March 2023 ~ DIỄN ĐÀN RAO VẶT

Friday, March 31, 2023

Smartphone Redmi Note 12 pro 5G 3 camera AI

Đây là dòng smartphone phân khúc thị trường tầm trung được nâng cấp về nhiếp ảnh di động và trải nghiệm người dùng. Redmi Note 12 có màn hình Super AMOLED 6.67 inch 120Hz độ sáng tới 1.200 nit và độ tương phản 4.500.000:1 sống động, đạt 100% DCI-P3; chipset Qualcomm Snapdragon 685 (6nm) mạnh mẽ; cụm 3 camera với camera chính 50MP chất lượng cao, camera selfie 13MP Screen flash và pin dung lượng lớn 5.000mAh hỗ trợ sạc nhanh 33W. Thiết kế kim loại nguyên khối siêu mỏng 7,9mm.

Redmi Note 12 Pro 5G được thiết kế 3 camera AI có camera chính 50MP dùng cảm biến Sony IMX766 và công nghệ chống rung OIS; camera selfie 16MP. Pin 5.000mAh siêu sạc nhanh 67W. Màn hình Flow AMOLED 6.67 inch 120Hz sắc nét; hỗ trợ Dolby Vision, HDR10+; hiển thị 1 tỉ màu; độ sáng 900 nit và độ tương phản 5.000.000:1; đạt chuẩn Widevine L1, gam màu DCI-P3. Chipset MediaTek Dimensity 1080 5G (6nm).

Bộ đôi Redmi Note 12 Series được mở bán tại thị trường Việt Nam từ ngày 7-4 với giá 4.990.000 đồng (Redmi Note 12 phiên bản RAM 4GB + ROM 128GB), 5.790.000 đồng (phiên bản 8GB+128GB) và 9.490.000 đồng (Redmi Note 12 Pro 5G phiên bản 8GB+256GB).

H.Xuân

Dien Dan Rao Vat

VIDEO: Sợ bị khóa sim, người dân xếp hàng làm chuẩn hóa thông tin thuê bao trước “giờ G”

VIDEO: Sợ bị khóa sim, người dân xếp hàng làm chuẩn hóa thông tin thuê bao trước “giờ G”

Thực hiện: HUẾ XUÂN - NGỌC LÝ

Dien Dan Rao Vat

Vì sao giới trẻ Mỹ ngày càng thích điện thoại … “cục gạch”?

Kênh CNBC mô tả điện thoại cơ bản với tính năng chủ yếu nghe gọi và nhắn tin, có hỗ trợ thêm một số tính năng mới như GPS, kết nối 4G, hỗ trợ phát Wi-Fi di động, đang thu hút giới trẻ Mỹ.

Các chuyên gia nhận định sở dĩ giới trẻ Mỹ ngày càng chán điện thoại thông minh (smartphone), chuyển sang sử dụng điện thoại "cục gạch" vì những lý do sau:

Họ cảm thấy đã quá mệt mỏi với màn hình của những chiếc điện thoại thông minh. Họ cảm nhận được tác hại từ những chiếc smartphone dù không rõ ràng nên cố gắng gạt bỏ bằng cách dùng điện thoại cơ bản.

Các công ty như Punkt hay Light Phone đang tận dụng sự quan tâm trở lại của giới trẻ Mỹ để bán điện thoại "cục gạch". Trên YouTube, cả hai thậm chí thuê người có ảnh hưởng quảng bá một số model mới sản xuất.

"Những gì chúng tôi đang làm không phải để bán điện thoại cơ bản mà là hướng đến một thiết bị tối giản, được trang bị ít công nghệ để bảo vệ sức khỏe người dùng" - ông Joe Hollier, nhà sáng lập Light Phone, chia sẻ.

Vì sao giới trẻ Mỹ ngày càng thích điện thoại … “cục gạch”? - Ảnh 1.

Mẫu điện thoại "cục gạch" như của Nokia trước đây ngày càng được giới trẻ Mỹ quan tâm. Ảnh: NBC

Bà Sandra Wachter - chuyên gia công nghệ và nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) cấp cao tại Trường ĐH Oxford (Anh) - nhận định xu hướng chuyển sang điện thoại "cục gạch" diễn ra khi người dùng bắt đầu thấy sợ smartphone.

"Nghe gọi hay gửi tin nhắn gần như chỉ là tính năng phụ đối với điện thoại thông minh hiện nay. Smartphone giờ là trung tâm giải trí, nguồn tin tức, hệ thống định vị, nhật ký, từ điển và cả ví tiền. Smartphone tạo sự thu hút với thông báo, tin tức nóng cập nhật nhưng liên tục làm gián đoạn công việc. Điều này có thể khiến người dùng luôn căng thẳng và thậm chí có thể bị kích động" - giáo sư Wachter từng nhận định.

Vì thế, bà Wachter đánh giá người trẻ sẽ tìm kiếm các công nghệ đơn giản hơn để cân bằng tâm lý. Tuy nhiên, bà cũng cho rằng việc từ bỏ đó chỉ là dựa theo "cảm xúc", cho nên đến một lúc nào đó họ sẽ dùng trở lại smartphone.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Có nguy cơ 1,76 triệu thuê bao bị khóa dịch vụ 1 chiều từ 0h đêm nay

Trả lời báo chí, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTT-TT) Nguyễn Phong Nhã cho biết dựa trên cơ sở dữ liệu thuê bao của các mạng di động đem đối chiếu với Cơ sở dữ liệu dân cư (CSDL) quốc gia của Bộ Công an sẽ có khoảng 3,85 triệu thuê bao sẽ phải chuẩn hóa lại thông tin vì có số chứng minh nhân dân không trùng khớp với CSDL dân cư quốc gia.

Theo ông Nhã, tính đến sáng 31-3, đã có có 1,99 triệu thuê bao chuẩn hóa thông tin cá nhân theo quy định. Như vậy, vẫn còn 1,86 triệu thuê bao chưa chuẩn hóa thông tin cá nhân.

Trong khi theo thống kê của Cục Viễn thông, mỗi ngày có khoảng 100.000 thuê bao đi đăng ký lại thông tin cá nhân. Như vậy, nếu không có gì đột biến đến hết 0 giờ ngày 1-4 sẽ có khoảng 1,76 triệu thuê bao di động bị khóa dịch vụ 1 chiều theo quy định pháp luật.

Có nguy cơ 1,76 triệu thuê bao bị khóa dịch vụ 1 chiều từ 0h đêm nay - Ảnh 1.

Đến sáng 31-3, đã có có 1,99 triệu thuê bao chuẩn hóa thông tin cá nhân. Ảnh: Hồng Hưng

Trước đó, Thứ trưởng Bộ TT-TT Phạm Đức Long khẳng định thời điểm ngày 31-3 là hạn cuối cùng để khách hàng thực hiện chuẩn hóa thông tin, nếu sau thời điểm này khách hàng chưa chuẩn hóa sẽ bị khóa thuê bao.

Bộ TT-TT yêu cầu các nhà mạng phải thực hiện nghiêm túc vấn đề này. Nếu lùi thời hạn thực hiện sẽ làm cho nhiều thuê bao chậm trễ trong việc đi chuẩn hóa thông tin thuê bao khi nhận được thông báo từ nhà mạng.

Vì vậy, Bộ TT-TT kiên quyết thực hiện nghiêm túc thời gian khóa thuê bao sau ngày 31-3, sau đó các nhà mạng tiếp tục chuẩn hóa lại thông tin cá nhân cho các thuê bao bị khóa.

Đại diện một nhà mạng cho biết có những tập khách hàng nghi ngờ là SIM rác (do trong tài khoản là 0 đồng và thuê bao không hoạt động) dù đã nhận tin nhắn nhưng không đăng ký lại thông tin cá nhân. Còn lại những thuê bao đang sử dụng nhận được tin nhắn của nhà mạng đã tích cực đi chuẩn hóa thông tin thuê bao theo quy định.

"Nhiều khả năng những SIM rác sẽ chiếm số lượng tương đối trong tổng số 1,86 triệu thuê bao chưa đăng ký lại thông tin cá nhân nên các đại lý sẽ không đăng ký lại nữa" - đại diện một nhà mạng nhận định.

Đến trưa ngày 31-3, VinaPhophone tuyên bố nhà mạng này đã khóa chiều gọi đi đối với các thuê bao chưa chuẩn hóa thông tin từ ngày. Như vậy, VinaPhone là nhà mạng đầu tiên áp dụng chính sách này với thuê bao chưa chuẩn hóa thông tin.

Tính đến ngày 31-3-2023, đã có hơn 500.000 thuê bao VinaPhone thực hiện chuẩn hóa thông tin theo thông báo và hướng dẫn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khách hàng chưa chuẩn hóa theo quy định.

Đại diện VinaPhone cho hay thực hiện theo quy định của pháp luật, VinaPhone đã thực hiện chính thức khóa chiều gọi đi đối với tất cả các thuê bao chưa thực hiện chuẩn hóa thông tin vào ngày 31-3-2023 và sẽ tiếp tục khóa một chiều vào các thời điểm khác nhau (sau 31-3-2023), đối với một số khách hàng khác thuộc diện cần chuẩn hóa lại thông tin thuê bao/xác minh chính chủ.

Sau khi bị khóa 1 chiều, số thuê bao sẽ tiếp tục bị khóa hai chiều trong 15 ngày tiếp theo và sẽ bị thu hồi số sau 30 ngày kể từ thời điểm bị khóa hai chiều.

Khi bị khóa liên lạc một chiều, người dùng di động có thể tiếp tục thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao trên website hoặc ứng dụng của nhà mạng để được mở lại liên lạc.

Trong trường hợp bi khóa liên lạc hai chiều, người dùng cần đến các điểm giao dịch của nhà mạng trên toàn quốc để được hỗ trợ thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao.

Theo VinaPhone, sau 30 ngày kể từ thời điểm khóa hai chiều, các số thuê bao chưa thực hiện chuẩn hóa lại thông tin sẽ được nhà mạng này thu hồi theo quy định của pháp luật.

B.Trân

Dien Dan Rao Vat

Thursday, March 30, 2023

Mục đích đưa Internet 4G lên mặt trăng

Nokia cho biết chuẩn bị đưa Internet 4G lên mặt trăng bằng tên lửa SpaceX nhằm đáp ứng nhu cầu liên lạc của con người trong không gian.

CNBC dẫn lời kỹ sư chính của Nokia Luis Maestro Ruiz De Temino nhấn mạnh tập đoàn sẽ bắt đầu kế hoạch đưa mạng 4G lên mặt trăng trong những tháng tới. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào cuối 2023.

Công ty có trụ sở chính tại Phần Lan tiết lộ mạng 4G của họ được cung cấp bởi một trạm cơ sở trang bị ăng-ten. Trạm này được thiết lập trong tàu đổ bộ mặt trăng Nova-C, do công ty hàng không vũ trụ Intuitive Machines của Mỹ thiết kế. Tàu đổ bộ sẽ được phóng bằng tên lửa SpaceX, đáp xuống miệng núi lửa Shackleton, nằm dọc phía Nam của mặt trăng.

Mục đích đưa Internet 4G lên mặt trăng - Ảnh 1.

Hình ảnh mô tả về trạm phát sóng 4G và các kết nối trên mặt trăng của Nokia. Ảnh: Nokia

Mục đích của việc thiết lập kết nối mạng trên mặt trăng, để chứng minh các mạng không dây trên mặt đất có thể đáp ứng nhu cầu liên lạc cho sứ mệnh không gian trong tương lai.

Nokia cũng khẳng định Internet 4G của họ không chỉ cho phép phi hành gia liên lạc với nhau mà còn giúp thực hiện các nhiệm vụ như điều khiển xe tự hành từ xa, truyền trực tiếp video thời gian thực và gửi dữ liệu về trái đất tức thời.

Việc đưa 4G lên mặt trăng cũng được kỳ vọng giúp các nhà khoa học có thể tìm được băng trên bề mặt của hành tinh này. Phần lớn bề mặt của mặt trăng hiện nay khô ráo nhưng đã có những khám phá chỉ ra rằng nơi đây còn nhiều tàn tích băng mắc kẹt trong các núi lửa đã nguội.

Chưa hết, việc đưa Internet 4G lên mặt trăng sẽ góp phần mở ra những chuyến du lịch thương mại lên hành tinh này trong tương lai của con người.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Wednesday, March 29, 2023

Bộ TT-TT: Không thay đổi hạn cuối chuẩn hóa thông tin thuê bao vào ngày 31-3

Vừa qua, một số nhà mạng bày tỏ mong muốn được cơ quan quản lý nhà nước cho phép lùi thời hạn khóa thuê bao vào ngày 31-3-2023 đối với các thuê bao chưa được chuẩn hóa thông tin cá nhân trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDL).

Về việc này, ngày 29-3, trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Phạm Đức Long khẳng định thời điểm ngày 31-3 là hạn cuối cùng để khách hàng thực hiện chuẩn hóa thông tin, nếu sau thời điểm này khách hàng chưa chuẩn hóa thông tin cá nhân sẽ bị khóa thuê bao.

"Bộ TT-TT yêu cầu các nhà mạng phải thực hiện nghiêm túc về vấn đề này. Nếu lùi thời hạn thực hiện sẽ làm cho nhiều thuê bao càng cố tình kéo dài thời gian thực hiện chuẩn hóa thông tin. Bộ TT-TT kiên quyết thực hiện nghiêm túc thời gian khóa thuê bao sau ngày 31-3, sau đó các nhà mạng tiếp tục chuẩn hóa lại thông tin cá nhân cho các thuê bao bị khóa" - ông Phạm Đức Long nhấn mạnh.

Bộ TT-TT: Không thay đổi hạn cuối chuẩn hóa thông tin thuê bao vào ngày 31-3 - Ảnh 1.

Khách hàng đến cửa hàng của VinaPhone chuẩn hóa thông tin - Ảnh: Hồng Hưng

Về việc này này, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông Nguyễn Phong Nhã cho biết từ 31-3, các nhà mạng bắt đầu khóa 1 chiều với những thuê bao có thông tin không trùng khớp với thông tin đối soát với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Sau đó sẽ khóa thông tin 2 chiều với những thuê bao này và sau 2 tháng sẽ chấm dứt hợp đồng nếu thuê bao không đăng ký chuẩn hóa thông tin cá nhân theo quy định.

Cục Viễn thông yêu cầu các nhà mạng cương quyết dừng hoạt động của các thuê bao có thông tin không chính xác theo quy định.

Việc chuẩn hoá thông tin được thực hiện theo quy định tại Nghị định 49/2017. Từ đó, Bộ TT-TT yêu cầu các mạng phải thông báo tới khách hàng và xây dựng nhiều kênh hỗ trợ chuẩn hoá thông tin (trực tuyến qua ứng dụng, trang web, đến trực tiếp cửa hàng hoặc nhân viên nhà mạng tới gặp khách hàng).

Các nhà mạng có trách nhiệm rà soát phân loại, cá thể hóa theo từng nhóm thuê bao cần chuẩn hoá để truyền thông, bảo đảm người dân tiếp cận đầy đủ thông tin, dễ dàng cập nhật, đồng thời tránh làm phiền khách hàng đã có thông tin đúng.

Việc rà soát, chuẩn hóa thông tin thuê bao của người sử dụng dịch vụ viễn thông di động để đảm bảo trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là hoạt động cần thiết, phải có sự tham gia, phối hợp của cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người dân nhằm góp phần ổn định trật tự xã hội, kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi sử dụng SIM điện thoại có thông tin đăng ký không đúng quy định thực hiện các hành vi lừa đảo, quảng cáo sai sự thật, thiếu văn hoá, trái với thuần phong mỹ tục…

Theo ông Nguyễn Phong Nhã, tính đến ngày 28-3 đã có hơn 1,8 triệu thuê bao thực hiện chuẩn hóa lại thông tin cá nhân. Như vậy đã có 46,89% số thuê bao thuộc diện phải chuẩn hóa lại thông tin cá nhân đã thực hiện chuẩn hóa. Như vậy, hiện vẫn còn gần 2 triệu thuê bao chưa chuẩn hóa lại thông tin cá nhân theo quy định. Số thuê bao này sẽ nằm trong diện có nguy cơ bị khóa thuê bao nếu không đăng ký lại thông tin cá nhân.

Danh sách kênh tra cứu thông tin của các nhà mạng

Viettel

Tên hiển thị khi nhắn tin mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: VIETTEL

Số điện thoại tổng đài gọi ra thông báo mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao:

0246 266 0198 (Tên hiển thị: VIETTELCSKH); 0246 688 8098 (Tên hiển thị: VIETTELCARE)

VinaPhone - VNPT

Tên hiển thị khi nhắn tin mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: VinaPhone

Số điện thoại gọi ra thông báo mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: 088 800 1091, 091 100 1091. Cuộc gọi hiển thị VinaPhone

MobiFone

Tên hiển thị khi nhắn tin mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: MobiFone

Số điện thoại gọi ra thông báo mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: 9090

Vietnamobile

Số điện thoại gọi ra thông báo mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: 0921 667 667

Đông Dương - Itelecom

Tên hiển thị khi nhắn tin mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: iTel

Số điện thoại gọi ra thông báo mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: 087 902 8888

ASIM Telecom - Local

Tên hiển thị khi nhắn tin mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: myLocal.vn

Số điện thoại gọi ra thông báo mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: 0899 096 854 (Tên hiển thị LOCAL)

Mobicast - WINTEL

Tên hiển thị khi nhắn tin mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: Wintel

Số điện thoại gọi ra thông báo mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: 0559 559 559; 0559 558 558

Bảo Trân

Dien Dan Rao Vat

Nhà mạng mở thêm quầy, làm thêm giờ để bớt khóa sim khách hàng

Ngày mai, 31-3, là hạn chót các nhà mạng khóa sim 1 chiều đối với hơn 1 triệu thuê bao di động có thông tin chưa chuẩn hóa với cơ sở dữ liệu của Bộ Công an. Do đó, các nhà mạng đang chạy nước rút hướng dẫn chủ thuê bao thực hiện chuẩn hoá sim.

Theo ghi nhận của chúng tôi, tình hình quá tải cục bộ đã xảy ra ở một số điểm giao dịch nên các nhà mạng phải lên phương án ứng phó.

Đại diện Viettel cho biết đã tăng cường nhân viên phục vụ hướng dẫn vòng ngoài tại các cửa hàng đông khách. Nhà mạng này còn phát tờ rơi hướng dẫn khách hàng tự chuẩn hóa trực tuyến qua My Viettel để không phải chờ đợi.

Đồng thời, mở thêm điểm cung cấp dịch vụ viễn thông uỷ quyền của Viettel để được hỗ trợ chuẩn hoá, đặt ở một số điểm giao dịch của Thế giới Di động, Điện Máy Xanh trên toàn quốc; tổ chức thêm 700 điểm lưu động tại nhà trung tâm huyện để phục vụ người dân địa phương.

Nhà mạng mở thêm quầy, làm thêm giờ để bớt khóa sim khách hàng - Ảnh 1.

Điểm cập nhật thông tin thuê bao của Viettel - Ảnh Viettel

Viettel còn nhắn tin thông báo số liên hệ của nhân viên phụ trách tại địa bàn khách hàng đang sinh sống để phục vụ khách hàng có nhu cầu nhân viên đến nhà phục vụ.

Trong khi đó, nhà mạng MobiFone cho biết đã tăng cường nhân lực hỗ trợ khách hàng kể cả ngoài giờ, ngày nghỉ để bảo đảm phục vụ và hỗ trợ tối đa nhu cầu khách hàng với mục tiêu tất cả khách hàng đến điểm giao dịch hoặc cập nhật online đều được ghi nhận thông tin, hồ sơ thuê bao đúng quy định sẽ không bị chặn.

Bên cạnh đội ngũ giao dịch viên hỗ trợ khách hàng tại quầy, MobiFone đã và đang huy động thêm khối nhân viên văn phòng cũng như đoàn viên thanh niên tham gia đợt chuẩn hóa thông tin này.

Nhà mạng mở thêm quầy, làm thêm giờ để bớt khóa sim khách hàng - Ảnh 2.

Quầy lưu động cập nhật thông tin thuê bao của VinaPhone - Ảnh: VinaPhone

Tương tự, đại diện VinaPhone cho biết đang triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng chuẩn hóa thông tin khách hàng trước giờ "G" như làm thêm giờ, bổ sung nhân sự tại các điểm giao dịch trực tiếp. Tại các điểm giao dịch, bố trí người phân luồng để phục vụ nhóm khách hàng đến thực hiện thủ tục chuẩn hóa thông tin và nhóm khách hàng đến sử dụng các dịch vụ khác.

VinaPhone cũng có phương án mở thêm quầy di động phục vụ khách hàng đến chuẩn hóa thông tin tại các khu đông dân cư hoặc một số vùng sâu, vùng xa.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về khả năng gia hạn thời gian để thực hiện lộ trình khóa sim, một số nhà mạng cho biết sẽ tuân thủ theo quy định. Tuy nhiên, nếu được gia hạn thì một số khách hàng sẽ có thêm thời gian cập nhật thông tin thuê bao. 

Ngọc Ánh

Dien Dan Rao Vat

Tuesday, March 28, 2023

Dùng AI giữ chân khách hàng

Ghi nhận của Báo Người Lao Động, rất nhiều doanh nghiệp (DN) đang đẩy mạnh chuyển đổi số, trong đó ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để nắm bắt nhu cầu, thị hiếu khách hàng (KH) nhằm xây dựng những sản phẩm dịch vụ mới, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Rút ngắn quy trình giao dịch

Ứng dụng công nghệ Trải nghiệm KH (CX) đã trở thành một cuộc chạy đua ngày càng nóng trong những năm gần đây tại các DN, đặc biệt là các DN lớn và có KH là người dùng đầu cuối.

Theo bà Phạm Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Chiến lược và Giải pháp ngân hàng số Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB), VIB có trên 3 triệu KH, đa số thuộc nhóm gen Z (sinh từ năm 1995) và millennial (sinh từ năm 2000). Vì vậy, VIB ứng dụng những công nghệ mới nhất để nâng cao trải nghiệm của nhóm KH trẻ, biến những giao dịch ngân hàng vốn được cho là phức tạp và nhàm chán trước đây trở nên mới mẻ và thú vị hơn. 

Với thẻ, VIB đang ứng dụng AI, máy học, thực tế tăng cường (Augmented Reality - AR) vào sản phẩm thẻ; quy trình mở thẻ online 100%. VIB thực hiện chiến lược công nghệ hội tụ 3 yếu tố "Mobile first - Cloud first - AI first". Trong đó, "AI first" giúp phân tích chuyên sâu, biết được chân dung và nhu cầu của KH, gợi ý về dịch vụ tài chính phù hợp với người dùng. Chiến lược này thể hiện rõ nét qua ứng dụng MyVIB 2.0 với những tính năng mà KH chỉ có thể trải nghiệm trên điện thoại di động như nhận dạng giọng nói để giao dịch (AI Voice) hoặc AR.

Dùng AI giữ chân khách hàng - Ảnh 1.

Hoạt động tại Trung tâm Chăm sóc khách hàng có ứng dụng AI của HDBank. (Ảnh do ngân hàng cung cấp)

Nhiều ngân hàng và DN khác cũng đang triển khai ứng dụng AI trong chiến lược lấy KH làm trung tâm, tăng tương tác. Ông Nguyễn Vĩnh Tuyên, Phó Tổng Giám đốc Nam A Bank, cho biết nhiều năm nay, Nam A Bank đã triển khai chuyển đổi số, sớm áp dụng công nghệ AI, thanh toán di động, chuyển khoản nhanh, thanh toán bằng QR code, điện toán đám mây… vào các hoạt động nhằm nâng cao trải nghiệm cho KH. Ngân hàng vừa ký kết hợp tác cùng Tập đoàn Oracle và Công ty CP Phát triển Công nghệ viễn thông tin học Sun Việt để triển khai giải pháp Nền tảng điện toán đám mây Exadata đặt tại KH (Oracle ExaCC). Giải pháp này có tính tương thích cao và thời gian triển khai đưa hệ thống vào vận hành nhanh chóng hơn, giúp Nam A Bank có quyết định kịp thời về kinh doanh, nắm tổng quan hơn về tình hình vận hành hoạt động, đáp ứng nhu cầu giao dịch xuyên suốt 365+, 24/7 của KH.

Chia sẻ hiệu quả của ứng dụng AI để chăm sóc KH tại hội thảo mới đây do FPT Smart Cloud tổ chức, ông Nguyễn Đức Dũng, phụ trách Trung tâm Chuyển đổi số (DTC) HDBank, cho biết để mở một tài khoản tại HDBank với quy trình thủ công trước đây mất 25 phút; ứng dụng AI thì quy trình rút ngắn còn 7 phút và giúp KH mở tài khoản lưu động ở bất cứ đâu qua thiết bị di động.

Tự động hóa quy trình chăm sóc khách hàng

Theo ông Lê Hồng Việt, Tổng Giám đốc FPT Smart Cloud, trải nghiệm KH hiện đứng đầu trong số các ưu tiên chuyển đổi số của DN, giúp 94% KH quay trở lại giao dịch lần thứ hai, giúp tăng tới 15% tỉ lệ chuyển đổi bán hàng. Với AI, DN có một công cụ mạnh mẽ để tự động hóa, tăng cường hiệu suất, phân tích sâu tâm lý KH, từ đó nâng chất lượng phục vụ KH đa kênh, đa điểm.

Theo Công ty Công nghệ Oracle (Mỹ), trải nghiệm KH không chỉ là một tập hợp các hành động mà còn tập trung vào cảm xúc. "Làm thế nào để biết suy nghĩ của KH hiện có hoặc KH tiềm năng về thương hiệu của DN? Tại mọi điểm tiếp xúc với KH, thương hiệu có thể cải thiện hoặc bị phá hủy qua cách KH cảm nhận về DN. Vì vậy, cần có những quyết định quan trọng đưa ra tại mỗi điểm tiếp xúc và những quyết định đó ảnh hưởng đến mức độ thành công của DN", Công ty Oracle lưu ý.

Bà Đào Thiên Hương, Phó Tổng Giám đốc Bộ phận Tư vấn Chiến lược EY-Parthenon (thuộc Tập đoàn Ernst & Young, Mỹ), chia sẻ: Với sự hỗ trợ của công nghệ và AI, chiến lược lấy KH làm trung tâm đã trở nên dễ dàng hơn. Những công nghệ AI mới nhất như ChatBot thông minh, trợ lý ảo Voicebot hai chiều, tính năng trao đổi giữa người bán - người mua giúp tự động hóa toàn diện các tương tác của KH, mang lại hiệu quả tích cực cho cả người dùng cuối và đội ngũ chăm sóc KH.

Theo FPT Smart Cloud, bình quân tại trung tâm chăm sóc KH, mỗi ngày một tổng đài viên thực hiện khoảng 200 cuộc gọi đi hoặc tiếp nhận điện gọi đến. DN lớn có thể phải xử lý hàng trăm ngàn hay cả triệu cuộc hội thoại với KH mỗi tháng. Để phân tích nguồn dữ liệu khổng lồ này, cần hệ thống mạnh. Phương thức thống kê truyền thống chỉ lấy ngẫu nhiên 3%-5% tổng số cuộc gọi làm mẫu để đánh giá. Theo FPT Smart Cloud, đây là sự lãng phí nguồn tài nguyện dữ liệu KH. FPT Smart Cloud vừa xây dựng thành công giải pháp Quản lý chất lượng trung tâm chăm sóc KH bằng AI-FPT AI Enhance - tích hợp nhiều tính năng phân tích thông tin nhạy cảm, cảm xúc, giám sát và đưa ra cảnh báo các cuộc gọi cần lưu ý. Được tích hợp vào các tổng đài chăm sóc KH, giải pháp này có thể phân tích dữ liệu cùng lúc hàng triệu cuộc gọi đến và đi theo từng chiến dịch, từng tiêu chí. Đồng thời, giảm 70% thời gian đánh giá chất lượng nhờ dữ liệu được cập nhật theo thời gian thực; các cuộc gọi đến KH được tự động giám sát... Dựa trên bảng đánh giá do AI thực hiện, đội ngũ chăm sóc KH có thể cải thiện hiệu suất hoạt động và nâng cao trải nghiệm KH. Tương lai của trải nghiệm KH sẽ là đa kênh, đa điểm chạm, cung cấp dịch vụ tức thì, 24/7 và cá nhân hóa ở mức độ cao. Trải nghiệm KH xuất sắc là vũ khí cạnh tranh của DN, giúp xây dựng mối quan hệ vững chắc, bền chặt, giữ chân dài hạn KH ở lại hệ sinh thái của DN.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, AI dù thông minh đến mấy cũng chỉ là một công cụ, nó không thể thay thế hoàn toàn con người. Việc ứng dụng AI chỉ cải thiện công việc, giải phóng con người khỏi những phần việc lặp đi lặp lại, tổng hợp dữ liệu, cũng như đưa ra những phân tích, gợi ý từ dữ liệu lớn giúp con người tham khảo để đưa ra quyết định. Vì vậy, việc ứng dụng AI phải được "mềm hóa", "nhân cách hóa". 

Đừng xem nhẹ trải nghiệm khách hàng

Theo bà Đào Thiên Hương, thời gian qua, khi nói tới "trải nghiệm số", người ta thường nhấn mạnh tới phần "số" mà xem nhẹ phần "trải nghiệm". Trong khi việc ứng dụng kỹ thuật số, 2 phần này phải được quan tâm ngang nhau. Quan điểm này đã được các chuyên gia về chuyển đổi số lưu ý. Các DN phải không ngừng đầu tư sáng tạo ra những trải nghiệm KH ngày càng thiết thực và chinh phục KH hơn, ứng dụng công nghệ để tối ưu hóa các trải nghiệm KH.

Ngô Lê - Thái Phương

Dien Dan Rao Vat

Tất bật cập nhật thông tin để tránh bị khóa sim

Tại TP HCM, ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động tại những phòng giao dịch của các nhà mạng: VinaPhone, MobiFone, Viettel… những ngày gần đây, lượng khách đến giao dịch đông lên hẳn, nhiều điểm phục vụ cả ngày cuối tuần. Đây là 3 nhà mạng lớn, chiếm hơn 95% số lượng thuê bao di động đang hoạt động trong cả nước.

Các điểm giao dịch quá tải

Sáng 28-3, tại phòng giao dịch MobiFone trên đường Trần Hưng Đạo (quận 1), các ghế chờ đã được khách ngồi kín, chủ yếu là người lớn tuổi, không rành các thao tác trên điện thoại thông minh.

Dù không nhận được tin nhắn thông báo của nhà mạng nhưng khách hàng có số thứ tự 27 vẫn ra quầy giao dịch để thực hiện cập nhật. Khi được hướng dẫn ông nhắn tin "TTTB" đến số "1414" để kiểm tra thì nhà mạng phản hồi thông tin của ông đã chính chủ. Tuy nhiên, thông tin hiển thị là số CMND trong khi ông đã đổi sang căn cước công dân gắn chip nên người này phải đợi đến lượt để nhân viên hỗ trợ. Tại Trung tâm Giao dịch VNPT trên đường Nguyễn Du (quận 1), lượng khách đến giao dịch cũng rất đông, nhiều khách hàng phải đứng chờ vì không còn ghế trống. Tại đây, có nhân viên hỏi thăm, hướng dẫn để khách hàng tự thao tác cập nhật thông tin trên điện thoại mà không cần phải ra quầy thực hiện. Tuy vậy, với những trường hợp phải đến quầy giao dịch, việc giải quyết từng trường hợp khá chậm, mỗi lượt giao dịch thường mất 5-10 phút do trải qua nhiều thao tác như khai báo thông tin, kiểm tra thông tin, chụp ảnh… nên xảy ra tình trạng dồn ứ khiến người đến sau phải chờ đợi khá lâu. Ở trung tâm MobiFone Nguyễn Du cạnh đó, tình trạng đông khách cũng diễn ra do sắp đến giờ "G" khóa sim một chiều các thuê bao chưa được chuẩn hóa. Tại cửa hàng Viettel Trần Quang Khải (quận 1), bên trong đã có rất đông khách ngồi chờ đến lượt. Nhân viên bảo vệ cho biết tình trạng đông đúc tại cửa hàng đã diễn ra nhiều ngày nay, khách hàng có thể quay lại sau để tránh phải chờ đợi.

Do số lượt giao dịch liên quan đến cập nhật thông tin thuê bao tăng đột biến nên đã ảnh hưởng người dân đến thực hiện các giao dịch khác. Theo anh T.T.H (ngụ quận Bình Thạnh), do mất điện thoại nên anh phải đi làm lại sim mới nhưng phải đợi hơn 2 giờ trong khi bình thường giao dịch này chỉ mất khoảng 15-20 phút. Còn chị V.T.N định ghé cửa hàng Viettel mua sim để dùng cũng chờ đợi quá lâu nên đành quay về.

Tất bật cập nhật thông tin để tránh bị khóa sim - Ảnh 1.

Quá tải cục bộ xảy ra tại các phòng giao dịch của các nhà mạng di động ngày 28-3

Không có chuyện gia hạn

Về phía nhà mạng, đại diện VinaPhone cho biết đã dự phòng tình huống quá tải cục bộ có thể xảy ra tại một số nơi, nhất là vào thời điểm gần ngày bị khóa thuê bao (31-3). Vì vậy, VinaPhone đã có các phương án dự phòng, bổ sung nhân sự tại các điểm giao dịch để hỗ trợ khách hàng. "Chúng tôi rất mong nhận được sự thông cảm và hợp tác từ khách hàng trong việc chủ động cập nhật trên các kênh số hóa (Ứng dụng MyVNPT, website my.vnpt.com.vn) ngay sau khi nhận được tin nhắn thông báo chính thức từ VinaPhone để giảm quá tải" - đại diện VinaPhone đề nghị.

Chiều 28-3, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT), cho biết theo tổng hợp báo cáo của các nhà mạng, tính đến ngày 27-3, đã có 1,72 triệu thuê bao thực hiện chuẩn hóa, chiếm 44,68% (gần 4 triệu) tổng số thuê bao mà các nhà mạng đã xác định cần thực hiện cập nhật thông tin trong đợt này. Như vậy, còn hơn 2 triệu thuê bao di động trả trước chưa cập nhật thông tin có thể bị khóa sim một chiều từ ngày 31-3. Theo ông Nhã, các nhà mạng sẽ tổng hợp để phân tích nguyên nhân các chủ thuê bao chuẩn hóa thông tin chậm, cơ quan quản lý sẽ tổ chức giám sát và truyền thông để người dùng hiểu rõ tầm quan trọng của việc chuẩn hóa thông tin.

Chính vì vậy, dù có hơn 2 triệu thuê bao chưa chuẩn hóa thông tin có thể bị khóa một chiều từ ngày 31-3 nhưng ông Nguyễn Phong Nhã cho hay sẽ vẫn thực hiện theo quy định, không có chuyện gia hạn. Thời điểm hiện tại, chưa có nhà mạng nào đề nghị về việc cần gia hạn thời gian để thực hiện chuẩn hóa đợt này. 

Chưa chuẩn hóa, người dùng sẽ bất lợi

Theo nhà mạng Viettel, các thuê bao có thông tin chưa trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có thể gặp khó khăn khi thực hiện các giao dịch với thuê bao di động, nhất là việc cấp lại/đổi sim khi mất sim do thuê bao không chính xác, không chính chủ. Ngoài ra, hiện nay số điện thoại gắn với rất nhiều tài khoản khác chứa các thông tin cá nhân, quan trọng của khách hàng. Trường hợp số điện thoại có thông tin không chính xác dẫn đến nguy cơ người dùng bị mất các tài khoản này. Bên cạnh đó, người dùng cũng sẽ gặp khó khăn trong việc làm tài khoản cấp mã định danh công dân, cấp hộ chiếu, thị thực.

H.Phượng

Đình chỉ phát triển thuê bao mới với nhà mạng vi phạm

Theo ông Nguyễn Phong Nhã, để đạt mục tiêu đến ngày 31-3 tất cả thuê bao đang hoạt động phải có thông tin đầy đủ, chính xác, trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Viễn thông sẽ phối hợp với các sở TT-TT tổ chức giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện của các doanh nghiệp.

"Đặc biệt, với việc phát triển thuê bao mới, Cục Viễn thông sẽ báo cáo lãnh đạo Bộ TT-TT xử lý nghiêm, bao gồm việc đề nghị đình chỉ hoạt động phát triển thuê bao mới đối với các nhà mạng vi phạm, nhất là các hành vi cung cấp dịch vụ cho thuê bao phát triển mới có thông tin không đầy đủ hoặc không chính xác; bán và lưu thông trên thị trường sim thuê bao đã được nhập sẵn thông tin, kích hoạt sẵn dịch vụ di động cho sim thuê bao" - ông Nguyễn Phong Nhã nhấn mạnh. Với sự lo lắng của nhiều người dân về số điện thoại của mình đã được chuẩn hóa chưa, ông Nhã cho hay khách hàng có thể nhắn tin tới số 1414 với cú pháp "TTTB" (miễn phí cước tin nhắn) để biết tình trạng thuê bao của mình.

Bên cạnh đó, các nhà mạng cũng cung cấp thông tin liên quan việc chuẩn hóa thông tin thuê bao trên ứng dụng của nhà mạng để khách hàng cài đặt trên điện thoại, trên website chính thức của nhà mạng, tại điểm cung cấp dịch vụ chính thức của nhà mạng.

T.Dũng

Cần phương án "hậu chuẩn hóa" thông tin thuê bao

Phải thừa nhận rằng ngay trong đợt đầu tiên tiến hành chuẩn hóa thông tin thuê bao di động, dù nỗ lực tối đa, tỉ lệ đạt được không thể 100%, thậm chí trên 90% đã là thành công.

Thành công bước đầu và căn cơ nếu như các nhà mạng dựa trên quy trình đối soát với Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư nắm được tối đa số thuê bao chưa chuẩn hóa (trùng khớp thông tin) - ở đây không tính những trường hợp dữ liệu trong CSDLQG có sai sót. Việc này giúp các nhà mạng quản lý thuê bao tốt hơn và có được tổng số thuê bao thật sự đang hoạt động.

Thực tế, không ít người dùng di động, chủ yếu là các gói trả trước, thuộc nhóm "phi công nghệ", chỉ gọi điện, nhắn tin hay truy cập mạng xã hội. Trong đó có những người lớn tuổi, ở vùng hẻo lánh. Thậm chí, có người chỉ dùng điện thoại để nhận cuộc gọi và gọi đi mà không thể đọc được tin nhắn. Đó là những người không thể tự mình thực hiện các thao tác cập nhật. Vì thế, trước khi đến hạn định (sau ngày 31-3-2023), các nhà mạng kiểm tra số lượng các thuê bao nào chưa cập nhật thông tin để có các biện pháp tập trung xử lý số tồn đọng đó. Phương thức an toàn nhất vẫn luôn là chủ thuê bao trực tiếp đến các điểm dịch vụ chính thức của nhà mạng. Nhưng do việc này sẽ không thể làm được đối với không ít người không có điều kiện, nên các nhà mạng phải chủ động cử nhân viên đến tận nhà thuê bao để cập nhật. Tuy nhiên, để tránh tình trạng mạo danh để lừa đảo, chiếm đoạt thông tin, nhân viên nhà mạng phải liên lạc trước và đi cùng công an khu phố hay tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố để người dân an tâm.

Có lẽ, sau khi hết thời hạn và bị khóa dịch vụ một chiều (không thể gọi đi), nhiều thuê bao chưa cập nhật sẽ buộc phải cập nhật thông tin. Tâm lý của không ít người dùng vẫn là ung dung tự tại cho tới khi "nước đến chân mới nhảy". Việc chuẩn hóa thông tin thuê bao di động là một yêu cầu cần thiết mà nếu khai thác tốt sẽ đem lại nhiều lợi ích, ngay cả trong việc góp phần vào cuộc chiến chống sim rác. Không thể tránh khỏi những phiền hà khi bị cắt dịch vụ, nhưng đó là với những thuê bao không thể hay không chịu cập nhật thông tin.

Các nhà mạng vẫn phải chấp nhận mất một số lượng thuê bao trong "bảng chiến tích" cạnh tranh của mình. Vấn đề là các nhà mạng nên có kế hoạch "hậu chuẩn hóa", hỗ trợ số thuê bao chưa cập nhật đăng ký sử dụng lại, tốt nhất là nên cho họ được giữ nguyên số điện thoại cũ.

Anh Phúc

Bài và ảnh: Ngọc Ánh

Dien Dan Rao Vat

Monday, March 27, 2023

Quan chức Mỹ ví “TikTok như khẩu súng đã nạp đạn”

"TikTok như khẩu súng đã nạp đạn" - Giám đốc phụ trách an ninh mạng của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ Rob Joyce phát biểu tại một hội nghị chính sách ở Bắc California hôm 27-3.

Reuters tiết lộ người đứng đầu về an ninh mạng của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ còn nói TikTok là một "vấn đề chiến lược" chứ không chỉ là mối đe dọa "chiến thuật" tức thời với Mỹ.

Thực tế, đây cũng là quan điểm đã công bố trước đó của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ về TikTok vốn thuộc công ty ByteDance đến từ Trung Quốc. Cơ quan này cho rằng Chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng TikTok để gây ảnh hưởng đến những gì thông tin người Mỹ nhìn thấy.

"Tại sao bạn lại mang con ngựa thành Troia vào trong thành?" - ông Joyce nhấn mạnh, ngụ ý nói TikTok sẽ gây hại cho Mỹ.

Ông Rob Joyce là chuyên gia hàng đầu về an ninh mạng ở Mỹ, cũng từng là điều phối viên an ninh mạng của Nhà Trắng.

Vị quan chức này còn nhận định Trung Quốc có thể sử dụng ảnh hưởng của mình với TikTok để ngăn chặn những thông tin bất lợi cho quốc gia này trong mắt người Mỹ.

Quan chức Mỹ ví “TikTok như khẩu súng đã nạp đạn” - Ảnh 1.

CEO Shou Zi Chew của TikTok ra điều trần trước Quốc hội Mỹ ngày 23-3 Ảnh: REUTERS

Nhận định trên đã lặp lại những cảnh báo trước đó của Giám đốc Cục Điều tra liên bang Christopher Wray và Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia Paul Nakasone.

Hai người này cảnh báo với các nhà lập pháp Mỹ rằng TikTok có thể được sử dụng để thực hiện các chiến dịch gây ảnh hưởng sâu rộng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ủng hộ dự luật do hàng chục thượng nghị sĩ đưa ra về việc cấm TikTok và các công nghệ nước ngoài khác nếu chúng gây rủi ro cho an ninh quốc gia.

Tuần trước, các thành viên của Hạ viện Mỹ đã chất vấn Giám đốc điều hành (CEO) TikTok Shou Zi Chew về các hoạt động xử lý dữ liệu của TikTok, phản ánh mối quan tâm ngày càng tăng của lưỡng đảng đối với 150 triệu người dùng ở Mỹ.

Đáp lại trong phần giải trình, ông Shou Zi Chew liên tục phủ nhận việc mạng xã hội TikTok chia sẻ dữ liệu hoặc có mối liên hệ với chính quyền Trung Quốc.

Washington được cho là đang gây áp lực buộc ByteDance bán lại ứng dụng này cho công ty Mỹ. Hiện tại, số phận của TikTok tại Mỹ vẫn chưa được định đoạt.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Sunday, March 26, 2023

iPhone 14 màu vàng vừa lên kệ giá đã bất ngờ

Sau hơn 2 tuần Apple cho ra mắt iPhone 14 màu vàng, phiên bản này đã chính thức về hàng tại Việt Nam từ ngày 23-3.

Theo đó, iPhone 14 phiên bản màu vàng mới có giá bán chính thức từ 20,29-24,99 triệu đồng.

Người mua được giảm thêm đến 1 triệu đồng nếu nếu thông qua hình thức đổi cũ sở hữu mới và giảm thêm 600.000 đồng mua qua thẻ nên giá bán chỉ còn từ 18,69 triệu đồng.

Tương tự, iPhone 14 Plus vàng giá giảm còn 22,49-27,39 triệu đồng giảm từ 5-9 triệu đồng so với giá niêm yết.

iPhone 14 màu vàng vừa lên kệ giá đã bất ngờ - Ảnh 1.

iPhone 14 màu vàng mới

Theo ông Hồ Tác Thành, Giám đốc hệ thống 24h Store, tuy iPhone 14 có thêm màu mới nhưng cũng chưa đủ sức hấp dẫn người tiêu dùng do thị trường này đang sụt giảm khá mạnh.

Ngoài ra, kể từ khi ra mắt đến nay, doanh số của bộ đôi iPhone 14 tiêu chuẩn không cao, do người dùng Việt thường tập trung vào bộ đôi cao cấp và phiên bản màu tím.

Đại diện một chuỗi bán lẻ có thị phần đáng kể tại Việt Nam chia sẻ hiện iPhone 14 đang có lượng tồn kho cao tại các đại lý. Bên cạnh đó, sức mua của người dùng giảm, lượng hàng tồn vượt quá mức hấp thụ của thị trường và áp lực thu hồi vốn buộc các chuỗi bán lẻ phải giảm giá để cắt lỗ.

Ng.Hải

Dien Dan Rao Vat

Saturday, March 25, 2023

Twitter công bố giá “bán lẻ” và “bán sỉ” tick xanh tại Việt Nam

Chuyên trang PhoneArena dẫn thông báo của Twitter hôm 23-3 cho biết sẽ mở rộng chương trình bán tick xanh ra toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam. Theo đó, phiên bản Twitter Blue cho phép bất kỳ người dùng nào cũng có thể mua dấu tick xanh.

Có được dấu tick xanh, người dùng Twitter sẽ có một số ưu tiên như ít phải xem quảng cáo hơn, viết tweet dài lên đến 4.000 ký tự, chỉnh sửa, hoàn tác bài đăng, đánh dấu thư mục và tùy chỉnh thanh điều hướng của mình.

Tick xanh tại Việt Nam được Twitter "bán lẻ" với giá 259.000 đồng/tháng hoặc "bán sỉ" với giá 2,7 triệu đồng/năm. Tại Mỹ, mức phí là 8 USD/tháng hoặc 84 USD/năm nếu đăng ký qua website, còn nếu mua qua thiết bị di động giá tương ứng là 11 USD/tháng và 114,99 USD mỗi năm.

Twitter công bố giá “bán lẻ” và “bán sỉ” tick xanh tại Việt Nam - Ảnh 1.

Twitter triển khai giá bán tick xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Ảnh: PhoneArena

Twitter cho biết người dùng toàn cầu có thể mua tick xanh qua website hoặc qua thiết bị iOS và Android. Sở dĩ giá trên app cao hơn trên website vì Twitter đẩy khoản phí 30% mỗi giao dịch ứng dụng về phía người dùng. Lưu ý, đây là khoản phí mà Apple và Google áp đặt.

Bên cạnh việc bán, Twitter cho biết sẽ tiến hành xóa tick xanh của những tài khoản được xác minh trước đó, vốn dành cho người nổi tiếng, chính trị gia... Nếu muốn có lại tick xanh, họ sẽ phải đăng ký mua Twitter Blue như bình thường với mức giá nêu trên.

Ngoài Twitter Blue dành cho tài khoản cá nhân, Twitter cũng triển khai gói bán tick vàng hoặc xám cho các công ty, tổ chức, doanh nghiệp với giá 1.000 USD/tháng.

Tick xanh trước đây vốn chỉ dành cho tài khoản thuộc về người nổi tiếng hoặc doanh nghiệp nhằm hạn chế tình trạng bị giả mạo. Tuy nhiên, sau khi thâu tóm mạng xã hội khổng lồ này vào tháng 10-2022, tỉ phú Elon Musk đã từng bước thiết lập cơ chế trả phí.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Friday, March 24, 2023

Giám đốc điều hành TikTok không cho con dùng TikTok

Lo ngại về an ninh quốc gia, Chính phủ Mỹ thời gian qua đã có loạt động thái nhắm vào TikTok do có "xuất xứ Trung Quốc". Đáng chú ý, trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ hôm 23-3 (giờ Mỹ), CEO Shou Zi Chew thừa nhận không cho con mình sử dụng … TikTok.

"Con của tôi sống ở Singapore và tại đó TikTok không có phiên bản dành cho trẻ em dưới 13 tuổi"- ông Chew, 40 tuổi, trả lời câu hỏi của nữ nghị sĩ Đảng Dân chủ Nanette Barragán về việc có cho con sử dụng TikTok hay không.

Vị giám đốc điều hành người Singapore còn nói rõ thêm rằng TikTok có phiên bản cho trẻ em dưới 13 tuổi ở Mỹ và ông sẽ cho phép con cái mình dùng TikTok nếu chúng sống ở đây.

Giám đốc điều hành TikTok không cho con dùng TikTok - Ảnh 1.

CEO TikTok Shou Chew trả lời các câu hỏi tại phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ hôm 23-3. Ảnh: News Week

Trước các thành viên lưỡng viện Mỹ (Hạ viện và Thượng viện), ông Chew thừa nhận mình có sở hữu cổ phần tại ByteDance - công ty mẹ của TikTok và đang bị cáo buộc có liên hệ mật thiết với Chính phủ Trung Quốc.

Trả lời mới nhất đã phủ nhận tuyên bố trước đây của ông Chew rằng ông từng giữ cương vị giám đốc tài chính cho ByteDance nhưng không thừa nhận sở hữu cổ phần tại đây.

Trong bối cảnh lưỡng đảng (Cộng hòa, Dân chủ) đều phản đối TikTok vì là "mối đe dọa an ninh quốc gia", ông Che đã "phản pháo" lại luận điểm của các nghị sĩ Mỹ khi chỉ ra rằng thực tế đã có nhiều mạng xã hội, bao gồm cả Facebook cũng từng làm rò rỉ dữ liệu người dùng.

Facebook cũng đối diện với nhiều vụ kiện khi cho phép bên thứ ba tiếp cận không phù hợp với thông tin cá nhân của hàng triệu người dùng.

Cuối cùng, ông Chew thừa nhận các kỹ sư Trung Quốc có thể truy cập vào kho dữ liệu tại Mỹ thông qua dự án "Dự án Texas", một dự án lưu trữ tất cả dữ liệu tại Mỹ dưới sự giám sát của Công ty Oracle.

Các nhà lập pháp tại Quốc hội Mỹ đã dựa trên sự xác nhận này của ông Chew để lập luận cho khả năng tiếp cận dữ liệu của Chính phủ Trung Quốc thông qua các kỹ sư của nước này.

Bằng Hưng (Theo News Week)

Dien Dan Rao Vat

Tỉ phú tiền số Do Kwon bị bắt giữ ở Montenegro

Thông tin tỉ phú tiền điện tử người Hàn Quốc bị bắt giữ do Bộ trưởng Nội vụ Filip Adzic của Montenegro ám chỉ trong một bài đăng trên tài khoản Twitter.

"Một trong những kẻ chạy trốn bị truy nã gắt nhất thế giới đã bị bắt tại sân bay thủ đô Podgorica. Cảnh sát Montenegro đã bắt giữ người bị tình nghi là Do Kwon, nhà đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của công ty Terraform Labs có trụ sở tại Singapore"- bài đăng của ông Adzic trên Twitter hôm 23-3.

Vẫn theo Bộ trưởng Nội vụ Montenegro, nhân vật "bị truy nã gắt gao nhất" bị giữ lại tại sân bay Podgorica, sau khi người này bị phát hiện sử dụng giấy tờ giả. Hiện người bị nghi là Kwon vẫn đang chờ xác nhận danh tính chính thức.

Chuyên trang CoinDesk cho biết bài đăng của ông Adzic sau đó còn được tài khoản Twitter có tick xanh của Thủ tướng Montenegro Dritan Abazovic đăng lại. 

Trước đó, nhiều tweet của ông Adzic cũng được các nguồn tin chính thống trích dẫn về việc ông trùm tiền điện tử Hàn Quốc đã bị bắt giữ.

Tỉ phú tiền số Do Kwon bị bắt giữ ở Montenegro - Ảnh 1.

Tỉ phú tiền số Do Kwon tại văn phòng Terra Singapore hồi giữa tháng 8-2021. Ảnh:Coinage

Do Kwon vướng vòng lao lý khi token Luna và UST của Terraform Labs bất ngờ sụt giảm gần hết giá trị khiến nhiều người chơi trắng tay vào đầu tháng 5-2022. Đây được coi là một trong những thảm họa lớn nhất thị trường tiền mã hóa toàn cầu. 

Sau cú sập gây chấn động đó, Do Kwon bị cảnh sát quốc tế (Interpol) truy nã đỏ. Tỉ phú 9X được cho là từng ở quê nhà Hàn Quốc, sau đó tới Singapore trước khi biến mất.

Giữa lúc bị truy nã đỏ, tỉ phú tiền số Do Kwon tuyên bố trên Twitter rằng mình không chạy trốn nhưng cũng không tiết lộ nơi ở.

Do Kwon thỉnh thoảng vẫn tương tác với người dùng Twitter. Một trong những bình luận gần nhất của anh là đầu tháng 2 với khẳng định rằng mình "không ăn cắp tiền và chưa bao giờ rút tiền bí mật".

Korea Times ngày 17-2 đưa tin Kwon đã chuyển tổng cộng hơn 10.000 Bitcoin, tương đương 240 triệu USD, đến địa chỉ ví của một tổ chức tài chính ở Thụy Sĩ. Số Bitcoin trị giá 100 triệu USD trong đó đã được đổi thành tiền pháp định và bị rút thông qua tài khoản một ngân hàng ở đây.

Trước khi bị bắt, Kwon được cho là đang ở Serbia. Các công tố viên Hàn Quốc đã phối hợp với chính quyền Serbia bắt giữ Kwon nhưng không thành công.

Còn theo Reuters, ngay sau khi thông tin Do Kwon bị bắt các công tố viên Mỹ đã truy tố anh này với tội danh lừa đảo.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Thursday, March 23, 2023

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu quản lý chặt chẽ thông tin trên báo chí, mạng xã hội


Ngày 21-3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Chỉ thị 07 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác truyền thông chính sách.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu quản lý chặt chẽ thông tin trên báo chí, mạng xã hội - Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị về việc tăng cường công tác truyền thông chính sách

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố thực hiện và chỉ đạo thực hiện tốt việc công khai thông tin theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin; Luật Báo chí; Nghị định số 09/2017 quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước; Quyết định số 407 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027".

Chủ động, đổi mới phương thức truyền thông và hình thức cung cấp thông tin cho báo chí đảm bảo tính công khai, minh bạch và đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của các cơ quan báo chí, nhà báo.

Ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản trị thông tin truyền thông để phát hiện, dự báo các xu hướng thông tin tích cực và tiêu cực, có lợi và bất lợi cho công tác chỉ đạo điều hành. Nghiên cứu và triển khai các mô hình truyền thông chính sách mới trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế để vận dụng linh hoạt, phù hợp vào hoàn cảnh của Việt Nam. Chủ động kết nối, phát triển mạng lưới truyền thông; bố trí kinh phí để tăng cường công tác truyền thông chính sách.

Nghiên cứu việc đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các cơ quan truyền thông, báo chí làm nhiệm vụ truyền thông chính sách phù hợp với yêu cầu và quy định của pháp luật.

Văn phòng Chính phủ chủ động cung cấp thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho các bộ, ngành, địa phương và cơ quan báo chí để thực hiện tốt, hiệu quả, tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện cơ chế, chính sách.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan, rà soát, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả của các cơ quan báo chí, truyền thông, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ truyền thông chính sách. Đẩy mạnh truyền thông chính sách trên nền tảng số.

Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam và các bộ, ban, ngành, địa phương chủ động định hướng, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho báo chí và các phương thức truyền thông khác về những vấn đề dư luận xã hội quan tâm.

Chủ động đấu tranh bóc gỡ, ngăn chặn tin giả, tin xấu độc chống phá Đảng, nhà nước, chia rẽ chính quyền với nhân dân, xuyên tạc chủ trương chính sách, gây mất đoàn kết trong xã hội; phối hợp với Bộ Công an xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

"Quản lý chặt chẽ thông tin trên báo chí, mạng xã hội, đảm bảo những thông tin chính thống, tích cực về đời sống xã hội trên báo chí phải là dòng chảy chính. Xây dựng mạng lưới kết nối truyền thông của các bộ, ngành, địa phương để thực hiện hiệu quả công tác truyền thông chính sách và kịp thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập các Tổ công tác xử lý sự cố, khủng hoảng truyền thông trong trường hợp cần thiết" - Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ.

B.Trân

Dien Dan Rao Vat

Tỉ phú Bill Gates nói gì về rủi ro "AI chống lại con người"?

ChatGPT của OpenAI thời gian qua gây sốt trên toàn cầu nhờ khả năng giao tiếp với con người trên nhiều lĩnh vực. Siêu trí tuệ nhân tạo của OpenAI cũng có khả năng tìm ra lỗ hổng bảo mật, vượt qua bài ứng tuyển để trở thành kỹ sư phần mềm của Google, có thể vượt qua bài sát hạch để trở thành luật sư, sinh viên đại học ở Mỹ…

Vì thế, tỉ phú Bill Gates đánh giá "AI là đột phá mang tính cách mạng nhất mà ông đã gặp trong đời".

"Sự phát triển của AI về cơ bản cũng như tạo ra bộ vi xử lý, máy tính cá nhân, internet và điện thoại di động. Nó sẽ thay đổi cách mọi người làm việc, học tập, du lịch, chăm sóc sức khỏe và giao tiếp với nhau. Toàn bộ ngành công nghiệp sẽ định hướng xoay quanh AI. Các doanh nghiệp sẽ phân biệt nhau thông qua cách họ sử dụng hiệu quả AI thế nào" - Bloomberg dẫn bài viết đăng trên blog cá nhân của tỉ phú Bill Gates.

Tỉ phú Bill Gates nói gì về rủi ro AI chống lại con người? - Ảnh 1.

Tỉ phú Bill Gates. Ảnh: AP

Nhà đồng sáng lập Microsoft cho rằng ChatGPT là "tiến bộ quan trọng nhất của lĩnh vực công nghệ kể từ khi giao diện đồ họa người dùng (GUI) ra đời, cho phép tương tác với máy tính bằng biểu tượng, menu và cửa sổ trên màn hình. GUI là tiêu chuẩn cho các hệ điều hành hiện đại trong 30 năm qua.

"Tôi đã gặp nhóm phát triển OpenAI từ năm 2016 và nghĩ sẽ mất vài năm để ChatGPT có thể vượt qua kỳ thi sinh học ở trình độ nâng cao Advanced Placement. Tuy nhiên, ChatGPT chỉ cần vài tháng để đạt điểm A - tương đương một sinh viên đại học" - vị tỉ phú người Mỹ tỏ ra kinh ngạc.

Tỉ phú Bill Gates nhận định AI có thể được sử dụng như một công cụ để cải thiện năng suất công việc cho con người, giúp giảm sự bất bình đẳng toàn cầu tại nơi làm việc cũng như các vấn đề về chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

AI có thể được sử dụng như một trợ lý cá nhân kỹ thuật số để nâng cao năng suất, ví dụ có thể tích hợp AI vào Microsoft Office để giúp quản lý và viết email.

Trong lĩnh vực y tế, AI thay thế nhân viên làm một số công việc như nộp yêu cầu bảo hiểm, hoàn thành thủ tục giấy tờ và soạn thảo ghi chú thăm khám của bác sĩ. Thậm chí, AI cũng có thể hỗ trợ điều trị cho những bệnh nhân ở xa các cơ sở y tế.

Tỉ phú Mỹ đánh giá AI có thể giúp các nước nghèo chọn hạt giống phù hợp với khí hậu địa phương, phát triển vắc-xin cho gia súc.

Tỉ phú Bill Gates dự đoán AI có thể thay đổi giáo dục trong 5-10 năm tới nhưng dù vậy, việc học vẫn phụ thuộc vào mối quan hệgiữa học sinh và giáo viên. AI giúp tăng cường nhưng không bao giờ thay thế được công việc mà học sinh và giáo viên cùng làm.

Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời mà trí tuệ nhân tạo đem lại, tỉ phú Bill Gates cũng nêu ra một số lo ngại nhất định.

"Thế giới cần bảo đảm tất cả đều được hưởng lợi từ trí tuệ nhân tạo thay vì chỉ một nhóm nào đó. Các chính phủ và tổ chức từ thiện cần đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm nó làm giảm sự bất bình đẳng. Đó cũng là ưu tiên của tôi liên quan đến AI" - tỉ phú Mỹ cho biết thêm.

Cuối cùng, tỉ phú Bill Gates lưu ý về mối đe dọa "con người được trang bị AI". Ông kêu gọi các chính phủ hợp tác để đặt ra giới hạn cho các công ty tư nhân đang theo đuổi công nghệ này. Ngoài ra, ông nhận định AI chống lại con người hoặc được dùng để chống lại con người là "rủi ro dài hạn".

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Wednesday, March 22, 2023

Gần 3 triệu thuê bao có nguy cơ bị khóa dịch vụ

Ngày 22-3, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT), cho biết sau hơn 10 ngày triển khai, đã có hơn 1 triệu thuê bao được chuẩn hóa thông tin cá nhân nhưng vẫn còn gần 3 triệu thuê bao chưa thực hiện.

Theo đó, số thuê bao đã chuẩn hóa thông tin chiếm 27% trên tổng số gần 4 triệu thuê bao mà các doanh nghiệp đã xác định cần thực hiện chuẩn hóa sau khi đối soát với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDL).

Đáng chú ý, số lượng thuê bao thực hiện chuẩn hóa trong các ngày gần đây có dấu hiệu chững lại.

Gần 3 triệu thuê bao có nguy cơ bị khóa dịch vụ - Ảnh 1.

Sau hơn 10 ngày triển khai, vẫn còn gần 3 triệu thuê bao chưa chuẩn hóa thông tin cá nhân

Trước đó, ngày 12-3, Cục Viễn thông đã có văn bản đề nghị các doanh nghiệp triển khai các biện pháp, đảm bảo đến ngày 31-3-2023, tất cả các thuê bao đang hoạt động đều có thông tin thuê bao đúng quy định và trùng khớp với thông tin được đối soát với CSDL quốc gia về dân cư.

Cục phó Cục Viễn thông Nguyễn Phong Nhã nêu rõ từ 31-3-2023, các nhà mạng bắt đầu khóa 1 chiều với những thuê bao có thông tin không trùng khớp với thông tin đối soát với CSDL quốc gia về dân cư. Sau đó sẽ khóa thông tin 2 chiều với những thuê bao này và sau hai tháng sẽ chấm dứt hợp đồng, nếu thuê bao không đăng ký chuẩn hóa thông tin cá nhân theo quy định.

Vì vậy, Cục Viễn thông yêu cầu các nhà mạng cương quyết dừng hoạt động của các thuê bao có thông tin không chính xác theo quy định.

Cục Viễn thông cũng yêu cầu các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện phải đảm bảo quyền lợi của người sử dụng, tránh làm ảnh hưởng đến những thuê bao đã có thông tin đúng quy định, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng trong việc phối hợp chuẩn hóa thông tin thuê bao.

Trong trường hợp người sử dụng nhận được đề nghị chuẩn hóa thông tin thuê bao từ doanh nghiệp di động nghĩa là thông tin đăng ký có thể chưa đầy đủ, chưa trùng khớp với CSDL quốc gia về dân cư, Cục Viễn thông đề nghị người sử dụng phối hợp với doanh nghiệp để chuẩn hoá, tránh các trường hợp mạo danh thực hiện hành vi trái pháp luật.

Người dân cần biết thêm thông tin chi tiết có thể truy cập vào các trang web hoặc gọi điện đến tổng đài chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp di động để được hướng dẫn hoặc truy cập tại đây.

Khuyến nghị của VinaPhone trước giờ "G"

Chỉ còn 1 tuần là đến thời điểm 31-3, VinaPhone khuyến nghị tất cả các khách hàng đã nhận được thông báo qua các kênh chính thức của nhà mạng cần sớm thực hiện chuẩn hóa để đảm bảo quyền lợi, tránh bị gián đoạn liên lạc 1 chiều.

Theo quy định của cơ quan chức năng, thời gian qua VinaPhone đã liên tục thực hiện thông báo và hướng dẫn cho khách hàng trong diện cần chuẩn hóa thông tin thuê bao qua tin nhắn SMS định danh VinaPhone, cuộc gọi hiển thị tên định danh "VinaPhone" và/hoặc từ các số điện thoại 0888-00-1091, 0911-00-1091. Tuy nhiên, đến nay, nhiều khách hàng mặc dù đã nhận được thông báo nhưng vẫn chưa thực hiện cập nhật lại thông tin theo hướng dẫn của nhà mạng.

Sau khi nhận được thông báo cần chuẩn hóa lại thông tin thuê bao, khách hàng có thể thực hiện kiểm tra, chuẩn hóa thông tin cá nhân qua ứng dụng My VNPT (dành cho hệ điều hành iOS và Android) hoặc truy cập website http://my.vnpt.com.vn và làm theo hướng dẫn. Khách hàng cũng có thể mang các giấy tờ cá nhân (CMTND/CCCD) đến các điểm giao dịch của VinaPhone trên toàn quốc để được hỗ trợ.

Để tối ưu cho hoạt động chuẩn hóa thông tin thuê bao, hiện VinaPhone cũng đã tăng cường nhân sự để hỗ trợ khách hàng qua các kênh. Riêng tại các điểm giao dịch của VinaPhone, thời gian phục vụ cũng kéo dài tới 21 giờ hàng ngày để thuận lợi nhất cho khách hàng.

Ngoài ra, với một số khách hàng không có điều kiện tới các điểm giao dịch hoặc có các trở ngại khi thao tác online (không có smartphone, gặp vấn đề về sức khỏe,…) cũng có thể gọi điện đến tổng đài 18001091 để được nhân viên VNPT hướng dẫn và hỗ trợ cách đăng ký thuận tiện nhất.

Các cách kiểm tra, chuẩn hóa thông tin thuê bao di động của nhà mạng VinaPhone:

Cách 1: Thông qua ứng dụng My VNPT:

- Tải app My VNPT trên Appstore (cho hệ điều hành iOS) hoặc CH Play (cho các thiết bị chạy Android).

- Sau khi khởi động ứng dụng, lựa chọn Đăng nhập (hoặc đăng ký nếu đây là lần đầu tiên sử dụng) bằng số điện thoại VinaPhone cần kiểm tra.

- Tại giao diện chính chọn mục "Thông tin thuê bao"

- Đối với các khách hàng thuộc đối tượng phải chuẩn hóa/so khớp thông tin thuê bao thì sẽ có tùy chọn "Cập nhật thông tin", khách hàng bấm vào và làm theo hướng dẫn

Cách 2: Truy cập web http://my.vnpt.com.vn

- Khách hàng cần truy cập vào website my.vnpt.com.vn, thực hiện đăng nhập theo số điện thoại VinaPhone cần tra cứu. VinaPhone sẽ gửi mã OTP về số thuê bao đã đăng ký của khách hàng.

- Sau khi đăng nhập, khách hàng chọn mục "Thông tin thuê bao" hoặc chọn Menu/Quản lý tài khoản gói cước à Thông tin cá nhân.

- Đối với các khách hàng thuộc đối tượng phải chuẩn hóa/so khớp thông tin thuê bao thì sẽ có tùy chọn "Cập nhật thông tin", khách hàng bấm vào và làm theo hướng dẫn.

Cách 3: Khách hàng đến các điểm giao dịch gần nhất của VinaPhone trên toàn quốc để được nhân viên VinaPhone hỗ trợ. Lưu ý cần mang theo CMTND/CCCD khi đến các điểm giao dịch.

Bảo Trân

Dien Dan Rao Vat

Tuesday, March 21, 2023

Thị trường Việt Nam tiềm năng bậc nhất về mua sắm kết hợp giải trí

Tại sự kiện TikTok Shop Vietnam Summit diễn ra ngày 21-3 ở TP HCM, hàng ngàn nhà sáng tạo nội dung, doanh nghiệp đã cùng chia sẻ các câu chuyện thành công, bài học kinh nghiệm của các thương hiệu, nhà bán hàng, cùng các cơ hội và chiến lược kinh doanh giàu tiềm năng trên nền tảng TikTok Shop.

Dẫn báo cáo "Shoppertainment: APAC's Trillion-Dollar Opportunity", TikTok cho biết Việt Nam là một trong những thị trường giàu tiềm năng bậc nhất cho xu hướng mua sắm kết hợp với giải trí, được kỳ vọng sẽ dẫn dắt cuộc chơi thương mại điện tử tại Đông Nam Á.

TikTok Shop xuất hiện đã khẳng định sự lên ngôi của mua sắm kết hợp giải trí ở thị trường Việt Nam trong vòng 1 năm qua.

Thị trường Việt Nam tiềm năng bậc nhất về mua sắm kết hợp giải trí - Ảnh 1.

Các nhà sáng tạo chia sẻ tại sự kiện

Chia sẻ tại sự kiện, ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, cho hay: TikTok Shop đã và đang tạo ra những thay đổi đáng kể trong diện mạo của ngành thương mại điện tử tại Việt Nam. Những bước tiến rõ rệt của TikTok Shop trong 1 năm qua đã khẳng định triển vọng phát triển của nền tảng này với sự chung tay xây dựng từ cộng đồng doanh nghiệp, các nhà bán hàng, các nhà sáng tạo nội dung, và người dùng tại đây.

Trong thời gian ngắn, TikTok Shop đã cho thấy sức ảnh hưởng đặc biệt của nền tảng này đối với doanh nghiệp, nhà bán hàng và người mua hàng trên khắp cả nước. Chỉ tính riêng trong 6 tháng qua, mức GMV (tổng giá trị hàng hóa) của TikTok Shop tăng gấp 11 lần, trong đó số lượng đơn hàng tăng gấp 6 lần. Một số ngành hàng đang chiếm tỉ trọng lớn và tập khách hàng chính của TikTok Shop hiện nay là thời trang - phụ kiện, thực phẩm và đồ uống, chăm sóc sắc đẹp và điện tử.

Trong năm 2022, TikTok Shop đã tổ chức thành công hơn 10 khoá đào tạo địa phương về chuyển đổi số, thu hút 200 chủ thể mở gian hàng trên TikTok Shop để bán hơn 500 sản phẩm đặc trưng mỗi vùng miền. Hashtag #OCOP và #DacSanVietNam nhằm giới thiệu các sản vật địa phương có mặt trên nền tảng cũng đã thu hút hơn 655 triệu lượt xem.

Năm 2023 này, TikTok sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi triển khai các khoá tập huấn hỗ trợ nâng cao năng lực số tại các tỉnh thành (Ninh Bình, Thanh Hoá, Thái Nguyên, Huế, Lâm Đồng...). Song song đó là tái khởi động hashtag #DacSanVietNam trên nền tảng nhằm thúc đẩy tương tác và kết nối giao thương giữa các đơn vị và người tiêu dùng.

P. An

Dien Dan Rao Vat

AI định hình tương lai trải nghiệm khách hàng

Hội thảo AI Conference 2023 với chủ đề "AI định hình tương lai trải nghiệm khách hàng" do FPT Smart Cloud, thành viên Tập đoàn FPT tổ chức chiều 17-3, các chuyên  gia hàng đầu nhận định đổi mới trải nghiệm khách hàng giúp cải thiện doanh nghiệp tăng doanh thu, thúc đẩy bán hàng.

AI định hình tương lai trải nghiệm khách hàng - Ảnh 1.

Các diễn giả chia sẻ kinh nghiệm tại hội thảo

Trong tham luận "Tương lai của trải nghiệm khách hàng" ông Lê Hồng Việt, Tổng Giám đốc FPT Smart Cloud, đơn vị cung cấp nền tảng giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI), nêu rõ: "Trải nghiệm khách hàng hiện đứng đầu trong số các ưu tiên chuyển đổi số của doanh nghiệp, giúp 94% khách hàng của doanh nghiệp quay trở lại để giao dịch lần thứ hai, giúp tăng 15% tỉ lệ chuyển đổi bán hàng. Với việc ứng dụng AI, doanh nghiệp có công cụ tự động hóa, tăng cường hiệu suất, phân tích sâu cũng như thấu hiểu khách hàng, từ đó nâng tầm trải nghiệm khách hàng đa kênh, đa điểm chạm".

Theo bà Đào Thiên Hương, Phó Tổng Giám đốc Bộ phận Tư vấn Chiến lược EY-Parthenon (thuộc Tập đoàn Ernst & Young, Mỹ), với sự hỗ trợ của công nghệ và AI, chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm đã trở nên dễ dàng. Những công nghệ AI mới nhất như chatbot thông minh, trợ lý ảo voicebot hai chiều, tính năng trao đổi giữa người bán - người mua… giúp tự động hóa toàn diện các tương tác của khách hàng.

Tại hội thảo, FPT Smart Cloud đã giới thiệu FPT AI Enhance - giải pháp quản lý chất lượng trung tâm chăm sóc khách hàng bằng AI, hỗ trợ nâng cao hiệu suất vận hành của nhân viên. Ứng dụng có khả năng nghe hiểu và phân tích tự động 100% các cuộc gọi của khách hàng trên quy mô lớn, chấm điểm chất lượng phục vụ của tổng đài viên, cảnh báo các cuộc gọi vi phạm hoặc có dấu hiệu bất thường.

Các chuyên gia nhận định tương lai của trải nghiệm khách hàng sẽ là đa kênh, đa điểm chạm, cung cấp dịch vụ tức thì, 24/7 và cá nhân hóa ở mức độ cao, giúp xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng, giữ chân họ ở lại hệ sinh thái của doanh nghiệp.

N.Lê

Dien Dan Rao Vat

Sunday, March 19, 2023

Những lưu ý khi chuẩn hóa thông tin thuê bao di động

Hoài Xuân - Hải Phượng - Chi Phan

Dien Dan Rao Vat

Nhiều sản phẩm Apple tại Việt Nam giảm giá đến tận đáy

Các hệ thống bán lẻ hàng công nghệ xác nhận các sản phẩm Apple tại Việt Nam đang biến động mạnh chưa từng có, giá theo ngày nhưng vẫn khó bán.

Các phiên bản cao cấp của dòng iPhone 14 đang giảm giá rất nhanh sau thời gian khan hiếm. Trên một số trang thương mại điện tử, các phiên bản iPhone 14 Pro và Pro Max dòng máy này được bán ở mức 24-26 triệu đồng, tức giảm đến 6 triệu đồng.

MacBook Air M1, từng là chiếc laptop bán chạy nhất Việt Nam, cũng không thoát khỏi tình cảnh mất giá, từ mức 22-24 triệu đồng nay giảm còn 17-18 triệu đồng. MacBook M1 Pro giảm khoảng 10 triệu đồng trước thời điểm sản phẩm mới ra mắt.

Theo thông tin từ Di Động Việt, iPhone 14 Pro Max đã liên tục giảm giá hơn 2 triệu đồng kể từ sau Tết, nay giảm tiếp từ 1-2 triệu đồng. Hiện iPhone 14 Pro Max 128GB còn 28 triệu đồng. So với đầu tháng 2, model này đã giảm thêm hơn 1 triệu đồng, nâng tổng mức giảm hơn 9 triệu đồng so với giá niêm yết. Các phiên bản 14 Pro Max dung lượng 512GB và 1TB cũng chỉ còn lần lượt từ 37 triệu đồng và 41 triệu đồng; iPhone 14 Pro 128GB có giá bán còn 25 triệu đồng, giảm hơn 1 triệu đồng so đầu tháng 2 và giảm gần 7 triệu đồng so với giá niêm yết.

MacBook Air M1 lần đầu tiên có mức giá 18,9 triệu đồng, giảm đến 9,5 triệu đồng so với giá niêm yết.

Nhiều sản phẩm Apple tại Việt Nam giảm giá đến tận đáy - Ảnh 1.

Giá bán iPhone 14 giảm gần 10 triệu đồng so với giá niêm yết

Ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện hệ thống CellphoneS, cho rằng thời gian từ cuối năm 2022, các nhà bán lẻ liên tục không gặp thuận lợi. iPhone 14 mới ra mắt, nhu cầu lớn thì thiếu hàng, phải nhập "bia kèm lạc" giá cao, sau Tết thì giá bán liên tục giảm, đại lý liên tục cắt lỗ để thu hồi tiền.

Các dòng sản phẩm Mac cũng gặp tình trạng sụt giá liên tục, như Macbook Air M1 còn dưới 20 triệu đồng. 

"Phone 14 chưa phải là model ghi nhận mức giá giảm nhanh nhất trong thời gian ngắn ra mắt. Sản phẩm giảm giá mạnh nhất là iPhone Xs/Xs max và Xr ngay trong tháng ra mắt đầu tiên đã ghi nhận mức giảm giá đến 20%" - đại diện hệ thống này thông tin.

Theo ông Huy, iPhone 14 Pro Max đang đối mặt tình trạng dư thừa nguồn cung, đồng thời sức mua của người dân suy giảm do ảnh hưởng của nền kinh tế nói chung khi tỉ lệ mất việc làm tăng cao, lãi suất ngân hàng cao, các kênh đầu tư hầu hết thua lỗ cũng khiến sản phẩm bán chậm.

Ông Hồ Tác Thành, Giám đốc hệ thống 24h Store, cho rằng kinh tế khó khăn, nhiều người không có việc làm nên sức mua các mặt hàng công nghệ giảm sâu. Khách hàng chuyển qua dịch vụ sửa chữa, tân trang máy nhiều hơn. Theo ông Thành, trước đây, nhiều khách hàng đổi hàng cũ lấy hàng mới thì nay hình thức này cũng giảm rất sâu vì họ giữ lại máy cũ xài tiếp. Không chỉ sức mua giảm mạnh, hãng Apple đưa hàng vào Việt Nam với số lượng quá lớn càng đẩy lượng hàng tồn kho lên cao, buộc các nhà bán lẻ phải đua nhau giảm giá liên tục để xả hàng ra.

Tin-ảnh: Ng.Hải

Dien Dan Rao Vat

Saturday, March 18, 2023

Đình chỉ phát triển thuê bao mới nếu phát hiện nhà mạng sai phạm

Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) vừa có văn bản gửi các doanh nghiệp viễn thông di động về việc đề nghị triển khai các giải pháp bảo đảm thuê bao phát triển mới, thuê bao được chuẩn hóa có thông tin thuê bao đúng quy định.

Sẽ đình chỉ phát triển thuê bao mới nếu phát hiện nhà mạng sai phạm - Ảnh 1.

Cục Viễn thông sẽ tổ chức giám sát, kiểm tra các nhà mạng việc phát triển thuê bao mới.

Theo đó, nhằm bảo đảm tính hiệu quả, đồng bộ của việc triển khai các giải pháp bảo đảm thuê bao phát triển mới, thuê bao được chuẩn hoá có thông tin thuê bao đúng quy định, Cục Viễn thông đề nghị các doanh nghiệp thực hiện công bố, đăng tải trên website của doanh nghiệp danh sách các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông (của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp trực tiếp uỷ quyền) tại từng tỉnh, thành phố theo quy định.

Đồng thời, các doanh nghiệp phải gửi danh sách các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông tại từng tỉnh, thành tới sở TT-TT các tỉnh, thành phố tương ứng để phối hợp giám sát, kiểm tra và hoàn thành xong trong ngày 15-3-2023.

Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, cho hay mục tiêu đến ngày 31-3-2023, tất cả các thuê bao đang hoạt động phải có thông tin thuê bao đầy đủ, chính xác, trùng khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Theo ông Nguyễn Phong Nhã, các doanh nghiệp viễn thông phải rà soát, ban hành, cập nhật các quy trình, quy định của doanh nghiệp về phát triển, đăng ký thông tin thuê bao bảo đảm tuân thủ theo đúng quy định tại Nghị định 49/2017, các cam kết của doanh nghiệp với Bộ TT-TT cũng như các yêu cầu tại văn bản chỉ đạo của Cục Viễn thông.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải tổ chức phổ biến, quán triệt các nội dung có liên quan tới các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông, các nhân viên trực tiếp thực hiện đăng ký, phát triển, chuẩn hoá thông tin thuê bao, bảo đảm tất cả các thuê bao phát triển mới, thuê bao được chuẩn hoá lại phải có thông tin thuê bao đầy đủ, chính xác, trùng khớp.

Đáng chú ý, Cục Viễn thông sẽ phối hợp với các sở TT-TT tổ chức giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện của các doanh nghiệp.

"Đặc biệt với việc phát triển thuê bao mới, báo cáo lãnh đạo Bộ TT-TT xử lý nghiêm, bao gồm việc đề nghị đình chỉ hoạt động phát triển thuê bao mới đối với các doanh nghiệp vi phạm, nhất là các hành vi cung cấp dịch vụ cho thuê bao phát triển mới có thông tin thuê bao không đầy đủ hoặc không chính xác; bán và lưu thông trên thị trường SIM thuê bao đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động cho SIM thuê bao" - Cục Viễn thông nêu rõ.

Cục Viễn thông cũng đề nghị các doanh nghiệp nghiêm túc triển khai thực hiện, báo cáo kết quả này về Cục trước ngày 17-3-2023.

Ông Nguyễn Phong Nhã thông tin thêm từ 31-3-2023, các nhà mạng bắt đầu khóa 1 chiều với những thuê bao có thông tin không trùng khớp thông tin đối soát với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Sau đó sẽ khóa thông tin 2 chiều với những thuê bao này và sau 2 tháng sẽ chấm dứt hợp đồng, nếu thuê bao không đăng ký chuẩn hóa thông tin cá nhân theo quy định. Cục Viễn thông yêu cầu các nhà mạng cương quyết dừng hoạt động của các thuê bao có thông tin không chính xác theo quy định.

Cục Viễn thông yêu cầu các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện phải đảm bảo quyền lợi của người sử dụng, tránh làm ảnh hưởng đến những thuê bao đã có thông tin đúng quy định, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng trong việc phối hợp chuẩn hóa thông tin thuê bao.

Trong trường hợp người sử dụng nhận được đề nghị chuẩn hoá thông tin thuê bao từ doanh nghiệp di động nghĩa là thông tin đăng ký có thể chưa đầy đủ, chưa trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Viễn thông đề nghị người sử dụng phối hợp với doanh nghiệp để chuẩn hoá, tránh các trường hợp mạo danh thực hiện hành vi trái pháp luật.

B.Trân

Dien Dan Rao Vat

Friday, March 17, 2023

Chuẩn hóa dữ liệu thuê bao có triệt được SIM rác?

Trước đây, trong cuộc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường, các nhà mạng tìm mọi cách để chạy đua phát triển thuê bao mới. Đủ thể loại SIM với các gói cước hấp dẫn được tung ra và SIM được bán thoải mái như bánh mì ở khắp nơi.

Các nhà mạng phải vào cuộc

Mặt tối là SIM nhanh chóng trở thành "trợ thủ đắc lực" cho tội phạm, đặc biệt là những kẻ lừa đảo qua mạng. Ngay cả các doanh nghiệp cũng khai thác SIM rác để nhắn tin, gọi điện quảng cáo sản phẩm và dịch vụ. Trước tình trạng quấy rầy của các quảng cáo di động cũng như có nhiều người dùng trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo qua di động, nhà chức trách đã vào cuộc, yêu cầu các nhà mạng phải hành động để chống SIM rác. Các thuê bao trả sau phải có hợp đồng cụ thể, còn các thuê bao trả trước phải cung cấp thông tin nhân thân mới sở hữu được SIM.

Từ năm 2017, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đã nỗ lực giải quyết tận gốc kho SIM rác khổng lồ và đến giữa năm 2017 có khoảng 20 triệu SIM do các kênh phân phối kích hoạt sẵn bị thu hồi. Cuối tháng 7-2019, Bộ TT-TT quyết liệt hơn, đã yêu cầu các nhà mạng phải cam kết thu hồi toàn bộ các SIM kích hoạt sẵn trên thị trường trước tháng 9-2019; đồng thời quy trách nhiệm cụ thể cho chủ tịch, tổng giám đốc các nhà mạng trong việc chỉ đạo xử lý SIM kích hoạt sẵn, SIM rác. Đầu tháng 4-2022, Bộ TT-TT yêu cầu các nhà mạng xóa toàn bộ SIM rác và đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra hoạt động quản lý thông tin thuê bao, xử lý SIM rác, thậm chí đến những điểm viễn thông ủy quyền.

Chuẩn hóa dữ liệu thuê bao có triệt được SIM rác? - Ảnh 1.

Khách hàng có thể đến các điểm giao dịch của nhà mạng để chuẩn hóa thông tin thuê bao. (Ảnh: VNPT cung cấp)

Việc chuẩn hóa dữ liệu thuê bao di động cũng là dịp để các nhà mạng cập nhật số thuê bao 2G để chuẩn bị cho thời điểm tắt sóng 2G trên cả nước. Theo Bộ TT-TT, hạn cuối cho việc dừng công nghệ 2G tại Việt Nam là tháng 9-2024, sau đó sẽ dừng 3G.

Ngày 25-12-2022, kết luận Hội nghị Sơ kết 1 năm triển khai Đề án 06 (đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022- 2025, tầm nhìn đến năm 2030) và tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu phải xử lý dứt điểm tình trạng SIM rác.

Việc kiên quyết chống SIM rác lần này sẽ được kết hợp với việc các doanh nghiệp viễn thông di động đến thời điểm phải thực hiện Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có việc triển khai những biện pháp kết nối, cung cấp dữ liệu, đối soát trong cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao của doanh nghiệp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Phải bảo đảm quyền lợi người dùng

Sau ngày 31-3, các nhà mạng sẽ tiến hành khóa 1 chiều (không thể gọi đi) đối với các thuê bao di động chưa đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa thông tin. Theo lộ trình, đến ngày 15-4, nhà mạng sẽ khóa dịch vụ 2 chiều đối với các thuê bao chưa đáp ứng yêu cầu và sẽ thực hiện việc thu hồi số thuê bao từ ngày 15-5 nếu khách hàng vẫn không bổ sung, điều chỉnh lại thông tin kịp thời.

Theo quy trình, nhà mạng sẽ gửi tin nhắn liên tục trong ít nhất 5 ngày, mỗi ngày ít nhất 1 lần để yêu cầu các khách hàng cụ thể cập nhật dữ liệu. Nhưng việc này lại gặp nhiều khó khăn, do khách hàng thường e ngại, ít phản hồi thông tin vì sợ bị lừa đảo. Thực tế trong mấy ngày qua, nhiều thuê bao di động đã nhận được những cuộc gọi đe dọa sẽ bị khóa SIM trong vòng vài giờ tới nếu không cung cấp thông tin cá nhân theo yêu cầu của kẻ mạo danh Cục Viễn thông hay nhà mạng. Các nhà mạng đang áp dụng các biện pháp cả kỹ thuật, công nghệ lẫn thủ công cho việc chuẩn hóa. Chẳng hạn, nhà mạng VNPT-VinaPhone hỗ trợ khách hàng cập nhật qua ứng dụng, website và tại điểm kinh doanh dịch vụ. Nhà mạng cũng gửi tin nhắn được cá thể hóa tới từng thuê bao có thông tin chưa trùng khớp. Vì thế, để tiện lợi cho khách hàng cũng như giúp việc đồng bộ thông tin dễ dàng hơn, các nhà mạng chủ động làm việc để kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mà đối soát thông tin của các thuê bao của mình trước. Viettel cho biết sau khi sử dụng AI để phân tích, nhà mạng này bước đầu ghi nhận còn khoảng 1,3 triệu thuê bao cần chuẩn hóa thông tin để khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; VNPT-VinaPhone có khoảng 1,1 triệu thuê bao và MobiFone tính đến đầu tháng 3, có khoảng 1,4 triệu thuê bao.

Tuy nhiên, các phương thức cập nhật thông tin thuê bao cần đa dạng nhưng phải bảo đảm an toàn cao nhất có thể. Phương thức cập nhật qua ứng dụng hay trang web chỉ dành cho những thuê bao thông thạo và biết cách tự bảo vệ. Vì vậy, phương thức trực tiếp được cho là phù hợp hơn, đặc biệt là với những người lớn tuổi và không rành kỹ thuật. Bên cạnh việc mời thuê bao đến các điểm dịch vụ chính thức, các nhà mạng nên cử nhân viên đến tận nhà các thuê bao (có yêu cầu cụ thể) để hỗ trợ. Tất nhiên, nhân viên nhà mạng cần phải đi cùng công an khu phố hay tổ trưởng dân phố.

Cục Viễn thông vừa tổ chức cuộc họp trao đổi thông tin về kế hoạch triển khai chuẩn hóa thông tin thuê bao. Lần này, các thuê bao đang sử dụng các SIM mà không có thông tin nhân thân hợp chuẩn và trùng khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ bị khóa tiến tới thu hồi. Cục Viễn thông yêu cầu các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện phải bảo đảm quyền lợi của người sử dụng, tránh làm ảnh hưởng đến các thuê bao đã có thông tin đúng quy định, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng dịch vụ trong việc phối hợp chuẩn hóa thông tin thuê bao. Các nhà mạng cần đẩy mạnh tuyên truyền đến người dùng, cảnh báo khách hàng để tránh việc kẻ xấu lợi dụng mạo danh nhắn tin với nội dung tương tự để lừa đảo, đánh cắp thông tin.

Cơ quan chức năng quản lý đã vào cuộc quyết liệt và các nhà mạng cùng hành động, cuộc chiến chống SIM rác dù khó lòng xóa triệt để nhưng có thể giảm mạnh. 

Ở nhiều nước, SIM phải đăng ký bằng tên thật

Ở nhiều nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore..., SIM chỉ bán cho người có giấy tờ cá nhân hợp lệ (với du khách là hộ chiếu).

Hồi tháng 2 năm nay, nhà chức trách Trung Quốc quy định tất cả thẻ SIM tại đặc khu Hồng Kông phải đăng ký bằng tên thật, có đủ thông tin như ngày sinh và số chứng minh thư. Kênh Fox Business cho biết theo quy định mới này, những số điện thoại không liên kết với danh tính của một người sẽ bị vô hiệu hóa.

Trước đó, tháng 6-2021, Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra quy định kể trên, chưa đầy 1 năm sau khi thực thi Luật An ninh quốc gia. Quy định nhắm vào phần lớn người dùng điện thoại di động ở Hồng Kông, chính thức có hiệu lực từ ngày 1-9-2021. Người dùng được yêu cầu đăng ký thẻ SIM bằng tên thật với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông từ ngày 1-3-2022. Tại đặc khu này, ước tính hơn 9 triệu người đang sử dụng thẻ SIM trả phí hằng tháng, được ký với nhà mạng. Các thẻ SIM đó cũng là hình thức nhận dạng danh tính cần thiết, đồng thời là một trong những biện pháp giúp chống lại việc tội phạm sử dụng thẻ SIM rác để lừa đảo nhằm tránh bị phát hiện.

Để tạo điều kiện cho việc triển khai quy định thẻ SIM phải đăng ký bằng tên thật, chính quyền Hồng Kông đã cung cấp các dịch vụ hỗ trợ ở 25 trạm tàu điện ngầm và 18 bưu điện được chỉ định trên toàn đặc khu. Tổng Giám đốc Cơ quan Truyền thông Hồng Kông Leung Chung-yin cho biết tính đến ngày 21-2-2023, khoảng 12 triệu thẻ SIM ở Hồng Kông đã được đăng ký theo quy định mới.

Trong khi đó, Bắc Kinh cũng đề nghị China Unicom - nhà khai thác viễn thông thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc - thu thập thông tin nhận dạng của những người sử dụng dịch vụ di động ở nước này. Theo trang Tech In Asia, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc (MIIT) từng đặt mục tiêu tất cả người dùng ở Trung Quốc sẽ sử dụng thẻ SIM đăng ký bằng tên thật trong điện thoại di động của họ đến ngày 30-6-2017. Tuy nhiên, vì một số lý do, mục tiêu đó vẫn chưa đạt được cho đến nay.

Phạm Nghĩa

Hoài Xuân

Dien Dan Rao Vat

Cựu Tổng thống Donald Trump lấy lại được “vũ khí” quan trọng

BBC cho hay tài khoản cá nhân YouTube của ông Trump bị khoá suốt 2 năm qua, sau vụ bạo loạn tại Đồi Capitol hôm 6-1-2021. Thời điểm đó, YouTube cho biết kênh của cựu tổng thống Mỹ đã vi phạm các quy tắc về kích động bạo lực.

Tuy nhiên, sau 2 năm không thể tải lên video mới hoặc phát trực tiếp, tính năng bình luận cũng bị vô hiệu hóa, giờ đây YouTube đã quyết định khôi phục tài khoản cho ông Trump.

"Bắt đầu từ hôm nay, kênh Donald J. Trump không còn bị hạn chế và có thể tải lên nội dung mới" - YouTube thuộc quyền sở hữu của Google viết trên Twitter hôm 17-3 và thêm rằng -"Chúng tôi đã đánh giá cẩn thận nguy cơ bạo lực tiếp diễn trong thế giới thực, đồng thời cân bằng với cơ hội để cử tri được tiếp cận bình đẳng với các ứng viên lớn của quốc gia trong thời gian chuẩn bị bầu cử".

Cựu tổng thống Trump chưa bình luận về thông tin.

Cựu Tổng thống Donald Trump lấy lại được “vũ khí” quan trọng - Ảnh 1.

YouTube đã khôi phục tài khoản của ông Donald Trump sau 2 năm bị vô hiệu hoá. Ảnh: BBC

Động thái trên của YouTube diễn ra sau các quyết định tương tự được đưa ra bởi Meta - công ty sở hữu Facebook, Instagram - cũng như Twitter thuộc quyền sở hữu của tỉ phú Elon Musk.

YouTube không phải nền tảng mạng xã hội được cựu Tổng thống Trump sử dụng nhiều nhất. Kênh YouTube của ông Trump có khoảng 2,6 triệu người theo dõi, kém xa tài khoản mạng xã hội Twitter có hơn 87 triệu, Facebook hơn 34 triệu và Instagram hơn 23 triệu người theo dõi.

Mạng xã hội là một trong các phương tiện chính để ứng viên tổng thống Mỹ tiếp cận cử tri và gây quỹ. Ông Donald Trump đã quyết định tái tranh cử vị trí tổng thống Mỹ vào năm 2024.

Bằng Hưng

Dien Dan Rao Vat

Nhà mạng phải tăng cường truyền thông chuẩn hóa thông tin cho thuê bao

Ngày 17-3, Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đã có văn bản đề nghị các doanh nghiệp thực hiện nghiêm việc triển khai các biện pháp truyền thông (thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua nhắn tin tuyên truyền tới tất cả các thuê bao đang hoạt động và các hình thức phù hợp khác), thông báo các số điện thoại (cùng với tên định danh - nếu có), chính thức của các doanh nghiệp được sử dụng cho mục đích chăm sóc khách hàng, nhắn tin, gọi điện thông báo đề nghị chuẩn hóa thông tin thuê bao, tiếp nhận phản hồi.

Nhà mạng phải tăng cường truyền thông chuẩn hóa thông tin cho thuê bao - Ảnh 1.

Nhà mạng phải tăng cường truyền thông qua nhắn tin thông báo cho thuê bao việc chuẩn hóa thông tin thuê bao

Cục Viễn thông cũng yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông phải tổng hợp các thông tin (bao gồm hướng dẫn chi tiết cách thức thực hiện) về các kênh chính thức thông báo, hỗ trợ người sử dụng dịch vụ viễn thông di động chuẩn hóa thông tin thuê bao, chủ động trao đổi, cung cấp tới các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, hệ thống thông tin cơ sở… để hỗ trợ truyền thông đến người sử dụng dịch vụ viễn thông.

Cục Viễn thông đề nghị các doanh nghiệp triển khai các nội dung nêu trên, gửi báo cáo kết quả về Cục trong ngày 18-3-2023.

Đáng chú ý, theo một nguồn tin, Bộ TT-TT đang tính toán để có thể áp dụng biện pháp xử lý "mạnh tay" hơn đối với nhà mạng là đình chỉ phát triển thuê bao mới từ 3 - 6 tháng, nếu phát hiện các doanh nghiệp viễn thông mắc sai phạm quy định về quản lý thuê bao di động. 

Gần đây, theo phản ánh của nhiều khách hàng thuê bao mạng di động, họ nhận được cuộc gọi từ số điện thoại lạ với nội dung: Thuê bao của quý khách sẽ bị khóa trong hai giờ tiếp theo. Bấm phím 9 để biết thêm chi tiết. Một số khách hàng phản ánh họ thậm chí bị đối tượng mạo danh là Cục Viễn thông yêu cầu chuẩn hóa thông tin thuê bao và yêu cầu cung cấp họ tên và số chứng minh nhân dân…

Cục Viễn thông cho biết qua công tác theo dõi tình hình triển khai chuẩn hoá thông tin thuê bao sau đối soát với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của các doanh nghiệp và phản ánh của các cơ quan báo chí cho thấy có hiện tượng một số đối tượng lợi dụng việc doanh nghiệp thông báo (qua nhắn tin, gọi điện) đến người sử dụng dịch vụ viễn thông di động để thực hiện các hành vi có dấu hiệu mạo danh lừa đảo, quảng cáo… vi phạm pháp luật.

Trước đó, ngày 14-3, Cục Viễn thông cũng đã có văn bản yêu cầu các nhà mạng phải bảo đảm thuê bao phát triển mới, thuê bao được chuẩn hóa có thông tin đúng quy định. 

VinaPhone khuyến cáo khách hàng tránh bị lừa đảo

Trước tình trạng xuất hiện nhiều trường hợp người dân nhận được cuộc gọi thông báo từ các số điện thoại lạ mạo danh cơ quan quản lý nhà nước hoặc các nhà mạng yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân phục vụ chuẩn hóa thông tin thuê bao nếu sẽ khoá máy, VinaPhone thông báo về tin nhắn, số điện thoại, đường dây nóng chính thức của nhà mạng để khách hàng yên tâm thực hiện theo hướng dẫn, tránh bị đối tượng xấu lợi dụng.

Hiện nay, VinaPhone chỉ thực hiện thông báo đến các khách hàng nằm trong diện cần phải kiểm tra, chuẩn hóa thông tin thuê bao thông qua các kênh chính thức sau:

- Tin nhắn gửi từ tên định danh "VinaPhone"

- Cuộc gọi nhân công và cuộc gọi tự động hiển thị tên định danh "VinaPhone" và/hoặc từ các số điện thoại 0888-00-1091, 0911-00-1091

Với các tin nhắn gửi từ tên định danh "VinaPhone" sẽ có nội dung: "(TB) VinaPhone trân trọng thông báo: "Thông tin thuê bao số: 0xxxxxxxxx, (Họ và tên: Nguyễn Văn A, ngày sinh: dd/mm/yyyy, CMND/CCCD: 0xxxxxxxxxxx) chưa trùng khớp với Cơ sở dữ liệu Quốc gia về Dân cư. Để thuê bao không bị tạm ngưng dịch vụ 1 chiều từ ngày 31/3/2023, mời Quý khách cập nhật chính xác thông tin trước ngày 25/3/2023 tại:

- Mục "Thông tin thuê bao" trên ứng dụng My VNPT (my.vnpt.com.vn/app) hoặc website https://my.vnpt.com.vn/tttb.

- Các điểm giao dịch VinaPhone gần nhất (mang theo CMND/CCCD/Hộ chiếu).

Nếu quý khách đã thực hiện, vui lòng bỏ qua tin nhắn này. CSKH: 18001091 (0 đồng). Trân trọng!"

Sau khi nhận được thông báo, Quý khách hoàn toàn có thể tự thực hiện chuẩn hóa thông tin qua ứng dụng My VNPT (my.vnpt.com.vn/app), qua website https://my.vnpt.com.vn/tttb (mục "Thông tin thuê bao"), tại các Điểm giao dịch VinaPhone trên toàn quốc hoặc liên hệ Tổng đài CSKH 18001091 (0d) để được hướng dẫn. Các thông báo từ các số điện thoại lạ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng thực hiện cuộc gọi đều không đúng theo quy trình chuẩn hóa thông tin thuê bao chính thức của VinaPhone.

Đặc biệt, VinaPhone sẽ không đột ngột khóa thuê bao của bất kỳ khách hàng nào ngay sau khi thông báo mà sẽ thực hiện theo đúng trình tự quy định của các cơ quan quản lý nhà nước. VinaPhone sẽ nhắn tin thông báo liên tục cho các khách hàng nằm trong diện cần phải chuẩn hóa thông tin, mỗi ngày ít nhất 1 lần, trong 5 ngày liên tiếp. Các thuê bao chưa thực hiện chuẩn hóa thông tin sẽ chỉ bị gián đoạn liên lạc 1 chiều sau ngày 31-3-2023.

Sau đó đến ngày 15-4-2023, VinaPhone sẽ thực hiện tạm khóa liên lạc 2 chiều và đến 15-5-2023 mới thu hồi số thuê bao đối với những khách hàng chưa thực hiện chuẩn hóa lại thông tin thuê bao theo quy định.

B.Trân

Dien Dan Rao Vat