August 2023 ~ DIỄN ĐÀN RAO VẶT

Thursday, August 31, 2023

Đã có giải pháp công nghệ cao để người tiêu dùng phát hiện hàng giả

Bloomberg dẫn thống kê từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết hàng giả, hàng nhái chiếm khoảng 2,5% thương mại toàn cầu, gây thiệt hại mỗi năm ước tính 464 tỉ USD.

Trong bối cảnh đó, tập đoàn Prada (công ty mẹ của Miu Miu) đã hợp tác với Aura Blockchain Consortium ra mắt ứng dụng công nghệ blockchain nhằm mục đích cung cấp cho khách hàng giải pháp đáng tin cậy để xác thực sản phẩm mà họ đã bỏ tiền mua.

Ngoài ra, công nghệ blockchain còn cho phép khách hàng dễ dàng chuyển nhượng hoặc bán lại sản phẩm của mình, củng cố hơn nữa giá trị đầu tư những mặt hàng xa xỉ mà họ đang sở hữu.

Đã có giải pháp công nghệ cao để người tiêu dùng phát hiện hàng giả - Ảnh 1.

Thương hiệu Prada sử dụng blockchain để chống hàng giả, hàng nhái. Ảnh: Pixabay

Cách thức sử dụng blockchain kiểm chứng sản phẩm thật - giả hoàn toàn dựa vào phương thức kỹ thuật số. Cụ thể, khách hàng có thể sử dụng điện thoại thông minh của mình "soi" vào các mặt hàng, như giày Maison Margiela Tabi có chứa chip NFC nhúng.

Sau đó, chip NFC nhúng sẽ hướng điện thoại đến một trang web nơi công ty cung cấp chứng chỉ xác thực, cùng với thông tin về nguồn gốc sản phẩm.

Prada còn tích hợp tính năng theo dõi blockchain vào dòng trang sức cao cấp của hãng, bao gồm vàng tái chế được chứng nhận và đá quý có nguồn gốc hợp pháp. Khách hàng có thể chạm điện thoại cá nhân vào thẻ trang sức để truy cập chứng chỉ xác thực, thông tin về vật liệu được sử dụng và lượng khí thải carbon của vật phẩm.

Prada, LVMH, Richemont và nhiều thương hiệu nổi tiếng khác, trước đó vào năm 2021 đã thành lập Hiệp hội Blockchain Aura để phát triển các giải pháp blockchain nhằm chống hàng giả, hàng nhái.

"Công nghệ blockchain còn cho phép các thương hiệu theo dõi lịch sử bán và sửa chữa sản phẩm, cung cấp cho khách hàng thông tin toàn diện về tài sản có giá trị của họ" - ông Stefano Rosso, chủ tịch thương hiệu thời trang Maison Margiela, nhận xét.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

10 nhà mạng bắt tay "siết" khách nợ cước internet

Tình trạng thuê bao internet nợ cước rồi chạy qua nhà mạng khác đăng ký mới là vấn đề nan giải lâu nay của các nhà mạng ở Việt Nam. Kẽ hở hiện nay là nhà mạng nào cũng có quyền cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

10 nhà mạng cùng ký kết

Các nhà mạng cho biết tình trạng nợ cước internet đã gây ra nhiều vấn đề cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp (DN). Một số người dùng nợ cước viễn thông rồi chuyển sang một nhà mạng khác để đăng ký hòa mạng mới, dẫn đến tình trạng lạm dụng hệ thống.

Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sự cạnh tranh trong ngành, khiến tỉ lệ nợ cước tăng lên, chất lượng đi xuống và đặc biệt là các sợi cáp quang không bị thu hồi và trở thành rác thải. Vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đã tổ chức buổi ký kết thỏa thuận về việc từ chối dịch vụ đối với khách hàng vi phạm nghĩa vụ thanh toán cước dịch vụ truy cập internet ADSL/FTTH. 

Theo đó 10 nhà mạng gồm Viettel, VNPT, MobiFone, FPT Telecom, CMC Telecom, SPT (Saigon Postel Corp), HTC-ITC, Indochina Telecom, Netnam và VTC Digicom cùng ký kết. Các nhà mạng sẽ cùng xây dựng hệ thống kỹ thuật, các quy trình, thực hiện cập nhật thông tin khách hàng vi phạm và cùng chi trả các chi phí thuê hạ tầng, thiết lập, quản lý, khai thác hệ thống. Các khách hàng có tên trong "danh sách đen" này sẽ không thể đăng ký dịch vụ của một nhà mạng khác khi còn nợ cước của nhà mạng cũ.

Đọc thêm

Bà Trần Thanh Thủy, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT, cho biết: "Nợ cước là một thực trạng nhức nhối. Việc phát triển thuê bao cần hài hòa các lợi ích khách hàng, DN và Nhà nước.

Cần có sự đồng thuận của nhà mạng để đạt được sự văn minh kinh doanh và thị trường lành mạnh. Đây là bước đầu thử nghiệm và tiến tới mở rộng các dịch vụ viễn thông khác".

Ông Phó Đức Kiên, Phó Tổng Giám đốc CMC Telecom, cho rằng việc người dùng nợ cước, không thực hiện đủ nghĩa vụ hợp đồng đã chuyển sang các nhà mạng khác gây thiệt hại lớn cho các DN viễn thông.

Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, cho biết trong Luật Viễn thông quy định rõ việc các DN được chia sẻ thông tin về thuê bao nợ cước nhằm thực hiện việc thu hộ hoặc giảm thiểu thuê bao nợ xấu. Tuy nhiên, trong bối cảnh có 40 DN cung cấp dịch vụ ADSL/FTTH tới hộ gia đình, không thể chia sẻ song phương mà cần có cam kết đa phương.

Đây là lý do dẫn đến thỏa thuận ban đầu giữa các DN. Thỏa thuận này cũng bảo đảm việc người sử dụng dịch vụ viễn thông nghiêm túc thực hiện các quy định, hợp đồng đã ký kết với các nhà mạng, ông Nguyễn Phong Nhã cho biết.

10 nhà mạng bắt tay siết khách nợ cước internet - Ảnh 2.

Người dùng mong muốn chất lượng internet ổn định, giá cước hợp lý, ưu đãi để sử dụng Ảnh: Hoàng Triều

Cụ thể chất lượng dịch vụ theo gói cước

Tuy nhiên, theo các chuyên gia viễn thông, cần phải xem lại "nguyên nhân sâu xa" của việc nhiều khách hàng nợ cước, "bùng cước" internet. Có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, một là chất lượng dịch vụ còn thấp và hai là khâu kiểm soát việc đăng ký sử dụng, thu tiền cước còn nhiều sơ hở, thường liên quan đến các DN nhỏ. Những DN nhỏ này sử dụng các thông tin không chính xác, thậm chí giả mạo để đăng ký dịch vụ. Đến khi DN giải thể, đóng cửa thì nhà mạng khó truy thu cước.

Anh N.H.L (ngụ quận Bình Tân TP HCM) cho hay chất lượng dịch vụ internet của nhiều nhà mạng hiện nay còn thiếu ổn định, thậm chí thường xuyên "rớt mạng", tốc độ vẫn còn chậm. Nhiều người dùng đổi chuyển mạng vì không thể chịu đựng tình trạng mạng internet cứ chập chờn. Bên cạnh đó, giá cước internet vẫn còn cao so với mặt bằng chung thu nhập của nhiều người, nhất là với lao động phổ thông, công nhân, sinh viên…

Các gói cước hiện nay giá thấp nhất cũng từ 100.000 - 200.000 đồng nhưng các gói cước này có tốc độ rất chậm, ít người sử dụng, muốn tốt hơn phải chọn gói cước cao hơn. Chất lượng thấp, giá cước cao khiến nhiều người không mấy mặn mà với việc đăng ký thuê bao internet hay liên tục phải chuyển đổi mạng.

Ông Nguyễn Văn Hảo, chủ một DN xây dựng nhỏ ở TP Thủ Đức, cho biết: "Trước đây, có năm chúng tôi phải thay đổi đến 3 nhà mạng. Đăng ký nhà mạng này thì tốc độ chậm, chuyển sang nhà mạng khác thì hay rớt mạng, đăng ký nhà mạng khác nữa thì tốc độ tốt hơn nhưng giá cước cao, thủ tục rườm rà.

DN cần chất lượng internet ổn định, giá cước hợp lý, ưu đãi để sử dụng. DN cũng có nhu cầu lớn về dung lượng, tốc độ đường truyền, tuy nhiên giá các gói cước tốc độ cao, dung lượng lớn thì lên đến vài chục triệu đồng, các gói cước vài triệu đồng chưa đáp ứng được nhu cầu của DN dù là DN nhỏ".

Đọc thêm

Theo một chuyên gia viễn thông tại TP HCM, để tránh tình trạng nợ cước, "bùng cước" thì các nhà cung cấp dịch vụ internet phải xem lại chất lượng dịch vụ của mình. Nếu dịch vụ tốt thì người dùng sẽ không dễ dàng chuyển mạng, nợ cước, "bùng cước".

Bên cạnh đó, các nhà mạng cũng cần hoàn thiện chặt chẽ khâu đăng ký dịch vụ, thu cước, truy thu cước... Nếu khâu này chặt chẽ thì sẽ khó có tình trạng nợ cước, "bùng cước". Việc liên thông để xử lý khách hàng nợ cước là cần thiết, đúng pháp luật.

Ghi nhận ý kiến của nhiều người dân, chuyên gia viễn thông tại TP HCM, nhiều người đặt câu hỏi rằng các nhà mạng đã ký cam kết từ chối cung cấp dịch vụ internet với khách hàng không thanh toán tiền cước thì người dùng, DN chấp nhận thực hiện.

Nhưng khi xảy ra hiện tượng đứt cáp, mạng chậm thì không thấy nhà mạng bồi thường. Như vậy, vẫn chưa có sự công bằng giữa người dùng và nhà cung cấp dịch vụ. Cho dù chất lượng dịch vụ dù có "chập cheng" thì đến kỳ vẫn phải thanh toán cước đầy đủ nếu không muốn bị nhà mạng chủ động cắt dịch vụ.

Người dùng mong muốn rằng khi nhà mạng quyết định chặt chẽ hơn với khách hàng thì cũng cần sòng phẳng với tuyệt đại đa số khách hàng vẫn trung thành với mình và vẫn đóng cước phí đầy đủ. Đó là nhà mạng phải bảo đảm chất lượng dịch vụ của mình.

Các hợp đồng từng gói cước ký kết với khách hàng phải cụ thể hóa các định mức chất lượng tương ứng theo gói cước. Nếu trong thời gian dài không hài lòng với chất lượng dịch vụ, khách hàng được quyền yêu cầu, thậm chí khởi kiện, để nhà mạng bồi thường thỏa đáng.

Doanh nghiệp viễn thông cạnh tranh quá đà

Theo một lãnh đạo của FPT Telecom, khi một thuê bao mới đăng ký dịch vụ, nhà cung cấp sẽ phải đầu tư cáp, modem ở mức chi phí khoảng 2 triệu đồng. Để thu hồi vốn đầu tư ban đầu nhà mạng sẽ phải mất 2 năm. "Có nhà mạng đưa ra gói cước internet băng rộng chỉ còn 100.000 đồng/tháng.

Với mức cước này, chỉ có thể được bù chéo từ dịch vụ khác mới có thể duy trì", đại diện FPT Telecom nói. Ông Huỳnh Quang Liêm, Tổng Giám đốc VNPT, cho biết các DN cạnh tranh quá đà đã khiến thị trường internet băng rộng cố định lao dốc không còn lợi nhuận. Trong khi, internet băng rộng cố định cần phải đầu tư rất lớn để tái đầu tư cho mạng truyền dẫn.

T.Dũng

Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA):

Cần vai trò của cơ quan quản lý

Sự hợp tác của các nhà mạng để cùng xử lý vấn đề chung là nợ xấu cước internet, cùng có chế tài với khách hàng có hành vi xấu, đây là việc nên làm vì một xã hội văn minh hơn.

Thường các khoản cước internet nợ không nhiều với từng trường hợp nhưng là số tiền lớn khi số người nợ đông. Trước đây, khi người dùng ít lựa chọn nhà mạng thì tỉ lệ nợ cước ít hơn so với hiện nay, số lượng nhà cung cấp đông đảo. Thường khách hàng DN ít nợ cước, vì họ cần uy tín và mạng ổn định, chủ yếu rơi vào khách hàng cá nhân. Ở một góc nhìn khác, cần nhìn nhận vấn đề nợ cước bằng pháp lý, thông qua hợp đồng cung cấp dịch vụ. Thường hợp đồng cung cấp intenet do nhà mạng soạn, người dùng chỉ có ký hợp đồng nên các điều khoản liệu có công bằng, bình đẳng với 2 bên? Từ đó, phát sinh nợ cước nhưng bản chất có phải người dùng "bùng" hay có khúc mắc gì bên trong? Điều này cần phải có vai trò của cơ quan quản lý, tránh trường hợp nhà mạng chèn ép người dùng, người dùng bị từ chối cung cấp dịch vụ oan, không đúng luật.

Ông Phạm Đình Thắng, Trưởng Bộ môn An ninh mạng Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP HCM (HUFLIT):

Chỉ nên chế tài vi phạm tài chính

Đối với những người có toan tính "bùng" cước thì việc phải có chế tài là đúng. Tuy nhiên, việc hợp tác này giữa các nhà mạng chỉ nên dừng ở các vi phạm tài chính, tránh trường hợp khách hàng bị một nhà mạng cho vào "danh sách đen" thì cũng bị các nhà mạng khác từ chối phục vụ. Như vậy, có thể quay lại thời 1 nhà mạng như trước đây sẽ trở nên độc quyền.

Thực tế cho thấy chất lượng internet tại Việt Nam vẫn chưa được như mong muốn của người dùng dù nhà mạng cũng có sự cải thiện hơn trước. So với các nước, chi phí internet tại Việt Nam khá rẻ, người dùng cũng cần có ý thức về việc dùng mạng phải trả phí để nhà mạng có nguồn lực tái đầu tư. Hiện việc lắp đặt internet tại Việt Nam khá dễ dàng, người dùng không phải đặt cọc hay trả tiền cho thiết bị nên mới có tình trạng có những người dùng nợ cước nhà mạng này chuyển sang dùng nhà mạng khác vì không tốn phí ban đầu.

N.Ánh ghi

THANH PHƯỢNG - NGÔ LÊ

Dien Dan Rao Vat

Wednesday, August 30, 2023

10 nhà mạng bắt tay "siết" khách nợ cước internet

Tình trạng thuê bao internet nợ cước rồi chạy qua nhà mạng khác đăng ký mới là vấn đề nan giải lâu nay của các nhà mạng ở Việt Nam. Kẽ hở hiện nay là nhà mạng nào cũng có quyền cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

10 nhà mạng cùng ký kết

Các nhà mạng cho biết tình trạng nợ cước internet đã gây ra nhiều vấn đề cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp (DN). Một số người dùng nợ cước viễn thông rồi chuyển sang một nhà mạng khác để đăng ký hòa mạng mới, dẫn đến tình trạng lạm dụng hệ thống.

Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sự cạnh tranh trong ngành, khiến tỉ lệ nợ cước tăng lên, chất lượng đi xuống và đặc biệt là các sợi cáp quang không bị thu hồi và trở thành rác thải. Vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đã tổ chức buổi ký kết thỏa thuận về việc từ chối dịch vụ đối với khách hàng vi phạm nghĩa vụ thanh toán cước dịch vụ truy cập internet ADSL/FTTH. 

Theo đó 10 nhà mạng gồm Viettel, VNPT, MobiFone, FPT Telecom, CMC Telecom, SPT (Saigon Postel Corp), HTC-ITC, Indochina Telecom, Netnam và VTC Digicom cùng ký kết. Các nhà mạng sẽ cùng xây dựng hệ thống kỹ thuật, các quy trình, thực hiện cập nhật thông tin khách hàng vi phạm và cùng chi trả các chi phí thuê hạ tầng, thiết lập, quản lý, khai thác hệ thống. Các khách hàng có tên trong "danh sách đen" này sẽ không thể đăng ký dịch vụ của một nhà mạng khác khi còn nợ cước của nhà mạng cũ.

Đọc thêm

Bà Trần Thanh Thủy, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT, cho biết: "Nợ cước là một thực trạng nhức nhối. Việc phát triển thuê bao cần hài hòa các lợi ích khách hàng, DN và Nhà nước.

Cần có sự đồng thuận của nhà mạng để đạt được sự văn minh kinh doanh và thị trường lành mạnh. Đây là bước đầu thử nghiệm và tiến tới mở rộng các dịch vụ viễn thông khác".

Ông Phó Đức Kiên, Phó Tổng Giám đốc CMC Telecom, cho rằng việc người dùng nợ cước, không thực hiện đủ nghĩa vụ hợp đồng đã chuyển sang các nhà mạng khác gây thiệt hại lớn cho các DN viễn thông.

Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, cho biết trong Luật Viễn thông quy định rõ việc các DN được chia sẻ thông tin về thuê bao nợ cước nhằm thực hiện việc thu hộ hoặc giảm thiểu thuê bao nợ xấu. Tuy nhiên, trong bối cảnh có 40 DN cung cấp dịch vụ ADSL/FTTH tới hộ gia đình, không thể chia sẻ song phương mà cần có cam kết đa phương.

Đây là lý do dẫn đến thỏa thuận ban đầu giữa các DN. Thỏa thuận này cũng bảo đảm việc người sử dụng dịch vụ viễn thông nghiêm túc thực hiện các quy định, hợp đồng đã ký kết với các nhà mạng, ông Nguyễn Phong Nhã cho biết.

10 nhà mạng bắt tay siết khách nợ cước internet - Ảnh 2.

Người dùng mong muốn chất lượng internet ổn định, giá cước hợp lý, ưu đãi để sử dụng Ảnh: Hoàng Triều

Cụ thể chất lượng dịch vụ theo gói cước

Tuy nhiên, theo các chuyên gia viễn thông, cần phải xem lại "nguyên nhân sâu xa" của việc nhiều khách hàng nợ cước, "bùng cước" internet. Có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, một là chất lượng dịch vụ còn thấp và hai là khâu kiểm soát việc đăng ký sử dụng, thu tiền cước còn nhiều sơ hở, thường liên quan đến các DN nhỏ. Những DN nhỏ này sử dụng các thông tin không chính xác, thậm chí giả mạo để đăng ký dịch vụ. Đến khi DN giải thể, đóng cửa thì nhà mạng khó truy thu cước.

Anh N.H.L (ngụ quận Bình Tân TP HCM) cho hay chất lượng dịch vụ internet của nhiều nhà mạng hiện nay còn thiếu ổn định, thậm chí thường xuyên "rớt mạng", tốc độ vẫn còn chậm. Nhiều người dùng đổi chuyển mạng vì không thể chịu đựng tình trạng mạng internet cứ chập chờn. Bên cạnh đó, giá cước internet vẫn còn cao so với mặt bằng chung thu nhập của nhiều người, nhất là với lao động phổ thông, công nhân, sinh viên…

Các gói cước hiện nay giá thấp nhất cũng từ 100.000 - 200.000 đồng nhưng các gói cước này có tốc độ rất chậm, ít người sử dụng, muốn tốt hơn phải chọn gói cước cao hơn. Chất lượng thấp, giá cước cao khiến nhiều người không mấy mặn mà với việc đăng ký thuê bao internet hay liên tục phải chuyển đổi mạng.

Ông Nguyễn Văn Hảo, chủ một DN xây dựng nhỏ ở TP Thủ Đức, cho biết: "Trước đây, có năm chúng tôi phải thay đổi đến 3 nhà mạng. Đăng ký nhà mạng này thì tốc độ chậm, chuyển sang nhà mạng khác thì hay rớt mạng, đăng ký nhà mạng khác nữa thì tốc độ tốt hơn nhưng giá cước cao, thủ tục rườm rà.

DN cần chất lượng internet ổn định, giá cước hợp lý, ưu đãi để sử dụng. DN cũng có nhu cầu lớn về dung lượng, tốc độ đường truyền, tuy nhiên giá các gói cước tốc độ cao, dung lượng lớn thì lên đến vài chục triệu đồng, các gói cước vài triệu đồng chưa đáp ứng được nhu cầu của DN dù là DN nhỏ".

Đọc thêm

Theo một chuyên gia viễn thông tại TP HCM, để tránh tình trạng nợ cước, "bùng cước" thì các nhà cung cấp dịch vụ internet phải xem lại chất lượng dịch vụ của mình. Nếu dịch vụ tốt thì người dùng sẽ không dễ dàng chuyển mạng, nợ cước, "bùng cước".

Bên cạnh đó, các nhà mạng cũng cần hoàn thiện chặt chẽ khâu đăng ký dịch vụ, thu cước, truy thu cước... Nếu khâu này chặt chẽ thì sẽ khó có tình trạng nợ cước, "bùng cước". Việc liên thông để xử lý khách hàng nợ cước là cần thiết, đúng pháp luật.

Ghi nhận ý kiến của nhiều người dân, chuyên gia viễn thông tại TP HCM, nhiều người đặt câu hỏi rằng các nhà mạng đã ký cam kết từ chối cung cấp dịch vụ internet với khách hàng không thanh toán tiền cước thì người dùng, DN chấp nhận thực hiện.

Nhưng khi xảy ra hiện tượng đứt cáp, mạng chậm thì không thấy nhà mạng bồi thường. Như vậy, vẫn chưa có sự công bằng giữa người dùng và nhà cung cấp dịch vụ. Cho dù chất lượng dịch vụ dù có "chập cheng" thì đến kỳ vẫn phải thanh toán cước đầy đủ nếu không muốn bị nhà mạng chủ động cắt dịch vụ.

Người dùng mong muốn rằng khi nhà mạng quyết định chặt chẽ hơn với khách hàng thì cũng cần sòng phẳng với tuyệt đại đa số khách hàng vẫn trung thành với mình và vẫn đóng cước phí đầy đủ. Đó là nhà mạng phải bảo đảm chất lượng dịch vụ của mình.

Các hợp đồng từng gói cước ký kết với khách hàng phải cụ thể hóa các định mức chất lượng tương ứng theo gói cước. Nếu trong thời gian dài không hài lòng với chất lượng dịch vụ, khách hàng được quyền yêu cầu, thậm chí khởi kiện, để nhà mạng bồi thường thỏa đáng.

Doanh nghiệp viễn thông cạnh tranh quá đà

Theo một lãnh đạo của FPT Telecom, khi một thuê bao mới đăng ký dịch vụ, nhà cung cấp sẽ phải đầu tư cáp, modem ở mức chi phí khoảng 2 triệu đồng. Để thu hồi vốn đầu tư ban đầu nhà mạng sẽ phải mất 2 năm. "Có nhà mạng đưa ra gói cước internet băng rộng chỉ còn 100.000 đồng/tháng.

Với mức cước này, chỉ có thể được bù chéo từ dịch vụ khác mới có thể duy trì", đại diện FPT Telecom nói. Ông Huỳnh Quang Liêm, Tổng Giám đốc VNPT, cho biết các DN cạnh tranh quá đà đã khiến thị trường internet băng rộng cố định lao dốc không còn lợi nhuận. Trong khi, internet băng rộng cố định cần phải đầu tư rất lớn để tái đầu tư cho mạng truyền dẫn.

T.Dũng

Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA):

Cần vai trò của cơ quan quản lý

Sự hợp tác của các nhà mạng để cùng xử lý vấn đề chung là nợ xấu cước internet, cùng có chế tài với khách hàng có hành vi xấu, đây là việc nên làm vì một xã hội văn minh hơn.

Thường các khoản cước internet nợ không nhiều với từng trường hợp nhưng là số tiền lớn khi số người nợ đông. Trước đây, khi người dùng ít lựa chọn nhà mạng thì tỉ lệ nợ cước ít hơn so với hiện nay, số lượng nhà cung cấp đông đảo. Thường khách hàng DN ít nợ cước, vì họ cần uy tín và mạng ổn định, chủ yếu rơi vào khách hàng cá nhân. Ở một góc nhìn khác, cần nhìn nhận vấn đề nợ cước bằng pháp lý, thông qua hợp đồng cung cấp dịch vụ. Thường hợp đồng cung cấp intenet do nhà mạng soạn, người dùng chỉ có ký hợp đồng nên các điều khoản liệu có công bằng, bình đẳng với 2 bên? Từ đó, phát sinh nợ cước nhưng bản chất có phải người dùng "bùng" hay có khúc mắc gì bên trong? Điều này cần phải có vai trò của cơ quan quản lý, tránh trường hợp nhà mạng chèn ép người dùng, người dùng bị từ chối cung cấp dịch vụ oan, không đúng luật.

Ông Phạm Đình Thắng, Trưởng Bộ môn An ninh mạng Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP HCM (HUFLIT):

Chỉ nên chế tài vi phạm tài chính

Đối với những người có toan tính "bùng" cước thì việc phải có chế tài là đúng. Tuy nhiên, việc hợp tác này giữa các nhà mạng chỉ nên dừng ở các vi phạm tài chính, tránh trường hợp khách hàng bị một nhà mạng cho vào "danh sách đen" thì cũng bị các nhà mạng khác từ chối phục vụ. Như vậy, có thể quay lại thời 1 nhà mạng như trước đây sẽ trở nên độc quyền.

Thực tế cho thấy chất lượng internet tại Việt Nam vẫn chưa được như mong muốn của người dùng dù nhà mạng cũng có sự cải thiện hơn trước. So với các nước, chi phí internet tại Việt Nam khá rẻ, người dùng cũng cần có ý thức về việc dùng mạng phải trả phí để nhà mạng có nguồn lực tái đầu tư. Hiện việc lắp đặt internet tại Việt Nam khá dễ dàng, người dùng không phải đặt cọc hay trả tiền cho thiết bị nên mới có tình trạng có những người dùng nợ cước nhà mạng này chuyển sang dùng nhà mạng khác vì không tốn phí ban đầu.

N.Ánh ghi

THANH PHƯỢNG - NGÔ LÊ

Dien Dan Rao Vat

Tuesday, August 29, 2023

Phần mềm quản lý, bảo vệ trẻ khi sử dụng internet

Ngày 28-8, Tập đoàn Công nghệ Bkav đã ra mắt bộ phần mềm an ninh không gian mạng Bkav Pro Edu. 

Ông Nguyễn Tiến Đạt, Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu mã độc của Bkav, cho biết phần mềm Bkav Safe Kids cho phép phụ huynh quản lý cùng lúc nhiều thiết bị máy tính mà con cái sử dụng; điều khiển máy tính của trẻ bằng smartphone mọi lúc, mọi nơi. Cha mẹ có thể giám sát các phần mềm và trang web mà con mình đã truy cập, biết được nội dung trẻ đang tìm hiểu, nắm được lịch sử, từ khóa tìm kiếm của trẻ trên các công cụ Google, Bing… Từ đó, điều chỉnh, cấu hình phần mềm và trang web mà trẻ được phép/không được phép truy cập hoặc tạo thời gian biểu sử dụng mạng một cách linh hoạt.

Phần mềm quản lý, bảo vệ trẻ khi sử dụng internet - Ảnh 1.

Đã có phần mềm quản lý, bảo vệ trẻ em sử dụng Internet

Theo các chuyên gia công nghệ, nhu cầu giáo dục và giải trí cho trẻ em ngày càng được Internet hóa. Công nghệ giúp trẻ kết nối với bạn bè, phát triển kỹ năng, trau dồi kiến thức, học từ xa... song cũng mang đến nhiều nguy hại như bị lạm dụng, dụ dỗ, lừa đảo, bắt nạt; nghiện game, mạng xã hội…

Đây là vấn đề đau đầu với phụ huynh. Để trẻ tự do sử dụng Internet hoặc cấm đoán đều không ổn. Vấn đề là phải có giải pháp giúp phụ huynh đồng hành được cùng trẻ, phát huy tối đa các mặt tốt của Internet, hạn chế được những ảnh hưởng xấu.

Phần mềm Bkav Safe Kids sẽ giúp giám sát, bảo vệ và hỗ trợ trẻ em sử dụng Internet, giúp phụ huynh thấu hiểu con cái, hiểu các mối quan tâm của con, để chỉ dẫn, giúp con phát triển tốt hơn, chứ không ngăn chặn đơn thuần.

Chẳng hạn, khi thiết lập chế độ "Tập trung học tập", trẻ chỉ truy cập được những phần mềm, trang web được phụ huynh cấu hình; vẫn sử dụng được những công cụ cần thiết cho học tập mà không bị ảnh hưởng, phân tán bởi những thứ khác (game, mạng xã hội, YouTube…)

Phần mềm cũng gửi đến điện thoại của phụ huynh báo cáo tình hình và thói quen sử dụng thiết bị của trẻ. Từ đó, phụ huynh có thể điều chỉnh phương pháp ứng xử, quản lý phù hợp.

Không chỉ quản lý, đồng hành cùng trẻ trên không gian mạng, Bkav Pro Edu còn có phần mềm diệt virus Bkav Pro bảo vệ toàn diện máy tính mà trẻ dùng. Bkav Pro được tích hợp công nghệ điện toán đám mây, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), bảo vệ đa lớp, giúp ngăn chặn mọi nguy cơ an ninh trên Internet như virus, mã độc, phần mềm gián điệp đồng thời bảo vệ dữ liệu, tài khoản ngân hàng hay mật khẩu của người sử dụng.

Mai Chân

Dien Dan Rao Vat

An toàn internet cho trẻ vào năm học mới

Không ai phủ nhận lợi ích của internet cho trẻ em, từ chuyện học hành đến trong cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, bảo vệ an toàn cho trẻ em để tránh hiểm họa từ internet luôn là nỗi lo canh cánh của phụ huynh.

Nhiều chuyên gia tham gia buổi tọa đàm "SNET - Online chuẩn, mùa hè vui" do Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) tổ chức cách đây không lâu nhận xét rằng trẻ em Việt Nam đang sử dụng internet quá mức, mức độ nguy cơ ngày càng cao hơn.

Các chuyên gia trên thế giới đều khuyến cáo phụ huynh không được buông lỏng quản lý việc sử dụng internet của con trẻ nhưng đồng thời cũng không nên áp dụng các biện pháp cực đoan như ngăn cấm trẻ tiếp cận với kho tri thức nhân loại và giải trí số trên internet. Phụ huynh nên khai thác các ứng dụng công nghệ để quản lý con em mình sử dụng internet. Hiện nay, không thiếu các ứng dụng trên máy tính và thiết bị di động có thể giúp phụ huynh quản lý các hoạt động trên internet của con em. Họ không chỉ thiết lập giờ giấc lên mạng, ngăn chặn truy cập các trang web độc hại mà còn có thể biết lịch sử truy cập của con em mình.

Chuyện an toàn internet cho trẻ em là trách nhiệm của tất cả các bên. Các dịch vụ nền tảng và các nhà cung cấp nội dung đang tiếp tục siết chặt các quy định về nội dung cho trẻ em để bảo đảm an toàn hơn. Các cơ quan quản lý yêu cầu nhà mạng khóa các kênh xấu. Trường lớp thường xuyên trao đổi với phụ huynh và giáo dục học sinh ý thức sử dụng internet an toàn.

Từ lâu, Tập đoàn Công nghệ Google - nhà cung cấp nội dung số hàng đầu thế giới - đã có nhiều dự án, chương trình nâng cao ý thức của cộng đồng và từng người sử dụng về bảo đảm an toàn internet. Google nhấn mạnh: "Chúng tôi giúp bạn quản lý những nội dung phù hợp với gia đình bạn trên mạng. Không như những thế hệ trước làm quen với công nghệ khi trưởng thành, trẻ em ngày nay lớn lên cùng với công nghệ. Vì thế, chúng tôi đang hợp tác trực tiếp với các chuyên gia và nhà giáo dục để giúp bạn xác lập giới hạn và sử dụng công nghệ theo cách phù hợp cho cả gia đình". Đặc biệt là dự án "Be Internet Awesome - Em an toàn hơn cùng Google" giúp trẻ em nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, được hướng dẫn những quy tắc cơ bản về các vấn đề an toàn trên không gian mạng để có thể tự tin khám phá và khai thác tối đa các lợi ích từ internet.

Muốn có hành động cụ thể và hiệu quả, trước hết vẫn cần nâng cao được ý thức về an toàn internet cho trẻ em.

Ngô Lê

Dien Dan Rao Vat

Vá lỗ hổng nhân lực số

Chuyển đổi số (CĐS) đã chứng minh là giải pháp - liều thuốc tiên giúp các tổ chức, ngành nghề tồn tại và phát triển bền vững trong kỷ nguyên công nghệ 4.0. Tuy nhiên, nó cũng bộc lộ vấn đề nan giải tồn tại từ nhiều năm trước, đó là lỗ hổng nguồn nhân lực số.

Thiếu lượng và kỹ năng

Khi còn là Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông Vũ Tiến Lộc từng nhấn mạnh thiếu công nghệ thì có thể mua nhưng về quản trị và nguồn nhân lực thì khó có thể khỏa lấp, đây chính là lỗ hổng lớn nhất của nền kinh tế nước ta.

TS Lê Hùng Cường, Phó Tổng Giám đốc FPT Digital, đánh giá nguồn nhân lực số của Việt Nam đang thiếu cả về số lượng lẫn những kỹ năng cần thiết để hoàn toàn làm chủ các chương trình CĐS. Dự báo đến năm 2023, toàn ngành sẽ thiếu hụt khoảng 1 triệu lao động. 

Bà Stephanie Davis, Phó Chủ tịch Google châu Á - Thái Bình Dương, cho biết: "Vấn đề nhân lực của Việt Nam không phải về năng lực mà là về số lượng". Theo bà, Việt Nam cần đào tạo nhiều nhân lực hơn với những kỹ năng phù hợp. Hiện cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực số ngày càng nhiều, trong khi lực lượng lao động cung ứng lại thiếu nghiêm trọng. 

Theo báo cáo năm 2022 của Công ty TopCV, chuyên về lĩnh vực tuyển dụng nhân sự công nghệ ở Việt Nam, nhân sự công nghệ thông tin luôn nằm trong Top 3 vị trí được săn tìm trong năm 2022. Tình hình "khát" nhân lực số, đặc biệt khi Việt Nam đang nỗ lực tiến tới xây dựng xã hội số và kinh tế số, vẫn tiếp tục căng thẳng.

Vá lỗ hổng nhân lực số - Ảnh 1.

Sinh viên học tập trong môi trường đa văn hóa, giao lưu trực tuyến với sinh viên quốc tế của chương trình “Hạt giống cho tương lai”. Ảnh: HUAWEI VIỆT NAM

Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" nêu rõ: "Hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số". Trong một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển xã hội số, Thủ tướng yêu cầu: "Thúc đẩy CĐS xã hội, tập trung vào chuyển đổi kỹ năng, cung cấp các khóa học đại trà trực tuyến mở, hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp lớn trên thế giới để đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ số và CĐS, hình thành văn hóa số".

Thực hiện nhiều chương trình đào tạo

Để vá lỗ hổng về nhân lực số, nhiều chương trình, dự án đào tạo nhân lực số đã được các tập đoàn công nghệ lớn quốc tế hợp tác thực hiện ở Việt Nam.

Trong nhiều năm qua, Intel, Microsoft, Google, Samsung, Huawei… vẫn kiên trì với những dự án, chương trình đào tạo kiến thức, kỹ năng; tổ chức những cuộc thi kích thích tình yêu khoa học nơi giới trẻ để phát hiện, nuôi mầm nhân tài số. Đa số các cuộc thi này dựa trên phương pháp giáo dục STEM (khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán học) nhằm khuyến khích các em học sinh ứng dụng các kiến thức trong lĩnh vực khoa học - công nghệ để góp phần xử lý những vấn đề của địa phương, cộng đồng. 146 sinh viên công nghệ giỏi của Việt Nam đến từ các trường đại học trên cả nước như Bách khoa Hà Nội, Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP HCM), FPT và các học viện: Công nghệ Bưu chính Viễn thông, An ninh Nhân dân, Cảnh sát Nhân dân... đã nhận được học bổng và tham gia khóa đào tạo từ chương trình "Hạt giống cho tương lai" của Tập đoàn Huawei Việt Nam qua 7 mùa từ năm 2015 đến 2022.

Chương trình này năm 2023 tuyển chọn 40 sinh viên xuất sắc để cùng khám phá những tiến bộ công nghệ mới nhất của 5G, AI, Cloud, IoT... và lắng nghe chia sẻ từ các chuyên gia quốc tế trong ngành thông qua nền tảng học tập trực tuyến Seeds Academy từ ngày 21 đến 28-8.

Suốt từ năm 2012 đến nay, các đội học sinh THPT của Việt Nam đều có mặt tại Hội thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế (ISEF) do Hội Khoa học Mỹ tổ chức. Vòng thi cấp quốc gia ở Việt Nam gọi là ViSEF do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức mỗi năm một lần dành cho học sinh THPT toàn quốc từ lớp 8 đến lớp 12. Trong những năm tham gia ISEF cấp quốc tế tổ chức ở Mỹ từ năm 2012 đến nay, các đội Việt Nam năm nào cũng đoạt giải. Mới nhất là tại Hội thi Regeneron ISEF 2023 tổ chức tại Dallas (Mỹ) vào tháng 5, Việt Nam có 7 dự án tham dự và 2 dự án đoạt giải.

Năm 2023 là năm thứ 5 cuộc thi Kiến tạo tương lai - Solve for Tomorrow (SFT) được Samsung tổ chức tại Việt Nam nhằm chung tay bồi dưỡng nhân tài công nghệ. Chương trình đem đến cho học sinh THCS, THPT cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM (khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán học), nuôi dưỡng năng lực tiếp cận công nghệ, sáng tạo giải pháp để giải quyết các vấn đề của xã hội.

Ngoài ra, Samsung Việt Nam triển khai dự án Phát triển nhân tài công nghệ (SIC) dành cho học sinh - sinh viên và giáo viên trên toàn quốc. Sau 5 năm triển khai dự án, SIC cũng đã mang các khóa học C&P, AI, Big data, IoT... đến 6.021 học viên và 389 giáo viên tại 40 trường học ở 20 tỉnh, thành. 

Khẳng định vị thế về phát triển ứng dụng

Bà Emily Nguyễn, Giám đốc kinh doanh Gaming & Apps cho thị trường Việt Nam, Google châu Á - Thái Bình Dương, chia sẻ: "Think Apps 2023 là sự tiếp nối cho cam kết mạnh mẽ của chúng tôi đối với việc nuôi dưỡng thế hệ nhà phát triển ứng dụng trẻ và tài năng và các studio mới nổi thông qua việc cung cấp các tài nguyên đào tạo kiến thức chuyên môn quốc tế và báo cáo chuyên sâu mới nhất về thị trường". Ngành ứng dụng và game tại Việt Nam đang khẳng định vị thế của mình ở quốc tế. Theo báo cáo của DataAI & AppMagic, từ năm 2019 đến quý 1/2023, Việt Nam đã nhảy vọt từ Top 15 lên Top 5 trên toàn cầu về lượt tải ứng dụng, tương ứng với con số 4,2 tỉ lượt tải của các ứng dụng do các nhà phát triển ứng dụng Việt Nam phát hành.

Anh Phúc

Dien Dan Rao Vat

Monday, August 28, 2023

MobiAgri - Bí quyết để trở thành nhà nông thông thái

Đó cũng là lý do vì sao, thời gian gần đây, không chỉ nông dân, những người làm việc, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp mà cả những "amater"- những người yêu thích cây trồng nghiệp dư tại các thành thị lớn cũng ngày càng tin tưởng vào ứng dụng chuyển đổi số nông nghiệp của MobiFone.

"Túi khôn" 4.0, ai cũng có thể làm nông hiệu quả

Là một tín đồ của các loại sen đá, chị Lan Anh (Hai Bà Trưng, Hà Nội) thường xuyên phải đau đầu về loài cây được mệnh danh đỏng đảnh, khó chiều này. Nhiều khi tối hôm trước lên kiểm tra, cây vẫn còn xanh tốt, mơn mởn, đến sáng hôm sau đã trở thành "sen bóng đêm", rồi thì sâu rệp, ốc sên, tuyến trùng, hàng loạt thứ bệnh bất thình lình thay nhau diễn ra quanh năm khiến chị vô cùng "đau ví". Mỗi lần có vấn đề, chị đều lên các diễn đàn của người chơi sen để học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ của những người có cùng niềm đam mê nhưng đôi khi mỗi người một ý kiến, một cách xử lý khác nhau khiến chị lại càng hoang mang hơn. May mắn, chị được một người bạn là kỹ sư nông nghiệp giới thiệu cho ứng dụng mobiAgri để chăm sóc hiệu quả cho vườn sen đá của mình.

Chỉ với một vài động tác, đưa camera ra trước cây nghi bị bệnh, lập tức đã được "chuyên gia AI" chẩn đoán bệnh, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp để điều trị, ngăn ngừa bệnh hiệu quả. Với những vấn đề còn chưa rõ, chị Lan Anh cũng có thể gửi câu hỏi, đặt lịch trao đổi trực tuyến với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp được kết nối trực tuyến trên mobiAgri. "Từ ngày cài đặt và sử dụng mobiAgri, trải nghiệm chơi sen đá của mình thú vị hơn hẳn. Có thể yên tâm có một câu trả lời chính xác, tin cậy cho các vấn đề của cây. Đồng thời, mình cũng khám phá thêm được nhiều kiến thức mới thú vị để cùng chia sẻ với mọi người về loài cây mà mình yêu thích".

MobiAgri - Bí quyết để trở thành nhà nông thông thái - Ảnh 1.

Cũng giống như chị Lan Anh, từ ngày có mobiAgri, các "nhà nông phố thị", gồm những người yêu thích trồng trọt, chăm sóc cây cối nhưng không có kiến thức chuyên môn như chị Nguyễn Duyên (Đống Đa, Hà Nội) cũng có được những trải nghiệm làm nông dễ dàng, hiệu quả hơn hẳn. Ước mơ có một vườn cây, rau sạch, nhiều giống loài khác nhau trên sân thượng giờ đã trở thành sự thực. "Cây khỏe, phát triển tốt, năng suất cao, bản thân mình thì có cảm giác giống như nhà nông thực sự. Có thể biết nên trồng cây gì, bón phân gì, tỷ lệ bao nhiêu, bệnh nào, cây nào thường mắc phải,… Đó là một trải nghiệm rất thú vị", chị Nguyễn Duyên cũng chia sẻ thêm về ứng dụng này với những người thân, bạn bè có cùng sở thích về ứng dụng mà mình đang dùng.

Tiên phong trong chuyển đổi số nông nghiệp công nghệ cao

Được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ chuyên gia công nghệ hàng đầu của MobiFone và sự kề vai góp sức của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, mobiAgri là một trong những sản phẩm tiên phong chuyển đổi số nông nghiệp hiện nay trong cả nước, giúp cung cấp tổng thể và toàn diện các giải pháp chăm sóc, bảo vệ cây trồng, phát triển thành sàn thương mại nông nghiệp giúp, kết nối doanh nghiệp và người nông dân một cách hiệu quả.

Sản phẩm nổi bật với tính năng chính như kiểm tra sức khỏe cây trồng bằng trí tuệ nhân tạo AI, hỗ trợ công tác chẩn đoán và cách điều trị sâu bệnh hại với khả năng Nhận diện hơn 1.000 loại cây trồng khác nhau và hơn 500 tác nhân gây hại bệnh cây trồng được phát hiện bởi công nghệ AI. Bên cạnh đó, với cơ sở dữ liệu khổng lồ về cây trồng và sâu – bệnh trên cây trồng giúp người trồng có thể dễ dàng tiện lợi trong tra cứu kỹ thuật chăm sóc nhanh và chính xác nhất. Ứng dụng cũng bao gồm tính năng Kết nối Hỏi - Đáp cùng chuyên gia, giúp người dùng có thể đăng ký tư vấn trực tiếp khi gặp phải vấn đề trong sản xuất. Đồng thời, với việc thông tin Khuyến cáo nông vụ & Dự báo thời tiết chuyên sâu, mobiAgri cũng giúp người dùng có thể đưa ra kế hoạch sản xuất chính xác và hiệu quả nhất.

Đọc thêm

Sau khi được đưa vào ứng dụng trong sản xuất, mobiAgri liên tục nhận được sự đánh giá tích cực từ phía người dùng và các cơ quan chuyên ngành. Gần đây nhất, tại Giải thưởng chuyển đổi số Việt Nam (VietNam Digital Awards – VDA) 2022, mobiAgri cũng được vinh danh ở hạng mục Sản phẩm, Giải pháp, Công nghệ số tiêu biểu.

Trước đó, tháng 8-2022, tại Giải thưởng Kinh doanh Quốc tế thường niên (The International Business Awards – IBA) lần thứ 19, mobiAgri cũng đã xuất sắc giành giải Vàng tại hạng mục Artificial Intelligence/ Machine Learning Solution. Ban giám khảo giải thưởng đánh giá cao giải pháp với những tiến bộ vượt bậc, giúp cải tiến nền sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam khi tích hợp những công nghệ nông nghiệp hiện đại bậc nhất hiện nay.

Những đánh giá, ghi nhận từ phía người dùng lẫn cơ quan chuyên môn kể trên cũng chính là động lực để MobiFone tiếp tục phát triển mobiAgri ngày càng hiện đại hơn, hiệu quả hơn, góp phần tạo ra một cuộc cách mạng trong chuyển đổi số nông nghiệp, đem đến sức mạnh mới cho người nông dân thời đại 4.0.

Không chỉ là trợ lý đắc lực cho những người nông dân, người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, mobiAgri cũng là một người bạn đồng hành tin cậy đối với những người đam mê khám phá thiên nhiên xung quanh. Mọi lúc, mọi nơi, chỉ cần có mobiAgri, người dùng đã có thể "check-chill", biết họ, gọi tên, đặc tính của những loài cây mà mình vô tình lướt qua,… đem đến những trải nghiệm vô cùng thú vị mỗi ngày.

Thoải mái DATA làm nông hiệu quả với gói cước BD mới từ MobiFone

Chỉ với 10.000 đồng/ngày, người dùng mobiAgri đã có thể thỏa sức trải nghiệm internet thả ga với 8GB Data tốc độ cao, miễn phí 5 phút gọi ngoại mạng, miễn phí toàn bộ cuộc gọi nội mạng dưới 10 phút, miễn phí toàn bộ SMS nội mạng cũng như trải nghiệm không giới hạn các nội dung trên ứng dụng mobiAgri.

Để tải ứng dụng, khách hàng có thể truy cập: http://mobiagri.vn/app

Để đăng ký gói cước, khách hàng cần soạn: BD gửi 999

Trung Thông

Dien Dan Rao Vat

Cảnh báo: Dán đè mã QR giả lên mã thật để đánh tráo, chiếm đoạt tiền

Tình trạng lừa đảo bằng mã QR được ghi nhận tăng mạnh trên thế giới, thậm chí xuất hiện cả ở Việt Nam trong thời gian qua.

Một ngân hàng tại Việt Nam đầu tháng 8-2023 phát cảnh báo tình trạng lừa đảo thẻ tín dụng thông qua mã QR. Cảnh báo cho biết kẻ gian sau khi kết bạn qua mạng xã hội để trao đổi với nạn nhân sẽ gửi mã QR để người dùng quét. Mã này dẫn tới các website giả mạo ngân hàng, trong đó yêu cầu người dùng nhập thông tin họ tên, số CCCD, tài khoản, mã bí mật hoặc OTP. Từ đó, người dùng bị chiếm tài khoản.

Đọc thêm

Tổ chức bảo mật Cofense mới đây phát hiện "chiến dịch mã QR" nhắm tới thông tin đăng nhập của người dùng Microsoft tại nhiều doanh nghiệp, tổ chức ở Mỹ. Chuyên gia của Cofense cho biết kẻ xấu đã gửi mã QR tới email dưới dạng tệp hình ảnh hoặc PDF, dẫn tới website mạo danh Bing.com nhưng thực chất là trang chứa mã độc.

Cuối tháng 7-2023 cũng đã xảy chiến dịch "đánh tráo mã QR" tại các trạm đỗ xe công cộng ở Anh. Theo đó, kẻ gian dán đè mã QR gốc của đơn vị quản lý và khi người dùng quét mã để thanh toán dịch vụ, họ bị dẫn đến một trang giả mạo và bị dụ nhập thông tin tài khoản. Nhiều người cho biết đã bị dịch vụ mạo danh này âm thầm trừ tiền trong thời gian dài với khoảng 50 euro/tháng.

Tình trạng dán đè nhằm "đánh tráo mã QR" chuyển tiền gần đây cũng được ghi nhận ở Việt Nam.

Cảnh báo: Dán đè mã QR giả lên mã thật để đánh tráo, chiếm đoạt tiền - Ảnh 2.

Lừa đảo thông qua phương thức quét mã QR trên điện thoại tăng mạnh trong thời gian qua. Ảnh minh hoạ: Internet

Tổ chức Cofense lý giải mã QR trước đây không phổ biến trong các cuộc tấn công mạng do hạn chế về khả năng tương tác, bởi người dùng không thể truy cập trực tiếp nội dung độc hại qua QR mà phải sử dụng công cụ quét.

Tuy nhiên, so với đường link độc hại truyền thống thì mã QR có lợi thế là có thể chèn trực tiếp vào email, tin nhắn mà không bị các bộ lọc chặn lại, từ đó dễ dàng tiếp cận người dùng. Hơn nữa, việc phải quét bằng camera cũng khiến phần lớn người dùng truy cập bằng điện thoại cá nhân và kết nối di động, giúp kẻ gian tránh được hàng rào bảo vệ vốn chỉ được trang bị cho máy tính.

Các chuyên gia công nghệ khuyến cáo người dùng sau khi quét mã QR dẫn tới đường link, cần kiểm tra tên miền có quen thuộc không và nếu nghi ngờ thì tuyệt đối không bấm vào.

Đối với doanh nghiệp, các chuyên gia góp ý cần quán triệt nhân viên không quét mã QR trong email để hạn chế nguy cơ bị tấn công và bảo đảm an toàn cho tài khoản.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Saturday, August 26, 2023

Lợi ích lớn khi ngành ngân hàng chuyển đổi số

Chính phủ đã yêu cầu thực hiện kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu dân cư và khoảng 25 triệu tài khoản của khách hàng đã tích hợp dữ liệu dân cư sau khi Bộ Công an và NH Nhà nước có thỏa thuận thống nhất. NH Nhà nước đã xây dựng chiến lược giai đoạn 2021 - 2025 nhằm triển khai kế hoạch Chính phủ số và NH là một trong những ngành đi đầu. Riêng các NH thương mại, theo thống kê, đã đầu tư khoảng 15.000 tỉ đồng cho việc chuyển đổi số.

Lợi ích lớn khi ngành ngân hàng chuyển đổi số - Ảnh 1.

Leg: Thanh toán qua mã QR ngày càng phổ biển. Ảnh: Linh Anh

Ông Văn Anh Tuấn, Giám đốc cao cấp An ninh thông tin - NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), cho hay NH đã đầu tư khoảng 300 triệu USD cho công nghệ và nhân lực. Đây là 2 yếu tố không chỉ riêng Techcombank mà các NH khác cũng đặc biệt quan tâm, luôn sẵn sàng đầu tư. NH cần tập trung vào các ứng dụng số nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Tại Techcombank, các ứng dụng số đã được áp dụng cho cả khách hàng cá nhân lẫn khách hàng doanh nghiệp. Bắt đầu từ trải nghiệm lúc mở tài khoản thông qua eKYC, khách hàng có thể mở tài khoản điện tử trực tuyến, giúp thúc đẩy người dân sử dụng tài khoản nhiều hơn.

Công ty CP Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã phối hợp với nhiều NH thương mại triển khai dịch vụ rút tiền bằng VietQR tại các máy ATM. Theo ông Nguyễn Hoàng Long, Phó Tổng giám đốc NAPAS, đây không chỉ là dịch vụ rút tiền mà số hóa thẻ lên thiết bị di động (mobile app) của các NH. Sau khi số hóa thẻ, việc đầu tiên là rút tiền liên NH, sau đó sẽ thanh toán tại các điểm bán hàng bằng VietQR hoặc dùng luôn NFC (kết nối không dây) của điện thoại, thẻ contactless trên máy POS... Số hóa thẻ phục vụ hữu ích việc thanh toán không dùng tiền mặt.

Liên quan việc thanh toán không tiền mặt, đáng chú ý là lượng tiền rút qua ATM giảm khoảng 6,3%. Trong khi đó, Apple Pay đã chính thức xuất hiện tại Việt Nam, cùng với Samsung Pay, Google Pay... góp phần đa dạng thêm kênh thanh toán không tiền mặt, bên cạnh những ứng dụng NH số, ví điện tử khác. Người dùng giờ đây chỉ cần mang điện thoại là có thể thanh toán mọi giao dịch.

Lợi ích lớn của chuyển đổi số là tốc độ nhanh, không cần quản lý tiền mặt, khiến ATM cũng đang "ế". Từ thực tế này, các NH thương mại sẽ tiếp tục giảm bớt sự đầu tư vào hệ thống máy ATM; tăng đầu tư vào chuyển đổi số nhiều hơn, giảm số lượng chi nhánh phòng giao dịch… 

Thái Phương

Dien Dan Rao Vat

Friday, August 25, 2023

ÁO CHỐNG NẮNG NỮ G 1 LỚP DÁNG NGẮN SLCXAN02

Chất liệu : thông hơi kim cương.

Xuất xứ: Việt Nam

Màu sắc : xanh than, xanh dương, xanh nhạt, xanh bạc hà, ghi, hồng đậm, hồng nhạt

Size : M, L, XL

Size M cho nữ, cao từ 150-156 và cân nặng từ: 43-46 kg.

Size L cho nữ, cao từ 156-160 và cân nặng từ: 46-53 kg.

Size XL cho nữ, cao từ 160-164 và nặng từ 53-60 kg

Dáng: áo ngắn, dài tay, xỏ ngón ở cổ tay áo, có mũ và khóa mũ.

Thiết kế tay áo dài, có mũ trùm đầu tang độ che phủ, làm giảm thiểu tối đa tác hại của ánh nắng mặt trời.

Sản phẩm thiết kế 1 lớp thông thoáng, mang lại cảm giác thoải mái có người mặc.

Áo thiết kế kiểu dáng thời trang, đơn giản, thanh lịch, thích hợp vừa làm áo chống nắng, vừa làm áo khoác ngoài đều phù hợp.

"Hướng đến một nền báo ảnh đa dạng", ứng dụng trên các nền tảng số

Sáng 25-8, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức khóa tập huấn với nội dung "Hướng đến một nền báo ảnh đa dạng" tại Sơn La cho hơn 30 phóng viên và biên tập viên ảnh đến từ cơ quan báo chí khu vực miền Bắc. Đây là một hoạt động nằm trong Dự án "Phát triển báo chí Việt Nam 2020-2024" với sự đồng hành xuyên suốt của Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk).

Hướng đến một nền báo ảnh đa dạng, ứng dụng trên các nền tảng số - Ảnh 1.

Khóa tập huấn có sự tham gia của diễn giả Nguyễn Trọng Chính - Tổng Biên tập Báo ảnh Dân tộc và Miền núi, Thông tấn xã Việt Nam.

Cũng tại chương trình này, diễn giả Nguyễn Trọng Chính - Tổng Biên tập Báo ảnh Dân tộc và Miền núi, Thông tấn xã Việt Nam - hướng dẫn cho học viên cách làm chủ các phương tiện và công nghệ nhiếp ảnh số cũng như kỹ thuật thể hiện tác phẩm ảnh báo chí; những kỹ thuật thể hiện tác phẩm ảnh báo chí với góc nhìn mới, hạn chế dàn dựng, áp đặt vào chủ thể ở hiện trường, thể hiện ý tưởng bằng hình ảnh và quan trọng là kỹ năng Tác nghiệp ảnh báo chí bằng smartphone trong xu hướng báo chí di động (Mobile Journalism).

Khóa tập huấn giúp học viên bổ sung khả năng phát hiện đề tài các vấn đề phù hợp với thông tin bằng loại hình báo bằng ảnh, đặc biệt thực hiện các phóng sự ảnh - thể loại vinh danh những câu chuyện ảnh; Khả năng thuyết trình, phân tích các tác phẩm ảnh báo chí (biên tập ảnh); Khả năng nhìn nhận và đánh giá được cách thông tin hiệu quả bằng ảnh trên báo chí; Hiểu được công việc phóng viên ảnh, biên tập ảnh tại các Hãng thông tấn và cơ quan báo chí hiện nay; Nghiên cứu các dự án ảnh, biên tập, chú thích ảnh và tổ chức lại kho lưu trữ hình ảnh của mình.

Có thể thấy báo chí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống. Trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, những sự thay đổi trong cách thức đưa tin và tiếp nhận thông tin đang đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi những người làm báo phải liên tục cập nhật những xu hướng mới để tồn tại và phát triển.

Ở giai đoạn phát triển nào của báo chí, ảnh báo chí cũng là phương tiện thông tin thị giác lớn nhất, giúp độc giả nhanh chóng và dễ dàng tiếp nhận thông tin, giúp truyền tải những thông tin mà văn bản chưa thể nói hết được. Xu thế ảnh báo chí hiện nay thể hiện rõ qua việc lựa chọn nội dung, phương tiện và hình thức trong tác nghiệp ảnh đang phổ biến ở các hãng thông tấn trên thế giới.

Dự án "Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020-2024" là chương trình hành động nhằm thực hiện sáng kiến của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng theo hình thức xã hội hóa, với sự đồng hành của Vinamilk trong suốt 5 năm triển khai. Mục tiêu của dự án là hỗ trợ sự phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam, hòa nhập với sự phát triển của báo chí thế giới, góp phần thực hiện tốt vai trò trong việc xây dựng khát vọng về một Việt Nam hùng cường và vươn cao hơn nữa.
Tùy Phong

Dien Dan Rao Vat

Thursday, August 24, 2023

Kaspersky - 15 năm hành trình bảo vệ an ninh mạng cho người dùng Việt Nam

Thành lập từ năm 1997, Kaspersky có trụ sở chính tại Nga và nhiều văn phòng ở Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Ba Lan, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Rumani, Mỹ… Với các sản phẩm phần mềm anti-virus, anti-spam, anti-hacker hàng đầu thế giới, Kaspersky đã đạt được nhiều giải thưởng lớn trong lĩnh vực bảo mật.

Từ năm 2007, Kaspersky đã ký kết hợp tác chiến lược với NTS Group mang các giải pháp bảo mật tiên tiến nhất đến gần hơn với người dùng Việt Nam. Theo thỏa thuận này, NTS Group đã đại diện Kaspersky phát triển thương hiệu Kaspersky, trực tiếp phân phối và hỗ trợ kỹ thuật độc quyền phần mềm bản quyền Kaspersky trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Với cam kết bảo vệ khách hàng kết nối an toàn vào không gian công nghệ đầy cảm hứng, chỉ trong vòng 2 năm xuất hiện tại Việt Nam, NTS đã đưa thương hiệu Kaspersky trở thành sự lựa chọn tốt nhất cho người dùng máy tính và laptop tại Việt Nam.

Năm 2008, Kaspersky được tạp chí PC World công nhận là một trong "100 sản phẩm tốt nhất". Tháng 10-2008, Kaspersky được vinh danh tại giải thưởng phần mềm diệt virus tốt nhất Việt Nam năm 2008 do các chuyên gia bình chọn (CEO&CIO Awards - IDG Việt Nam).

Năm 2010, Kaspersky được công nhận là 1 trong 10 nhãn hiệu đỉnh cao do pc.com, tạp chí công nghệ thông tin Malaysia bình chọn. Trong cùng năm, Kaspersky Internet Security cũng đã đạt được kết quả xuất sắc trong các kỳ kiểm tra của tạp chí l’Ordinateur Individuel của Pháp. Đồng thời được tạp chí công nghệ thông tin hàng đầu Rumani, CHIP và XtremPC bình chọn cao hơn tất cả phần mềm đối thủ khác. Trung tâm nghiên cứu AV-Comparatives cũng công nhận Kaspersky đứng đầu trong 16 phần mềm được đưa ra thử nghiệm.

Tính đến năm 2019, Kaspersky có gần 900 bằng sáng chế được cấp ở Nga, Mỹ, châu Âu, Trung Quốc và Nhật Bản.

Tại Việt Nam, Kaspersky công bố việc hợp tác với Trung tâm Ứng cứu Khẩn cấp Sự cố máy tính (CERT) và Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng Quốc gia (NCSC) triển khai thành công Chương trình Xây dựng Năng lực An ninh mạng vào tháng 5-2020.

Trong nhiều năm liền, Kaspersky vinh dự trở thành thương hiệu bảo mật được vinh danh tại giải Editor’s Choice và sản phẩm CNTT-TT ưa chuộng do Tạp chí Thế giới Số bình chọn.

Với hơn 25 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực anti-virus, các chuyên gia phân tích hàng đầu của Kaspersky có khả năng dự đoán được các xu hướng bảo mật dữ liệu. Kaspersky là công ty đầu tiên phát triển và bổ sung các kỹ thuật mới như kỹ thuật phân tích virus dựa trên kinh nghiệm và phân tích văn bản ngôn ngữ. Kaspersky luôn giữ vững thương hiệu được ưa chuộng nhất tại Việt Nam về anti-virus và các giải pháp bảo mật an ninh mạng.

15 năm mang thương hiệu Kaspersky đến Việt Nam, NTS Group đã và đang phục vụ hàng triệu khách hàng sử dụng sản phẩm Kaspersky tại Việt Nam. NTS Group luôn nỗ lực tiếp tục phát triển chất lượng dịch vụ của mình trong việc chăm sóc khách hàng và hỗ trợ kỹ thuật, mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng các giải pháp bảo mật từ Kaspersky.

Kaspersky - 15 năm hành trình bảo vệ an ninh mạng cho người dùng Việt Nam - Ảnh 1.

Nhân dịp kỷ niệm 15 năm thương hiệu Kaspersky đến với người dùng Việt Nam, để bày tỏ sự tri ân sâu sắc đến quý khách hàng, NTS Kaspersky mang đến chương trình khuyến mãi cào trúng thưởng cực kỳ hấp dẫn, diễn ra từ ngày 15-8 đến 30-9-2023 với hàng ngàn giải thưởng giá trị như Laptop Dell, Điện thoại Samsung S23, Máy tính bảng Samsung Tab A8, Thẻ nạp điện thoại 40.000 đồng, 20.000 đồng dành cho khách hàng may mắn tham gia chương trình "Kaspersky - 15 năm Kết Nối An Toàn", xem chi tiết tại đây.

NTS Group (nts.com.vn) là nhà cung cấp sản phẩm, giải pháp, dịch vụ CNTT của những thương hiệu hàng đầu thế giới tại Việt Nam như KASPERSKY, NETGEAR, ACRONIS, ZECURON… Dịch vụ tư vấn triển khai với các chuyên gia của NTS Group mang đến cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp các giải pháp CNTT toàn diện và hiệu quả. Được thành lập vào năm 1998, với 25 năm kinh nghiệm triển khai hệ thống chăm sóc khách hàng và hệ thống đại lý trên toàn quốc, NTS Group mang đến cho đối tác và khách hàng sự an tâm - tin cậy - đồng hành cùng đi đến thành công.

L.Minh

Dien Dan Rao Vat

Gần 2.000 lãnh đạo doanh nghiệp trong và ngoài nước xuất hiện tại TP HCM

Ngày 24-8, tại TP HCM diễn ra lễ khai mạc InnoEx 2023 – là sự kiện quốc tế thường niên thúc đẩy hoạt động đổi mới và tăng trưởng dành cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và khu vực ASEAN do Hội Doanh nhân Trẻ TP HCM, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp (BSSC) và Công ty CP Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp IBP tổ chức. 

InnoEx 2023 có sự tham gia của gần 2.000 lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia cùng các đại diện từ hơn 70 quỹ đầu tư, ngân hàng, định chế tài chính Việt Nam và quốc tế; các doanh nghiệp khởi nghiệp đến từ 52 quốc gia và vùng lãnh thổ, dự kiến khoảng 20.000 lượt người tham dự trong 2 ngày tổ chức (24 và 25-8).

Gần 2.000 lãnh đạo doanh nghiệp trong và ngoài nước xuất hiện tại TP HCM - Ảnh 2.

InnoEx 2023 là một trong những sự kiện lớn nhất ở Việt Nam về đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp đang được tổ chức tại TP HCM

Phát biểu khai mạc sự kiện, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức cho biết TP HCM là trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam và luôn là điểm đến của sự đổi mới, sáng tạo, thu hút sự quan tâm của giới đầu tư và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước một cách mạnh mẽ. Điều này đã góp phần tạo nên những thành quả khích lệ cho kinh tế TP HCM thời gian dài.

"Mới đây, Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết số 98/2023 về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM, trong đó có rất nhiều cơ chế thí điểm tạo nên sự đột phá cho đổi mới sáng tạo" – ông Dương Anh Đức thông tin.

Theo ông Dương Anh Đức, môi trường kinh doanh thay đổi rất nhiều khiến cho những mô hình và phương thức kinh doanh cũ đang chịu nhiều sức ép và mất dần vị thế của chính mình. Mức độ cạnh tranh bởi công nghệ không còn dừng lại ở phạm vi kinh doanh mà đặt ra bài toán lớn về cạnh tranh nguồn lực đổi mới sáng tạo. InnoEx 2023 thu hút đông cộng đồng doanh nhân, nhà đầu tư, doanh nghiệp khởi nghiệp,… là một tín hiệu đáng mừng cho những khởi đầu thuận lợi về môi trường khuyến khích cho đổi mới.

Bà Trương Lý Hoàng Phi, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp IBP, Trưởng ban tổ chức InnoEx 2023, cho biết tiền bạc hay công nghệ chưa phải là khó nhất để đổi mới. 

"Tốc độ của nhận thức và biên giới của tư duy mới là rào cản lớn nhất. Tại InnoEx 2023, sự có mặt của các công ty đổi mới và các nhà lãnh đạo tiên phong quan tâm đến đổi mới đã là một bước khởi đầu cho việc hiện thực hóa mong muốn tăng tốc và xóa nhòa những biên giới của sự đổi mới" - bà Trương Lý Hoàng Phi bày tỏ.

Ngọc Ánh - Ảnh: An Na

Dien Dan Rao Vat

Wednesday, August 23, 2023

Các ứng dụng tích điểm được người tiêu dùng ưa chuộng tại Việt Nam

Xu hướng và thói quen tích điểm khi tiêu dùng của người Việt

Bên cạnh thanh toán kỹ thuật số đang "bùng nổ" và thay đổi cách sử dụng tiền mặt của con người trên toàn cầu. Tại Việt Nam, một vài năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã và đang ưa chuộng việc sử dụng hình thức tích điểm qua ứng dụng điện tử thay cho thẻ thành viên vật lý còn nhiều bất cập để hưởng ứng "làn sóng" chuyển đổi số. Chính thay đổi này đã góp phần nâng cao trải nghiệm, tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng, đẩy mạnh doanh số sản phẩm, dịch vụ,... Ngoài ra, thông qua các chương trình truyền thông, khuyến mãi được doanh nghiệp kích hoạt, người tiêu dùng Việt đã dần hình thành thói quen tích điểm qua mỗi giao dịch.

Lợi ích chưa nhiều người biết khi tích điểm

Hiện nay, người tiêu dùng trẻ ít nhiều đều cài sẵn trong điện thoại ứng dụng tích điểm, mua sắm, thanh toán bởi nhiều tiện ích mà nó mang lại. Với mỗi giao dịch được thực hiện từ mua sắm, ăn uống, đến giải trí,... qua ứng dụng tích điểm, khách hàng có thể tích lại một số điểm nhất định để đổi thành mã giảm giá và nhiều quyền lợi hấp dẫn từ nhãn hàng.

Đối với doanh nghiệp, ứng dụng tích điểm là công cụ marketing tất yếu mà các doanh nghiệp phải có để hình thành và nuôi dưỡng sự trung thành của khách hàng trong thị trường cạnh tranh cao như hiện nay. Ứng dụng giúp giữ chân được người tiêu dùng, xây dựng mối quan hệ thân thiết hiệu quả, phát triển doanh thu và nâng cao độ nhận diện thương hiệu trong phân khúc khách hàng mục tiêu.

03 ứng dụng tích điểm ưa chuộng tại Việt Nam

- VinID

Một trong những ứng dụng tích điểm đời đầu, VinID với khả năng tích điểm, tiêu điểm dễ dàng khi mua sắm tại WinMart/WinMart+ cùng các tính năng tiện lợi khác nên được nhiều chị em nội trợ bỏ túi sử dụng. Với mỗi đơn hàng phát sinh, khách hàng có thể tích điểm nhanh chóng và tiêu điểm trực tiếp cho đơn hàng lần sau.

- Vani

Vani là ứng dụng tích điểm thành viên mới ra mắt đầu năm 2022, cho phép người dùng liên kết với thẻ thành viên của nhiều thương hiệu như innisfree, Tous les Jours, BHD Cineplex, Galaxy Cinema,... Với mỗi giao dịch mua hàng và tích điểm qua nền tảng, người dùng sẽ nhận được "Vani Xu" ngẫu nhiên để sử dụng như tiền mặt, đổi lấy vé xem phim hay lợi ích khác từ các thương hiệu đối tác.

- MyPoint

Nổi bật trong thị trường ứng dụng tích điểm, MyPoint - nền tảng do MobiFone đồng sáng lập, nằm trong hệ sinh thái số của nhà mạng đang tăng trưởng mạnh mẽ. Đây là ứng dụng tích điểm toàn năng mọi lúc, mọi nơi với đa tầng ưu đãi từ viễn thông đến tiêu dùng, giải trí. Đặc biệt, với lợi thế sử dụng một loại điểm chung duy nhất cho các thương hiệu và tiêu điểm tại tất cả lĩnh vực trong hệ sinh thái. MyPoint được MobiFone đặt ra mục tiêu trở thành sản phẩm dẫn đầu thị trường tích điểm tiêu dùng, giúp khách hàng tối ưu hóa chi tiêu trong giai đoạn kinh tế khó khăn.

Các ứng dụng tích điểm được người tiêu dùng ưa chuộng tại Việt Nam - Ảnh 1.

Bên cạnh các ưu đãi cho sàn Thương mại điện tử, MyPoint còn hoàn tới 30% giá trị mỗi đơn hàng đặc biệt không giới hạn số lượng, giá trị đơn từ nạp thẻ, mua sắm đến sử dụng các sản phẩm dịch vụ ăn uống, du lịch, giáo dục, thể thao…; đổi điểm lên tới 60% giá trị giao dịch; đổi thẻ nạp, data tốc độ cao và hàng loạt voucher giảm giá từ các thương hiệu: Phúc Long, Highlands,... Chỉ trong 2 năm kể từ khi ra mắt, MyPoint đã có lượng khách hàng sử dụng thường xuyên tăng vọt, hơn 200 thương hiệu nổi tiếng là đối tác và sẽ còn tiếp tục mở rộng trong tương lai. Hơn nữa, khách hàng là thuê bao MobiFone còn được ưu đãi nạp thẻ tới 50% hàng tháng, hoàn tiền 1% cho mọi giao dịch nạp thẻ cùng nhiều chương trình siêu hot dành riêng.

Tải ngay MyPoint để tận hưởng kho ưu đãi cực hấp dẫn: https://bit.ly/bao-mypoint.

Trung Thông

Dien Dan Rao Vat

Mã độc đánh cắp tài khoản Facebook hoành hành mạnh tại Việt Nam

Ngày 23-8, Hệ thống giám sát và cảnh báo mã độc của Bkav ghi nhận số lượng máy tính nhiễm mã độc Fabookie chuyên đánh cắp tài khoản Facebook Bussiness đang có dấu hiệu tăng cao.

Fabookie thực hiện việc đánh cắp thông qua Cookies và mật khẩu được lưu trong trình duyệt, tương tự các mẫu mã độc đánh cắp tài khoản khác. Đối với đa số trang web, nếu hacker có được phiên đăng nhập cùng với mật khẩu là có thể thực hiện đổi mật khẩu, từ đó chiếm quyền kiểm soát hoàn toàn tài khoản nạn nhân.

Mã độc đánh cắp tài khoản Facebook hoành hành mạnh tại Việt Nam - Ảnh 1.

Không cài đặt và sử dụng các phần mềm crack, keygen… để tránh việc bị tấn công bởi mã độc Fabookie

Fabookie còn được "thiết kế" đặc biệt để tấn công các tài khoản Facebook Bussiness. Mã độc này sẽ kiểm tra Cookie đã giải mã, xem tài khoản có đang được đăng nhập hay không, sau đó sử dụng Facebook Graph API Queries (một phương thức truy vấn dữ liệu từ Facebook) để truy vấn thêm các thông tin về tài khoản, phương thức thanh toán, số dư... của tài khoản nạn nhân.

Nếu khối dữ liệu khai thác thành công và thông tin đánh cắp được là từ tài khoản Facebook Business, hacker có thể sử dụng chính tài khoản nạn nhân để âm thầm chạy quảng cáo thay vì ngay lập tức đổi mật khẩu và chiếm tài khoản.

Điều này sẽ giúp hacker đạt được nhiều mục đích khác như kiếm thêm lợi nhuận, sử dụng để SEO (nâng cao thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm) các trang web phát tán mã độc... hơn là chiếm đoạt luôn tài khoản, sẽ gây báo động tới người quản trị và bị ngắt kết nối thẻ tín dụng. Theo xu hướng của các mã độc thế hệ mới, Fabookie chỉ nhắm vào các máy chạy hệ điều hành 64-bit.

Để tránh việc bị tấn công bởi mã độc Fabookie, các chuyên gia an ninh mạng của Bkav khuyến cáo như sau: Không cài đặt và sử dụng các phần mềm crack, keygen… Hạn chế sử dụng chức năng lưu mật khẩu trên trình duyệt với các tài khoản quan trọng. Sử dụng phần mềm diệt virus, giải pháp an ninh mạng để đảm bảo an toàn cho máy cá nhân cũng như hệ thống trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Đức Huy

Dien Dan Rao Vat

Tuesday, August 22, 2023

Chế tạo pin từ vỏ trấu

Không ít người bất ngờ khi biết vỏ trấu lại chứa nhiều hàm lượng silica (SiO2) - nguyên liệu chế tạo vật liệu điện cực âm sử dụng cho pin sạc Li-ion. Nhận thấy tiềm năng từ nguồn phế phẩm này, nhóm nghiên cứu của PGS-TS Lê Mỹ Loan Phụng, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP HCM, đã lên ý tưởng cho một dự án táo bạo.

1.000 g vỏ trấu nung có giá 50 USD

Tháng 5-2020, nhóm nghiên cứu của Phòng Thí nghiệm hóa - lý ứng dụng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP HCM đã đề xuất và được Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF) tài trợ nghiên cứu quy trình tổng hợp vật liệu điện cực từ vỏ trấu để sản xuất thử nghiệm pin sạc Li-ion 4V dạng cúc áo (coin cell) và dạng túi (pouch cell).

Vỏ trấu sau khi thu gom sẽ được ngâm dung dịch HCl 10% trong 12 giờ, rửa lại bằng nước cất đến khi trung tính, sấy khô ở nhiệt độ 80 độ C trong vòng 8 giờ. Sau khi xử lý bên ngoài, vỏ trấu được đưa vào lò nung lần 1 ở nhiệt độ 500 độ C trong 1 giờ với điều kiện khí trơ.

Chế tạo pin từ vỏ trấu - Ảnh 1.

PGS-TS Lê Mỹ Loan Phụng, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP HCM, thành viên nhóm nghiên cứu chế tạo pin từ vỏ trấu

Tro trấu sau đó được phối trộn với kali hydroxit rắn và tiếp tục nung lần 2 ở nhiệt độ 800 độ C trong 1 giờ. Sau 2 lần nung, hỗn hợp được nghiền mịn, tiếp tục rửa nhiều lần bằng nước nóng đến khi môi trường pH đạt trung tính.

PGS-TS Lê Mỹ Loan Phụng kể 7 nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu đã lấy phòng thí nghiệm làm nhà trong rất nhiều ngày mới có thể cho ra thành phẩm cuối cùng là composite carbon silica (C/SiO2). Trung bình 1 kg vỏ trấu sẽ cho thành phẩm khoảng 350 g vật liệu C/SiO2. Trên thế giới, 1.000 g C/SiO2 đủ tiêu chuẩn dùng trong pin Li-ion có giá bán khoảng 50 USD. Trong khi đó, mỗi năm Việt Nam có khoảng 9 triệu tấn vỏ trấu bỏ đi.

Theo nhóm nghiên cứu, vật liệu làm cực âm trong các loại pin trên thế giới chủ yếu là carbon graphite, được khai thác từ than đá. Việc sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch này vừa gây ảnh hưởng đến môi trường vừa có giá thành cao. Còn vỏ trấu chứa silica trên đế nền carbon xốp nhiều hơn carbon graphite 3 lần, giúp các ion liti dễ dàng di chuyển và đan cài trong cấu trúc để chuyển hóa thành điện năng.

Kỳ vọng ứng dụng vào thực tế

Đề tài nghiên cứu trên đã được Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM nghiệm thu, đánh giá kết quả xuất sắc vào năm 2019. Đây được xem là những viên pin Li-ion "made in Vietnam" đầu tiên.

Pin cúc áo thường được sử dụng cho các thiết bị nhỏ gọn như máy tính, đồng hồ, máy trợ thính; còn pin dạng lớn có thể dùng cho điện thoại di động, laptop... Nhóm nghiên cứu mong muốn có thể nâng cấp sản phẩm lớn hơn, hiệu suất tốt hơn nên bắt tay nghiên cứu sản xuất pin túi với sự tài trợ của VinIF.

Chế tạo pin từ vỏ trấu - Ảnh 2.

Vỏ trấu là phế phẩm của ngành nông nghiệp nhưng có thể được sử dụng để sản xuất vật liệu điện cực âm

Sau hơn 6 năm nghiên cứu pin cúc áo và 3 năm nghiên cứu pin túi làm từ vỏ trấu, nhóm nghiên cứu đã trình làng sản phẩm trước nhiều hội đồng khoa học và được đánh giá cao. Hiện tại, nhóm vẫn không ngừng cải tiến để từng bước đưa sản phẩm "made in Việt Nam" đến tay người tiêu dùng.

Theo nhóm nghiên cứu, cho đến nay, toàn bộ pin thành phẩm đều được sản xuất tại phòng thí nghiệm của trường. Buồng chân không để chế tạo pin rất nhỏ, chỉ đủ để một người lắp ráp. Khó khăn lớn nhất hiện nay là cần có một dây chuyền chuyên nghiệp với nguồn nhân lực và điều kiện sản xuất đạt chuẩn để cung cấp số lượng pin lớn ra thị trường.

"Nếu được sản xuất theo dây chuyền với số lượng lớn, pin cúc áo làm từ vỏ trấu có thể bán với giá 8 USD/viên và pin túi là 30 USD/túi" - đại diện nhóm nghiên cứu cho hay.

PGS-TS Nguyễn Đình Quân, Trưởng Phòng Thí nghiệm Nhiên liệu sinh học và Biomass Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TP HCM, đánh giá công trình nghiên cứu pin từ vỏ trấu hoàn toàn có thể ứng dụng vào thực tế. Theo ông, silica dùng làm phụ gia cho điện cực pin sạc Li-ion có khả năng làm tăng dung lượng pin lên nhiều lần. Tuy nhiên, nhược điểm của silica là điện cực dễ bị giãn nở thể tích. Để khắc phục, ông Quân góp ý nhóm nghiên cứu nên sử dụng các hạt silica kích thước nano.

"Nếu sản phẩm được ứng dụng vào thực tế sẽ có ý nghĩa rất lớn với nông dân. Bởi lẽ, phế phẩm nông nghiệp có thể trở thành nguồn nguyên liệu có giá trị kinh tế cao, từ đó nông dân có động lực để tăng gia sản xuất nhiều hơn" - PGS-TS Nguyễn Đình Quân nhận xét. 

Bài và ảnh: HUẾ XUÂN

Dien Dan Rao Vat

Trợ lý hữu ích cho tài xế

Tại triển lãm "VinFast - Vì tương lai xanh" diễn ra mới đây ở TP HCM, trong bài thuyết trình về AI tạo sinh (Generative AI) và tương lai di chuyển, GS toán ĐH Yale (Mỹ) Vũ Hà Văn, Giám đốc Khoa học Công ty VinBigData - Tập đoàn Vingroup, cho biết VinBigData đã trải qua quá trình nghiên cứu để biến xe điện thành xe thông minh.

Sản phẩm của người Việt

Hiện nay, trong nhiều mô hình AI tạo sinh, hầu hết đều do các công ty như OpenAI, cha đẻ ChatGPT, tạo ra sẵn. Chúng được chỉnh sửa để phù hợp với thực tế sử dụng của từng đối tượng người dùng. VinBigData chọn cách tiếp cận khác: Phát triển một mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) của Việt Nam do chính người Việt tạo ra.

Theo GS Vũ Hà Văn, có 3 vấn đề cần quan tâm về mô hình AI tạo sinh riêng. Đó là phải bảo đảm tính bảo mật an toàn dữ liệu - không ai muốn dữ liệu của mình chạy qua phần mềm bên ngoài; cung cấp thông tin chính xác hơn, liên quan đến tính bản địa; tập trung vào nội dung mang tính đặc thù (văn hóa, quốc gia, ngành nghề, công ty…).

GS Vũ Hà Văn cho biết sau hơn nửa năm, VinBigData đã xây dựng thành công LLM tiếng Việt để làm nền tảng phát triển các ứng dụng cho người Việt. Nền tảng AI tạo sinh do VinBigData phát triển có thể ứng dụng đa ngành, như: ô tô thông minh, kinh doanh - vận hành thông minh, y tế thông minh, du lịch - khách sạn thông minh, đô thị - nhà thông minh. VinFast đã ứng dụng AI tạo sinh tiếng Việt vào các dòng xe điện của mình, như tích hợp trong hệ thống điều khiển bằng giọng nói, cá nhân hóa trải nghiệm lái…

Ông Stuart Iain Taylor, Phó Tổng Giám đốc VinFast, Giám đốc Khối Điện - Điện tử và Dịch vụ thông minh tại VinFast, cho hay trợ lý ảo tiếng Việt ViVi do VinBigData phát triển ứng dụng nhiều nền tảng công nghệ như AI, phân tích dữ liệu lớn, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, sinh trắc học giọng nói. Vivi có khả năng nhận diện ngôn ngữ tiếng Việt chính xác tới hơn 98% (nhóm từ phổ thông) và nghe hiểu được tiếng vùng miền ở nhiều ngữ cảnh khác nhau. ViVi đã được huấn luyện với hơn 30.000 giờ dữ liệu giọng nói chất lượng cao.

Theo GS Vũ Hà Văn, việc bổ sung mô hình AI tạo sinh tiếng Việt giúp ViVi hoạt động tốt hơn rất nhiều, "dễ thương" hơn, giống người thật hơn, tương tác tốt hơn với tài xế. Với AI, trợ lý ảo ViVi trên xe còn có thể phục vụ theo sự điều khiển của hành khách. Tất nhiên, để bảo đảm an toàn, có những tác vụ chỉ được thực hiện theo lệnh của tài xế.

Trợ lý hữu ích cho tài xế - Ảnh 1.

ADAS - hệ thống hỗ trợ lái xe nâng cao do người Việt phát triển - được tích hợp trên xe điện VinFast VF 8 Nguồn: VinFast

Điều khiển xe bằng smartphone

Trên thế giới, một số hãng ô tô lớn cũng đã ứng dụng AI tạo sinh. Hãng Mercedes-Benz (Đức) đã cá nhân hóa, gia tăng trải nghiệm lái xe bằng việc tích hợp AI tạo sinh vào trợ lý ảo trên xe. Hãng Toyota (Nhật Bản) đã ứng dụng AI tạo sinh thúc đẩy nghiên cứu và phát triển sản phẩm, như: chuyển văn bản thành hình ảnh, tối ưu hóa thông số thiết kế giúp nâng cao hiệu suất làm việc.

Tại triển lãm "VinFast - Vì tương lai xanh", người dùng được trực tiếp chứng kiến nhiều tính năng thông minh dựa vào công nghệ AI đã và sắp được tích hợp trên xe điện VinFast. Chẳng hạn, trên chiếc VF 8, một kỹ sư thuộc nhóm nghiên cứu phát triển tính năng đậu xe tự động đã trình diễn tính năng này. Đây là một tính năng thuộc ADAS - hệ thống hỗ trợ lái xe nâng cao.

Với hệ thống camera và cảm biến 360 độ, thuật toán AI sẽ nhận diện môi trường xung quanh và tự động đậu xe hay đánh xe ra khỏi ô đậu. Dù xe hoàn toàn thao tác tự động nhưng để bảo đảm an toàn tối đa, tài xế có thể can thiệp để dừng bất cứ lúc nào.

Tính năng trên có thể giúp đậu xe theo phương thức ghép ngang, ghép dọc hay ghép chéo, tùy theo thực tế vị trí ô đậu. Người điều khiển xe có thể chọn ngay trên màn hình việc dời vị trí đậu sang bên phải hoặc bên trái với 3 tùy chọn: song song, vuông góc hoặc chéo so với vị trí ban đầu.

Theo kỹ sư nêu trên, sắp tới, tính năng đậu xe tự động còn có thể được điều khiển từ xa qua ứng dụng trên thiết bị di động (smartphone, laptop, máy tính bảng).

Trong khi đó, Công ty Zalo AI - chuyên nghiên cứu về AI - đã phát triển được trợ lý ảo AI tiếng Việt Kiki để phục vụ những người Việt lái ôtô. Trợ lý ảo thông minh đầu tiên của người Việt này đã được ra mắt hồi tháng 12-2020. Tính đến tháng 3-2023, Kiki đã vượt mốc 300.000 lượt cài đặt.

Chỉ với một câu nói đơn giản, người điều khiển xe có thể nhờ trợ lý ảo Kiki chỉ đường, bật nhạc, gọi điện thoại và nhiều tác vụ hữu ích khác. 

Kiki được ứng dụng rộng rãi

Các hãng màn hình lớn như Zestech, Gotech, Oled, Safeview, Bravigo... đang tận dụng lợi thế trợ lý ảo AI tiếng Việt, tích hợp mặc định Kiki với tất cả dòng sản phẩm bán tại Việt Nam. Đến nay, gần 30 hãng màn hình thông minh đã tích hợp sẵn trợ lý giọng nói "made in Vietnam" này.

Sau sự hợp tác giữa TCMS - Motrex Hàn Quốc với Zalo AI hồi đầu năm 2023, các bên cho biết sẽ đưa trợ lý ảo Kiki tích hợp sẵn vào hệ thống thông tin giải trí (IVI) trên những dòng xe Hàn Quốc tại thị trường Việt Nam.

Anh Phúc

Dien Dan Rao Vat

Monday, August 21, 2023

QUẦN JEAN NGỐ ỐNG SUÔNG GIẢ VÁY CỰC CHẤT NL84

• Quần Jean Ngố Ống Suông Giả Váy Cực Chất NL84 – H2T

Quần ngố jean ống rông giả váy ( nhìn qua thì như mặc váy nha cả nhà ) với chất liệu vải jean dày dặn. Form chuẩn, quần lưng cao mặc cực tôn dáng. Thiết kế trẻ trung, đường may đẹp và tinh tế. Tặng kèm 1 dây thắt đai nha.

• Bảng size:

S dưới 47kg, eo dưới 65cm

M dưới 53kg, eo dưới 70cm

L dưới 57kg, eo dưới 75cm

XL dưới 60kg, eo dưới 80cm

• Thông tin sản phẩm:

Tên sản phẩm: Quần Jean Ngố Ống Suông Giả Váy Cực Chất NL84 – H2T

Chất liệu: Vải bò giấy

Màu sắc: Xanh, Khói

Size: S, M, L, XL

Xuất xứ: Việt Nam

Quý Khách Lưu Ý, ảnh với thực tế bên ngoài có thể khác nhau 1 chút về màu sắc do góc chụp và độ phản sáng ạ.

Cẩn trọng với ứng dụng nén và giải nén trên máy tính Windows

Lỗ hổng bảo mật này, có tên mã CVE-2023-40477, do các chuyên gia bảo mật của Zero Day Initiative (ZDI) phát hiện từ tháng 6-2023 song mới được công bố sau khi nhà phát triển RARLAB phát hành bản vá lỗi.

WinRAR là ứng dụng phổ biến với người dùng máy tính Windows, dùng để nén và giải nén các tập tin. Lỗ hổng này cho phép tin tặc có thể thực thi mã tùy ý trên hệ thống máy tính người dùng, sau khi họ mở một tập tin nén được chế tạo đặc biệt theo ý đồ của kẻ tấn công.

Các chuyên gia bảo mật tại ZDI cũng không cho biết cụ thể về lỗ hổng, chỉ mô tả rằng chúng xuất hiện trong quá trình xử lý "khối lượng khôi phục", công đoạn trong quy trình giải nén của phần mềm WinRAR.

Cẩn trọng với ứng dụng nén và giải nén trên máy tính Windows - Ảnh 1.

Hình ảnh ứng dụng nén và giải nén WinRAR phổ biến trên máy tính chạy hệ điều hành Windows. Ảnh: Bleeping Computer

Bleeping Computer dẫn nhận định của các chuyên gia cho rằng đây là lỗ hổng nghiêm trọng nhưng việc khai thác nó còn phụ thuộc thao tác từ phía người dùng.

Thực tế, việc đánh lừa người dùng thực hiện hành động mở file không phải thách thức quá lớn với tin tặc. Mặt khác, do WinRAR có lượng người dùng khổng lồ trên khắp thế giới nên cơ hội để kẻ tấn công khai thác thành công lỗi trên là rất cao.

Để vá lỗ hổng, nhà phát triển RARLAB đã tung bản vá lỗi 6.23 và khuyến nghị người dùng sớm cập nhật. Ngoài lỗ hổng trên, bản cập nhật cũng sửa một lỗi nghiêm trọng khác khiến một số tập tin lưu trữ đặc biệt có thể gặp vấn đề khi nén.

Microsoft được cho là còn đang thử nghiệm một tính năng sẵn có trên Windows 11, cho phép người dùng có thể nén tệp tin, hỗ trợ các định dạng nén phổ biến hiện nay là RAR, 7-Zip và GZ.

"Nếu tính năng này được bổ sung chính thức, người dùng máy tính Windows sẽ ngày càng ít sử dụng đến các phần mềm từ bên thứ ba như WinRAR" - Bleeping Computer nhận xét.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Saturday, August 19, 2023

Đột phá: Pin ô tô điện sạc siêu nhanh, 15 phút chạy được hơn 700 km

Sản phẩm mới này có tên gọi Shenxing, có khả năng hoạt động trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

CATL mô tả Shenxing là loại pin Lithium Ferrous Phosphate ( LFP) với công nghệ sạc siêu nhanh 4C đầu tiên trên thế giới, cho phép một chiếc ô tô điện di chuyển hơn 700 km sau một lần sạc đầy khoảng 15 phút.

Còn nếu sạc trong vòng 10 phút, dung lượng pin Shenxing bảo đảm cung cấp cho những chiếc xe ô tô điện chạy quãng đường lên tới 400 km.

Đột phá: Pin ô tô điện sạc siêu nhanh, 15 phút chạy được hơn 700 km - Ảnh 1.

CATL giới thiệu công nghệ sạc siêu nhanh 4C đầu tiên trên thế giới. Ảnh: CATL

Sản phẩm do hãng pin xe điện số của Trung Quốc sản xuất còn giúp "hiệu suất tăng tốc từ 0 - 100 km/h mà không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ thấp".

Phạm vi hoạt động mà pin ShenXing cung cấp cũng vượt khoảng 30% so với quãng đường 300 km mà một chiếc xe điện do công Xpeng Motors của Trung Quốc ra mắt gần đây khi thời gian sạc tương tự nhau.

CATL hiện chiếm 38% thị phần pin ô tô điện thế giới, cung cấp pin cho hầu hết các hãng xe lớn như Geely, Fisker, Mercedes-Benz, SAIC Motor, Chery và cả hãng Tesla của tỉ phú Mỹ Elon Musk.

Dòng xe điện được trang bị tính năng sạc pin siêu nhanh thường đi kèm với mức giá cao, khoảng 400.000 nhân dân tệ (1,3 tỉ đồng) trở lên. Đó là những mẫu xe cao cấp, không phải mọi người dùng đều có thể với tới.

Còn với pin Shenxing, Tiến sĩ Wu Kai, trưởng nhóm khoa học của CATL, chia sẻ đây là công nghệ sạc nhanh "dành cho tất cả mọi người".

"Chúng tôi dự kiến đưa pin Shenxing vào sản xuất từ cuối năm 2023 và có sẵn cho ô tô điện sớm nhất vào quý I/2024" – Tiến sĩ Wu Kai tiết lộ.

Đột phá: Pin ô tô điện sạc siêu nhanh, 15 phút chạy được hơn 700 km - Ảnh 3.

Công nghệ sạc pin siêu nhanh cho xe ô tô điện dự kiến được CATL đưa vào sản xuất từ cuối năm 2023. Ảnh: CATL

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

X bỏ tính năng block, người dùng bức xúc

Theo đài CNBC, ông Musk thông báo tuy nền tảng mạng xã hội X sẽ không còn tính năng block song tính năng này vẫn duy trì đối với tin nhắn trực tiếp.

Nhà sáng lập hãng xe điện Tesla không nêu lý do hay thời gian triển khai việc ngừng tính năng block nhưng ông nhận xét công cụ này "thật vô nghĩa". Ông Musk cũng cho hay sẽ giữ lại chức năng tắt tiếng. Nếu người dùng sử dụng tính năng tắt tiếng đối với một tài khoản nào đó thì họ sẽ không còn thấy bài viết của tài khoản này nhưng tài khoản bị tắt tiếng vẫn có thể theo dõi người dùng tắt tiếng họ.

Nhiều người lo ngại việc loại bỏ tính năng block sẽ khiến họ dễ bị quấy rối trực tuyến, theo dõi, đùa cợt và buộc phải tiếp xúc với nội dung phản cảm. Ông Louis Jones, chuyên gia về quảng cáo và truyền thông lâu năm tại Viện An toàn Thương hiệu, nhận định kế hoạch của ông Musk rất đáng lo ngại vì có thể khiến người dùng bị ngộp trong thư rác, mối đe dọa và nội dung gây hại.

Từ khi mua lại Twitter vào năm ngoái với giá 44 tỉ USD, ông Musk đã cải tổ công ty, sa thải nhiều nhân viên, khôi phục các tài khoản bị cấm trước đó. Gần đây, ông đã đổi tên nền tảng mạng xã hội này thành X. 

X.Mai

Dien Dan Rao Vat

Thận trọng khi dùng ứng dụng AI chỉnh sửa ảnh

Ông ĐẶNG HỒNG THẠNH, Founder & CTO Công ty CP Công nghệ Socitech: Không riêng Loopsie mà nhiều ứng dụng chỉnh sửa ảnh, trắc nghiệm, trò chơi... khác, bao gồm cả ứng dụng thế hệ mới có tích hợp AI, đều có khả năng thu thập thông tin cá nhân và hành vi sử dụng của người dùng. Những thông tin dạng thông thường được thu thập gồm: tên tuổi, giới tính, vị trí địa lý, email... của người dùng.

Nguy hiểm hơn, các ứng dụng còn thu thập thông tin nâng cao nếu người dùng vô tình bấm vào nút "cho phép" hoặc không biết nên bỏ qua bấm nút "từ chối", bao gồm: số điện thoại, thói quen, sở thích, hành vi sử dụng ứng dụng (số lần truy cập, thời gian truy cập, lịch sử tìm kiếm, dữ liệu được chia sẻ...).

Từ những thông tin thu thập được trên ứng dụng, các nhà cung cấp nền tảng có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Trong đó, chủ yếu được sử dụng để nâng cao tính cá nhân hóa cho người dùng trên nền tảng, đưa ra quảng cáo trúng đích hơn.

Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng thông tin người dùng được bán cho bên thứ ba, dù đây là hành vi phạm pháp. Có trường hợp nhà cung cấp ứng dụng liên kết với bên thứ ba để thực hiện hành vi chia sẻ thông tin nhằm hợp thức hóa. Cũng có thể thông tin được bán thẳng cho các doanh nghiệp bảo hiểm, tài chính...

Nguyễn Hải ghi

Dien Dan Rao Vat

Friday, August 18, 2023

Triển khai VNeID cần nhạc trưởng

VNeID được Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư - Bộ Công an phát triển và vận hành dựa trên nền tảng ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử. Theo đó, ứng dụng có giá trị sử dụng thay thế các giấy tờ truyền thống, định danh công dân, cung cấp các tiện ích phát triển công dân số, Chính phủ số, xã hội số, giúp công dân khai báo y tế và khai báo di chuyển nội địa nhanh.

Do vai trò của VNeID quá lớn, việc triển khai trong hoạt động thường ngày trở nên cực kỳ quan trọng và cấp thiết. Trong mấy tháng qua, VNeID đã có màn "chào sân" gây nhiều ý kiến nóng trên mạng khi được áp dụng để làm thủ tục đi máy bay nội địa. Cục Hàng không cho biết sau gần 2 tháng thí điểm, việc sử dụng CCCD điện tử thay giấy tờ truyền thống để làm thủ tục đi máy bay vẫn còn khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt, thời gian kiểm tra lâu hơn 2-3 lần so với cách làm truyền thống. Việc triển khai thí điểm này đã bộc lộ những bất cập như thiếu quy trình chuẩn, chưa có thiết bị chuyên dụng, đường truyền internet không ổn định, nhiều người dùng phổ thông - đặc biệt là người lớn tuổi - còn lúng túng trong thao tác... Vì vậy, đa số hành khách vẫn chọn sử dụng giấy tùy thân truyền thống. Theo báo cáo của Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) và Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn, tỉ lệ trung bình hành khách sử dụng tài khoản VNeID để đi máy bay nội địa chỉ chiếm có 0,64% tổng số hành khách.

Phải công bằng mà nhìn nhận cơ quan chủ trì ứng dụng VNeID đã có nhiều động thái tích cực để khắc phục những vướng mắc, bất cập. Lãnh đạo Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) mới đây cho biết thời gian qua, đơn vị này đã nghiên cứu, sản xuất, phát triển thiết bị xác thực thông tin trong VNeID nhằm phục vụ hiệu quả hành khách làm thủ tục đi máy bay tại các cảng hàng không trên cả nước. Thời gian xác thực thông tin của hành khách với VNeID giờ đây chỉ mất 2 - 3 giây thay vì phải mất hơn 20 giây so với trước. Từ đầu tháng 8, Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư đã cùng Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) lắp đặt thiết bị nhằm phục vụ công tác kiểm soát hành khách tại các cảng hàng không.

Tuy nhiên, theo đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục C06, việc lắp đặt chúng tại các cảng hàng không còn rất chậm. C06 đã đề nghị ACV rà soát và nâng cấp đường truyền internet, phủ rộng sóng wifi tại các cảng hàng không nhằm bảo đảm kết nối thông suốt và ổn định, tránh tình trạng quá tải. Các nhà mạng cũng cần tham gia bảo đảm phủ sóng di động mạnh và ổn định ở các sân bay, nhà ga. C06 cũng phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, đơn vị chức năng để tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn hành khách sử dụng VNeID.

Việc triển khai VNeID trong hoạt động hàng không một lần nữa khẳng định việc ứng dụng công nghệ cho quản lý số phục vụ người dân luôn cần có cơ quan chịu trách nhiệm chính và sự phối hợp đồng bộ, đồng lòng của nhiều bên. Nếu bộc lộ bất cập, vướng mắc tới đâu thì cần khắc phục ngay tới đó.

Ngô Lê

Dien Dan Rao Vat