Thực phẩm tốt cho người bị đau bụng đi ngoài ~ DIỄN ĐÀN RAO VẶT

Friday, August 25, 2017

Thực phẩm tốt cho người bị đau bụng đi ngoài

Đau bụng đi ngoài ra nước là triệu chứng rối loạn hệ tiêu hóa, đây là triệu chứng thường gặp của bệnh tiêu chảy. Nếu không nhanh chóng chữa trị có thể dẫn đến tình trạng mất nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe người bệnh. Vậy thuốc đau bụng đi ngoài là loại thuốc nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Nguyên nhân đau bụng đi ngoài ra nước

Đau bụng đi ngoài ra nước là triệu chứng của bệnh tiêu chảy, nếu tình trạng này kéo dài và không thuyên giảm có thể đe dọa tính mạng người bệnh do mất nước và rối loạn chất điện giải.Vì vậy, bạn cần theo dõi nếu triệu chứng không giảm nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị phù hợp. Việc điều trị đau bụng đi ngoài ra nước hay nói cách khác là bệnh tiêu chảy cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp ở bệnh nhân là:

  • Nhiễm khuẩn: các loại vi khuẩn gây hội chứng lỵ như shigella, samonella…
  • Nhiễm nguyên sinh động vật: amip, lamblia.
  • Nhiễm ký sinh trùng: các loại giun sống ký sinh ở đại tràng như giun đũa, giun kim, giun tóc và các loại sán ruột.
  • Ngộ độc thực phẩm, ăn phải thức ăn ôi thiu
  • Sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn
[Image: Benh-tieu-chay-o-tre-em-nguyen-nhan-va-p...nh-anh.jpg]


Đau bụng đi ngoài ra nước nên ăn gì?

  • Nên ăn các thức ăn có nhiệt lượng cao, giàu prôtêin và vitamin, ít lipit, là những món ít bã dễ tiêu hóa, không gây kích thích. Do đó người bệnh nên chọn ăn cháo gạo, mì nước, bánh cuốn, bánh nướng, ăn sữa bò với số lượng ít, thịt nạc, gan, bầu dục, thịt gà, cá, đậu phụ, canh thịt lọc hết mỡ, ruốc thịt, táo nghiền, khoai tây nghiền, lá rau non.
  • Tiêu chảy mạn, sa trực tràng nên ăn những thức ăn loãng, ít dầu mỡ, giàu protein, giàu nhiệt lượng, giàu vitamin. Ăn ít nhưng chia thành nhiều bữa, có thể ăn trứng hấp, thịt băm, cá, mì, rau băm nhuyễn, táo, chuối. Những thức ăn để qua đêm cần đun sôi tiệt trùng.
  • Những thực phẩm giàu tinh bột sẽ làm giảm tiêu chảy và ngăn ngừa tình trạng đi tiêu lỏng ngay lập tức vì chúng có hàm lượng chất xơ thấp và dễ tiêu. Khoai tây và cơm chính là những lựa chọn tốt nhất khi bạn cần sử dụng thực phẩm có nhiều tinh bột để làm ngưng tình trạng tiêu chảy, giúp cơ thể phục hồi nhanh. Nước gạo nâu cũng rất tốt cho những người bị tiêu chảy và có thể dùng thường xuyên khi cần thiết
Bên cạnh đó người bệnh cần kiêng cử những thực phẩm dưới đây:
  • Không ăn rau sống, rau chân vịt, rau cần, rau hẹ, giá đậu và những món nhiều xenluylô, nhiều bã. Vì xenluylô khó tiêu, kích thích cơ học đối với dạ dày, ruột. Ăn thức ăn thô, nhiều bã làm tăng lượng phân, sau khi hấp thụ nước bị trương ra, làm ruột co bóp gây tiêu chảy nhiều hơn.
  • Không ăn thịt mỡ, canh nhiều dầu mỡ, các món hải sản tanh, gây khó tiêu và tăng thêm gánh nặng cho đường ruột.
  • Không nên ăn củ cải, hành, đậu tương, bí đỏ, củ từ, hành sống, tỏi sống là những thực phẩm và gia vị sinh hơi, có tính kích thích.
  • Những món sinh hơi và có tính kích thích đều làm cho ruột tăng cường co bóp, tiêu chảy sẽ trầm trọng thêm.
Ăn vào là đau bụng đi ngoài nên uống gì?

Ở nhiều trường hợp mắc tiêu chảy, bù dịch là biện pháp chữa trị duy nhất cần đến. Thường là biện pháp bù dịch bằng đường uống, trong trường hợp nghiêm trọng thì bằng đường truyền qua tĩnh mạch. Bù dịch đường uống có thể được sử dụng để ngăn chặn bị mất nước. Các dung dịch làm ở nhà như nước cơm pha muối, nước ya-ua pha muối, súp gà và rau củ với muối cũng có thể được cho bệnh nhân dùng. Với mỗi lít nước dung dịch gạo rang hoặc ngũ cốc nấu nước cho vào từ ½ đến một thìa cà phê muối.

Tuy nhiên không nên cho bệnh nhân tiêu chảy uống dung dịch chứa quá nhiều đường và muối, vì như thế sẽ khiến việc mất nước còn trầm trọng hơn. Nếu có thì nên cho vào một lượng phù hợp kẽm và kali. Dù có hay không có sẵn hai chất này thì cũng không nên trì hoãn việc bù nước. Như WHO khuyến cáo, điều quan trọng nhất là bắt đầu ngăn chặn việc mất nước càng sớm càng tốt. Trong khoảng một hay hai giờ đầu uống dung dịch bù muối, bệnh nhân thường hay nôn ói, đặc biệt là nếu một trẻ uống dung dịch này quá nhanh. Nếu trường hợp này xảy ra, chờ 5 – 10 phút sau hãy cho trẻ từ từ uống dung dịch lại.
Dien Dan Rao Vat

0 nhận xét:

Post a Comment