bắc Trung Quốc bị mẹ ép lập kế hoạch sinh con thứ hai ngay sau khi sinh đứa con đầu lòng và câu chuyện cũng đã nhanh chóng lan truyền trên mạng.

Bằng Hưng (Theo South China Morning Post)

Dien Dan Rao Vat

Chuyện thật, "qua mặt” giám khảo, AI đoạt giải nhất cuộc thi ảnh thế giới

Business Insider cho biết trong cuộc thi Nhiếp ảnh Thế giới Sony 2023 (SWPA 2023) vừa tổ chức hồi tháng 3, tác giả Boris Eldagsen đã mang tới tác phẩm có tên "The Electrician". Trong ảnh là hai người phụ nữ với ánh mắt nhìn về hai hướng khác nhau và có tông màu đen trắng theo phong cách những năm 1940.

Đây là tác phẩm được tạo ra hoàn toàn bởi trí tuệ nhân tạo (AI) nhưng được Ban giám khảo trao giải nhất hạng mục Sáng tạo trong cuộc thi SWPA 2023.

Tác phẩm được xướng tên khiến tác giả Boris Eldagsen - người có 30 năm kinh nghiệm, cảm thấy ngạc nhiên. "Tác phẩm ‘The Electrician’ có tất cả các lỗi đặc trưng của AI. Đáng lẽ các chi tiết này phải được các thành viên Ban giám khảo phát hiện" – nhiếp ảnh gia Boris Eldagsen viết trên blog cá nhân.

Chuyện thật, qua mặt” giám khảo, AI đoạt giải nhất cuộc thi ảnh thế giới - Ảnh 1.

Tác phẩm "The Electrician" được tạo ra bởi AI. Ảnh: Business Insider

Thực tế, thoạt nhìn tác phẩm trông khá chân thực nhưng có một số dấu hiệu cho thấy nó được tạo bằng AI. Chẳng hạn, bàn tay không tự nhiên, ngón tay không có móng tay hay chiếc váy bị lẫn vào cánh tay trái của người đứng trước.

Trong bối cảnh đó, tác giả Boris Eldagsen quyết định từ chối nhận giải với lời giải thích: "AI không phải là nhiếp ảnh. Vì vậy, tôi không nhận giải thưởng này".

Tác giả cũng cho biết "The Electrician" được tạo bởi công cụ Dall-E 2 của công ty OpenAI vào tháng 9-2022.

Ngay khi nhận tin đoạt giải, ông Boris Eldagsen cũng đã thông báo với ban tổ chức rằng nó do AI tạo ra. Ông đăng ký tham gia cuộc thi vì SWPA cho phép sử dụng "bất kỳ thiết bị nào".

Nhiếp ảnh gia Eldagsen nhận xét tiềm năng sáng tác ảnh nghệ thuật của AI rất lớn. Do đó, ông cũng hy vọng sẽ có một cuộc thi riêng, thay vì để ảnh AI lẫn trong các sự kiện thi ảnh do con người chụp.

Đây không phải lần đầu tác phẩm do AI tạo ra đoạt giải thưởng. Tháng 8 năm ngoái, bức tranh "Théâtre D'opéra Spatial" được người dùng Jason Allen mang đến triển lãm bang Colorado (Mỹ) và sau đó được trao giải nhất ở hạng mục nghệ thuật số.

Hồi đầu năm, công ty điện tử DigiDirect (Úc) cũng tổ chức cuộc thi nhiếp ảnh với giải thưởng hàng tuần bằng tiền mặt. Tác phẩm biển của Jane Eykes đã đoạt giải nhưng sau đó tác giả thừa nhận ảnh được tạo bởi AI của Absolutely.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Thursday, April 20, 2023

VNPT MSS - Giải pháp an toàn thông tin hàng đầu đang được các doanh nghiệp tin dùng trong chuyển đổi số

An toàn thông tin: Mối bận tâm hàng đầu của doanh nghiệp

Các báo cáo mới đây của Statista - Công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Đức cho thấy, tổng số tiền mà các doanh nghiệp trên toàn cầu bỏ ra mỗi năm để bảo vệ hệ thống mạng, cũng như dữ liệu đã tăng lên đáng kể. Chi tiêu toàn cầu cho bảo mật thông tin đã tăng từ 101,5 tỉ USD năm 2017 lên 169 tỉ USD vào năm 2022. Phần lớn chi tiêu tập trung vào các dịch vụ bảo mật, bảo vệ cơ sở hạ tầng và thiết bị an ninh mạng. Chi tiêu cho các dịch vụ an ninh dự kiến sẽ đạt gần 76,5 tỉ USD vào năm 2023.

Thị trường công nghệ bảo mật thông tin được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong vài năm tới. Đến năm 2024, chi tiêu cho bảo mật thông tin trên toàn thế giới dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi so với năm 2017. Để ngăn chặn nguy cơ mất an toàn dữ liệu, các doanh nghiệp hiện đang tìm kiếm các giải pháp bảo mật thông tin khác nhau để đối phó với những cuộc tấn công của tội phạm mạng. Một trong số đó là sử dụng nền tảng quản lý an toàn thông tin được cung cấp bởi các đơn vị uy tín trên thị trường. Bằng cách giám sát hệ thống 24/7, ứng cứu và xử lý sự cố kịp thời, điều tra truy vết và chủ động săn tìm mối nguy, hệ thống của doanh nghiệp sẽ luôn trong trạng thái được bảo vệ và giảm thiểu tối đa những rủi ro, thiệt hại trước các cuộc tấn công của tội phạm mạng.

VNPT MSS và "Hệ miễn dịch không gian số"

Nhận thấy nhu cầu bức thiết của các doanh nghiệp, tổ chức trong lĩnh vực bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu, VNPT đã phối hợp với Tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia hàng đầu thế giới IBM để nghiên cứu và xây dựng VNPT MSS - Nền tảng quản lý an toàn thông tin VNPT. Đây là một mắt xích quan trọng nằm trong "Hệ miễn dịch không gian số VNPT" – VNPT Cyber Immunity đã được đầu tư, nghiên cứu phát triển trong suốt nhiều năm qua.

VNPT MSS - Giải pháp an toàn thông tin hàng đầu đang được các doanh nghiệp tin dùng trong chuyển đổi số - Ảnh 1.

VNPT MSS - Giải pháp an toàn thông tin hàng đầu đang được các doanh nghiệp tin dùng trong chuyển đổi số

VNPT MSS (VNPT Managed Security Service) là nền tảng giám sát, quản lý an toàn thông tin hỗ trợ các doanh nghiệp và tổ chức kịp thời phát hiện, xử lý, ứng cứu các rủi ro mất an toàn thông tin trước các cuộc tấn công từ bên trong và bên ngoài. Sự xuất hiện của VNPT MSS sẽ giúp bảo vệ tài sản số, cũng như giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp, tổ chức một cách đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm nhất. Sản phẩm hiện đang triển khai dịch vụ trên nền tảng đám mây (cloud), giúp cho việc triển khai, quản lý và sử dụng dịch vụ của khách hàng dễ dàng hơn.

Điều đặc biệt, không phải là một sản phẩm công nghệ chắp vá từ những "opensource" tràn lan trên mạng, VNPT MSS là thành quả của việc đầu tư nghiên cứu nghiêm túc giữa 2 đơn vị lớn là Tập đoàn VNPT và Tập đoàn IBM, tập trung những công nghệ bảo mật tiên tiến hàng đầu thế giới, VNPT MSS chắc chắn sẽ là sự lựa chọn tối ưu dành cho các doanh nghiệp, tổ chức trong quá trình chuyển đổi số.

Hiện tại, VNPT MSS cung cấp 4 dịch vụ cho doanh nghiệp gồm: Giám sát an toàn thông tin (Security Monitoring); Ứng cứu sự cố (Incident Response); Điều tra truy vết (Forensic) và Săn tìm mối nguy (Threats Hunting). Điểm nổi bật của các dịch vụ của VNPT MSS là sự linh hoạt trong việc tùy chỉnh và phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của từng doanh nghiệp. Khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ phù hợp với mục đích của mình hoặc yêu cầu các gói dịch vụ theo nhu cầu của mình.

VNPT MSS đã và đang trở thành một trong những đối tác đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ và giải pháp bảo mật thông tin chuyên nghiệp. Doanh nghiệp khi sử dụng VNPT MSS có thể ví như đã được trích ngừa vaccine miễn dịch với những mối nguy, rủi ro mất an toàn thông tin trên không gian mạng, từ đó có thể yên tâm tập trung vào các hoạt động sản xuất kinh doanh để phát triển doanh nghiệp một cách an toàn, bền vững.

Tập đoàn VNPT, đơn vị dẫn dắt chuyển đổi số Quốc gia đã bước chân vào lĩnh vực An toàn thông tin với thương hiệu VNPT Cyber Immunity (VCI) – Hệ miễn dịch không gian số VNPT.

VNPT Cyber Immunity tận dụng được các lợi thế vốn có của một nhà mạng Viễn thông – Công nghệ thông tin lớn của Việt Nam: Hạ tầng lớn nhất, công nghệ tiên tiến nhất, khả năng tính toán lớn, băng thông rộng, đội ngũ hỗ trợ trên khắp cả nước, đồng thời có sự hỗ trợ từ các đối tác và các tập đoàn công nghệ hàng đầu trên thế giới.

Trong hệ miễn dịch không gian số VNPT, các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp có sự liên kết chặt chẽ, cùng chia sẻ "kháng thể", dữ liệu nhằm phát hiện, cảnh báo các sự cố, ngăn chặn các cuộc tấn công mạng, tránh nguy cơ lộ lọt thông tin. Một số các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp thuộc VNPT Cyber Immunity từng bước được ra mắt như: VNPT MSS, VNPT Pentest, VNPT DNS Protection, VNPT Smart IR, VNPT Audit, VNPT Threat Intelligence, VNPT IoT Guard, VNPT WAF... đáp ứng đầy đủ nhu cầu đảm bảo an toàn thông tin của tất cả các đối tượng khách hàng.

Cao Hưng

Dien Dan Rao Vat

UBND tỉnh Tuyên Quang và Tập đoàn VNPT ký thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số

Tuyên Quang: Chuyển đổi số không còn là khái niệm xa vời

Phát biểu tại lễ Thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số giai đoạn 2023–2028 giữa UBND tỉnh Tuyên Quang và Tập đoàn VNPT, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, triển khai xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số là yêu cầu tất yếu để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước, vì vậy ngày 14-12-2017, UBND tỉnh Tuyên Quang và Tập đoàn VNPT đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về viễn thông và công nghệ thông tin giai đoạn 2017-2022. Sau hơn 5 năm triển khai hợp tác, với sự quyết tâm cao của địa phương và sự đồng hành của Tập đoàn VNPT, tình hình ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều chuyển biến tích cực, tạo đột phá thúc đẩy cải cách hành chính, phát triển kinh tế - xã hội.

UBND tỉnh Tuyên Quang và Tập đoàn VNPT ký thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số - Ảnh 1.

Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Tuyên Quang và Tập đoàn VNPT thực hiện ký kết Thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số

Cơ sở hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin phát triển rộng khắp, ổn định. Nhiều hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung được VNPT triển khai thống nhất toàn tỉnh như: Hệ thống quản lý văn bản và điều hành công việc (VNPT iOffice); hệ thống chỉ đạo điều hành; trục liên thông văn bản nội tỉnh; hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính; hệ thống báo cáo; mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II tỉnh Tuyên Quang; Cổng thông tin du lịch thông minh phục vụ quảng bá và phát triển du lịch. Đặc biệt, hạ tầng đường truyền cáp quang tốc độ cao và mạng di động Vinaphone 4G phủ sóng đến trung tâm các huyện, thành phố và các xã trong toàn tỉnh; các ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục (vnEdu), y tế (VNPT HIS), bảo hiểm xã hội, thuế, ví điện tử (VNPT Money), hóa đơn điện tử... được quan tâm triển khai mạnh mẽ, thiết thực và hiệu quả.

Những kết quả này đã tạo nên nền tảng hạ tầng và môi trường để tỉnh Tuyên quang từng bước thực hiện chuyển đổi số. Từ chính quyền tới người dân, doanh nghiệp đều tăng cường hoạt động trên môi trường mạng… Nhờ đó, đến nay, chuyển đổi số không còn là khái niệm xa vời, người dân Tuyên Quang đã dần thay đổi nhận thức về chuyển đổi số, sẵn sàng trải nghiệm công nghệ mới, thụ hưởng những giá trị từ chuyển đổi số.

Quyết liệt hơn trong chuyển đổi số

Xác định, chuyển đối số là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, ngày 15-11-2021, BCH Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TU về chuyển đổi số tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Nghị quyết xác định rõ mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 Tuyên Quang là một trong những tỉnh xếp loại khá, đến năm 2030 nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực miền Bắc.

Để hiện thực hóa chủ trương này, tỉnh Tuyên Quang đã ban hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVII) về chuyển đổi số tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Kế hoạch chuyển đổi IPv6 trong các cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2022 - 2025; Kế hoạch về Truyền thông Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10-10 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2022.

Quyết tâm triển khai chuyển đổi số mạnh mẽ và quyết liệt tại Tuyên Quang một lần nữa được Lãnh đạo Tỉnh Tuyên Quang khẳng định qua việc lựa chọn Tập đoàn VNPT làm đối tác đồng hành cùng Tỉnh thực hiện chuyển đổi số.

Tại lễ Thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số giai đoạn 2023–2028 giữa UBND tỉnh Tuyên Quang và Tập đoàn VNPT, ông Tô Dũng Thái, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn VNPT cũng khẳng định, với những kết quả đã đạt được, trong giai đoạn tiếp theo VNPT sẽ tiếp tục đồng hành, ưu tiên triển khai các dịch vụ tiên tiến thúc đẩy chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực của đời sống, để thực hiện thành công các mục tiêu về chuyển đổi số đã được Tỉnh đề ra trong Nghị quyết số 48-NQ/TU ngày 15-112021.

Theo thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số giai đoạn 2023–2028 giữa UBND tỉnh Tuyên Quang và Tập đoàn VNPT vừa được ký kết ngày 18/4/2023, hai bên sẽ phát huy tối đa thế mạnh của trên cơ sở huy động nguồn lực tổng hợp để giúp quá trình hợp tác chuyển đổi số tại Tuyên Quang được mạnh mẽ, quyết liệt hơn, hướng tới mục tiêu đến năm 2025, Tuyên Quang sẽ có 100% các sở/ ban/ngành, huyện, thành phố tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; kinh tế số chiếm 20% tổng sản phẩm trên địa bàn.

Cao Hưng

Dien Dan Rao Vat

Wednesday, April 19, 2023

Chồng ra tối hậu thư “sinh con hoặc ly hôn”, vợ cầu cứu công dân mạng

Người phụ nữ sống tỉnh Chiết Giang ở miền Đông Trung Quốc, được truyền thông cho biết với tên gọi Xiaomei, đã tìm kiếm lời khuyên từ cư dân mạng sau khi từ chối yêu cầu có con của chồng.

Star Video đưa tin chồng của Xiaomei ra tối hậu thư cho cô phải sinh con trước 35 tuổi nếu không sẽ ly dị.

Người vợ cho biết họ đã kết hôn và sống hạnh phúc 2 năm qua. Do đó, cô rất sốc khi chồng đưa ra tối hậu thư về việc có con.

"Chỉ vì tôi không muốn có con mà anh ấy sẽ ly dị tôi" – cô Xiaomei nói với Star Video.

Cô cho biết chồng cô đã đặt ra thời hạn 2 năm vì cho rằng sinh con sau 35 tuổi sẽ không tốt cho cả mẹ lẫn con.

Xiaomei chia sẻ cô cảm thấy việc có con sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của hai vợ chồng.

"Có con hoặc ly hôn. Chồng tôi nói sẽ ly hôn nếu tôi không muốn sinh con" - cô Xiaomei tiếp tục.

Thực tế, Xiaomei không muốn có con bởi cô từng chứng kiến ​​người bạn thân nhất gặp nguy hiểm lúc "vượt cạn", trong khi gia đình chồng chỉ quan tâm đến đứa trẻ mà phớt lờ người mẹ.

Xiaomei cho biết thêm cả mẹ đẻ lẫn mẹ chồng cũng gây áp lực buộc cô phải có con.

"Không có con thì về già biết nhờ cậy ai?"- cô Xiaomei tiếp tục câu chuyện của mình khi kể người thân khuyên vậy.

Tranh cãi chồng ra tối hậu thư cho vợ “sinh con hoặc ly hôn” - Ảnh 1.

Trung Quốc đang đối mặt với cuộc khủng hoảng dân số nhưng nhiều phụ nữ vẫn tiếp tục nói "không" với việc sinh con. Ảnh minh hoạ: SCMP

Dù không thích có con nhưng áp lực từ phía gia đình khiến Xiaomei phải tìm kiếm lời khuyên từ cộng đồng mạng, điều này đã lan truyền trên mạng xã hội đại lục và gây ra cuộc tranh luận lớn.

"Tư tưởng không cần có con là sai. Bạn sẽ cảm thấy tiếc nuối khi về già. Có con sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn" - Một người khẳng định.

Một người khác bình luận: "Sống mà không có con cũng chẳng sao. Mỗi người đều có lựa chọn lối sống của riêng mình".

Những câu chuyện về phụ nữ bị ép sinh con ở Trung Quốc thường gây ra những cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng.

Năm 2021, một cậu bé ở tỉnh thuộc miền Đông Trung Quốc giục mẹ sinh thêm cho cậu đứa em, khiến nhiều người dùng mạng xã hội ngạc nhiên.

Cùng năm đó, một phụ nữ ở miền Bắc Trung Quốc bị mẹ ép lập kế hoạch sinh con thứ hai ngay sau khi sinh đứa con đầu lòng và câu chuyện cũng đã nhanh chóng lan truyền trên mạng.

Bằng Hưng (Theo South China Morning Post)

Dien Dan Rao Vat

Để không lãng phí 5G

Hiện 5G vẫn đang trong quá trình thử nghiệm mạng lưới và dịch vụ, tuy nhiên, theo các chuyên gia, tiến độ phát triển chậm so với kỳ vọng, cần tăng tốc để sớm đưa vào ứng dụng đại trà.

Hạ tầng phải đủ mạnh

Nếu như khi mới bắt đầu thử nghiệm 5G ở Việt Nam cách đây hơn 2 năm, mạng 5G chờ smartphone, máy tính bảng… cập nhật công nghệ thì nay thiết bị lại phải chờ 5G. Trong khi các thương hiệu lớn đều đã có smartphone 5G bán ở Việt Nam với nhiều mẫu mã, thậm chí mở rộng phân khúc phổ biến khoảng 5 triệu đồng thì tốc độ phát triển mạng 5G đang có vẻ chững lại. Thực tế hiện nay 5G ở Việt Nam hầu như được coi như một sự nâng cấp của 4G về tốc độ, chứ chưa được ứng dụng rộng hơn về tính năng và tiện ích của công nghệ này.

Để không lãng phí 5G - Ảnh 1.

Nhà mạng VinaPhone đưa các xe phát sóng 5G lưu động đến những sự kiện lớn có nhiều người tham dự để tạo điều kiện cho người dùng trải nghiệm 5G. Ảnh: VINAPHONE

Trong tháng 11-2020, sau thời gian thử nghiệm kỹ thuật từ cuối năm 2019, 3 nhà mạng lớn Viettel, MobiFone và VinaPhone đã lần lượt công bố kế hoạch thử nghiệm thương mại và triển khai mạng 5G tại Việt Nam, nhất là ở Hà Nội và TP HCM. Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT), đến tháng 6-2022, 3 nhà mạng này đã thử nghiệm dịch vụ 5G tại 40 tỉnh, thành. Việc đầu tư triển khai mạng và dịch vụ 5G ở Việt Nam được tiến hành theo nguyên tắc hạ tầng mạng lưới phải đi trước một bước. Có lẽ rút kinh nghiệm từ các công nghệ trước đây, hạ tầng mạng phải đủ mạnh mới tạo nền tảng tốt cho việc ứng dụng các công nghệ mới mà 5G mang lại.

Một số chuyên gia cho rằng tốc độ triển khai thương mại 5G đang bị chậm có nguyên nhân từ việc đấu giá băng tần 5G lâu nay gặp vướng mắc về pháp lý. Bộ TT-TT luôn tích cực tìm cách gỡ vướng nhưng việc này lại bị phụ thuộc nhiều cơ quan khác. Vì lẽ đó, đến nay mạng 5G ở Việt Nam vẫn chưa được cấp băng tần chính thức. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế chung toàn cầu sau đại dịch COVID-19 đang gặp nhiều khó khăn cũng ảnh hưởng tới các kế hoạch đầu tư 5G. Các nhà mạng có vẻ cẩn trọng hơn. Ông Huỳnh Quang Liêm, Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT - đơn vị chủ quản mạng di động VinaPhone, từng chia sẻ: "Việc đầu tư 5G diện rộng chỉ được thực hiện khi nhu cầu và tỉ lệ người dùng đạt quy mô nhất định". Theo thống kê, sau 18 tháng thử nghiệm thương mại, thuê bao 5G chỉ đạt 0,54% (khoảng hơn 360.000 thuê bao) trong tổng số hơn 71 triệu thuê bao băng rộng di động (3G, 4G, 5G) ở Việt Nam.

Tại Hội nghị Triển lãm thế giới số 2021, Bộ TT-TT đã đưa ra sáng kiến là 3 nhà mạng di động lớn nhất của Việt Nam sẽ chung tay đầu tư và sử dụng chung mạng 5G. Vào tháng 5-2019, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên thử nghiệm thành công gọi điện thoại bằng công nghệ 5G. Ông Denis Brunetti - Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào, hãng Thụy Điển cung cấp hạ tầng 5G và đồng hành với Việt Nam từ ban đầu - cho rằng với lộ trình mà Việt Nam đang đi, có thể đến năm 2024-2025, Việt Nam sẽ có thể triển khai 5G đại trà. Ông Denis Brunetti cho biết Việt Nam được đánh giá cao là một trong những quốc gia bắt đầu sớm với 5G.

Nếu 4G đã là một bước tiến vượt trội so với 3G thì 5G là một sự thay đổi cho một kỷ nguyên mới về kết nối di động. Sự nổi trội của 5G so với 4G được nhận biết trước tiên là tốc độ. 5G có tốc độ tải xuống (download) tiềm năng lên đến 20 Gbps (so với 1 Gbps của 4G). Còn theo Tech Target, điều khác biệt lớn nhất giữa 5G và 4G là độ trễ. Trong khi 4G có độ trễ 60-98 ms thì 5G chỉ ở dưới 5 ms, thậm chí được coi như bằng 0.

Chính ưu thế độ trễ cực thấp như vậy, gần như là thời gian thực, nên 5G có khả năng phục vụ cho nhiều ứng dụng thông minh. Với ưu thế vượt trội về tốc độ so với 3G (tốc độ download 1 Gbps so với 21 Mbps), 4G ứng dụng hiệu quả cho internet di động, phát trực tiếp video HD. Còn 5G là công nghệ lý tưởng cho các ứng dụng nhà thông minh và thành phố thông minh được kết nối, nhà máy thông minh, internet vạn vật (IoT), các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo VR, xe tự hành, các tác vụ điều khiển từ xa…

Cần chính sách thúc đẩy phát triển 5G

Theo Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông (NIICS) thuộc Bộ TT-TT, 5G được kỳ vọng sẽ có tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu, dự báo tạo ra khoảng 13.100 tỉ USD và 2 triệu việc làm mới vào năm 2035. Tỉ lệ đóng góp của 5G vào tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo sẽ đạt 7,34% vào năm 2025. Cơ quan quản lý và điều hành viễn thông của Việt Nam cũng xác định 5G không chỉ là để nghe thoại.

Tập đoàn VNPT đã kiến nghị Chính phủ, Bộ TT-TT có chính sách thúc đẩy phát triển hệ sinh thái 5G trong các ngành nghề của nền kinh tế như công nghiệp, dịch vụ..., hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn đầu triển khai 5G. Tập đoàn Công nghệ Intel nhận định: "Tương lai của 5G vẫn đang được viết ra và nó có thể quan trọng đối với khả năng kết nối như buổi bình minh của internet. 5G có thể thay đổi cuộc sống của bạn".

Trung Quốc là nước ứng dụng 5G đa mục đích hàng đầu thế giới, chủ yếu nhờ thế mạnh công nghệ, trong đó Huawei là một trong những đơn vị có số lượng bằng phát minh - sáng chế về 5G đứng hàng đầu thế giới. Hiện Huawei đã giới thiệu một cấp độ mới của 5G là 5.5G với nhiều ưu điểm hơn. Ứng dụng 5G đã được Huawei đẩy mạnh trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, thử nghiệm trong mỏ khai thác khoáng sản, cảng biển… Hãng Apple đã ứng dụng công nghệ 5G để tăng hiệu quả cho tính năng phát hiện tai nạn của đồng hồ Apple Watch. 5G hỗ trợ đắc lực cho ôtô tự lái và ôtô thông minh kết nối. Vào năm 2019, chính quyền Đài Loan - Trung Quốc đã công bố "Kế hoạch hành động 5G", gồm khoản tài trợ lên tới 658 triệu USD trong 4 năm để kích thích sự phát triển 5G trên toàn lãnh thổ này. Cơ quan Phát triển Thung lũng Silicon châu Á (ASVDA) của Đài Bắc đã công bố chương trình khuyến khích 5G với khoản tài trợ 90 triệu USD để thúc đẩy các ứng dụng đổi mới 5G/AI cho các thành phố thông minh.

Các chuyên gia kỳ vọng năm 2024-2025 sẽ bắt đầu thời kỳ 5G phát triển đại trà ở Việt Nam. Vì vậy, ngay từ bây giờ, các tổ chức, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch đón đầu sẵn sàng để có thể khai thác ngay các ưu thế của mạng 5G càng sớm càng tốt. 

5G đã được ứng dụng phổ biến ở nhiều nước

Theo Ookla 5G Map, tính đến ngày 30-11-2022, trên thế giới đã có 127.509 điểm triển khai 5G (thương mại và thử nghiệm) ở 128 nước và vùng lãnh thổ (tăng so với 85.602 điểm 5G tại 112 nước trước đó một năm). Còn Báo cáo kinh tế di động 2022 của Hiệp hội Các nhà khai thác thông tin di động toàn cầu (GSMA) ghi nhận thế giới đã có 209 nhà khai thác triển khai 5G thương mại tại 83 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Phạm Hồng Phước

Dien Dan Rao Vat

Sunday, April 16, 2023

1,15 triệu thuê bao vừa bị các nhà mạng khóa 2 chiều

Chiều 16-4, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết cập nhật đến ngày 15-4, tức sau 15 ngày kể từ ngày các doanh nghiệp viễn thông khóa 1 chiều 1,67 triệu thuê bao có thông tin không trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thông tin có dấu hiệu không đúng quy định, đã có hơn 520.000 chủ thuê bao thực hiện chuẩn hóa và đã hoạt động bình thường.

Số lượng thuê bao còn lại là 1,15 triệu, các nhà mạng đã chính thức khóa 2 chiều liên lạc vào ngày 15-4 vừa qua theo quy định. "Chủ các thuê bao này còn 30 ngày để đi chuẩn hóa thông tin để tiếp tục sử dụng số điện thoại, nếu không sẽ bị thu hồi số thuê bao"- ông Nguyễn Phong Nhã nhấn mạnh.

Như Báo Người Lao Động đã đưa tin, từ ngày 11-3 đến nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã yêu cầu các nhà mạng thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao di động với số lượng thuê bao lên đến gần 4 triệu.

Như vậy, sau hơn 1 tháng triển khai đợt cao điểm, đã có hơn 2,5 triệu thuê bao có thông tin chưa chuẩn hóa theo cơ sở dữ liệu của Bộ Công an đã được cập nhật.

Ghi nhận của phóng viên tại một số phòng giao dịch của các nhà mạng tại TP HCM những ngày gần đây không còn quá tải như trước. Điều này cho thấy đa số những chủ thuê bao "chính chủ" đã thực hiện việc cập nhật thông tin theo quy định.

Theo ông Nguyễn Phong Nhã, công tác chuẩn hoá thông tin thuê bao, bảo đảm thông tin của người sử dụng dịch vụ viễn thông di động được quản lý đầy đủ, chính xác, có vai trò hết sức quan trọng. Bởi lẽ, hiện nay, càng ngày càng nhiều người sử dụng điện thoại thông minh, các dịch vụ chuyển tiền, mua sắm, thực hiện các giao dịch quan trọng đều thông qua số điện thoại thì nguy cơ bị lừa đảo càng dễ xảy ra. Nếu người sử dụng dùng số điện thoại mang tên người khác để làm số liên lạc thì thực sự không an toàn cho người sử dụng; ngoài ra những những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm thuần phong mỹ tục, quảng cáo không đúng sự thật hoàn toàn có thể thực hiện thông qua các số điện thoại có thông tin không đúng quy định.

Do vậy, để góp phần tạo dựng một môi trường dịch vụ an toàn, giảm thiểu những nguy cơ, rất mong người sử dụng thuê bao di động có thể phối hợp với các nhà mạng để chuẩn hóa thông tin để chung tay tạo dựng một môi trường văn minh, an toàn.

Tin- ảnh: Ngọc Ánh

Dien Dan Rao Vat

Friday, April 14, 2023

Đã có thể sử dụng YouTube Premium tại Việt Nam

Theo đó, người người dùng chỉ cần vào phần cài đặt trong ứng dụng YouTube, chọn dịch vụ Premium và làm theo các hướng dẫn là đã có thể đăng ký dịch vụ YouTube Premium dễ dàng.

Người dùng có thể thanh toán phí cho dịch vụ này thông qua ví điện tử như MoMo hay thẻ Credit, Debit ngân hàng, các thao tác đăng ký, thanh toán khá nhanh và dễ thực hiện.

Theo ghi nhận, hiện YouTube cho người dùng Việt Nam miễn phí 1 tháng sử dụng, sau đó sẽ tính phí theo mức giá quy định. Mức giá quy định của YouTube là 79.000 đồng/ 1 tháng cho cá nhân sử dụng và 149.000 đồng/ tháng cho gia đình sử dụng.

Đã có thể sử dụng YouTube Premium tại Việt Nam - Ảnh 1.

Mức giá quy định của YouTube là 79.000 đồng/ 1 tháng cho cá nhân sử dụng và 149 ngàn đồng/ tháng cho gia đình

YouTube Premium là tính năng trả phí của YouTube. Với tính năng này, người dùng có thể trả phí để sử dụng dịch vụ, đổi lại họ sẽ không bị làm phiền bởi quảng cáo nhất là các quảng cáo gây khó chịu. Không chỉ vậy, người sở hữu tài khoản YouTube Premium còn có thể mở nhạc ngay cả khi điện thoại ở chế độ tắt màn hình.

Bên cạnh đó, người dùng đăng ký dịch vụ YouTube Premium trên điện thoại còn có thể vừa xem video trên YouTube vừa sử dụng các ứng dụng khác mà không bị tắt ứng dụng YouTube như dịch vụ miễn phí hiện tại. Và dịch vụ YouTube Premium, YouTube Music Premium sẽ hỗ trợ người dùng sử dụng Smartphone lẫn SmartTV.

Trước đó, kể từ ngày 1-/4 nhiều người dùng, cư dân mạng, các diễn đàn xôn xao trước thông tin một vài người dùng đã đăng ký được tính năng YouTube Premium hay YouTube Music Premium tại Việt Nam một cách chính thức.

Thông tin từ những nhà "kinh doanh" mua bán các tài khoản, dịch vụ YouTube, Netflix cho biết dịch vụ YouTube Music Premium sẽ bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ ngày 12-4 và vào tuần sau sẽ ra mắt chính thức tại Việt Nam.

T. Phượng

Dien Dan Rao Vat

Ngày 15-4, khóa 2 chiều đối với thuê bao chưa chuẩn hóa thông tin

Tính đến ngày 14-4, vẫn còn khoảng gần 400.000 TBDĐ chưa chuẩn hóa. Sau thời điểm bị khóa thuê bao 2 chiều, các khách hàng của VinaPhone sẽ không thể tự thực hiện chuẩn hóa thông tin TBDĐ qua website/app My VNPT. Tuy nhiên, VinaPhone vẫn tiếp tục hỗ trợ mở khóa TBDĐ cho những khách hàng có nhu cầu tại các điểm giao dịch trên cả nước, hỗ trợ khách hàng đến 21 giờ hằng ngày đến ngày 15-5. Sau đó, các TBDĐ không thực hiện chuẩn hóa sẽ bị thu hồi về kho số của nhà mạng.

Nhà mạng MobiFone, Viettel cũng cho hay sau khi bị khóa 1 chiều, TBDĐ sẽ tiếp tục bị khóa 2 chiều sau 15 ngày tiếp theo (15-4) và sẽ bị thu hồi số sau 30 ngày kể từ thời điểm bị khóa 2 chiều. Sau khi bị khóa liên lạc 2 chiều, khách hàng cần đến các cửa hàng giao dịch của nhà mạng trên toàn quốc để được hỗ trợ thực hiện chuẩn hóa thông tin. Sau khi bị khóa liên lạc 1 chiều/2 chiều mà khách hàng cập nhật thông tin sẽ được mở tự động dịch vụ đã chặn trước đó để khách hàng sử dụng. 

T.Nguyễn

Dien Dan Rao Vat

Đài dao CNC WNMU0404 (Cán Dao)

Dụng cụ cắt gọt kim loại Đài dao CNC WNMU0404 holder sử dụng trong ngành gia công cơ khí, là dụng cụ có độ cứng cao hơn chi tiết gia công, được lắp đặt vào máy công cụ (máy tiện, máy phay, máy bào, máy khoan,..) nhằm phục vụ cho ngành gia công cơ khí, nhằm mục đích chế tạo ra các chi tiết cơ khí, phục vụ cho việc lắp ráp, chế tạo hoặc sửa chữa máy móc, thiết bị.

Trong ngành gia công kim loại, dụng cụ cắt gọt Đài dao CNC WNMU0404 holder được sử dụng để loại bỏ vật liệu khỏi phôi bằng phương pháp bóc tách kim loại là cực kỳ quan trọng

Dụng cụ cắt gọt là hạng mục dụng cụ thay thế tiêu hao lớn và không thể thiếu trong gia công chế tạo các chi tiết khuôn mẫu, các cấu trúc máy móc cơ khí.

  • Độ cứng: Khả năng không bị biến dạng khi dùng để cắt vật liệu gia công.
  • Độ bền cơ học: Khả năng không bị phá hủy khi chịu lực trong quá trình cắt.
  • Độ bền nhiệt: Khả năng giữ được độ cứng và độ bền cơ học ở nhiệt độ cao.
  • Độ bền mòn: Khả năng chống lại sự mài mòn trong quá trình cắt.

WNMU0404 holder

Số lượng lưỡi dao:2T/3T/4T/5T

Điều chỉnh lưỡi dao:WNMU040308

HRC:50

Độ chính xác:<0.02

Kỷ niệm 30 năm thành lập, MobiFone ra mắt thương hiệu giới trẻ dành cho GenZ

Ngày 14-4, Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã trọng thể tổ chức lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập thương hiệu MobiFone (16-4-1993 - 16-4-2023).

Kỷ niệm 30 năm thành lập, MobiFone ra mắt thương hiệu giới trẻ dành cho GenZ - Ảnh 1.

Lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông... dự lễ kỷ niệm. Ảnh: Thái Sơn

Tại sự kiện, MobiFone đã cho ra mắt thương hiệu giới trẻ mới mang tên Saymee. Đây là dấu ấn đặc biệt tuổi 30, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ, thể hiện sự "sáng tạo, đổi mới" - "không lùi bước" và "thấu hiểu" của MobiFone trên thị trường.

Là nhà mạng tiên phong cho giới trẻ, Saymee được sáng tạo bởi GenZ và dành riêng cho GenZ. Mang trong mình tinh thần của một nhà thám hiểm, Saymee mong muốn truyền tải tinh thần mạnh mẽ của một nhà mạng dám bứt phát giới hạn, vượt qua chính mình, sẵn sàng mang tới những trải nghiệm khác biệt dành cho các bạn trẻ.

Với tinh thần sáng tạo trong cách nhìn, đổi mới trong sản phẩm, thấu hiểu để bắt kịp mọi xu hướng, Saymee mang tới những sản phẩm và dịch vụ được "may đo" riêng cho giới trẻ, với từng cá tính riêng biệt để trở thành một người bạn thân thiết trong suốt chặng đường tương lai của các bạn trẻ: Online vô cực - Giải trí vô cực - Quà tặng vô cực.

Saymee sẽ luôn nỗ lực để trở thành nhà mạng tiên phong dành cho giới trẻ với các sản phẩm và dịch vụ độc đáo, giúp giới trẻ khám phá bản thân, khám phá cuộc sống và mang lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng và xã hội. Để từ đó giúp giới trẻ tận hưởng cuộc sống thông qua các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng số. (Thông tin chi tiết về Saymee tham khảo tại: https://saymee.vn/).

Kỷ niệm 30 năm thành lập, MobiFone ra mắt thương hiệu giới trẻ dành cho GenZ - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Hồng Hiển, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Viễn thông MobiFone

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, ông Nguyễn Hồng Hiển, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Viễn thông MobiFone, cho biết trên chặng đường 30 năm dựng xây và phát triển thương hiệu MobiFone, MobiFone luôn cho thấy vai trò tiên phong trên thị trường khi đưa ra những giải pháp mới mẻ cho khách hàng và đón đầu thị trường, dẫn dắt thị trường.

"Đối với tôi từ khóa của năm 2023 là đổi mới, không chỉ là làm cái mới mà chính là đổi mới trên mọi lĩnh vực, mọi công việc, về cả tư duy lẫn hành động. Với một doanh nghiệp viễn thông, 30 năm là trưởng thành" - ông Hiển chia sẻ.

Người đứng đầu MobiFone cũng bày tỏ mong muốn mỗi người MobiFone sẽ làm việc với một tinh thần khởi nghiệp, thần tốc - đổi mới, dũng cảm, tiên phong, chấp nhận hy sinh lợi ích riêng vì lợi ích và mục tiêu chung của cả MobiFone. Đồng thời, phát huy giá trị cốt lõi chuyên nghiệp - hiệu quả, phát huy văn hóa MobiFone trong mọi suy nghĩ và hành động nhằm hướng đến mục tiêu xa hơn, đưa thương hiệu MobiFone phát triển lên vị thế mới trong những giai đoạn phát triển tiếp theo.

Trước đó, vào ngày 16-4-1993, Công ty Thông tin Di động VMS - mạng di động đầu tiên của Việt Nam chính thức được thành lập với thương hiệu MobiFone. Khi mới hình thành, mạng MobiFone mới chỉ có 7 trạm BTS tại Hà Nội và 3 trạm BTS tại khu vực phía Nam.

Ngay từ khi mới thành lập, MobiFone đã nhanh chóng bắt tay vào hợp tác quốc tế với tập đoàn viễn thông hàng đầu thế giới Comvik/Kinnevik (Thụy Điển) từ năm 1995, nhờ đó đã tận dụng nguồn vốn và kinh nghiệm của của đối tác nước ngoài trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, chiến lược kinh doanh và xây dựng văn hóa doanh nghiệp, làm nền tảng phát triển cho giai đoạn sau này. Hợp đồng hợp tác BCC với Comvik trong 10 năm đã thành công tốt đẹp được đánh giá là một trong những hợp đồng hợp tác kinh doanh có hiệu quả nhất tại Việt Nam.

Năm 2014, MobiFone trở thành tổng công ty trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Đến tháng 11-2018, MobiFone được chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Trải qua 30 năm, MobiFone đang phấn đấu trở thành doanh nghiệp công nghệ, tích cực tham gia triển khai Chiến lược quốc gia phát triển hạ tầng thông tin, hạ tầng số, bảo đảm an toàn thông tin mạng và Chương trình quốc gia về nâng cao năng lực độc lập, tự chủ, tự cường của nền sản xuất Việt Nam đến năm 2045 (Make in Vietnam 2045).

MobiFone dựa trên 5 trụ cột chính là Khách hàng - Sản phẩm - Công nghệ - Vận hành - Năng lực, MobiFone đặt ra cho mình những mục tiêu cụ thể cho tới năm 2025 để "giữ vững viễn thông - Tấn công không gian mới", phát triển kinh doanh Hạ tầng số - Nền tảng/Giải pháp số - Nội dung số.

Xây dựng hệ sinh thái số MobiFone ngày càng hoàn chỉnh và mạnh mẽ, đón đầu công nghệ để đáp ứng, kiến tạo các nhu cầu trong nền kinh tế số, đời sống số của khách hàng, cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, tạo ra nền tảng, công cụ giúp khách hàng có nhiều không gian hơn để sáng tạo.

Trong thời gian tới MobiFone sẽ tập trung đầu tư phát triển và kinh doanh các nền tảng số, khai thác công nghệ như một loại dịch vụ (technology as a service) để đem đến sự tiện lợi góp phần nâng cao trải nghiệm khách hàng, giúp nâng tầm cuộc sống.

B.Trân

Dien Dan Rao Vat